SKKN Kinh nghiệm tích hợp liên môn đem lại hiệu quả trong dạy - Học văn bản: “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” (Ngữ văn 9, tập 1) ở trường THCS Lương Nội - Bá Thước

SKKN Kinh nghiệm tích hợp liên môn đem lại hiệu quả trong dạy - Học văn bản: “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” (Ngữ văn 9, tập 1) ở trường THCS Lương Nội - Bá Thước

Đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo và tích cực để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức được coi là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, trước hết, mỗi giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh để các em say mê, hứng thú và sau đó là tự giác học tập. Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại, đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây đem lại hiệu quả cho việc giảng dạy, trong đó có việc giảng dạy Ngữ văn. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng lẻ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Trước thực tiễn đó, năm học 2012-2013 Bộ Giáo dục và đào tạo đã phát động cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp” trên địa bàn toàn quốc. Ban đầu, tôi cũng như nhiều đồng nghiệp còn bỡ ngỡ thậm chí còn mơ hồ trong cách hiểu về dạy học tích hợp, nên có một số hiện tượng xảy ra như tích hợp không đúng lúc, đúng chỗ khiến việc dạy học tích hợp trở nên gượng ép; hay có giáo viên lựa chọn nội dung tích hợp quá nhiều nên không đủ thời gian để dạy Từ thực tế đó, tôi đã đúc rút kinh nghiệm, tìm tòi nghiên cứu và tích cực tham gia cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” và năm học 2016 – 2017 đã đạt được kết quả đáng kể : giải ba cấp huyện, giải khuyến khích cấp tỉnh với dự án “Tích hợp liên môn Lịch sử, Âm nhạc, Địa lí, GDCD, Mỹ thuật vào giảng dạy tiết 6,7- Ngữ văn lớp 9: “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình’ ( G.G. Mac- ket)”

doc 21 trang thuychi01 6361
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm tích hợp liên môn đem lại hiệu quả trong dạy - Học văn bản: “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” (Ngữ văn 9, tập 1) ở trường THCS Lương Nội - Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài. 
Đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo và tích cực để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức được coi là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, trước hết, mỗi giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh để các em say mê, hứng thú và sau đó là tự giác học tập. Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại, đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây đem lại hiệu quả cho việc giảng dạy, trong đó có việc giảng dạy Ngữ văn. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng lẻ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Trước thực tiễn đó, năm học 2012-2013 Bộ Giáo dục và đào tạo đã phát động cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp” trên địa bàn toàn quốc. Ban đầu, tôi cũng như nhiều đồng nghiệp còn bỡ ngỡ thậm chí còn mơ hồ trong cách hiểu về dạy học tích hợp, nên có một số hiện tượng xảy ra như tích hợp không đúng lúc, đúng chỗ khiến việc dạy học tích hợp trở nên gượng ép; hay có giáo viên lựa chọn nội dung tích hợp quá nhiều nên không đủ thời gian để dạyTừ thực tế đó, tôi đã đúc rút kinh nghiệm, tìm tòi nghiên cứu và tích cực tham gia cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” và năm học 2016 – 2017 đã đạt được kết quả đáng kể : giải ba cấp huyện, giải khuyến khích cấp tỉnh với dự án “Tích hợp liên môn Lịch sử, Âm nhạc, Địa lí, GDCD, Mỹ thuật vào giảng dạy tiết 6,7- Ngữ văn lớp 9: “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình’ ( G.G. Mac- ket)” 
Từ sản phẩm Dạy học tích hợp đạt giải, tôi đã quyết định viết thành sáng kiến kinh nghiệm để chia sẻ những kinh nghiệm của mình về dạy học tích hợp với đề tài “Kinh nghiệm tích hợp liên môn đem lại hiệu quả trong dạy - học văn bản: “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” ( Ngữ văn 9, tập 1) ở trường THCS Lương Nội- Bá Thước” để đồng nghiệp tham khảo cũng như cùng nhau tìm ra được phương pháp giảng dạy hay nhất giúp phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Chọn sáng kiến “Kinh nghiệm tích hợp liên môn đem lại hiệu quả trong dạy - học văn bản: “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”( Ngữ văn 9, tập 1) ở trường THCS Lương Nội- Bá Thước” tôi muốn đưa ra một số giải pháp đã làm và thấy hiệu quả nhằm truyền tải những kiến thức và kỹ năng từ văn bản đến học sinh một cách dễ hiểu nhất, sinh động nhất, từ đó giúp học sinh nắm vững, nắm chắc các kiến thức về văn bản qua đó còn rèn cho học sinh năng lực cảm thụ văn bản nhật dụng với các vấn đề bức thiết trong cuộc sống hiện nay, hình thành cho học sinh thái độ và kĩ năng sống tốt đẹp - sống chan hòa, yêu chuộng hòa bình trong bối cảnh thế giới hiện nay.
	Sáng kiến kinh nghiệm này còn nhằm giúp các em hứng thú hơn, tích cực hơn khi học các văn bản nhật dụng và sẽ yêu thích tiết học này hơn, học tốt môn Ngữ văn hơn.
Ngoài ra nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá thực trạng việc thực hiện các hoạt động dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THCS Lương Nội.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu 
 	Các giải pháp, biện pháp để dạy học tích hợp liên môn một cách hiệu quả trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” (Ngữ văn 9, tập 1)
 1.4. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu các nghiên cứu về dạy học tích 
hợp và dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn. 
- Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình giảng dạy của giáo viên và quá 
trình lĩnh hội, mức độ hứng thú học tập của học sinh. 
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: 
+ Tích lũy các giờ dạy trên lớp, dự giờ đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ góp ý.
+ Tham khảo những kinh nghiệm của đồng nghiệp đi trước. 
+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn. 
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin về kết quả học tập và thái độ của học sinh trước và sau khi áp dụng SKKN.
- Phương pháp thử nghiệm: Thử áp dụng các giải pháp vào quá trình giảng dạy Ngữ văn ở lớp 9A, 9B trường THCS Lương Nội
- Phương pháp phân tích: So sánh chất lượng giờ dạy, lực học, mức độ tích cực của học sinh khi chưa áp dụng SKKN với khi đã áp dụng SKKN.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Nghị quyết 29- NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của BCH TW tại hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có ghi: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. [1]
Điều 28.2 Luật giáo dục (14/6/2005) cũng đã ghi: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. [2]
Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học hiện nay thực chất là tập trung thiết kế các hoạt động sao cho học sinh có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh các tri thức mới dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của thầy. 
Môn Ngữ văn là môn học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Học văn là học làm người, học phép ứng nhân xử thể trong cuộc sống, đây cũng là một môn học kích thích trí tưởng tượng bay bổng, sáng tạo của người học. Vì thế để dạy tốt môn Ngữ văn, người dạy phải không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, kiến thức về cuộc sống, xã hội. Việc dạy học lồng ghép tích hợp liên môn các môn Lịch sử, Địa lý, Lịch sử, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục công dân trong giờ dạy văn giúp nâng cao hiệu quả của tiết dạy. Do đó, việc tìm ra phương pháp dạy học phù hợp đối với từng đối tượng học sinh, từng tiết dạy đặc biệt là dạy các văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề chống chiến tranh, bảo vệ hào bình là một nhiệm vụ không hề dễ đối với một người giáo viên dạy môn Ngữ Văn
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, 
đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học 
sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GDĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. 
- Về phía giáo viên: Mặc dù cuộc thi dạy học tích hợp được tổ chức 6 năm nay, nhưng ngay đơn vị tôi công tác vẫn còn nhiều giáo viên chưa hiểu thấu đáo về dạy học tích hợp. Một số giáo viên còn mơ hồ, chưa hiểu “tích” thế nào cho “hợp” nên khi giảng dạy một số giáo viên còn ôm đồm đưa quá nhiều nội dung tích hợp trong bài dạy; vận dụng chưa linh hoạt các phương pháp tích hợp dẫn đến tình trạng tích hợp một cách khô cứng và gượng ép. 
- Về phía học sinh: Một số học sinh ham chơi, hoặc học theo kiểu chạy theo các môn học thời thượng, nắm kiến thức một cách hời hợt nên học theo phương pháp tích hợp các em còn lúng túng. Đặc thù ở địa phương tôi công tác, học sinh người dân tộc (100% là dân tộc Mường) việc tiếp thu kiến thức của các em đa phần rất chậm nên rất khó khăn cho việc tích hợp kiến thức. Mặt khác, phần lớn học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo nên việc quan tâm đến học hành của con em còn hạn chế, ý thức học của các em chưa cao nên việc soạn bài, chuẩn bị bài mới chỉ có ở một số ít học sinh.
- Những thành công bước đầu: Năm học 2012-2013 Bộ giáo dục đào tạo đã phát động cuộc thi dạy học tích hợp dành cho giáo viên và cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết những tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học với quy mô quốc gia. Điều đó đã giúp giáo viên bước đầu làm quen với việc dạy học theo phương pháp mới là tích hợp những kiến thức khác nhau vào trong bài dạy. Trong suốt sáu năm học qua, bản thân tôi cũng như rất nhiều đồng nghiệp của tôi đã tham gia tích cực vào cuộc thi này và đã có những kết quả nhất định. Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã áp dụng phương pháp dạy học tích hợp một cách tương đối nhuần nhuyễn, tôi đã tự tin mỗi khi bài học đó có nội dung cần tích hợp liên môn. Điều đó đã góp một phần vào sự thành công của đề tài. 
Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành những khảo sát ban đầu trước khi áp dụng đề tài nghiên cứu này và có kết quả cụ thể sau đây: 
Bảng số 1. Kết quả điểm kiểm tra 5 phút sau khi kết thúc văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của học sinh Khối 9 trường THCS Lương Nội:
Năm học
Sĩ số
Điểm dưới Tb
Điểm Tb
Điểm Khá
Điểm Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2014-2015
50
5
10
35
70
6
12
4
8
2015- 2016
52
4
7,7
36
69,2
7
13,5
5
9,6
Bảng số 2. Kết quả khảo sát mức độ hứng thú với tiết học có tích hợp liên môn của học sinh Khối 9 trường THCS Lương Nội sau khi học xong văn bản“Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”:
Năm học
Sĩ số
Rất hứng thú
Hứng thú
Ít hứngthú
Không hứng thú
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2014 - 2015
50
3
6
4
8
37
74
6
12
2015- 2016
52
4
7,7
7
13,5
36
69,2
5
9,6
Qua việc khảo sát trên tôi thực sự lo ngại vì số lượng học sinh khối 9 rất hứng thú và hứng thú với tiết dạy học tích hợp liên môn trong môn Ngữ văn tương đối ít ( năm 2014 – 2015: 14%, năm 2015- 2016: 21,2%); trong khi số lượng học sinh ít hứng thú và không húng thú lại rất cao ( năm 2014 2015: 86%, năm 2015- 2016: 78,8 %) dẫn đến hiệu quả sau gìơ học thấp. Điểm dưới trung bình và trung bình khá cao ( năm 2014-2015: 80%, năm 2015- 2016: 76,9%)), trong khi điểm khá giỏi tương đối thấp ( năm 2014 – 2015: 20%, năm 2015- 2016: 23,1%) . Vì thế tôi đã mạnh dạn đưa sáng kiến kinh nghiệm của mình áp dụng vào quá trình dạy học môn Ngữ văn Khối 9 cho học sinh THCS Lương Nội - Bá Thước và bước đầu đạt hiệu quả đáng mừng.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
Giải pháp 1: Giáo viên phải xác định rõ mục tiêu và nội dung tích hợp trong bài dạy 
Kiến thức không bao giờ là cô lập, không đứng độc lập mà nó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ngày xưa ông bà ta thường nói “văn sử bất phân” có nghĩa là học văn phải học sử. Nếu dạy những tác phẩm văn học sử thì đòi hỏi giáo viên văn phải có kiến thức lịch sử ở bài học đó. Ngày nay, dạy văn và học văn không chỉ đòi hỏi người dạy và người học phải có kiến thức lịch sử còn phải có kiến thức nhiều môn học khác. Người dạy và người học phải biết kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học,ví dụ: lồng ghép nội dung GD dân số, GD môi trường vào môn Ngữ văn Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn: Hình thành ở người học, những năng lực rõ ràng. Giúp người học phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn, hòa nhập vào thực tiễn cuộc sống, xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học, trở thành người học tích cực, người công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống. Đồng thời rút ngắn được thời gian dạy học vẫn tăng được khối lượng và chất lượng thông tin. Do đó, Nếu chúng ta không học hỏi, trau dồi kiến thức ở những môn học khác thì cũng giống như “con chuột chui và sừng trâu; càng chui sâu càng hẹp” mà thôi. Nhưng, nếu như ta không xác định rõ mục tiêu và nội dung tích hợp liên môn trong bài dạy sẽ khiến giờ học bị lạc hướng, nội dung tích hợp liên môn quá ôm đồm khiến kiến thức trọng tâm của bài học bị lu mờ. Có thể nói, việc xác định đúng mục tiêu và nội dung tích hợp trong bài dạy là yếu tố quan trọng quyết định thành công của bài dạy.
Biện pháp 1: Xác định mục tiêu bài dạy.
Xác định mục tiêu bài học dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu cầu về thái độ đối với học sinh theo yêu cầu của Bộ GD& ĐT. 
Để dạy bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” theo hướng tích hợp đạt hiệu quả, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu cần đạt của bài học là làm cho học sinh hiểu được nguy cơ của cuộc chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất, cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân là vô cùng tốn kém và hết sức phi lí đang cướp đi nhiều cơ hội sống tốt đẹp của con người, lời kêu gọi khẩn thiết của tác giả G.G. Mác- két; để từ đó giáo dục học sinh ý thức đấu tranh ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
Biện pháp 2: Xác định các nội dung tích hợp trong bài dạy
a. Sử dụng tư liệu, kiến thức Lịch sử. 
	Đối với văn bản này, việc sử dụng các tư liệu và kiến thức lịch sử có liên quan sẽ giúp cho học sinh dễ dàng hình dung được nguy cơ và thảm họa của chiến tranh hạt nhân; những nỗ lực không ngừng của nhân loại để bảo vệ nền hoà bình thế giới. Có nhiều đơn vị kiến thức và tư liệu lịch sử có thể tích hợp được. Song, để tránh ôm đồm biến giờ học văn thành giờ lịch sử chúng ta chỉ cần chọn lựa một số kiến thức lịch sử về chiến tranh thế giới thứ nhất, thứ hai, về cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam đã học trong chương trình lịch sử lớp 8, lớp 9; tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản để giải quyết các câu hỏi trong bài. 
	Cụ thể đối với bài dạy của tôi như sau:
	- Trong hoạt động 1: Giới thiệu bài, tôi đã tích hợp kiến thức liên môn lịch sử lớp 8 bằng cách chiếu sile 1 (2 hình ảnh của cuộc chiến tranh thế giới ):
H.1. Hai hình ảnh của chiến tranh thế giới (thứ nhất, thứ hai)
Yêu cầu học sinh quan sát và đọc chú thích, nêu câu hỏi sau: 
	- Hình ảnh trên gợi cho em nhớ đến những cuộc chiến tranh lớn nào của nhân loại mà em đã học ở chương trình lịch sử 8? 
	Học sinh tái hiện kiến thức trả lời: Đó là hai hình ảnh trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai.
	 Từ đó tôi dẫn dắt giới thiệu bài mới: Các em ạ! Nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc gây bao đau thương bất hạnh và mất mát. Vì vậy mỗi chúng ta càng thấu hiểu giá trị của hòa bình. Để có được một nền hòa bình và hạnh phúc, toàn nhân loại cần có ý thức chống chiến tranh, kiên quyết bảo vệ hòa bình. Đây chính là nội dung của bài học hôm nay. 
	Với việc sử dụng phương pháp liên môn kiến thức lịch sử để giới thiệu bài tôi đã mở ra cho học sinh việc chuẩn bị tìm hiểu bài học và đi vào mục tìm hiểu chung.
- Khi Phân tích mục II.1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ sự sống trên trái đất, sau khi phân tích làm rõ nguy cơ, hiểm hoạ khủng khiếp của việc tàng trữ vũ khí hạt nhân trên thế giới (1986).Để học sinh thấy được sự hủy diệt của chiến tranh tôi tiếp tục tích hợp kiến thức liên môn lịch sử lớp 8 bằng cách nêu câu hỏi: 
Em hãy kể một sự kiện tàn phá nước Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai? 
Học sinh sẽ tái hiện kiến thức và trả lời được đó là sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hirosima và Nagasaki của Nhật bản tháng 8 năm 1945. Tôi ghi nhận và chiếu sile 3 - các hình ảnh về sự tàn phá, hủy diệt của bom nguyên tử đối với 2 thành phố của nước Nhật, và hình ảnh những nạn nhân của bom nguyên tử ở Nhật để học sinh quan sát:
H.2. Sự tàn phá, hủy diệt của bom nguyên tử đối với 2 thành phố của nước Nhật
Với việc tích hợp kiến thức liên môn lịch sử 8 trong phần này đã giúp học sinh cảm nhận được chiến tranh hạt nhân có mức độ và phạm vi phá hủy lớn hơn nhiều chiến tranh thông thường.
- Trong phần liên hệ thực tế, sau khi nêu câu hỏi:
? Qua các phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo) các em biết nhân loại đã tìm cách nào để hạn chế chạy đua chiến tranh hạt nhân?
 	Sau khi học sinh trả lời: Liên hợp quốc triệu tập các nước tư bản đưa ra các hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân, hạn chế sản xuất đầu đạn hạt nhân
Tôi tiếp tục tích hợp liên môn môn Lịch sử. 
Đưa hình ảnh về lễ kí kết hiệp định Pa ri để học sinh quan sát và chỉ ra ý nghĩa 
quan trọng của hội nghị đàm phán kí kết hiệp định pa ri 27/1/1973 là cuộc đàm phán dài nhất để chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. 
H.3. Lễ kí kết hiệp định Pa ri chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Tôi tiếp tục đưa một bức ảnh về cuộc biểu tình phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam của nhân dân Liên Xô và nhân dân Mỹ để học sinh quan sát từ đó thấy được lòng yêu hòa bình của nhân dân trên toàn thế giới những, việc làm của lòng yêu chuộng hòa bình đó đã giúp đẩy lùi chiến tranh
H.4. Cuộc biểu tình phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam của nhân dân Liên Xô và nhân dân Mỹ
b. Sử dụng tư liệu, kiến thức môn Địa lí
Trong tiết học này, ta chỉ cần chọn một số kiến thức địa lí các châu lục đã học ở kì II lớp 7 và kì I lớp 8 để sử dụng cho bài dạy. Qua đó, giúp học sinh xác đinh được các điểm nóng về chiến tranh, xung đột trên thế giới hiện nay ở nước nào? Tập trung chủ yếu ở châu lục nào trên thế giới? Từ đó thấy được tình hình chiến tranh xung đột vẫn đang xảy ra và ngày càng lan rộng, ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ khắp toàn cầu. Vì vậy cần ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình một cách bền vững. 
H.5. Hình ảnh giáo viên trong giờ dạy - học tích hợp văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”
Trong bài dạy của mình, sau khi cho học sinh hoạt động nhóm 5 phút: Lập bảng thống kê so sánh chi phí chuẩn bị chiến tranh hạt nhân với các lĩnh vực xã hội; y tế; tiếp tế thực phẩm; giáo dục. Tôi nhấn mạnh nội dung: Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân là vô cùng tốn kém và phi lí . Nó đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống con người, nhất là ở các nước nghèo, Chiếu sile 4, tôi tích hợp liên môn của môn Địa lý:
Em hãy kể tên một số quốc gia hay khu vực hiện đang xảy ra chiến tranh, xung đột hiện nay mà em biết?
Chiếu sile 5 : bảng hệ thống 11 điểm nóng về chiến tranh, xung đột trên thế giới hiện nay để chốt lại nội dung
H.6. 11 điểm nóng về chiến tranh, xung đột trên thế giới hiện nay
c. Sử dụng kiến thức liên môn GDCD, giáo dục kĩ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường vào dạy học văn bản 
Kiến thức liên môn GDCD, giáo dục kĩ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường sẽ góp phần làm sáng rõ nội dung tư tưởng tác phẩm.
Trong bài dạy của mình, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục 3. Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại với lí trí của tự nhiên mà còn đi ngược lại lí trí của con người, sau khi học sinh tìm hiểu nội dung thấy được chiến tranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt nhân loại mà còn thiêu huỷ sự sống trên trái đất, tôi tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường để khẳng định, bình luận về vấn đề: Chiến tranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt nhân loại, thiêu huỷ sự sống trên trái đất; chiến tranh hạt nhân còn huỷ diệt và gây ô nhiễm môi trường. 
 	Trong mục 4. Lời kêu gọi của Mác- két và nhiệm vụ khẩn thiết của chúng ta, sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung, cảm nhận được thái độ lên án những kẻ hiếu chiến đã , đang gây ra cuộc chạy đua vũ trang , đe doạ cuộc sống hoà bình , yên vui của dân tộc và nhân loại. Tâm hồn cháy bỏng một niềm khao khát hoà bình cho nhân loại của tác giả Mac - ket qua lời đề nghị lập ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ tồn tại được sau thảm họa hạt nhân tôi tích hợp với môn Giáo dục công dân 9, bài 4 “Bảo vệ hòa bình” qua câu hỏi: Bằng suy nghĩ của mình, em cho biết công dân cần phải có trách nhiệm gì đối với việc bảo về hòa bình? 
Với đơn vị kiến thức này, học sinh sẽ nhận thức được trách nhiệm của bản 
thân qua thông điệp mà Mac – ket gử

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_tich_hop_lien_mon_dem_lai_hieu_qua_trong_da.doc
  • docBia.doc
  • docmục lục.doc
  • docphu luc.doc