SKKN Kinh ngiệm chỉ đạo tổ chức các hoạt động để giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho trẻ ở trường mầm non Thị trấn Hà Trung

SKKN Kinh ngiệm chỉ đạo tổ chức các hoạt động để giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho trẻ ở trường mầm non Thị trấn Hà Trung

Trải qua bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã đúc kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta,nó kết thành một làn sóng quý báu nhấn chìm cả bè lũ bán nước và bè lũ cướp nước”.

Truyền thống yêu nước quý báu đó của dân tộc ta đã được gìn giữ và phát huy trong suốt thời kỳ giữ nước xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Phát huy truyền thống đó trong thời kỳ đổi mới đất nước Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm gìn giữ và xác định đối tượng giáo dục đó là thế hệ trẻ.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hàng ngàn lớp lớp thanh niên hăng hái xung phong lên đường chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Nhiều thanh niên đã ngã xuống, hy sinh anh dũng điển hình như anh hùng La văn Cầu, anh hùng Lê Mã Lương với câu nói bất hủ “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”hay anh hùng Võ Thị Sáu hy sinh anh dũng ở tuổi 16 thanh xuân

Trong thời kỳ đổi mới đất nước rất nhiều tấm gương tiêu biểu đấu tranh xây dựng và bảo vệ tổ quốc nhiều thanh niên là anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới biết hy sinh cho lợi ích tập thể, các phong trào tình nguyện, những tấm gương việc tử tế cũng xuất phát từ nhận thức và tình yêu thương từ lòng yêu nước .Trước những tấm gương đẹp đó thì cũng không ít những thanh niên đã vì lợi ích cá nhân, vì cái tôi, vì cám dỗ, vì đã vi phạm pháp luật

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước đã được ghi lại trong sử sách. Thế nhưng trong thực tế năm học 2013-2014 trong kỳ thi trung học phổ thông môn tự chọn chỉ có 2,8% số học sinh chọn môn lịch sử, điều đó cũng là một báo động là học sinh không quan tâm và yêu thích đến lịch sử nước nhà.

Trong thực tế tình hình đất nước hiện nay có nhiều diễn biến phức tạp đặc biệt là tình hình biển đông, tình hình vi phạm pháp luật rất nhiều. Trong những năm vừa qua. Bộ chính trị đã có nhiều chủ trương giải pháp nhưng tình hình vẫn chưa được chấm dứt .

 

docx 24 trang thuychi01 9811
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh ngiệm chỉ đạo tổ chức các hoạt động để giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho trẻ ở trường mầm non Thị trấn Hà Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Số trang
I
Phần 1: Mở Đầu
2
1
- Lý do chọn đề tài
3
2
- Mục đích nghiên cứu
3
3
- Đối tượng nghiên cứu
3
4
- Phương pháp nghiên cứu
3
II
Phần 2: Nội dung sáng kiến 
1
- Cơ sở lý luận
3-4
2
- Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
5-6
3
- Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo dục tình yêu quê hương đất nước trong trường mầm non.
6
Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo dục trẻ về tình yêu quê hương đất nước theo chương trình giáo dục Mầm non.
7
Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo dục trẻ về tình yêu quê hương đất nước thông qua tổ chức ngày hội ngày lễ trong trường mầm non.
8
Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo dục trẻ về tình yêu quê hương đất nước thông qua hoạt động thăm quan dã ngoại
10
Biện pháp 5: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch
12
4
- Hiệu quả của SKKN
13
III
Phần 3: Kết luận và kiến nghị
15
1
- Kết luận
16
2
- Kiến nghị
IV
Phụ lục 
1
Học sinh phấn khởi đón chào năm học mới
17
2
Giáo viên và học sinh chăm sóc đài tưởng niệm các AHLS Thị trấn Hà Trung
17
3
Giáo viên và học sinh thăm và chăm sóc tượng đài Đò Lèn chiến thắng
18
4
Công tác chuẩn bị cho chuyến tham quan
19
5
Công tác phối hợp đón tiếp
20
6
Hình ảnh đoàn đại biểu cấp trên về dự hội thi
20
7
Lãnh đạo chia bánh kẹo cho trẻ nhân dịp vui Tết Trung thu
21
I. MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trải qua bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã đúc kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta,nó kết thành một làn sóng quý báu nhấn chìm cả bè lũ bán nước và bè lũ cướp nước”.
Truyền thống yêu nước quý báu đó của dân tộc ta đã được gìn giữ và phát huy trong suốt thời kỳ giữ nước xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Phát huy truyền thống đó trong thời kỳ đổi mới đất nước Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm gìn giữ và xác định đối tượng giáo dục đó là thế hệ trẻ.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hàng ngàn lớp lớp thanh niên hăng hái xung phong lên đường chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Nhiều thanh niên đã ngã xuống, hy sinh anh dũng điển hình như anh hùng La văn Cầu, anh hùng Lê Mã Lương với câu nói bất hủ “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”hay anh hùng Võ Thị Sáu hy sinh anh dũng ở tuổi 16 thanh xuân
Trong thời kỳ đổi mới đất nước rất nhiều tấm gương tiêu biểu đấu tranh xây dựng và bảo vệ tổ quốc nhiều thanh niên là anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới biết hy sinh cho lợi ích tập thể, các phong trào tình nguyện, những tấm gương việc tử tế cũng xuất phát từ nhận thức và tình yêu thương từ lòng yêu nước ..Trước những tấm gương đẹp đó thì cũng không ít những thanh niên đã vì lợi ích cá nhân, vì cái tôi, vì cám dỗ, vìđã vi phạm pháp luật 
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước đã được ghi lại trong sử sách. Thế nhưng trong thực tế năm học 2013-2014 trong kỳ thi trung học phổ thông môn tự chọn chỉ có 2,8% số học sinh chọn môn lịch sử, điều đó cũng là một báo động là học sinh không quan tâm và yêu thích đến lịch sử nước nhà.
Trong thực tế tình hình đất nước hiện nay có nhiều diễn biến phức tạp đặc biệt là tình hình biển đông, tình hình vi phạm pháp luật rất nhiều. Trong những năm vừa qua. Bộ chính trị đã có nhiều chủ trương giải pháp nhưng tình hình vẫn chưa được chấm dứt...
Trong thời kỳ đổi mới đất nước có không ít những thanh niên đã tích cực học tập phấn đấu thành công trên mọi lĩnh vực. Nhiều thanh niên được vinh danh trên con đường thành công, nhiều đề tài khoa học, nhiều sản phẩm trên các lĩnh vực tri thức, sản xuất kinh doanh, nhệ thuật....góp phần làm giàu cho quê hương đất nước. Ngược lại đó thì cũng không ít thanh niên vì ngại khó mà lại muốn hưởng sung sướng, vì ham lợi mà đã vi phạm pháp luật mà nguyên nhân là chưa được giáo dục và nhận thức chưa đầy đủ, đúng hướng.
Từ những lý do đó mà tôi luôn băn khoăn trăn trở làm thế nào để thế hệ trẻ tìm hiểu và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc Để đất nước ta phát triển và đi trên con đường hội nhập quốc tế sánh vai được với các cường quốc năm châu như sinh thời Bác Hồ của chúng ta hằng căn dặn và mong muốn.
Vậy đối tượng cần giáo dục đó là ai? Đó là thế hệ trẻ.Vậy để thế hệ trẻ có 
tình yêu quê hương đất nước thì phải giáo dục ngay từ tuổi còn thơ.Vậy làm thế nào để giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho trẻ ngay từ tuổi còn thơ đó là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm giáo dục.
Chính vì thế mà tôi chọn đề tài: Kinh ngiệm chỉ đạo tổ chức các hoạt động để giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho trẻ ở trường mầm non Thị trấn Hà Trung.
Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu đề tài này nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về ý thức trách nhiệm của bản thân với việc chăm sóc giáo dục trẻ trong đó giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho trẻ là vấn đề hết sức quan trọng đồng thời thực hiện tốt các biện pháp để giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho trẻ ngay từ tuổi còn thơ góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Đúc rút một số kinh nghiệm giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho trẻ trường mầm non Thị trấn từ đó nhân diện rộng việc giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho trẻ tuổi mầm non góp phần trong việc hình thành nhận thức trách nhiệm của thế hệ trẻ sau này trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực trạng và các biện pháp của việc giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho trẻ trong trường mầm non Thị trấn Hà trung. 
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận và thực trạng của việc giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho trẻ trong trường mầm non Thị trấn Hà trung.
 - Phương pháp xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo dục tình yêu quê hương đất nước trong trường mầm non.
 - Chỉ đạo giáo dục trẻ về tình yêu quê hương đất nước theo chương trình giáo dục Mầm non.
 -Chỉ đạo giáo dục trẻ về tình yêu quê hương đất nước thông qua tổ chức ngày hội ngày lễ trong trường mầm non.
 -Chỉ đạo giáo dục trẻ về tình yêu quê hương đất nước thông qua hoạt động thăm quan, dã ngoại.
-Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
Theo tâm lý học: Con người được phân biệt bằng 2 yếu tố đó là phần “con” và phần “người”. Phần “con” là tính về mặt thể xác, phần“ người” là nói đến đạo đức, cái tâm, cái tình cảm, lý trí hay nhận thức, nhân cách . Không phải con người khi sinh ra đã có đủ cả hai mặt hoàn thiện, khi mới sinh ra không phải ai cũng có đạo đức, có tình yêu, tình thương, nhận thức và nhân cách đầy đủ.Trong tập thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:
 Ngủ thì ai cũng như lương thiện
 Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
 Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
 Phần nhiều do giáo dục mà nên.
“Hiền” “Dữ ” ở đây Chủ tịch Hồ Chí minh muốn nói đến đạo đức, nhân cách của con người không phải ai cũng sẵn có, không phải ai cũng nhận thức đầy đủ, không phải ai cũng có tình yêu thương, chia sẻ, sự thông cảm và ham muốn để tiến bộ và làm theo. Ở đây Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn khẳng định cái “Hiền” “dữ ” đó là do yếu tố giáo dục quyết định.
Thật vậy yếu tố giáo dục giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nhân cách của con người và quan trọng hơn là sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ Mầm non.
Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI. Thế kỷ của nền văn minh tri thức. Năm học 2015- 2016là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước đó là năm diễn ra Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ XII của Đảng. Đại hội đại biểu Đảng Bộ Tỉnh Thanh Hoá lần thứ XVIII. Đại hội đại biểu Huyện đảng Bộ lần thứ XXII và cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.Đảng ta đã xác định Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. 
Trong những năm qua nền giáo dục của đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập Quốc tế. Bộ giáo dục và Đào tạo đã có nhiều định hướng đổi mới giáo dục đó là đưa ra các chủ đề năm học, các phong trào thi đua, các cuộc vận động đặc biệt là cuộc vận động “ Hai không” phong trào thi đua “ Trường học thân thiện học sinh tích cực” Ban hành nhiều chương trình giáo dục mới, nhiều chủ trương chính sách mới cho giáo dục trong đó có giáo dục Mầm non để mọi trẻ em đều được đến trường học tập đặc biệt Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 29/NQ- BCT “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế”
Từ những Nghị quyết, những chủ chương đường lối chính sách đó của Đảng và nhà nước ta đã thể hiện quan điểm đúng đắn của Đảng về vấn đề giáo dục và đã thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển.Với mục tiêu của giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực đủ đức, đủ tài đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương đất nước.
Muốn thành công mục tiêu đó thì ngành giáo dục phải không ngừng nỗ lực, đổi mới phương pháp, biện pháp giáo dục, đầu tư kinh phí, các điều kiện, phương tiện cho giáo dục đồng thời ưu tiên các chế độ chính sách cho các đối tượng để mọi người, mọi đối tượng đều được học tập.
Ngành giáo dục phải tổ chức nhiều cuộc vận động, nhiều phong trào thi đua sâu rộng để phát hiện và bồi dưỡng nguồn nhân tài chủ lực cho đất nước. như trong lời kêu gọi thi đua ái quốc mà Bác Hồ đã phát động “ Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”
2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
- Nhà trường:
Trường Mầm non Thị Trấn Hà Trung được công nhận trường chuẩn quốc gia năm 2004. Năm học 2009- 2010 trường được công nhận trường chuẩn Quốc gia theo Quyết định số 36 của Bộ giáo dục và Đào tạo do đó cơ sở vật chất được hoàn thiện và được cải tạo qua các năm học vì thế mà đảm bảo tương đối đầy đủ cho việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Nhà trường luôn được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo Hà Trung, của Đảng uỷ- UBND Thị Trấn Hà Trung, Nhân dân thị Trấn có trình độ dân trí cao tạo điều kiện cho giáo dục Mầm non phát triển.
Trong thực tế những năm vừa qua trường mầm non Thị Trấn Hà trung cũng luôn luôn quan tâm chú trọng việc đổi mới phương pháp biện pháp giáo dục như tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, lấy trẻ làm trung tâm, tăng cường các hoạt động trải nghiệm khám phá, mở rộng hoạt động ngoại khóa như tham quan, dã ngoại nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Tuy nhiên trong đó việc giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho trẻ vẫn còn hạn chế. Trẻ hiểu các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ, các mối quan hệ hạn hẹp, phản ứng của trẻ với sự vật hiện tượng, sự tham gia các hoạt động tham quan, dã ngoại..ở trẻ vẫn còn thờ ơ, chưa thực sự thích thú, phát triển tình cảm xã hội và các mối quan hệ ở trẻ ở trường mầm non vẫn còn hạn chế.
- Về phụ huynh: Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục trẻ và đặc biệt là cho con tham gia ngày hội ngày lễ, các hội thi hoặc việc thăm quan dã ngoại, một số phụ huynh có quan niệm chỉ học ở trường học chứ cái , học số là đủ mà chưa quan tâm đến các lĩnh vực phát triển khác của trẻ. Thể hiện ở bảng khảo sát sau:
TT
Nội dung
Tổng số phụ huynh
Khảo sát
Số phụ huynh đồng ý
Tỷ lệ
1
Chỉ học ở trên lớp tốt là được 
94
63
67,1
2
Thích cho trẻ tham gia ngày hội ngày lễ và hội thi
94
55
58,5
3
Thích cho trẻ thăm quan, dã ngoại
94
51
54,3
 	- Đội ngũ CBGV :
Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình, năng động, có trình độ chuẩn 100%, yêu nghề mến trẻ, đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ.
Đội ngũ CBGV luôn tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy như ứng dụng CNTT, dạy học lấy trẻ làm trung tâm, tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm khám phá, tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên do ngại khó, ngại tốn nhiều thời gian, kinh phí, công tác tuyên truyền vận động hạn chế nên ít tổ chức các hoạt động ngày hội ngày lễ, tham quan dã ngoại để nâng cao chất lượng của nhóm lớp mình phụ trách.
TT
Nội dung
Số lượng GV
Số GV đạt
Tỷ lệ
chung
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
1
Giáo viên tích hợp lồng ghép nội dung GD tình yêu quê hương đất nước vào các chủ đề
14
6
5
3
100
2
GV tham gia với hoạt động ngày hội, ngày lế của trẻ
20
10
5
5
100
3
GV hưởng ứng việc tổ chức tham qua dã ngoại
20
8
6
6
100
Về học sinh:
TT
Độ tuổi
Số lượng học sinh
Kết quả đạt đượctừ HĐ trên lớp
Thích tham gia ngày hội ngày lễ, tham quan, dã ngoại
Tỷ lệ
1
 Độ tuổi 3 - 4 tuổi
104
104
65
62,5
2
Độ tuổi 4 - 5 tuổi
89
89
70
78,7
3
Độ tuổi 5 - 6 tuổi
82
82
72
87,8
Tổng cộng
275
275
207
75,3
3.Các biện pháp tổ chức thực hiện
*Các biện pháp:
Biện pháp 1: Công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo dục tình yêu quê hương đất nước trong trường mầm non.
Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo dục trẻ về tình yêu quê hương đất nước theo chương trình giáo dục Mầm non.
Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo dục trẻ về tình yêu quê hương đất nước thông qua tổ chức ngày hội ngày lễ trong trường mầm non.
Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo dục trẻ về tình yêu quê hương đất nước thông qua hoạt động thăm quan, dã ngoại.
Biện pháp 5: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch
* Các biện pháp cụ thể:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo dục tình yêu quê hương đất nước trong trường mầm non.
Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo đúng các nguyên tắc xây dựng kế hoạch. Kế hoạch thể hiện rõ ràng, chi tiết, nội dung và thời gian thực hiện và phải có tính khả thi, kế hoạch thể hiện kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết cho nội dung tổ chức các hoạt động. Xây dựng tốt kế hoạch giúp việc thực hiện chỉ đạo nội dung tổ chức các hoạt động đạt hiệu quả cao.
Kế hoạch của nhà trường bao gồm đầy đủ các lĩnh vực nội dung quản lý song tôi chú ý đến công tác chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho trẻ trong trường mầm non. Cũng thông qua kế hoạch thể hiện các hoạt động thực hiện trong năm học: Hoạt động ngày hội ngày lễ cụ thể: Tổ chức ngày hội đến trường của Bé; Tổ chức vui tết Trung thu cho trẻ; các hoạt động chào mừng ngày nhà giáo Việt nam; ngày Quốc tế phụ nữ 8/3; vui tết Thiếu nhi 1-6. Kế hoạch tổ chức tham quan dã ngoại, chăm sóc các di tích lịch sử địa phương...Từ nội dung trọng tâm đó để giáo viên lựa chọn nội dung đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch các nội dung của kế hoạch để thực hiện nội dung chính mà trường đề ra.
Trên cơ sở nội dung kế hoạch chúng ta chú ý đến công tác phối hợp thực hiện theo các nội dung của kế hoạch, có những công việc cần đến công tác tìm hiểu để đạt được kết quả ví dụ như cho trẻ tìm hiểu di tích lịch sử của địa phương chúng ta cần phối hợp với hội Cựu chiến binh nói chuyện về di tích lịch sử sau đó chúng ta tổ chức cho trẻ đi tham quan như vậy kết quả sẽ đạt cao hơn.Tương tự các nội dung khác chúng ta cũng lựa chọn nội dung hình thức phối hợp cho phù hợp.
Trong kế hoạch chúng ta cũng không quê công tác vận động tuyên truyền. Cụ thể: Tuyên truyền về chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, các ngày hội ngày lễ, các hội thi, các hoạt động tham quan dã ngoại trong năm học.Trong đó nêu được mục đích ý nghĩa, mục tiêu nội dung công việc, công tác phối hợp, kinh phí hỗ trợ tổ chức từ đó chúng ta sẽ nhận được sự ủng hộ từ phụ huynh và các tổ chức các nhà hảo tâm..
Công tác vận động tuyên truyền: Tuyên truyền xuyên suốt cả năm học nhưng tập trung tổ chức vào 3 lần chính:
 Lần 1: Tổ chức vào tháng 9: Tổ chức họp phụ huynh đầu năm
 Lần 2: Tổ chức vào tháng 12: Họp phụ huynh sơ kết học kỳ I.
Lần 3: Tổ chức vào tháng 5: Họp phụ huynh chuẩn bị tổng kết năm học.
Hiệu trưởng chuẩn bị nội dung họp trong đó chú trọng nội dung, các hoạt động giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho trẻ thông qua các biện pháp nêu trên. Triển khai các nội dung theo kế hoạch. Phó hiệu trưởng xây dựng 4 tiết dạy mẫu cho giáo viên( 2 khu). Phân công giáo viên có năng lực chuyên môn vững để thực hiện.
Nội dung tổ chức tốt các hội thi, các ngày hội ngày lễ trong nhà trường, Thông qua đó là một dịp tốt để tuyên truyền tới các ngành các cấp , các Đoàn thể chính trị xã hội, các bậc phụ huynh quan tâm đến giáo dục Mầm non.
Sau khi kế hoạch đã lên chúng ta phân công nhiệm vụ cụ thể trong Ban giám hiệu: Ban giám hiệu là những người đứng đầu chỉ đạo các lĩnh vực của nhà trường . Vì thế việc phân công phải phù hợp với năng lực chuyên môn: 1đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách công tác nuôi dưỡng và các hoạt động giáo dục pháp luật. 1 đồng chí phụ trách công tác giáo dục và các hoạt động khác của nhà trường dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng.
 Phân công nhiệm vụ cho các tổ chuyên môn, cho giáo viên phụ trách nhóm lớp phù hợp với năng lực chuyên môn và điều kiện công tác để thực hiện tốt nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ cũng như các hoạt động khác trong nhà trường.
Cuối cùng chúng ta phân kỳ thực hiện kế hoạch cụ thể đó là kế hoạch tháng , kế hoạch tuần, kế hoạch ngày và công tác theo dõi đôn đóc thực hiện các nội dung cụ thể.
Toàn bộ kế hoạch của nhà trường được triển khai đến các bộ phận và 
được đưa vào kế hoạch của các tổ chuyên môn, đến kế hoạch cá nhân và thống nhất thực hiện trong năm học.
Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo dục trẻ về tình yêu quê hương đất nước theo chương trình giáo dục Mầm non.
Chỉ đạo thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ:
 Ngoài việc chỉ đạo thực hiện tốt các quy định về chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại trường Mầm non chúng ta không quên việc giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho trẻ cụ thể: Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ tốt cũng góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước. như trẻ hiểu được các nhóm dinh dưỡng, tác dụng của các nhóm, hàng ngày phải ăn đầy đủ các nhóm dinh dưỡng, ăn đủ các nhóm dinh dưỡng mới khỏe mạnh làm được nhiều việc có ích như giúp cô một số công việc ở lớp, giúp mẹ một số công việc ở nhà, chăm sóc cây, rau.. hay khỏe để sau này làm kỹ sư , bác sỹ, chú bộ đội ..từ đó mà hình thành ở trẻ tình yêu thương, nhân cách của trẻ được phát triển, mơ ước của trẻ được hình thành. Trẻ yêu mọi người, hăng hái tham gia các hoạt động để nuôi mơ ước đó điều đó là mấu chốt để giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho trẻ.
- Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục.Trên cơ sở 9 chủ đề cho trẻ mẫu giáo và 8 chủ đề cho trẻ nhà trẻ và trên cơ sở kế hoạch của nhà trường.bản thân tích cực chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục mầm non. Xây dựng kế hoạch tháng tuần, ngày, chọn đề tài phù hợp,lồng ghép các nội dung tích hợp để giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho trẻ.
Cụ thể là: Thực hiện chương trình giáo dục trong đó chú trọng giáo dục tình yêu quê hương đất nước thông qua chương trình giáo dục mầm non và cụ thể là lồng ghép nội dung giáo dục thông qua các chủ đề ví dụ: chủ đề trường mầm non chúng ta lồng việc giáo dục trẻ từ việc cung cấp kiến thức về nội dung chủ đề yêu cầu mà giáo dục trẻ yêu trường lớp, yêu thầy cô, yêu bạn bè, yêu đồ dùng đồ chơi.....Chủ đề Tết và mùa xuân giáo dục trẻ biết giúp đỡ, chia sẻ với những người thân trong gia đình chuẩn bị tết, gói bánh chưng cổ truyền của dân tộc, trồng hoa mùa xuân, chăm sóc hoa.. hay sâu hơn là chủ đề “ Quê hương, đất nước và trường Tiểu học” chúng ta giáo dục tình yêu quê hương đất nước qua các danh lam thắng cảnh, qua các làng quê Việt nam.....Tương tự như các chủ đề khác cũng như vậy. Những việc làm đó là hình thành ở trẻ nhân cách tốt đẹp nuôi dưỡng ở trẻ tình yêu quê hương đất nước sau này.
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho trẻ thông qua việc dạy trẻ hát quốc ca: Trước hết chúng ta phải triển khai nội dung này với toàn thể cán bộ giáo viên, tuyên truyền với các bậc phụ huynh để phối hợp thực hiện. Với các biện pháp sau:
Tổ chức dạy hát quốc ca trên lớp.
Tổ chức hát quốc ca đầu tuần.
Tổ chức hát quốc ca trước giờ thể dục sáng.
Từ những biện pháp đó mà đến nay như thông lệ cứ nhạc thể dục buổi sáng của trường vang lên là tất cả học sinh ra sân xếp hàng tập thể dục và việc đầu tiên là nghe nhạc và nghiêm trang hát bài quốc ca chào buổi sáng. Đến nay mới chỉ năm đầu tiên đã có 75% trẻ trong trường đã thuộc bài quốc ca trong đó 100% trẻ 5 tuổi đã thuộc bài hát quốc ca.
Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo dục trẻ về tình yêu quê hương đất nước thông qua tổ chức ngày hội ngày lễ trong trường mầm non.
Trên cơ sở kế hoạch chung cho cả năm học chúng ta tổ chức xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng ngày hội, ngày lễ theo các tháng v

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_kinh_ngiem_chi_dao_to_chuc_cac_hoat_dong_de_giao_duc_ti.docx