Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào trong các tiết sinh hoạt

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào trong các tiết sinh hoạt

Cơ sở lý luận

- Dựa vào khái niệm về môi trường nêu trên tôi đưa ra một số lý luận sau:

- Sự phát triển nhanh chóng về Kinh tế - xã hội trong những năm qua đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường thế giới, chỉ số kinh tế không ngừng nâng cao. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường, những hiểm họa suy thoái môi trường ngày càng đe dọa cuộc sống của con người, như trong năm 2017 chúng ta thấy có tới 16 cơn bão, trong đó có cơn bão số 12 đổ bộ vào tỉnh Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định vào tháng 11 năm 2017 cũng làm cho một số xã của huyện Krông Nô bị thiệt hại nặng về hoa màu, nhà cửa, hiện tượng lũ lụt ở khắp các tỉnh trong cả nước, nhất là ở các tỉnh miền Trung, năm 2018 hiện tượng mưa bão, lũ lụt xẩy ra bất thường. Chính vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn không của riêng ai, mà là nhiệm vụ của tất cả mọi người, của mỗi quốc gia, việc tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường đối với tất cả các môn học, cũng như vào tiết sinh hoạt lớp là việc làm cần thiết giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh, biết yêu thiên nhiên, có những việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường.

 

docx 23 trang hoathepmc36 26/02/2022 6501
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào trong các tiết sinh hoạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ BÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
- Ở Việt Nam, các biểu hiện và hậu quả của sự biến đổi khí hậu Trái Đất đã bộc lộ ngày càng rõ như: thời tiết bất thường, bão lũ và khô hạn thường xuyên hơn, chế độ thời tiết gió mùa bị xáo động. Hiện tượng ngập úng vùng đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng, các tỉnh miền trung mở rộng vào mùa mưa lũ, các dòng sông tăng cường xâm thực ngang gây sụt lở lớn vác vùng dân cư tập trung ở hai bên bờ trên nhiều khu vực từ Bắc đến Nam. Về mùa khô hiện tượng phổ biến là nước triều tác động sâu về phía trung du, hiện tượng nhiễm mặn ngày càng tiến sâu vào đất liền, hiện tượng ấp thấp, hiện tượng thời tiết cực đoan trong lịch sử ngành khí tượng của năm 2018 là vào cuối tháng 12 đầu năm 2019 đã có áp thấp và bão xẩy ra, nhất là trong năm 2017 này từ đầu năm đến giờ chúng ta thấy hiện tượng mưa bão, lũ lụt thường xuyên, nhất là việc ô nhiễm môi trường biển ở các tỉnh miền trung do công ty Formosa gây ra vào năm 2016. 
- Là một giáo viên được phân công tác chủ nhiệm lớp 8C của trường Trung học cơ sở Phan Đình Phùng nằm trên địa bàn xã Tâm Thắng có tới 2.930 hộ dân với hơn 13.825 nhân khẩu, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 30% với những phong tục tập quán sinh sống, sản xuất còn hạn chế, cộng thêm khu công nghiệp Tâm Thắng có hệ thống xử lý nước thải chưa đảm bảo nên trong quá trình hoạt động, các cơ sở sản xuất của khu công nghiệp này đã xả nước thải trực tiếp xuống dòng sông gây nên sự ô nhiễm nguồn nước. Do nước thải xả xuống dòng sông, vào tháng 4 các năm 2010, 2011 và 2012 là thời điểm khô hạn nhất của Tây Nguyên, dòng sông SêRê Pốc cạn nhất, nguồn nước bị ô nhiễm nặng, cá chết trắng trôi dạt trên đoạn sông dài từ 5km đến 10km thuộc địa bàn các xã Tâm Thắng, Nam Dong, Ea Pô (Cư Jút - Đắk Nông) và Hòa Phú (TP.Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk), cùng với tiếng ồn, khói bụi phát ra từ các nhà máy, trên một vài con đường ở thôn, buôn trong xã thường xuyên có những chỗ người dân tập trung đổ rác thải sinh hoạt thành đống gây mùi hôi làm ô nhiễm môi trường. 
- Từ những tình hình môi trường thực tế ở địa phương nơi công tác nên tôi có sáng kiến “Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào trong các tiết sinh hoạt” để đánh giá ý thức bảo vệ môi trường của học sinh lớp 8C, trường Trung học cơ sở Phan Đình Phùng từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh của nhà trường và áp dụng rộng rãi giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trên địa bàn xã Tâm Thắng. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra giải pháp phù hợp để áp dụng vào tiết sinh hoạt lớp. 
- Hình thành cho học sinh có ý thức, Kĩ năng, thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường ở nơi các em đang sinh sống và học tập. 
- Học sinh tham gia tích cực hơn các hoạt động của lớp, của trường về công tác bảo vệ môi trường, mỗi học sinh trở thành một tuyên truyền viên về công tác bảo vệ môi trường. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 8C của Trường trung học cơ sở Phan Đình Phùng, xã Tâm Thắng trong năm học 2019 - 2020. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp đọc tài liệu
Phương pháp quan sát
Phương pháp trò chuyện, trao đổi
Phương pháp phân tích sản phẩm
Phương pháp so sánh đối chiếu
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Nội dung kiến thức bảo vệ môi trường vào tiết sinh hoạt lớp.
- Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ 30/08/2019 đến 31/05/2020.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2.1.1. Khái niệm môi trường
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. (Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam)
- Thành phần của môi trường tự nhiên gồm:
+ Các yếu tố vô cơ: đất, nước không khí
+ Các yếu tố hữu cơ: sinh vật (bao gồm cả con người)
+ Các yếu tố vật lý: nhiệt độ, ánh sáng
- Môi trường con người (còn gọi là môi trường địa lý): “Môi trường con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, trong đó con người sống và bằng lao động của mình, khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của con người.” (UNESCO 1981)
2.1.3. Cơ sở lý luận
- Dựa vào khái niệm về môi trường nêu trên tôi đưa ra một số lý luận sau:
- Sự phát triển nhanh chóng về Kinh tế - xã hội trong những năm qua đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường thế giới, chỉ số kinh tế không ngừng nâng cao. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường, những hiểm họa suy thoái môi trường ngày càng đe dọa cuộc sống của con người, như trong năm 2017 chúng ta thấy có tới 16 cơn bão, trong đó có cơn bão số 12 đổ bộ vào tỉnh Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định vào tháng 11 năm 2017 cũng làm cho một số xã của huyện Krông Nô bị thiệt hại nặng về hoa màu, nhà cửa, hiện tượng lũ lụt ở khắp các tỉnh trong cả nước, nhất là ở các tỉnh miền Trung, năm 2018 hiện tượng mưa bão, lũ lụt xẩy ra bất thường. Chính vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn không của riêng ai, mà là nhiệm vụ của tất cả mọi người, của mỗi quốc gia, việc tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường đối với tất cả các môn học, cũng như vào tiết sinh hoạt lớp là việc làm cần thiết giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh, biết yêu thiên nhiên, có những việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường. 
2.2. Thực trạng của vấn đề
- Thực trạng của Trường Trung học cơ sở Phan Đình Phùng. Trường nằm trong khu vực đông dân cư, là nơi thường xuyên tập trung đông người. Trong năm học 2019 - 2020 nhà trường có biên chế 25 lớp với số lượng học sinh 925 em, học sinh dân tộc tại chỗ 386 em chiếm tỉ lệ 41,7%. 
2.2.1. Thuận lợi
- Với nhiều cố gắng của thầy, trò trong năm học qua thì vào ngày 24/02/2017 Uỷ ban nhân tỉnh Đắk Nông ra quyết định số 301/QĐ-UBND công nhận Trường Trung học cơ sở Phan Đình Phùng, huyện Cư Jút đạt chuẩn quốc gia. 
- Dưới sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của chi bộ, ban giám hiệu nhà trường nên giáo viên và học sinh luôn giữ được khuôn viên nhà trường xanh, sạch, đẹp. 
- Ban lao động của nhà trường lên lịch phân công cụ thể cho từng lớp, giám sát, nghiệm thu kết quả buổi lao động của học sinh các lớp.
2.2.2. Hạn chế:
Bên cạnh những thuận lợi trên thì vẫn còn những hạn chế là:
- Ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận nhân dân trong khu vực học sinh sinh sống còn hạn chế. 
- Học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường, nhất là với phong tục tập quán sinh sống của học sinh dân tộc tại chỗ còn hạn chế. 
- Đồ dùng học tập có liên quan đến vấn đề giáo dục kiến thức bảo vệ môi trường hầu như không có, tài liệu kiến thức Giáo dục bảo vệ môi trường để cho giáo viên và học sinh tìm hiểu không có nên việc tích hợp kiến thức Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh cũng chỉ sơ lược, mang tính chất thông báo. 
- Hiện tượng bán quà ăn vặt ở ngay trước cổng trường còn nhiều. 
- Phạm vi áp dụng của sáng kiến giới hạn trong phạm vi nhỏ. 
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2.3.1. Phương hướng chung
- Để tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường vào tiết sinh hoạt lớp có hiệu quả là một việc không hề đơn giản. Phải đưa những kiến thức bảo vệ môi trường từ cuộc sống thực tế vào bài giảng nhằm Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. Bên cạnh đó phải thường xuyên tìm tư liệu về bảo vệ môi trường như tranh ảnh, câu truyện về ý thức bảo vệ môi trường, video, tình hình môi trường cụ thể ở trường học, cũng như địa phương học sinh cư trú, xác định được mục tiêu khi lồng ghép, kiến thức phải dễ hiểu, hiện tượng mà giáo viên giới thiệu phải nằm trong tầm hiểu biết của học sinh, tránh trường hợp nội dung tích hợp trở thành kiến thức trừu tượng, khó hình dung, rất dễ gây ra sự nhàm chán cho học sinh.
- Bằng phương pháp giảng dạy đưa những kiến thức bảo vệ môi trường đơn giản, cụ thể gắn liền với cuộc sống ở địa phương của các em, kết hợp nhắc nhở của giáo viên, các đoàn thể của nhà trường sẽ là một trong những yếu tố góp phần cho sự thành công của tiết sinh hoạt lớp có tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường. 
- Cần tổ chức những buổi ngoại khóa cho học sinh có điều kiện tìm hiểu về vấn đề môi trường ở địa phương, để từ đó các em có biện pháp và hành động cụ thể bảo vệ môi trường; Thường xuyên liên hệ với môi trường ở trường học, ở gia đình, ở địa phương và bản thân người giáo viên phải là một tấm guơng trong vấn đề bảo vệ môi trường.
2.3.2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề như sau
- Để cụ thể vấn đề nghiên cứu ở trên, qua tìm hiểu tài liệu và một số đề tài có liên quan, tôi có xây dựng hệ thống câu hỏi, câu trả lời thể hiện như sau: 
2.3.5. Nội dung bài khảo sát kiến thức bảo vệ môi
	Bài khảo sát kiến thức bảo vệ môi trường dành cho học sinh lớp 8C vào tiết sinh hoạt lớp ở tuần thứ 2 đầu năm học 2019 – 2020 (ngày 14/09/2019)
Câu 1: Những biểu hiện nào sau đây thể hiện tình yêu thiên nhiên?
A. Thường xuyên chăm sóc cây cối trong vườn
A. Không quan tâm đến những vụ cháy rừng
C. Không thích đi tham quan danh lam thắng cảnh
D. Bẻ cành, hái hoa trong công viên
Câu 2: Những biểu hiện nào sau đây là sống hoà hợp, thân thiện với thiên nhiên?
A. Săn bắn động vật hoang dã, quý hiếm
B. Không dẵm đạp lên thảm cỏ trong vườn hoa
C. Xả nước thải chưa xử lí vào sồng, hồ
D. Vứt rác thải bừa bãi ra nơi công cộng
Câu 3: Em thể hiện tình yêu thiên nhiên bằng những việc làm nào dưới đây?
A. Dẵm đạp lên vườn hoa trong sân trường
B. Không tham gia tưới cây cùng các bạn
C. Thường xuyên chặt cây trong vườn nhà
D. Chăm sóc cây xanh trong vườn trường
Câu 4: Em phải làm gì để giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp?
A. Không tham gia lao động dọn vệ sinh cùng các bạn
B. Hứng thú cùng các bạn lao động dọn vệ sinh trường, lớp
C. Không quan tâm đến môi trường xung quanh
D. Đổ rác xuống kênh mương gần nhà
Câu 5: Em hãy chọn việc làm nào nhằm bảo vệ thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên.
A. Vận động mọi người cùng bảo vệ thiên nhiên
B. Không tham gia phong trào “Trồng cây gây rừng”
C. Xả nước thải độc hại sau sản xuất xuống sông
D. Làm ngơ khi thấy người vất rác thải ra nơi công cộng
Câu 6: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu gồm:
A. Đất, nước, dầu mỏ
B. Đất, nước, sinh vật, rừng
C. Đất, nước, khoáng sản, năng lượng, sinh vật, rừng
D. Đất, nước, than đá, sinh vật, rừng
Câu 7: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh:
A. Tài nguyên rừng
B. Tài nguyên đất
C. Tài nguyên khoáng sản
D. Tài nguyên sinh vật
Câu 8: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên tái sinh:
A. Khí đốt và tài nguyên sinh vật
B. Tài nguyên sinh vật và tài nguyên đất
C. Dầu mỏ và tài nguyên nước
D. Bức xạ mặt trời và tài nguyên sinh vật
Câu 9: Tài nguyên dưới đây có giá trị vô tận là:
A. Dầu mỏ, than đá và khí đốt
B. Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật
C. Năng lượng mặt trời
D. Cây rừng và thú rừng
Câu 10: Nguồn năng lượng vĩnh cửu là:
A. Năng lượng khí đốt
B. Năng lượng từ dầu mỏ
C. Năng lượng nhiệt từ mặt trời
D. Năng lượng từ than củi
Câu 11: Những biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đất là:
A. Trồng cây gây rừng để chống xói mòn
B. Tăng cao độ phì cho đất
C. Bảo vệ động vật hoang dã
D. Chống xói mòn, chống nhiễm mặn, nâng cao độ phì cho đất
Câu 12: Để bảo vệ rừng và tài nguyên rừng, biện pháp cần làm là:
A. Không khai thác sử dụng nguồn lợi từ rừng nữa
B. Tăng cường khai thác nhiều hơn nguồn thú rừng
C. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia
D. Chặt phá các khu rừng già để trồng lại rừng mới
Câu 13: Ngoài việc cung cấp gỗ quý, rừng còn có tác dụng gì cho môi trường sống của con người?
A. Cung cấp động vật quý hiếm
B. Thải khí CO2, giúp cây trồng khác quang hợp
C. Điều hòa khí hậu, chống xói mòn, ngăn chặn lũ lụt
D. Là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật
Câu 14: Để bảo vệ thiên nhiên hoang dã, cần ngăn chặn hoạt động nào dưới đây?
A. Trồng cây gây rừng để tạo môi trường sống cho động vật hoang dã.
B. Săn bắn thú hoang dã, quý hiếm
C. Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia
D. Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn
Câu 15: Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất là:
A. Trồng cây gây rừng
B. Tiến hành chăn thả gia súc
C. Cày xới để làm nương, rẫy để sản xuất lương thực
D. Làm nhà ở
Câu 16: Những hành động nào sau đây làm suy thoái môi trường:
A. Trồng cây trên đồi trọc
B. Săn bắt động vật quý hiếm
C. Không chặt phá rừng bừa bãi
D. Săn bắt động vật quý hiếm - phun thuốc trừ sâu
Câu 17: Vai trò của việc trồng cây gây rừng trên vùng đất trọc, đất trống là:
A. Hạn chế xói mòn, lũ lụt, cải tạo khí hậu
B. Cho ta nhiều gỗ
C. Phủ xanh vùng đất trống
D. Bảo vệ các loài động vật
Câu 18: Em hãy cho biết công việc của chúng ta đã làm để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật:
A. Xây dựng các khu rừng quốc gia, bảo vệ sinh vật có tên trong sách đỏ
B. Chặt phá rừng làm củi, lấy gỗ
C. Sử dụng đúng mức thuốc trừ sâu và hóa chất
D. Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Câu 19: Để vừa khai thác nguồn tài nguyên biển, vừa bảo vệ môi trường biển và phục hồi tài nguyên biển, cần phải:
A. Khai thác hợp lí kết hợp cải tạo, phục hồi và nuôi bổ sung.
B. Đánh bắt hải sản bằng chất nổ
C. Tăng cường đánh bắt ở ven bờ
D. Dùng hóa chất hoặc xung điện để đánh bắt hải sản
Câu 20: Vai trò của hệ sinh thái biển đối với đời sống con người?
A. Các loài động - thực vật biển là nguồn thức ăn của con người
B. Biển giúp con người vận chuyển hàng hóa
C. Biển cho con người muối ăn
D. Biển cung cấp thức ăn, phát triển kinh tế, giao lưu vận chuyển, điều hòa nhiệt độ trên trái đất
Câu 21: Có cần phải bảo vệ hệ sinh thái biển không? Tại sao?
A. Hiện nay chưa cần quan tâm đến sự ô nhiễm của biển vì biển vô cùng rộng lớn, hoạt động con người không ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển
B. Cần vì: Biển đang bị ô nhiễm do các hoạt động giao thông trên biển
C. Cần vì: Nhiều vùng biển bị ô nhiễm do hoạt động của con người.
D. Không cần vì: Hàng năm trên thế giới đã có ngày "làm sạch bãi biển"
Câu 22: Hệ sinh thái vùng rừng ngập mặn ven biển nước ta có ý nghĩa gì?
A. Góp phần điều hòa không khí, chắn sóng
B. Cho một khối lượng gỗ đáng kể
C. Là bãi đẻ và nơi sinh sống nhiều loài hải sản
D. Là nơi cư trú của nhiều loài động vật, thực vật góp phần điều hòa khí hậu, chắn sóng, nơi tổ chức du lịch sinh thái, nuôi các loài hải sản quý, cho ta một lượng gỗ lớn.
Câu 23: Luật Bảo vệ môi trường quy định việc bảo vệ môi trường nhằm
A. Bảo vệ sự đa dạng các hệ sinh thái
B. Bảo vệ sức khỏe của nhân dân, phục vụ sự phát triển lâu bền của đất nước và góp phần bảo vệ môi trường trong khu vực toàn cầu
C. Bảo vệ môi trường không khí
D. Bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên
Câu 24: Trách nhiệm của cá nhân khi gây ra sự cố môi trường là
A. Phải nộp phạt cho chính quyền sở tại hoặc tổ chức quản lí môi trường của địa phương.
B. Phải thay đổi công nghệ sản xuất không gây ô nhiễm môi trường
C. Phải có trách nhiệm bồi thường, khắc phục hậu quả về mặt môi trường
D. Phải di dời cơ sở sản xuất ra khỏi nơi có dân cư
Câu 25: Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện Luật Bảo vệ môi trường:
A. Thành lập đội cảnh sát môi trường
B. Mỗi người dân phải tìm hiểu luật và tự giác thực hiện
C. Xây dựng môi trường "Xanh, sạch, đẹp"
D. Quy hoạch và sử dụng kế hoạch có hiệu quả đất đai
Câu 26: Em có thái độ như nào khi thấy một người vứt rác bừa bãi?
A. Không quan tâm tới
B. Bỏ đi một nơi khác
C. Thấy vui khi có người vứt rác bừa bãi
D. Động viên, nhắc nhở người đó không được vứt rác bừa bãi
Câu 27: Em chọn những thái độ nào dưới đây thể hiện sự bảo vệ rừng
A. Rất lo lắng vì hiện tượng rừng bị khai thác bừa bãi
B. Chẳng cần lo gì khi thấy hiện tượng rừng bị khai thác bừa bãi
C. Cây chặt càng nhiều thì cây lại mọc nhiều
D. Khai thác rừng cho đủ nhu cầu của con người
Câu 28: Em sẽ làm gì khi đi tham quan dã ngoại cùng gia đình?
A. Vứt rác bừa bãi trong khi đi tham quan
D. Thu dọn mấy tờ giấy và thức ăn còn lại bỏ gọn vào thùng rác
C. Ném hết mấy tờ giấy và thức ăn còn lại xuống hồ nước gần đó
D. Không nhắc nhở, phê bình những người xả rác bừa bãi
Câu 29: Mỗi khi nhà trường tổ chức đi tham quan phong cảnh trong và ngoài tỉnh, em nhiệt tình tham gia vì lý do nào?
A. Không đi vì tham gia thì mệt lắm
B. Không giúp ích gì cho cuộc sống của mình
C. Đi và tận hưởng niềm vui của một ngày sống gắn bó với cảnh đẹp của thiên nhiên hùng vĩ
D. Vận động thêm một số bạn không đi tham quan
Câu 30: Những hành vi và việc làm nào dưới đây thể hiện sự không yêu thiên nhiên?
A. Thích sưu tầm tranh, ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên
B. Vận động bạn bè cùng bảo vệ môi trường
C. Khó chịu khi thấy có người vất rác bừa bãi
D. Vứt rác thải, xả nước thải chưa qua xử lý xuống sông, hồ
- Phần khảo sát kiến thức đến đây là hết, chúc các em chăm ngoan, học giỏi.
************************************************
Bài khảo sát kiến thức bảo vệ môi trường dành cho học sinh sau khi tổ chức các tiết sinh hoạt lớp có tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường (31/01/2020)
Câu 1: Hậu quả dẫn đến từ việc con người chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng là:
A. Đất bị xói mòn và thoái hoá do thiếu rễ cây giữ đất
B. Thiếu rễ cây giữ nước, nước ngầm bị tụt sâu hơn và đất bị khô cằn
C. Thú rừng giảm do thiếu môi trường sống và nơi sinh sản
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 2: Rừng có ý nghĩa gì đối với tự nhiên và con người?
A. Cung cấp gỗ, củi đốt, nguồn thực phẩm thú rừng cho người
B. Điều hoà khí hậu và góp phần cân bằng sinh thái
C. Giữ nước ngầm do thiếu môi trường sống và nơi sinh sản
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 3: Để góp phần vào việc bảo vệ tốt môi trường, một trong những điều cần thiết phải làm là:
A. Tăng cường chặt, đốn cây rừng và săn bắt thú rừng
B. Tận dụng khai thác tối đa tài nguyên khoáng sản
C. Hạn chế sự gia tăng dân số quá nhanh
D. Sử dụng càng nhiều thuốc trừ sâu trên đồng ruộng
Câu 4: Tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường là:
A. Do các loài sinh vật trong quần xã sinh vật tạo ra
B. Các điều kiện bất thường của ngoại cảnh, lũ lụt, thiên tai
C. Tác động của con người
D. Sự thay đổi của khí hậu
Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu làm mất cân bằng sinh thái là do:
A. Hoạt động của con người
B. Hoạt động của sinh vật
C. Hoạt động của núi lửa
D. Cả A và B
Câu 6: Viết tắt của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam là gì?
A. AFEO	B. VACNE	C. MONRE	D. HEPA
Câu 7: Năng lượng mặt trời thuộc dạng tài nguyên nào:
Tài nguyên vĩnh viễn
Tài nguyên có thể phục hồi
Tài nguyên không thể phục hồi
Tài nguyên hữu hạn
Câu 8: Năng lượng gió thuộc dạng tài nguyên nào:
Tài nguyên vĩnh viễn
Tài nguyên có thể phục hồi
Tài nguyên không thể phục hồi
Tài nguyên hữu hạn
Câu 9: Nước ngọt thuộc dạng tài nguyên nào:
Tài nguyên vĩnh viễn
Tài nguyên có thể phục hồi
Tài nguyên không thể phục hồi
Tài nguyên vô hạn
Câu 10: Các kiểu rừng nào là phổ biến ở Việt Nam:
Rừng là rộng thường xanh ở nhiệt đới
Rừng thưa cây họ dầu
Rừng ngập mặn
Rừng tre nứa
Câu 11: Rừng nhằm hạn chế thiên tai lũ lụt, gió bão, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, góp phần bảo vệ môi trường:
Rừng đặc dụng
Rừng phòng hộ
Rừng sản xuất
Khu dự trữ sinh quyển
Câu 12: Vai trò cơ bản của trồng rừng:
Bảo vệ nguồn nước
Bảo vệ đất
Chống xói mòn
Khai thác gỗ
Câu 13: Vai trò chính của rừng phòng hộ là:
Bảo vệ môi trường
Khai thác gỗ
Du lịch
Bảo tồn
Câu 14: Nguyên nhân gây suy giảm diện tích rừng là:
Chiến tranh
Khai thác quá mức
Ô nhiễm môi trường
Cháy rừng
Câu 15: Hậu quả của sự mất rừng là:
Ô nhiễm môi trường
Sự giảm đa dạng sinh học
Khủng hoảng hệ sinh thái
Lũ lụt và hạn hán gia tăng
Câu 16: Nguyên nhân gây mất đất rừng ở Việt Nam:
Đốt rừng làm rẫy
Du canh du cư
Ô nhiễm môi trường
Xói lở đất
Câu 17: Vai trò quan trọng nhất của rừng là:
Bảo vệ đất
Cung cấp vật liệu
Điều hòa khí hậu
Bảo vệ đa dạng sinh học
Câu 18: Luật bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam ưu tiên:
Trồng rừng và phủ xanh đất trống đồi trọc
Hạn chế khai hoang đất rừng, di dân tự do
Xây dựng vườn quốc gia và khu bảo tồn
Đóng cửa rừng tự nhiên
Câu 19: Làm thế nào để tăng độ che phủ của rừng:
Trồng cây gây rừng
Phát triển khu bảo tồn
Giao đất giao rừng cho người dân
Chống ô nhiễm môi trường
Câu 20:

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_bao_ve_moi_truong_v.docx