SKKN Hướng dẫn học sinh giỏi lớp 9 làm tốt kiểu bài văn nghị luận về môt vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua luận đề

SKKN Hướng dẫn học sinh giỏi lớp 9 làm tốt kiểu bài văn nghị luận về môt vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua luận đề

Nghị luận là văn viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội, có vai trò rèn luyện tư duy và năng lực biểu đạt những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong đời sống. So với các kiểu văn bản như tự sự, miêu tả, biểu cảm văn nghị luận có những điểm khác biệt. Nếu như văn miêu tả, kể chuyện nhằm kích thích trí tưởng tượng, xây dựng óc quan sát tinh tế với tình cảm chân thực, những khám phá hồn nhiên về thiên nhiên, về đời sống, xã hội thì văn nghị luận trực tiếp trình bày tư tưởng, quan niệm về các vấn đề của đời sống hoặc văn học, nó hình thành và phát triển khả năng lập luận, trình bày vấn đề một cách rõ ràng, chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

 Trong chương trình Ngữ văn THCS, ở lớp 7 và lớp 8 các em đã làm văn nghị luận theo một số đề tài xã hội và một phần đề tài văn học. Lên lớp 9, các em sẽ tiếp tục làm văn nghị luận về các đề tài xã hội và văn học được mở rộng hơn với những đòi hỏi cao hơn về khả năng kiến thức và suy nghĩ của người viết.

 Phạm vi đề tài nghị luận xã hội trong SGK Ngữ văn 9 gồm nghị luận một về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

Cũng như nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là dạng văn nghị luận chính trị xã hội quen thuộc và khá phổ biến, thiết thực. Mảng đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống con người, bởi vì dù ở chế độ xã hội nào, thuộc thành phần giai cấp nào, điều kiện sống và làm việc ra sao mỗi người đều xác định cho mình một tư tưởng, một lối sống, những phẩm chất đạo đức chuẩn mực nào đó để tự điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình. Mặt khác, khi đặt trong các mối quan hệ xã hội, con người chịu nhiều tác động từ bên ngoài ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống cá nhân. Sự ảnh hưởng này có thể theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Đối tượng được nghị luận ở đây có thể là những vấn đề đã được xác định, thậm chí đã được coi là chân lí như các câu danh ngôn, các câu tục ngữ, lời phát biểu của các danh nhân Tuy nhiên cũng có thể là những vẫn đề bức xúc do cuộc sống hiện đại đặt ra, có tính cập nhật và mới mẻ (như cách giao tiếp; văn hóa ứng xử; văn hóa trong sử dụng điện thoại nơi đông người; văn hóa trong lễ tết ) Nội dung của vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận có thể được diễn đạt trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua luận đề.

 

doc 21 trang thuychi01 15753
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh giỏi lớp 9 làm tốt kiểu bài văn nghị luận về môt vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua luận đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SKKN: HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 LÀM TỐT KIỂU BÀI VĂN 
NGHỊ LUẬN VỀ MÔT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ THÔNG QUA LUẬN ĐỀ.
› & š
	I. MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài:
	Nghị luận là văn viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội, có vai trò rèn luyện tư duy và năng lực biểu đạt những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong đời sống. So với các kiểu văn bản như tự sự, miêu tả, biểu cảm văn nghị luận có những điểm khác biệt. Nếu như văn miêu tả, kể chuyện nhằm kích thích trí tưởng tượng, xây dựng óc quan sát tinh tế với tình cảm chân thực, những khám phá hồn nhiên về thiên nhiên, về đời sống, xã hội thì văn nghị luận trực tiếp trình bày tư tưởng, quan niệm về các vấn đề của đời sống hoặc văn học, nó hình thành và phát triển khả năng lập luận, trình bày vấn đề một cách rõ ràng, chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
	Trong chương trình Ngữ văn THCS, ở lớp 7 và lớp 8 các em đã làm văn nghị luận theo một số đề tài xã hội và một phần đề tài văn học. Lên lớp 9, các em sẽ tiếp tục làm văn nghị luận về các đề tài xã hội và văn học được mở rộng hơn với những đòi hỏi cao hơn về khả năng kiến thức và suy nghĩ của người viết.
	Phạm vi đề tài nghị luận xã hội trong SGK Ngữ văn 9 gồm nghị luận một về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Cũng như nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là dạng văn nghị luận chính trị xã hội quen thuộc và khá phổ biến, thiết thực. Mảng đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống con người, bởi vì dù ở chế độ xã hội nào, thuộc thành phần giai cấp nào, điều kiện sống và làm việc ra sao mỗi người đều xác định cho mình một tư tưởng, một lối sống, những phẩm chất đạo đức chuẩn mực nào đó để tự điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình. Mặt khác, khi đặt trong các mối quan hệ xã hội, con người chịu nhiều tác động từ bên ngoài ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống cá nhân. Sự ảnh hưởng này có thể theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Đối tượng được nghị luận ở đây có thể là những vấn đề đã được xác định, thậm chí đã được coi là chân lí như các câu danh ngôn, các câu tục ngữ, lời phát biểu của các danh nhân Tuy nhiên cũng có thể là những vẫn đề bức xúc do cuộc sống hiện đại đặt ra, có tính cập nhật và mới mẻ (như cách giao tiếp; văn hóa ứng xử; văn hóa trong sử dụng điện thoại nơi đông người; văn hóa trong lễ tết) Nội dung của vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận có thể được diễn đạt trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua luận đề.
	Dạng nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua luận đề trong những năm gần đây được ra đề khá phổ biến trong các kì thi của học sinh lớp 9 như kì thi vào lớp 10 THPT, đặc biệt là các kì thi HSG cấp huyện, cấp tỉnh. Đây là một dạng bài khó với kiến thức rộng, sâu, đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức, kỹ năng mới có thể hiểu rõ và bàn sâu được những vấn đề đặt ra trong luận đề. Trong khi đó, học sinh lớp 9 còn nhiều hạn chế về vốn kiến thức đời sống, kỹ năng lập luận nên chưa hiểu sâu sắc, toàn diện được vấn đề. Trong những năm học vừa qua, khi được giao nhiệm vụ giảng dạy đội tuyển Ngữ văn 9 cấp huyện, cấp tỉnh tôi đã luôn trăn trở và suy nghĩ về vấn đề này. Từ thực tế giảng dạy, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm hướng dẫn HSG lớp 9 làm tốt kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua luận đề. Trong đề tài này, tôi xin được trình bày để mong được trao đổi cùng với các đồng nghiệp để nâng cao chất lượng giảng dạy đội tuyển.
2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp học sinh hiểu đặc điểm, cách làm cơ bản của kiểu bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua luận đề; biết nhận diện đúng và bàn luận sâu sắc vấn đề nghị luận thông qua luận đề; biết bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân của mình về vấn đề bàn luận.
3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 THCS nhằm giúp các em làm tốt kiểu bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua luận đề.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Phương pháp thống kê – phân loại
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận
	Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống  của con người.
	Về nội dung, bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,  để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
	Về hình thức, bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động. 
 	Đề văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thường gồm có hai dạng cơ bản:
- Dạng đề trong đó tư tưởng, đạo lí được nói đến một cách trực tiếp.
Ví dụ : bàn về sự tự tin, lòng tự trọng  của con người trong cuộc sống, tinh thần tự hào dân tộc 
- Dạng đề trong đó tưởng đạo lí được nói tới một cách gián tiếp thông qua một hoặc nhiều luận đề
	Đề văn nghị luận dạng này thường gồm có hai phần:
+ Phần 1: Đưa ra luận đề có tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
+ Phần 2: Nêu yêu cầu bàn luận (cũng là định hướng về cách làm): nêu ý kiến, suy nghĩ
	Luận đề diễn đạt tư tưởng, đạo lí rất đa dạng, có thể là: những câu ca dao, câu văn, đoạn văn; một lời bài hát; một mẩu chuyện
	Trong một luận đề có thể có một hoặc nhiều vấn đề tư tưởng, đạo lí mà đề bài yêu cầu học sinh bàn luận. 
2. Thực trạng của vấn đề
	Trong những năm gần đây, trong cấu trúc đề thi HSG môn Ngữ văn cấp tỉnh có một câu phần văn nghị luận xã hội thường là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua luận đề (khoảng 6 điểm/20 điểm của toàn bài thi) với mức độ yêu cầu ngày càng khó hơn. Ví dụ như:
Đề thi năm học 2010 – 2011: Giả sử cha em nói với em rằng:
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con
( Trích Nói với con – Y Phương )
	Em có suy nghĩ gì về lời của cha và sẽ hành động như thế nào để thực hiện được lời dặn dò ấy. Hãy trình bày điều đó trong một bài văn nghị luận.
Đề thi năm học 2011 – 2012: 
 Mỗi ngày ta chọn một niềm vui
Chọn những bông hoa và những nụ cười.
( Mỗi ngày một niềm vui – Trịnh Công Sơn )
Từ nội dung trên, viết một bài luận với chủ đề: Niềm vui trong cuộc sống. 
 Đề thi năm học 2012 – 2013:
 Mẹ là trường học vĩ đại nhất của những người con.
( Tục ngữ Tây Ban Nha)
Từ câu tục ngữ trên và sự hiểu biết về những tấm gương người mẹ, hãy viết một bài luận với chủ đề: mẹ ( có độ dài khoảng 02 trang ). 
 Đề thi năm học 2013-2014:
 	 	“ ...Quê hương mỗi người chỉ một
 	 Như là chỉ một mẹ thôi...” 
Từ ý thơ trên, em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 01 trang) bày tỏ suy nghĩ của mình về quê hương.
 Đề thi năm học 2014-2015:
	Nhà văn Quách Mạc Nhược cho rằng: Mặt trời mọc rồi lại lặn, mặt trăng tròn rồi lại khuyết, nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào chúng ta thì còn lại mãi mãi.
	Nhà bác học Đác-uyn chia sẻ: Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều thu nhận được bằng cách tự học.
	Còn bạn nghĩ sao?
Từ thực tế những năm bồi dưỡng đội tuyển HSG tỉnh, tôi nhận thầy rằng nhiều em đã có kỹ năng đọc, phân tích đề tốt, xác định đúng vấn đề cần bàn luận và đã bàn luận sâu vấn đề. Các em đã biết khai thác luận đề thích hợp để làm rõ vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
Tuy nhiên, nhiều em vẫn còn lúng túng khi làm dạng bài này. Một số lỗi thường gặp ở các em như:
- Đi sâu vào phân tích luận đề (như phân tích văn học) mà quên mất kiểu bài nghị luận xã hội. Vì thế, các em không còn thời gian, câu chữ để triển khai vấn đề bàn luận.
- Chưa hiểu sâu nội dung luận đề đã cho nên triển khai còn thiếu nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
- Chỉ lướt qua hoặc không đề cập gì đến luận đề đã cho mà bàn luận trực tiếp luôn vấn đề.
- Chưa rút ra được những bài học nhận thức sâu sắc cho bản thân
- Sa đà vào liên hệ thực tế 
3. Những giải pháp giúp đối tượng học sinh giỏi lớp 9 làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua luận đề.
3.1. Hướng dẫn và yêu cầu học sinh nắm được yêu cầu của dạng bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua luận đề.
a. Về nội dung:
- Giải thích nội dung của luận đề cần ngắn gọn, rõ ràng. Không biến việc giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, câu thơ, đoạn thơ, câu chuyện nêu trong đề bài thành bài phân tích văn học.
- Với những vấn đề tương đối phức tạp, nếu nắm được những thông tin về xuất xứ, hoàn cảnh xã hội của luận đề thì việc bàn luận sẽ chủ động hơn, thuyết phục hơn. Những thông tin này có thể lấy trong SGK, sách tham khảo, các phương tiện thông tin.
- Với những nhận định mang tính khái quát như một chân lí tất yếu của đời sống thì nên bàn luận ngay về cơ sở hiện thực, tính đúng đắn, tính thuyết phục của nội dung nhận định mà không cần trình bày thông tin về tác giả, hoàn cảnh lịch sử của nhận định.
- Khi bàn luận, không chỉ phân tích rõ tính đúng đắn của vấn đề mà cũng cần chỉ ra những hạn chế, những khía cạnh chưa hoàn chỉnh của nhận định (nếu có).
- Để chứng minh tính đúng đắn của vấn đề, cần nêu rõ cơ sở thực tế và tư tưởng của nhận định, cần liên hệ với đời sống lịch sử, văn học Đồng thời, có thể nêu những biểu hiện trái chiều như những luận cứ phản đề với mục đích làm rõ hơn ý nghĩa, giá trị của nhận định. Ví dụ: Sau khi khẳng định điểm đúng của câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, có thể làm rõ có nhiều trường hợp “ gần mực mà không đen, gần đèn mà chưa rạng” để thấy môi trường sống là một yếu tố quan trong nhưng yếu tố quyết định đến việc hình thành nhân cách, tính cách của con người chính là ý chí, nghị lực của bản thân mỗi người. Với những nhận định có điểm còn chưa thật tích cực về tư tưởng thì cần phân tích, nêu dẫn chứng làm rõ điểm không phù hợp đó. Dẫn chứng cần ngắn gọn, cụ thể, chính xác và có tính khái quát.
- Bên cạnh việc bàn luận vấn đề dựa trên những cơ sở khách quan, có thể nêu những ý kiến riêng, những trải nghiệm thực tế của bản thân với mục đích làm sáng tỏ nhận định. Những ý kiến cá nhân phải thống nhất với hệ thống lập luận của toàn bài. Phần này có thể lồng vào những nội dung cơ bản hoặc trình bày ở cuối bài. Nên viết ngắn gọn, tự nhiên và chân thực.
b. Về hình thức:
- Bố cục bài viết theo một cấu trúc chặt chẽ, phù hợp với dạng bài và nhận định đưa ra bàn luận. Phần thân bài phải tách thành nhiều đoạn văn và trình bày nội dung của đoạn theo kiểu đoạn phù hợp như diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp
- Nhận định phải được trích dẫn nguyên văn như đã nêu trong đề bài. Khi nêu các nhận định khác nhằm bàn luận mở rộng, đối chiếu, so sánh cũng phải trích dẫn chính xác, nêu rõ tác giả hoặc xuất xứ. Phải biết cách nêu và phân tích dẫn chứng.
- Diễn đạt cần linh hoạt, giàu cảm xúc, ngôn từ chính xác và có sức thuyết phục.
3.2. Hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho học sinh cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua luận đề.
3.2.1. Các bước làm một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua luận đề.
Bước 1: Phân tích đề
Trước hết các em cần xác định dạng đề. Đề nghị luận xã hội có 2 dạng cơ bản là nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một hiện tượng trong đời sống. Để xác định đúng dạng đề học sinh cần đọc kĩ đề bài, chú ý đến những từ ngữ trọng tâm, then chốt. Khi đã xác định rõ ràng, đúng dạng đề sẽ là bước đầu tiên giúp các em định hướng được cấu trúc cơ bản của bài làm.
Học sinh cần đưa ra các câu hỏi để xác định đúng yêu cầu của đề bài. Ví dụ như:
- Đề yêu cầu bàn luận về vấn đề gì? Vấn đề đó thuộc dạng bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí hay nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống? Vấn đề bàn luận đó được diễn đạt trực tiếp hay gián tiếp thông qua luận đề?
- Đề yêu cầu cách làm bài như thế nào?(nêu suy nghĩ, nêu ý kiến )
- Phạm vi kiến thức cần vận dụng để giải quyết vấn đề đó (trong tác phẩm văn học, trong đời sống xã hội hàng ngày, từ thực tế bản thân)
           Cần xác định nội dung trọng tâm cần bàn luận. Mỗi dạng đề sẽ có những yêu cầu khác nhau. Với dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lý thông qua luận đề, việc xác định nội dung trọng tâm cần bàn luận là điều khó khăn hơn bởi vấn đề bàn luận không được diễn đạt trực tiếp mà đòi hỏi người viết phải tìm tòi, suy nghĩ và tự rút ra nội dung bàn luận sau khi đã hiểu, giải thích được ý nghĩa của luận đề
Khi xác định đúng nội dung, yêu cầu đề bài tức là bài viết của mình sẽ không lạc đề, xa đề. 
       Bước thứ hai: tìm ý và lập dàn ý khái quát cho đề bài. 
	Tìm ý bằng cách đặt ra và trả lời các câu hỏi theo từng kiểu bài, từng vấn đề bàn luận. Ví dụ như: Vấn đề cần bàn luận là gì? Em hiểu vấn đề đó như thế nào? Vấn đề đó được biểu hiện cụ thể như thế nào trong thực tế đời sống xã hội? Vì sao? Làm thế nào?....
Lập dàn ý giúp học sinh xác định những luận điểm, luận cứ cụ thể, chính xác, không bỏ sót ý. Với  mỗi dạng đề nghị luận xã hội sẽ có một dàn ý cơ bản. Với đề nghị luận về tư tưởng, đạo lý thông qua luận đề thì dàn ý cụ thể như sau: 
* Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề .
- Giới thiệu về tư tưởng, đạo lí nêu ở đề bài. 
- Trích dẫn ý kiến, nhận định. 
* Thân bài:
- Giải thích khái niệm (nếu có) hoặc giải thích ngắn gọn nội dung, ý nghĩa của luận đề mang tư tưởng, đạo lí cần bàn luận
Tùy theo yêu cầu đề bài mà có thể có những cách giải thích khác nhau:
+ Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
+ Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
+ Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.
(Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra được ý nghĩa của luận đề)
- Liên hệ thực tế để giải thích, chứng minh những mặt đúng/sai của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận 
Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? Vấn đề được biểu hiện như thế nào?Làm thế nào?
- Bàn luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến)
+ Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề,  mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.
+ Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm đối với bản thân.
+ Đề xuất phương châm đúng đắn
* Kết bài:
- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài.
- Rút ra bài học cho bản thân, bài học nhận thức và hành động. 
Bước thứ ba: viết thành một bài nghị luận hoàn chỉnh sau khi đã lập dàn ý khái quát. Khi viết bài cần lưu ý: 
- Phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận Trước một đề bài cụ thể, cần suy nghĩ lựa chọn: Nên sử dụng các thao tác lập luận nào? Sắp xếp trình tự các thao tác ra sao? 
- Để bài văn có sức thuyết phục, cần sử dụng một số phương thức biểu đạt như biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh hỗ trợ cho phương thức nghị luận chính. 
- Đặc biệt giữa các phần và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân bài phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Để làm được như vậy, cần phải sử dụng những từ ngữ, những câu văn để chuyển ý. Câu chuyển ý thường ở đầu đoạn văn có chức năng liên kết với ý ở đoạn văn trước đó và mở ra ý mới trong đoạn văn tiếp theo. 
- Triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đã xây dựng (theo dàn ý). Phải bảo đảm tính cân đối giữa ba phần mở bài, thân bài, kết bài trong toàn bộ bài văn cũng như giữa các luận điểm ở phần thân bài, tránh trường hợp viết phần “mở bài, thân bài” quá nhiều, thiếu thời gian để viết phần “kết bài”. 
- Đặc biệt phải chú ý về thời gian dành cho câu nghị luận xã hội. Thông thường học sinh chỉ nên viết câu này trong 30-40 phút/150 phút của bài thi. Tuyệt đối tránh trường hợp viết quá dài dòng, lan man  mà không còn nhiều thời gian để làm các câu hỏi khác. 
 - Một bài nghị luận xã hội thường có yêu cầu về số lượng câu chữ nên cần phân phối lượng thời gian làm bài sao cho phù hợp, tránh viết dài dòng, sa vào kể lể, giải thích vấn đề không cần thiết. Trên cơ sở dàn ý, cần luyện cách viết và trình bày sao cho ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao. 
    	Bước thứ tư: Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết
Thông thường khi làm bài học sinh hay bỏ qua bước này. Nguyên nhân có thể do thời gian không đủ, cũng có thể do các em không coi trọng. Thực tế đây là bước cuối cùng khi viết một bài văn, cũng là bước hết sức quan trọng. Bởi khi đọc lại bài làm, học sinh  có thể  sửa những lỗi về dùng từ, đặt câu, diễn đạt mà mình vô tình mắc phải trong khi viết; cũng có thể phát hiện ra ý thiếu mình lỡ bỏ quên để bổ sung. 
3.2.2. Cách làm cụ thể với từng dạng bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua luận đề.
a. Dạng nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua một luận đề.
a.1. Yêu cầu chung khi làm dạng bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua một luận đề:
* Học sinh cần đọc kĩ nội dung của luận đề đã cho để xác định đúng vấn đề bàn luận, bởi có luận đề có thể có một hoặc nhiều vấn đề cần bàn luận. Ví dụ như vấn đề bàn luận: Quà tặng cuộc sống em đã nhận được từ câu chuyện sau:
Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn
 Mùa xuân đất trời đẹp, Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ dế mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én đưa ra rất giản dị: hai Chim Én ngậm hại đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, trời đất gợi cảm, cỏ hoa vui tươi. Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man. Mèn ta chợt nghĩ bụng, ơ hay việc gì phải ta phải gánh hai con Én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không? Nghĩ là làm, Mèn há mồm ra. Và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.
(Theo Đoàn Công Lê Huy trong mục Trò chuyện đầu tuần - báo Hoa Học Trò)
Câu chuyện “Chim Én và Dế Mèn” ngắn gọn, dồn nén trong vài dòng ngắn ngủi nhưng lại chứa đựng rất nhiều bài học nhân sinh lớn. Mỗi người đều học được những bài học nhân sinh từ câu chuyện:
- Đó có thể là câu chuyện về sự hợp tác và chia sẻ: nếu biết hợp tác, chia sẻ tất cả mọi người sẽ cùng có lợi. 
- Đó có thể là câu chuyện về giá trị cuộc sống: biết trân trọng những gì mình đang có thì sẽ cảm nhận được giá trị đích thực của cuộc sống. Những người không biết quý trọng những gì mình đang có sẽ không bao giờ hạnh phúc, thậm chí bất hạnh. Bởi vậy hạnh phúc là tuỳ thuộc vào chính ta. 
- Đó có thể là câu chuyện về niềm tin: Lòng tốt là đáng quý nhưng lòng tin còn đáng quý hơn, chúng ta cần phải tin tưởng nhau để cuộc sống thoải mái, nhẹ nhàng hơn. 
- Đó cũng có thể là bài học về cách nhìn, cách cảm nhận: với cái nhìn thiển cận, hời hợt ta sẽ không phát hiện đúng bản chất cuộc sống dẫn đến những quyết định sai lầm.
- Đó cũng có thể là bài học về cho và nhận mà cả cho và nhận luôn luôn chuyển hóa: tưởng rằng cho đi nhưng lại được nhận lại và ngược lại 
 Điều quan trọng không phải là những thứ ta mang theo bên mình, mà là những gì ta đã đóng góp cho cuộc sống. Hãy quan tâm đến mọi người và tận hưởng cuộc sống, ta sẽ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Như vậy, khi làm bài học sinh cần chú ý đến tính đa nghĩa của luận đề để đưa ra những lí giải hợp lí, thuyết phục. 
 * Trong quá trình bàn luận, cần chú ý bàn sâu vấn đề bàn luận thông qua luận đề, không sa vào phân tích nội dung của luận đề, phải nhận ra và bàn luận được những mặt đúng hoặc chưa đúng, mặt tích cực hay tiêu cực mà luận đề đưa ra.
 * Dàn ý chung của dạng bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua một luận đề:
- Mở bài: 
+ Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề bàn luận
+ Trích dẫn luận đề mang tư tưởng, đạo lí. 
- Thân bài:
+ Giải thích khái niệm (nếu có); giải thích ngắn gọn ý nghĩa của luận đề mang tư tưởng, đạo lí.
+ Liên hệ thực tế để giải thích, chứng minh ý nghĩa của vấ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_gioi_lop_9_lam_tot_kieu_bai_van_nghi.doc