SKKN Một số kĩ thuật dạy học tích cực vận dụng trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn 8 THCS

SKKN Một số kĩ thuật dạy học tích cực vận dụng trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn 8 THCS

 A- Komskin từng nói " Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhân cách phán đoán đúng đắn phát triển nhân cách." Hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn , học sinh học nhiều hơn". Quả đúng như vậy, trước sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật thì yêu cầu đổi mới toàn diện về "đừc,trí ,thể, mỹ" để làm chủ bản thân, đất nước, xây dựng đất nước văn minh giàu đẹp.

 Đáp ứng yêu cấu ngày càng cao của giáo dục, đổi mới dạy học Ngữ văn trong nhà trường là một vấn đề được quan tâm và chú trọng nhiều nhất bởi mục tiêu của chương trình. Môn ngữ văn tạo điều kiện để học sinh hoà nhập một cách chủ động tích cực với xã hội, môi trường hiện tại và tương lai.Học sinh được cung cấp tri thức và phương pháp để tiếp tiếp nhận văn học, thực hành giao tiếp Tiếng Việt đồng thời có khả năng tự thâm nhập các lĩnh vực văn hoá xã hội gần gũi và thiết thực để chủ động và tự tin trước cuộc sống,để biết cách ứng sử một cách thích hợp với hoàn cảnh hiện tại và tương lai.

 Áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vận dụng trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn ngữ văn THCS được coi là những nhân tố mới, có vai trò quan trọng: cải thiện và thúc đẩy nhà trường phát triển, gắn kết nhà trường phát triển với những phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, tạo nguồn nhân lực đem lại lợi ích cho xã hội hiện đại. Thấy được ý nghĩa to lớn như trên, giáo viên phải biết áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vận dụng trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn ngữ văn THCS vào dạy học Ngữ văn để giáo viên thực sự là người tổ chức hướng dẫn, là trọng tài, cố vấn, là người kết luận, tác nhân tác động tới quá trình tự nghiên cứu, tự thể hiện tự kiểm tra đánh giá điều chỉnh của trò - chủ thể hoạt động học . Làm được quá trình đó học trò thâm nhập tác phẩm nhanh nhất mà không thụ động thiếu sáng tạo khi phân tích tìm hiểu tác phẩm và giờ dạy đạt hiệu quả cao nhất .

 Dạy học là một môn nghệ thuật. Nghệ thuật ấy không phải ai cũng thể nghiệm giống nhau. Với định hướng “ Đổi mới phương pháp dạy học” phải là áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vận dụng trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn ngữ văn THCS để phát huy tính tích cực,tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, từng môn học.

 Ngữ văn là một môn học đặc thù bởi tính nghệ thuật và tính khoa học của nó. Ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản như các môn học khác, môn học ngữ văn còn tác động đến tư tưởng, tình cảm, đem lại niềm vui, sự hứng thú học tập cho học sinh, góp phần trực tiếp vào việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho mỗi học sinh.Như vậy thì việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng các kĩ thuật dạy học là vô cùng cần thiết.

 

doc 17 trang thuychi01 50959
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kĩ thuật dạy học tích cực vận dụng trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn 8 THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 
 1. Lí do chọn đề tài:
 A- Komskin từng nói " Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhân cách phán đoán đúng đắn phát triển nhân cách." Hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn , học sinh học nhiều hơn". Quả đúng như vậy, trước sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật thì yêu cầu đổi mới toàn diện về "đừc,trí ,thể, mỹ" để làm chủ bản thân, đất nước, xây dựng đất nước văn minh giàu đẹp.
 Đáp ứng yêu cấu ngày càng cao của giáo dục, đổi mới dạy học Ngữ văn trong nhà trường là một vấn đề được quan tâm và chú trọng nhiều nhất bởi mục tiêu của chương trình. Môn ngữ văn tạo điều kiện để học sinh hoà nhập một cách chủ động tích cực với xã hội, môi trường hiện tại và tương lai.Học sinh được cung cấp tri thức và phương pháp để tiếp tiếp nhận văn học, thực hành giao tiếp Tiếng Việt đồng thời có khả năng tự thâm nhập các lĩnh vực văn hoá xã hội gần gũi và thiết thực để chủ động và tự tin trước cuộc sống,để biết cách ứng sử một cách thích hợp với hoàn cảnh hiện tại và tương lai. 
 Áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vận dụng trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn ngữ văn THCS được coi là những nhân tố mới, có vai trò quan trọng: cải thiện và thúc đẩy nhà trường phát triển, gắn kết nhà trường phát triển với những phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, tạo nguồn nhân lực đem lại lợi ích cho xã hội hiện đại. Thấy được ý nghĩa to lớn như trên, giáo viên phải biết áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vận dụng trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn ngữ văn THCS vào dạy học Ngữ văn để giáo viên thực sự là người tổ chức hướng dẫn, là trọng tài, cố vấn, là người kết luận, tác nhân tác động tới quá trình tự nghiên cứu, tự thể hiện tự kiểm tra đánh giá điều chỉnh của trò - chủ thể hoạt động học . Làm được quá trình đó học trò thâm nhập tác phẩm nhanh nhất mà không thụ động thiếu sáng tạo khi phân tích tìm hiểu tác phẩm và giờ dạy đạt hiệu quả cao nhất .
 Dạy học là một môn nghệ thuật. Nghệ thuật ấy không phải ai cũng thể nghiệm giống nhau. Với định hướng “ Đổi mới phương pháp dạy học” phải là áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vận dụng trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn ngữ văn THCS để phát huy tính tích cực,tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, từng môn học.
 Ngữ văn là một môn học đặc thù bởi tính nghệ thuật và tính khoa học của nó. Ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản như các môn học khác, môn học ngữ văn còn tác động đến tư tưởng, tình cảm, đem lại niềm vui, sự hứng thú học tập cho học sinh, góp phần trực tiếp vào việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho mỗi học sinh...Như vậy thì việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng các kĩ thuật dạy học là vô cùng cần thiết.
 Để làm được yêu cầu trên, từ khi cải cách giáo dục, thay sách giáo khoa, chúng ta đã đổi mới nội dung giáo dục THCS: Giảm quá tải, tăng tính thực tiễn và tính thực hành, đảm bảo tính vừa sức, tính khả thi...Nhìn chung, các giờ học giáo viên đã chuyển tải kiến thức, học sinh tiếp nhận bài học khá sinh động.
 Ngay từ năm học 2010 – 2011, Bộ GD & ĐT đã triển khai và ban hành hướng 
dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông các 
môn học và đưa ra một số kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS. Tuy nhiên, việc vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Ngữ văn không phải là vấn đề đơn giản, nó phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố khách quan như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trình độ học sinh...Vì vậy, với giáo viên dạy môn ngữ văn ở nhiều trường, nhiều địa phương thì các kĩ thuật dạy học tích cực vẫn là vấn đề khá mới mẻ, việc vận dụng vào thực tiễn chưa thật thường xuyên, nhiều nơi còn mang tính hình thức...Riêng với trường THCS Quảng Nhân, việc ứng dựng các kĩ thuật dạy học tích cực trong môn ngữ văn còn khá khiêm tốn, một phần do trang bị của giáo viên về kĩ thuật dạy học còn hạn chế, phần vì điều kiện cơ sở vật chất, khả năng của học sinh...
 Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm“ Một số kĩ thuật dạy học tích cực vận dụng trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn ngữ văn 8 THCS” cùng sẻ chia kinh nghiệm, hiểu biết về kĩ thuật dạy học với đồng nghiệp đồng thời để cùng nhau vận dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng môn ngữ văn..
 2. Mục đích nghiên cứu.
 Học sinh hứng thú học tập , nâng cao kĩ năng học và làm bài văn cho học sinh ,nhằm phục vụ cho việc dạy và học môn Ngữ văn lớp 8 ở bậc THCS đạt chất lượng cao.
 3. Đối tượng nghiên cứu. 
 Đổi mới phương pháp dạy học nhất là áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vận dụng trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn ngữ vănTHCS hẳn ai cũng nghe,thấy và bước đầu áp dụng song việc thực hiện đến đâu ở mức độ nào thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Năng lực của giáo viên, trình độ của học sinh, các phương tiện dạy học. Song dù ở điều kiện nào đi chăng nữa thì ngày nay dạy học áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vận dụng trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh cũng là yêu cầu tất yếu, có tính ưu việt và mang tính toàn cầu. Học sinh hứng thú học tập , có kĩ năng học và làm bài văn tốt hơn. Hơn nữa đề tài sẽ giúp giáo viên dạy bộ môn ngữ văn THCS đặc biệt ở lớp 8 tháo gỡ được phần nào trong việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy học Ngữ văn THCS.
 4.Phương pháp nghiên cứu.
 Để thực hiện đề tài này tôi dùng phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
 Trước khi bắt tay vào thực hiện đề tài tôi tham khảo tài liệu trong sách báo, mạng Internetxây dựng cơ sở lí thuyết : cơ sở lí luận, hiểu biết chung khi dạy học tích cực vận dụng trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn ngữ văn 8 THCS. Sau đó tôi tiến hành điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin về :Thực trạng của việc dạy học tích cực vận dụng trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn ngữ văn 8 THCS ở nhà trường THCS Quảng Nhân. Tôi đưa ra các giải pháp và phương pháp dạy học tích cực vận dụng trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn ngữ văn 8 THCS.
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 1. cơ sở lý luận.
 Để đảm bảo tính khoa học và nghệ thuật cho giờ Ngữ văn, áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vận dụng trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn 8 THCS cần vận dụng một cách linh hoạt có sự thay đổi về chất so với truyền thống: Để học sinh hứng thú học tập , có kĩ năng học và làm bài thì giáo viên phải có sự vận dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học: Kỹ thuật thông tin phản hồi, kỹ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật động não, kĩ thuật góc, kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật mảnh ghép, sơ đồ KWL, học theo dự án... [ 5 ] 
 Một giờ dạy tốt môn ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh không hề có sự hạ thấp vai trò của người thầy mà ngược lại người giáo viên phải vất vả hơn trong thiết kế và điều hành giờ học . Bởi giáo viên phải giảm thiểu tối đa lối dạy học thuyết giảng và tăng cường những cuộc trao đổi,đàm thoại dài - ngắn khác nhau giữa giáo viên-học sinh, học sinh -học sinh .Có như vậy mới bồi dưỡng được năng lực gián tiếp và khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt .
 Muốn vậy, thầy và trò phải có có cách tổ chức các hoạt động dạy và học tích hợp giữa các phân môn ,giúp học sinh làm quen với các kĩ thuật dạy học tích cực trong học môn Ngữ văn, đặc biệt là kĩ thuật khăn phủ bàn và kĩ thuật mảnh ghép... Mặt khác, từ các kĩ thuật dạy học tích cực, học sinh nắm bài chắc hơn, sâu hơn và hiểu bài hơn.Rèn cho học sinh các kĩ năng làm việc nhóm theo nhiều cách, kĩ năng tư duy, kĩ năng lập kế hoạch.. Tạo không khí sôi nổi, hứng thú, tích cực trong giờ học đồng thời tạo điều kiện cho học sinh gần gũi, hiểu nhau hơn và đoàn kết với nhau nhiều hơn.
 2. Thực trạng của việc áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vận dụng trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn ngữ văn 8 THCS.
 2.1. Thuận lợi:
 - Giáo viên được tập huấn khá kĩ về các kĩ thuật dạy học tích cực, có các tài liệu tham khảo, internet hỗ trợ cho việc tìm hiểu các kĩ thuật dạy học.
 - Nhà trường ủng hộ việc vận dụng phương pháp, kĩ thuật tích cực trong dạy học, có máy móc phục vụ cho việc ứng dụng kĩ thuật dạy học.
 - Số lượng học sinh trong từng lớp ít, có nhiều học sinh khá giỏi dễ dàng tiếp nhận các kĩ thuật dạy học tích cực.
 2.2. Khó khăn:
 - Cơ sở vật chất phục vụ cho việc ứng dụng dạy học còn hạn chế.
 - Một số học sinh còn yếu, lơ là, chưa tiếp cận tốt với các kĩ thuật dạy học.
 Năm học:2016 - 2017, Tôi tiến hành khảo sát thực trạng việc học Ngữ văn - qua bài kiểm tra trong tiết dạy Ngữ văn 8 THCS của học sinh lớp 8 trong trường, 
quả rất thấp so với mục tiêu giáo dục. cụ thể: 
 văn khối 8, sĩ số HS-64 em
Khối
/Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
TB trở lên
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
8
64
0
0
8
12,5
28
43,8
20
31,3
8
2,5
36
56,3
 Từ thực trạng trên tôi thấy được: 
 Học sinh hiện nay, đa số không ham muốn học tập môn Ngữ văn, nhất là ngại làm những bài văn. Thời gian các em chủ yếu đầu tư cho việc các môn thuộc khoa học tự nhiên. Có lẽ ngoài nguyên nhân khách quan từ xã hội, thì một phần cũng do học Ngữ văn quá khó, lại mất nhiều thời gian. Kết quả học tập môn Ngữ văn của các em không cao đặc biệt là phân môn Tập làm văn. Mặt khác trong tiết học một số học sinh tiếp thu bài chưa tốt còn lơ là, chưa tập trung học tập , chưa tiếp cận được với các kĩ thuật dạy học trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn ngữ văn 8 THCS.
 3. Các giải pháp và minh chứng cụ thể khi áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vận dụng trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn ngữ văn 8 THCS.
 3.1. Giới thiệu một số kĩ thuật dạy học tích cực.[ 6 ]
 Kỹ thuật dạy học (KTDH): Là những động tác, cách thức hành động của giáo viên , học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập.Bên cạnh các KTDH thường dùng, có thể kể đến một số KTDH phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học .
 3.1.1. Kĩ thuật các mảnh ghép.
 Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực của HS : nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2).
1
2
1
3
3
3
2
2
1
 - Vòng 1: - 
3
2
1
3
1
2
2
3
1
 - - Vòng 2:
 - Vòng 1: Hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm đựoc giao 1 nhiệm vụ
 VD: Nhóm 1: Nhiệm vụ A; Nhóm 2: Nhiệm vụ B; Nhóm 3: Nhiệm vụ C,...
 -> Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao, trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm.
 - Vòng 2: Hình thành nhóm mới (1 người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2, 1 người từ nhóm 3,...)
 -> Sau khi chia sẻ thông tin vòng 1, nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa 
thành lập để giải quyết và trình bày kết quả nhiệm vụ vòng 2.
 3.1.2. Kĩ thuật “Khăn phủ bàn”.
 Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm cuả cá nhân HS, phát triển mô hình hợp tác giữa các HS.
 - Thực hiện kĩ thuật “ Khăn phủ bàn” qua 2 giai đoạn:
 + Giai đoạn HS hoạt động độc lập: Các thành viên trong nhóm ngồi vào vị trí như hình vẽ, hoạt động tư duy tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...), sau đó trình bày ý kiến của bản thân vào ô quy định trong “khăn phủ bàn” độc lập tương đối với các thành viên khác.
 + Giai đoạn HS hoạt động tương tác: Các thành viên chia sẻ và thảo luận các câu trả lời, sau đó viết ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn phủ bàn.
 3.1.3. Kĩ thuật động não ( công não).
 Năm 1941, Alex Osborn đã miêu tả động não như là Một kỹ thuật hội ý bao gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến của nhóm người đó nảy sinh trong cùng một thời gian theo một nguyên tắc nhất định. Động não hay Công não (Brainstorming) là một phương pháp đặc sắc dùng để phát triển nhiều giải pháp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách nêu các ý tưởng tập trung trên vấn đề, từ đó rút ra rất nhiều giải pháp căn bản cho nó. Các ý niệm/hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều, càng đủ càng tốt. Các ý kiến có thể rất rộng và sâu cũng như không giới hạn bởi các khía cạnh nhỏ nhặt nhất của vấn đề mà những người tham gia nghĩ tới.Trong động não thì vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh và nhiều cách nhìn khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá.
 Là sự vận dụng trí tuệ (Động não) tập thể để giả quyết một vấn đề phức tạp.
Động não là kĩ thuật trong dạy học nhằm giúp HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.
 Để thực hiện kĩ thuật này, GV cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận. Sau đó tiến hành theo trình tự:
 - GV nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm, khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.
 - Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.
 - Phân loại ý kiến.
 - Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý.
 3.1.4.Kĩ thuật học theo góc.
 Là phương pháp tổ chức hoạt động học tập theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học đảm bảo cho HS học sâu và học thoải mái. Các bước dạy học theo góc như sau:
 - Bước 1: Chuẩn bị:
 + Lựa chọn nội dung bài học phù hợp.
 + Xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng góc.
 + Thiết kế các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ ở từng góc bao gồm phương tiện/ tài liệu ( tư liệu nguồn, văn bản hướng dẫn làm việc theo góc, bản hướng dẫn theo mức độ hỗ trợ, bản hướng dẫn tự đánh giá,...)
 - Bước 2: Tổ chức hoạt động học tập theo góc:
 + Giới thiệu bài học và các góc học tập.
 + HS được lựa chọn góc theo sở thích, sau đó học luân phiên tại các góc theo thời gian quy định (VD 10-15’ mỗi góc) để đảm bảo học sâu.
 + Tổ chức trao đổi/ chia sẻ (Thực hiện linh hoạt).
 3.1.5. Kĩ thuật sơ đồ KWL:
 Là kĩ thuật dạy học nhằm tạo điều kiện cho người học nêu được những điều đã biết liên quan đến chủ đề, những điều muốn biết về chủ đề trước khi học và những điều đã học sau khi học.
 Dựa trên sơ đồ KWL, người học tự đánh giá được sự tiến bộ của mình trong việc học, đồng thời giáo viên biết được kết quả học tập của người học, từ đó điều chỉnh việc dạy học cho hiệu quả.	
 K ( Điều đã biết)
 Know
W ( Điều muốn biết) What
 L ( Điều học được)
 Learn
 3.1.6. Học theo dự án.
 Học theo dự án ( Project Work) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho HS tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống.
 Các bước học theo dự án: 
 - Bước 1: Lập kế hoạch.
 Là bước đầu tiên quan trọng, tất cả các thành viên trong nhóm cùng tham gia xây dựng và xác định được: Mục tiêu cần hướng tới – nhiệm vụ phải làm- sản phẩm dự kiến, cách triển khai thực hiện hoàn thành dự án – thời gian thực hiện và hoàn thành.
 - Bước 2: Thực hiện dự án.
 Bao gồm các công việc: Thu thập thông tin – Xử lí thông tin – Thảo luận với các thành viên khác – Trao đổi và xin ý kiến GV hướng dẫn.
 - Bước 3: Tổng hợp kết quả.
 Bao gồm các công việc: Xây dựng sản phẩm – Trình bày sản phẩm – Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án.
 3.1.7. Kỹ thuật sơ đồ tư duy. 
 Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, ý tưởng được liên kết, do vậy bao quát được phạm vi sâu rộng. Kỹ thuật sơ đồ tư duy do Tony Buzan đề xuất, xuất phát từ cơ sở sinh lý thần kinh về quá trình tư duy: Não trái đóng vai trò thu thập các dữ liệu mang tính logic như số liệu, não phải đóng vai trò thu thập dữ liệu như hình ảnh, nhịp điệu, màu sắc, hình dạng 
 Cách làm:
 - Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.
 - Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.
 - Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.
 - Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo 
3.2. Ví dụ minh chứng cụ thể khi áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vận dụng trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn ngữ văn 8 THCS. 
 Ví dụ 1: Ứng dụng : kĩ thuật động não ( công não) khi dạy bài - tiết 9: Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” NV 8 , tập 1
 Đây là bài văn giúp HS nắm được : tình cảnh đáng thương của người nông dân lao động trong xã hội cũ, sự bất nhân của chế độ, thấy được sự phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật hiện thực: có áp bức thì có đấu trnh, tức nước thì vỡ bờ trong xã hội. Hiểu được một số hình thức nghệ thuật:Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật,sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo huynh hướng hiện thực .
. GV có thể áp dụng kĩ thuật “Động não”
 Vấn đề được tìm hiểu đưa ra trước tập thể lớp theo câu hỏi:
 Khi tìm hiểu nhân vật cai lệ và người nhà lí trưởng, chị Dậu : 
 Nhân vật cai lệ :
 Em hiểu gì về cai lệ? 
 - Là tay sai đắc lực của Pháp. Thường được bọn quan lại cho phép sử dụng bạo lực để đàn áp người dân theo lệnh của chính quyền
 Cai lệ có vai trò ntn trong vụ thuế ở làng Đông Xá? 
 - Thu thuế
 Hắn xông vào nhà chị Dậu với ý định gì?
 - Tróc sưu thuế
 Hình ảnh cai lệ được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết nào? Những chi tiết ấy lột tả được bản chất gì của tên cai lệ? 
 -Bắt người là nghề của hắn. Ngôn ngữ cửa miệng của hắn là quát, thét, chửi, hầm hè.
 Người nhà lí trưởng:
 Tên người nhà lí trưởng hiện lên qua những chi tiết nào? 
 - “Anh ta lại sắp phải gió như đêm hôm qua đấy”
 So với cai lệ em thấy lí trưởng là người ntn? 
 - Là kẻ tán tận lương tâm nhưng chưa mất hết nhân tính
 Qua hai nhân vật này, chúng ta hiểu gì về bản chất của XH cũ? 
 - Đầy rẫy những bất công và sự tàn ác
 - Có thể gieo hoạ xuống cho bất kì người lương thiện nào
 - Tồn tại trên cơ sở các lí lẽ và hành động bạo ngược
 Nêu nhận xét chung về hai nhân vật này?
 - Chúng là đại diện cho XHPK đương thời tàn bạo, bất công, phi lí
 Tác giả đã sử dụng NT gì để khắc hoạ hai nhân này? 
 - NT: Khắc hoạ nhân vật qua lời nói, cử chỉ, hành động
 Chị Dậu :
 Tình cảnh gia đình chị Dậu lúc này ntn? 
 - Chị Dậu nghèo xác xơ, với ba đứa con đói khát. Tất cả dồn lên vai chị.
 - Nợ sưu nhà nước chưa trả được
 - Anh Dậu ốm mà vẫn có thể bị trói, bị đánh bất cứ lúc nào(vì chưa có tiền nộp sưu cho người em ruột chết từ năm ngoái)
 - Trong nhà không còn một hạt gạo
 Em có suy nghĩ gì về tình cảnh đó? 
 - Rất khó khăn và đáng thương
 Chi tiết chị Dậu chăm sóc chồng được miêu tả ntn? 
 - Quạt cho cháo nguội
 - Rón rén bưng đến động viên chồng ăn
 Qua đây chị Dậu đã bộc lộ phẩm chất gì?
 - Đảm đang, dịu hiền và hết lòng yêu thuơng chồng con
 Đó là cách ứng xử rất tự nhiên của người dân đối với người đại diện của nhà nước.Bởi vì chị luôn xem mình là hàng con sâu,cái kiến, nghèo khổ bậc nhất trong làng.Chị nhẫn nhục như vậy mong gợi chút lòng thương người của cai lệ . Thế nhưng bỏ ngoài tai thái độ, lời van xin của chị Dậu cai lệ vẫn sấn tới.Vì thế thái độ của chị Dậ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_ki_thuat_day_hoc_tich_cuc_van_dung_trong_giang_d.doc