SKKN Một số kinh nghiệm thực hiện giáo dục Kỉ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 8A trường THCS Đa Lộc

SKKN Một số kinh nghiệm thực hiện giáo dục Kỉ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 8A trường THCS Đa Lộc

Công tác chủ nhiệm lớp đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần cơ bản trong quá trình hoàn thiện nhân cách, tu dưỡng đạo đức, tạo nền tảng tâm lí đạo đức tích cực cho học sinh. Tuy thế, không phải khi nào giáo viên chủ nhiệm cũng thành công, nhất là trong công tác giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm; vẫn còn nhiều quan niệm, phương pháp, hình thức giáo dục chưa phù hợp để lại hậu quả trong công tác giáo dục nhân cách học sinh.

Trong thực tế, một bộ phận giáo viên chưa có hiểu biết đầy đủ về giáo dục kỉ luật tích cực (KLTC), chưa vận dụng phổ biến KLTC trong giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm, tồn tại hiện tượng trừng phạt, xúc phạm danh dự học sinh để lại hậu quả trong giáo dục và hiệu ứng xấu trong xã hội.

Trước yêu cầu của xu thế giáo dục toàn cầu, dự án phát triển giáo dục trung học giai đoạn 2 tổ chức biên soạn “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT về giáo dục KLTC” nhằm thay đổi quan niệm, nhận thức và hành vi trong việc thực hiện các biện pháp giáo dục KLTC; nhằm tạo lập mối quan hệ thân thiện toàn diện trong nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiến tới đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI là: “Chuyển từ trang bị kiến thức là chủ yếu sang phát triển năng lực và phẩm chất người học, lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình giáo dục”.

Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc thực hiện KLTC trong nhà trường, đặc biệt là trong giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm, nhưng chưa có tài liệu chính thống nào được biên soạn hoặc hướng dẫn phương pháp thực hiện KLTC trong giáo dục học sinh. Vì thế, sau nhiều năm làm công tác giảng dạy, chủ nhiệm giáo dục học sinh, bản thân đúc rút kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm bằng bài viết “ Một số kinh nghiệm thực hiện giáo dục Kỉ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 8A trường THCS Đa Lộc”, mong muốn được sự đồng thuận và chia sẻ thêm của đồng nghiệp và hội đồng khoa học các cấp.

 

doc 33 trang thuychi01 7152
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm thực hiện giáo dục Kỉ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 8A trường THCS Đa Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN HẬU LỘC
---------------------------------------------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 8A TRƯỜNG THCS ĐA LỘC
Người thực hiên: Trần Thị Hương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Đa Lộc
SKKN lĩnh vực: Chủ nhiệm
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lí luận
3
2.2. Thực trạng vấn đề thực hiện kỉ luật tích cực trong giái dục 
4
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng
4
2.4. Các giải pháp thực hiện giáo dục kỉ luật tích cực
5
2.4.1. Hiểu sâu sắc khái niệm về giáo dục kỉ luật tích cực
8
2.4.2. Nắm đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp 8 THCS
9
2.4.3. Hiểu sự cần thiết phải áp dụng kỉ luật tích cực trong giáo dục
10
2.4.4. Năm vững các yêu cầu đối với giáo viên trong thực hiện
10
2.5.Một số biện pháp thực hiện giáo dục kỉ luật tích cựctại lớp 8A.
11
2.5.1.Thay đổi cách cư xử trong lớp 8A.
2.5.1.1. Xây dựng quy tắc ứng xử rõ ràng và nhất quán trong lớp 8A
2.5.1.2. Khuyến khích động viên tích cực học sinh trong lớp
2.5.1.3. Áp dụng những hình thức phạt, phù hợp, công bằng
2.5.1.4. Làm gương trong cách cư xử.
11-13
2.5.2. Quan tâm đến hoàn cảnhchọc sinh trong lớp 8A
13
2.5.3. Tăng cường sự tham gia của học sinh trong xây dựng và giám sát thực hiện nội quy 8A
14
2.5.4. Xây dựng tập thể lớp 8A thân tiện gắn bó
14
2.5.5. Kết quả áp dụng Kỉ luật tích cực để giáo dục học sinh cá biệt lớp 8A
15
2.6. Hiệu quả của SKKN 
16
3. Kết Luận
17
3.1. Kết luân
3.2. Kiến nghị
18
Phụ lục
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. Kỉ luật tích cực
KLTC
2. Trung học cơ sở
THCS
3.Trừng phạt thân thể
TPTT
4. Giáo viên
GV
5. Học sinh
HS
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 	Công tác chủ nhiệm lớp đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần cơ bản trong quá trình hoàn thiện nhân cách, tu dưỡng đạo đức, tạo nền tảng tâm lí đạo đức tích cực cho học sinh. Tuy thế, không phải khi nào giáo viên chủ nhiệm cũng thành công, nhất là trong công tác giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm; vẫn còn nhiều quan niệm, phương pháp, hình thức giáo dục chưa phù hợp để lại hậu quả trong công tác giáo dục nhân cách học sinh.
Trong thực tế, một bộ phận giáo viên chưa có hiểu biết đầy đủ về giáo dục kỉ luật tích cực (KLTC), chưa vận dụng phổ biến KLTC trong giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm, tồn tại hiện tượng trừng phạt, xúc phạm danh dự học sinh để lại hậu quả trong giáo dục và hiệu ứng xấu trong xã hội.
Trước yêu cầu của xu thế giáo dục toàn cầu, dự án phát triển giáo dục trung học giai đoạn 2 tổ chức biên soạn “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT về giáo dục KLTC” nhằm thay đổi quan niệm, nhận thức và hành vi trong việc thực hiện các biện pháp giáo dục KLTC; nhằm tạo lập mối quan hệ thân thiện toàn diện trong nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiến tới đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI là: “Chuyển từ trang bị kiến thức là chủ yếu sang phát triển năng lực và phẩm chất người học, lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình giáo dục”.
Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc thực hiện KLTC trong nhà trường, đặc biệt là trong giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm, nhưng chưa có tài liệu chính thống nào được biên soạn hoặc hướng dẫn phương pháp thực hiện KLTC trong giáo dục học sinh. Vì thế, sau nhiều năm làm công tác giảng dạy, chủ nhiệm giáo dục học sinh, bản thân đúc rút kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm bằng bài viết “ Một số kinh nghiệm thực hiện giáo dục Kỉ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 8A trường THCS Đa Lộc”, mong muốn được sự đồng thuận và chia sẻ thêm của đồng nghiệp và hội đồng khoa học các cấp.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tổng hợp kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm thực tiễn công tác chủ nhiệm lớp 8A trường THCS Đa Lộc.
- Tìm ra biện pháp hiệu quả giáo dục học sinh lớp 8A( giáo dục bằng KLTC).
- Phương pháp thực hiện giáo dục KLTC trong lớp 8A.
- Giới thiệu những tình huống thực tế trong công tác giáo dục học sinh và kinh nghiệm xử lí bằng giáo dục KLTC.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp 8 nói chung, tâm sinh lí học sinh lớp 8A trường THCS Đa Lộc nói riêng.
- Phương pháp thực hiện giáo dục KLTC.
- Cách vận dụng phương pháp giáo dục KLTC (Hình thức tổ chức thực hiện).
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc nghiên cứu tổng hợp lí thuyết, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn ngành giáo dục làm cơ sở lí luận, mục tiêu đề tài, đề xuất biện pháp thực hiện.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn: Điều tra tâm sinh lí học sinh lớp 8, thu thập thông tin thực trạng việc giáo dục KLTC của học sinh lớp 8. Nguyên nhân, hạn chế, khảo sát thực nghiệm đối chứng, về hiệu quả áp dụng phương pháp KLTC với giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm.
- Thu thập thông tin: lắng nghe ý kiến đồng nghiệp, ý kiến của học sinh, phổ biến trong sinh hoạt chuyên môn, lắng nghe phản hồi hoàn thiện bài viết.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: thu thập kết quả, tính toán, so sánh, phân tích, tổng hợp nhận xét và đánh giá hiệu quả phương pháp đã áp dụng.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
	 Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, mỗi quốc gia đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải đổi mới giáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu của sự phát triển đất nước.
	 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo xác định “Đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”.[1] Đây cũng là mong muốn sinh thời của chủ tịch Hồ Chí Minh về sản phẩm giáo dục Việt Nam:“ người có Tài mà không có Đức là người vô dụng, người có Đức mà không có Tài làm việc gì cũng khó”. 
	 Quan niệm về giáo dục, về vai trò của trường học đã có những thay đổi sâu sắc. Nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội và gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng. Giáo viên thay vì chỉ truyền đạt tri thức chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp tiếp cận thông tin một cách có hệ thống, có tư duy tổng hợp. Nói theo lí luận dạy học thì người học là chủ thể của quá trình nhận thức, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, hợp tác để hoàn thiện năng lực và nhân cách. 
 Độ tuổi THCS là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của về cả thể chất lẫn tinh thần, giai đoạn phát triển chuyển tiếp giữa trẻ em và người lớn. Giọng nói thay đổi, cơ thể lớn nhanh hơn, các bộ phận trên cơ thể phát triển hoàn thiện hơn, các em bắt đầu có ý thức khẳng định bản thân, thích làm người lớn, muốn được người lớn tôn trọng và lắng nghe ý kiến của mình. Các biểu hiện này khiến các em trở nên ngang bướng thích làm theo ý mình, không muốn người khác can thiệp vào các vấn đề mang tính riêng tư; ham chơi, lười học, rất dễ mắc lỗi. Khi phải tuân thủ theo một trật tự, nguyên tắc, quy định, nhiều học sinh hiếu động thường hay quậy phá, quấy rối và trở thành những học sinh “cá biệt”. Khi bị xử phạt, các em thường dễ xúc động, dễ bị tổn thương dẫn tới các hành vi thiếu sự kiểm soát, thường có các biểu hiện liều lĩnh, chán sống. Việc giáo dục độ tuổi này cần phù hợp, từng bước, kiên trì uốn nắn để các em phát triển đúng hướng.
	 Theo quan điểm giáo dục KLTC, việc mắc lỗi của học sinh là lẽ tự nhiên của quá trình học tập và phát triển. Nhiệm vụ quan trọng của nhà giáo dục là làm thế nào để học sinh nhận thức được bản thân, tự kiểm soát được hành vi, thái độ trên cơ sở các quy định, quy ước được xây dựng, thỏa thuận giữa người dạy và người học. Khi học sinh mắc lỗi, giáo viên là người bạn, người anh/chị, người bố, người mẹ, chỉ cho các em nhận ra lỗi của mình để tự điều chỉnh. Việc tự nhận ra lỗi để điều chỉnh bản thân là cơ sở cho sự hoàn thiện nhân cách.
2.2. Thực trạng vấn đề thực hiện kỉ luật tích cực trong giáo dục học sinh ở trường THCS Đa Lộc.
Trong thực tế, đa phần giáo viên rất nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ cao cả “trồng người”, là gương sáng, là chổ dự tin cậy để học sinh bày tỏ tâm tư, suy nghĩ, tình cảm của mình. Các thầy cô giáo đã xử lí rất tinh tế khi học sinh phạm lỗi, nên nhiều học sinh đã trưởng thành và trở thành những công dân có ích cho xã hội. Tuy nhiên vẫn còn hình thức kỉ luật không phù hợp, làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của học sinh, gây hậu quả nghiêm trọng. “Ở Việt Nam, trẻ em còn phải chịu nhiều hình thức bạo lực và đối sử tàn tệ bao gồm lạm dụng, thờ ơ và trừng phạt thân thể”. [2]
Đặc điểm thực trạng lớp 8A trường THCS Đa Lộc: Lớp có sĩ số tương đối đông (44 học sinh). Có 21 học sinh nữ và 23 học sinh nam. Là lớp mũi nhọn, song lại không đồng đều về nhận thức, học lực, có nhiều học sinh cá biệt và đặc biệt phức tạp vì các em đang bước vào giai đoạn bùng nổ, giai đoạn “bất trị ” trong quá trình hoàn thiện nhân cách. 
Theo kết quả điều tra công tác chủ nhiệm, lớp 8A có 4 học sinh cá biệt thường xuyên vi phạm kỉ luật. Tuy nhiên có những sự việc tình huống giáo viên xử lí chưa tích cực đã để lại hậu quả đáng tiếc: đã có một học sinh cá biệt chuyển trường; một số học sinh cá biệt chậm tiến bộ, lì lợm thường xuyên chống đối nội quy của lớp, lười học, quậy phá... Một số các em khác có nguy cơ a dua các thói hư tật xấu của bạn như vô lễ với thầy cô, lười học, ham chơi và có nguy cơ bỏ học, hay đánh nhau bè nhóm kiểu bầy đàn; xa lạ với thầy cô và bạn bè trong lớp, không xác định được hướng hoàn thiện nhân cách học sinh cho mỗi cá nhân.
Thống kê kết quả giáo dục toàn diện lớp 8A đầu năm học 2018- 2019 còn thấp, số lượng học sinh Giỏi ít, học lực Trung bình còn nhiều, Hạnh kiểm Khá, Trung bình còn cao. Kết quả thống kê cho thấy như sau:
Sĩ số
Học lực
Hạnh kiểm
44
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Tốt
Khá
Trung bình
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12
27,2
22
50,0
10
22,8
0
0
0
0
37
84,1
5
11,4
2
4,5
(Nguồn báo cáo chất lượng toàn diện đầu năm học 2018-2019 trường THCS Đa Lộc)
Nguyên nhân của những thực trạng trên đây là:
+ Nhiều thầy cô giáo còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục cũ với những điểm hạn chế: người lớn có quyền bắt trẻ em phải phục tùng, đó là quan niệm “Thương cho roi cho vọt” hay “ Đòn đau nhớ đời” nên đã sử dụng nhiều biện pháp trừng phạt thân thể đối với trẻ em, học sinh khi mắc lỗi.
+ Nhiều thầy cô còn chưa hiểu biết đầy đủ về tâm sinh lí học sinh và việc mắc lỗi của các em như một lẽ tự nhiên.
+ Trong quá trình giáo dục còn thiếu sự quan tâm sâu sắc, tình yêu thương dành cho học sinh.
+ Nguyên nhân khác là do thiếu hiểu biết về sử dụng các biện pháp KLTC để giáo dục học sinh: Giáo dục kỉ luật tích cực là biện pháp phù hợp với tâm sinh lí học sinh THCS, thầy cô phải dùng cả “trái tim” và “lí trí” của mình mới thành công.
2.3. Kết quả khảo sát thăm dò phản ứng của học sinh với giáo dục KLTC tại lớp 8A trường THCS Đa Lộc
* Tình huống sư phạm, được in trên mẫu phiếu lấy phản ứng của 44 học sinh có nội dung như sau:
Học sinh lớp 8A ngồi tập trung trò chuyện vui đùa trong giờ ra chơi. Trống đánh báo hết giờ, học sinh chưa giải tán về chỗ ngồi. Khi giáo viên bước đến cửa lớp, một học sinh báo động: “ La Sát đến rồi! La Sát đến rồi!” Khi cô giáo vào lớp:
Giáo viên 1
1. Bình tĩnh chào học sinh và cho các em ngồi xuống.
2. Lần sau khi trống đánh các em phải dừng các hoạt động chơi, nhanh chóng ổn định chỗ ngồi để khi cô vào chúng ta bắt đầu học ngay, sẽ tốt hơn.
3. Khi vội quá, Các em nói sẽ dùng từ ngữ không phù hợp, ví dụ cô vừa nghe có bạn thông báo cô đến là chưa lịch sự, là vô lễ.
4. Lần sau rút kinh nghiệm nhé!
5. Bây giờ chúng ta tập trung học bài nhé!
Giáo viên 2
1. Mặt cô nóng bừng, nói: “ngồi
 xuống!”
2. Ai vừa nói: “ La Sát đến rồi ?”
3. Im lặng
4. Nếu không tự giác đứng lên, tôi sẽ chưa dạy đâu, như thế sẽ ảnh hưởng rất nhiều người đấy!?.
5. Một học sinh đứng dậy, cô tiến đến gần, tát vào mặt học sinh và nói: “Ai cho anh ăn nói láo toét!”.
6. Ngồi xuống! Lần sau còn vi phạm nữa thì tôi đuổi học nghe chưa!
a.Thích
b.Không thích
a.Thích
b.Không thích
* Kết quả khảo sát thực tế là:
Thích
Không thích
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Kỉ luật tích cực (Giáo viên 1)
40
90.9
4
9.1
Kỉ luật truyền thống (Giáo viên 2)
4
9.1
40
90.9
Phản ứng của học sinh với giáo dục bằng KLTC là rất rõ ràng, các em thích cách xử lí của giáo viên 1(vì học sinh không bị tổn thương, học sinh tự thấy mình có lỗi sẽ tự sữa lỗi không dám vô lễ với thầy cô nữa).
Từ cơ sở lí luận và thực trạng nêu trên tôi chọn viết bài “Một số kinh nghiệm thực hiện giáo dục KLTC trong công tác chủ nhiệm lớp 8A trường THCS Đa Lộc”
2.4. Các giải pháp thực hiện giáo dục KLTC trong công tác chủ nhiệm học sinh lớp 8A trường THCS Đa Lộc.
2.4.1. Hiểu sâu sắc khái niệm về giáo dục KLTC
Mục tiêu của giáo dục KLTC là dạy học sinh tự hiểu hành vi của mình, có trách nhiệm đối với sự lựa chọn của mình, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác. Nói cách khác là giúp học sinh phát triển tư duy và các hành vi tích cực có thể ảnh hưởng lâu dài đến cả cuộc đời sau này.
Do đó, giáo dục kỷ luật tích cực là cách giáo dục dựa trên nguyên tắc: Vì lợi ích tốt nhất của HS; không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của HS; có sự thỏa thuận giữa giáo viên và học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS; phát huy tính tự giác tuân theo các quy định và quy tắc đạo đức ở thời điểm trước mắt cũng như về lâu dài. [3]
Cụ thể là[4]:
- Những giải pháp, biện pháp giáo dục mang tính dài hạn giúp phát huy tính kỉ luật tự giác của học sinh.
- Sự thể hiện rõ ràng trong mong đợi, quy tắc và giới hạn mà học sinh phải tuân thủ.
- Gây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa giáo viên và học sinh.
- Dạy cho học sinh những kĩ năng sống mà các em sẽ cần trong suốt cả cuộc đời.
- Làm tăng sự tự tin và khả năng, kĩ năng xử lí các tình huống khó khăn trong học tập và cuộc sống của các em.
- Dạy cho học sinh cách cư xử lịch sự, nhã nhặn, không bạo lực, có sự tôn trọng bản thân, biết cảm thông và tôn trọng quyền của người khác.
- Động viên khích lệ thực hiện hành vi, xây dựng sự tự tin, lòng tự trọng và tính trách nhiệm, giúp học sinh phát triển hoàn thiện nhân cách, không làm cho các em bị tổn thương.
2.4.2. Nắm được đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 8 THCS
* Về phát triển thể chất học sinh lớp 8
 Cơ thể của các em đã đạt tới mức phát triển của người trưởng thành, nhưng chưa hoàn thiện so với người lớn. Tư duy ngôn ngữ và những phẩm chất ý chí có điều kiện phát triển mạnh. Ở tuổi này, các em dễ bị kích động, thích thể hiện là người lớn. 
* Về phát triển trí tuệ học sinh lớp 8
- Hệ thần kinh phát triển mạnh, khả năng quan sát phát triển, tuy nhiên sự quan sát thường phân tán, chưa tập trung cao . 
- Hoạt động tư duy phát triển mạnh. Năng lực tư duy phát triển đã góp phần nảy sinh hiện tượng tâm lý mới đó là tính hoài nghi khoa học. 
- Thích những vấn đề mang tính triết lý. Các em có khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề một cách nhạy bén. Tuy nhiên đôi khi kết luận còn vội vàng theo cảm tính. 
* Về phát triển nhân cách học sinh lớp 8
Sự tự ý thức của học sinh lớp 8
 Là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinhTHCS. Biểu hiện của sự tự ý thức là nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo chuẩn mực đạo đức của xã hội. Các em có khuynh hướng phân tích và đánh giá bản thân mình một cách độc lập mang tính chủ quan. Ý thức làm người lớn khiến các em thích khẳng định mình, muốn thể hiện cá tính của mình một cách độc đáo, muốn người khác quan tâm, chú ý đến mình 
 Chúng ta cần lắng nghe ý kiến, giúp các em nhìn nhận khách quan về nhân cách của mình, tự nhận thức và xác định được giá trị, xác định được điểm mạnh, điểm yếu để tự điều chỉnh hoàn thiện bản thân, tránh những suy nghĩ lệch lạc, phiến diện quá ảo tưởng hoặc quá tự ti dẫn đến các biểu hiện hành vi không tích cực
Sự hình thành thế giới quan học sinh lớp 8
- Các em có nhu cầu tìm hiểu khám phá về tự nhiên, xã hội, về các quy tắc ứng xử, những định hướng giá trị về con người. 
- Các em quan tâm đến nhiều vấn đề như: thói quen đạo đức, cái xấu, cái đẹp, cái thiện, cái ác, quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa cống hiến với hưởng thụ, giữa quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm 
- Tuy nhiên nhiều học sinh ở độ tuổi này có tư tưởng không lành mạnh như: coi thường phụ nữ, coi khinh lao động chân tay, ý thức tổ chức kỉ luật kém, thích hưởng thụ hoặc thụ động, dựa dẫm vào người khác Những học sinh này dễ trở thành học sinh “cá biệt” trong lớp. 
Hoạt động giao tiếp học sinh lớp 8
- Có nhu cầu sống tự lập, giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trong tập thể. Thích được giao lưu, thích tham gia các hoạt động tập thể. Tình bạn đối với các em ở tuổi này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. 
- Tình yêu nam nữ bắt đầu nảy nở. Tuy nhiên tình cảm này chưa được phân định rõ giữa tình yêu và tình bạn. Do vậy, cảm xúc của các em trong giai đoạn này rất phức tạp “thoáng vui”, “thoắt buồn” nên rất dễ ảnh hưởng đến học tập, nhiều em không làm chủ được bản thân dẫn đến học hành sa sút. Tình yêu ở lứa tuổi này nhìn chung là lành mạnh, trong sáng nhưng cũng là một vấn đề rất phức tạp ảnh hưởng đến việc học tập của HS. 
 GV cần hết sức bình tĩnh coi đây là sự phát triển bình thường và tất yếu trong sự phát triển của con người, tế nhị, khéo léo không nên can thiệp một cách thô bạo làm tổn thương đến tình cảm và lòng tự trọng của các em. 
2.4.3. Nhận thức sự cần thiết phải áp dụng KLTC loại bỏ các hình thức kỉ luật trừng phạt thân thể trong giáo dục học sinh.
Giáo viên phải nhận thấy biện pháp trừng phạt thân thể (TPTT) không mang lại hiệu quả do không giải quyết được tận gốc vấn đề học sinh gặp phải. Phần lớn biểu hiện về thái độ và hành vi ứng xử của học sinh không tích cực thường bắt nguồn từ những khó khăn mà các em đang phải đối mặt trong cuộc sống. Những khó khăn này có liên quan đến môi trường hoàn cảnh sống, điều kiện học tập, những vấn đề trong gia đình, sự mất mát, sự tổn thương về tâm lý Khi học sinh mắc lỗi, người lớn - giáo viên sử dụng biện pháp TPTT để giáo dục sẽ để lại hậu quả nặng nề cho học sinh như:
+ TPTT thân thể ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh.
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển trí tuệ, nhân cách của học sinh.
+ Ảnh hưởng đến kết quả học tập đến việc thu hút học sinh đến trường.
+ Ảnh hưởng đến mối quan hệ thầy trò.
+ Những hậu quả nặng nề với cảm xúc của giáo viên: ân hận, day dứt tự trách mình, thấy bất lực trong giáo dục học sinh.
+ Gây khó khăn cản trở công việc vì mất uy tín với học sinh, phụ huynh, dư luận xã hội lên án, thậm chí nhiều giáo viên rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bị cảnh cáobị tổn thương cả thể xác lẫn tinh thần, ảnh hưởng lâu dài đến sự nghiệp và cuộc đời giáo viên.
+ Vi phạm quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
2.4.4. Nắm vững các yêu cầu đối với giáo viên trong thực hiện giáo dục Kỉ luật tích cực.
- Giáo viên có quan hệ sâu sắc, quan tâm và hiểu biết từng học sinh, thương yêu, bao dung, độ lượng với học sinh. Chủ động lôi cuốn sự tham gia của các em vào các công việc liên quan của trường lớp.
- Giáo viên phải tôn trọng, hợp tác, dân chủ trong quan hệ với học sinh, thừa nhận giá trị của mỗi em như là một nhân cách đang hình thành và phát triển, biết bảo vệ danh dự và quyền lợi của học sinh; Tôn trọng cá tính và bí mật riêng tư của học sinh không có lời nói hay hành vi xúc phạm học sinh.
- Giáo viên giúp học sinh phát triển năng lực cá nhân, giải phóng và phát huy mọi khả năng, sức mạnh tiềm tàng của mỗi em thông qua việc khích lệ và tạo điều kiện để học sinh phát huy tính chủ động sáng tạo trong học tập và công việc khác.
- Quan tâm và tạo điều kiện để các em phát triển như là một chủ thể có đầy đủ và giá trị sáng tạo, để từng em phát huy điểm mạnh, phát triển năng khiếu, sở thích của mình.
- Đối xử công bằng, không ph

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_thuc_hien_giao_duc_ki_luat_tich_cuc.doc