SKKN Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4, trường Tiểu học Thị trấn Vạn Hà giữ vở sạch - Viết chữ đẹp đạt kết quả cao
Hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. Biết đọc, biết viết là cả một chân trời rộng mở trước mắt giúp các em tìm tòi, khám phá.
Người xưa có câu: “Văn là người chữ cũng là người” hay “ Nét chữ nết người”. Lịch sử phát triển của xã hội loài người chữ viết có vai trò quan trọng, là công cụ để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hóa, khoa học và đời sống .
Trong nhà trường, đặc biệt là cấp Tiểu học, việc giữ vở sạch, viết chữ đẹp là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Chữ viết không chỉ là công cụ để giao tiếp mà nó còn là cầu nối, là phương tiện giúp các em học tốt các môn học khác. Giữ vở sạch, viết chữ đẹp còn góp phần quan trọng vào việc rèn cho học sinh những phẩm chất đạo đức như tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật và óc thẩm mĩ. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng, sự kiên trì. Bên cạnh đó, rèn viết chữ đẹp còn nhằm tôn vinh vẻ đẹp của chữ Việt và thể hiện sự giữ gìn trong sáng của tiếng Việt, văn hóa Việt ".
Xác định rõ tầm quan trọng của việc giữ vở sạch, viết chữ đẹp cho học sinh, thực hiện chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa và của Phòng Giáo dục Thiệu Hóa trong những năm qua các trường học đã nghiêm túc triển khai phong trào “ Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”. Giáo viên và học sinh trên địa bàn toàn huyện đã nỗ lực rèn luyện chữ viết cho mình. Song hiện thực cho thấy việc rèn chữ viết hầu như được chú trọng hơn, bài bản hơn ở các đội tuyển dự thi viết chữ đẹp cấp huyện, cấp tỉnh. Tại trường Tiểu học Thị trấn Vạn Hà nơi tôi công tác chữ viết của các em vẫn chưa xứng tầm với một trường trọng điểm của Huyện. Chữ viết của nhiều em còn xấu, cẩu thả, sai chính tả, nét chưa đúng quy định nhất là đối với những học sinh học khối 4, khối 5. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bài làm của các em đặc biệt là chất lượng ở môn học Tiếng Việt .
I - MỞ ĐẦU LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. Biết đọc, biết viết là cả một chân trời rộng mở trước mắt giúp các em tìm tòi, khám phá. Người xưa có câu: “Văn là người chữ cũng là người” hay “ Nét chữ nết người”. Lịch sử phát triển của xã hội loài người chữ viết có vai trò quan trọng, là công cụ để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hóa, khoa học và đời sống . Trong nhà trường, đặc biệt là cấp Tiểu học, việc giữ vở sạch, viết chữ đẹp là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Chữ viết không chỉ là công cụ để giao tiếp mà nó còn là cầu nối, là phương tiện giúp các em học tốt các môn học khác. Giữ vở sạch, viết chữ đẹp còn góp phần quan trọng vào việc rèn cho học sinh những phẩm chất đạo đức như tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật và óc thẩm mĩ. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng, sự kiên trì. Bên cạnh đó, rèn viết chữ đẹp còn nhằm tôn vinh vẻ đẹp của chữ Việt và thể hiện sự giữ gìn trong sáng của tiếng Việt, văn hóa Việt ". Xác định rõ tầm quan trọng của việc giữ vở sạch, viết chữ đẹp cho học sinh, thực hiện chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa và của Phòng Giáo dục Thiệu Hóa trong những năm qua các trường học đã nghiêm túc triển khai phong trào “ Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”. Giáo viên và học sinh trên địa bàn toàn huyện đã nỗ lực rèn luyện chữ viết cho mình. Song hiện thực cho thấy việc rèn chữ viết hầu như được chú trọng hơn, bài bản hơn ở các đội tuyển dự thi viết chữ đẹp cấp huyện, cấp tỉnh. Tại trường Tiểu học Thị trấn Vạn Hà nơi tôi công tác chữ viết của các em vẫn chưa xứng tầm với một trường trọng điểm của Huyện. Chữ viết của nhiều em còn xấu, cẩu thả, sai chính tả, nét chưa đúng quy định nhất là đối với những học sinh học khối 4, khối 5. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bài làm của các em đặc biệt là chất lượng ở môn học Tiếng Việt . Trước thực trạng đó nhiều phụ huynh học sinh và những nhà giáo tâm huyết không khỏi buồn lòng. Nhiều đồng nghiệp loay hoay tìm lối ra cho việc giúp học sinh nâng cao chất lượng cho việc giữ vở sạch và chữ viết. Với tôi - một giáo viên có năng lực sư phạm tốt và trách nhiệm trước sự nghiệp " trồng người" - bản thân không khỏi phân vân. Làm thế nào để giúp các em biết giữ vở sạch, viết đúng, viết đẹp hơn ? Đó là câu hỏi mà hằng đêm tôi trăn trở. Phải tìm ra đáp án để giải cho được bài toán này? Phải có một hướng đi riêng cho học sinh Trường Tiểu học Thị Trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa nâng cao chất lượng vở sạch - chữ đẹp. Xuất phát từ ý nghĩ đó tôi đã quyết định chọn lựa “ Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 , trường Tiểu học Thị trấn Vạn Hà giữ vở sạch- viết chữ đẹp đạt kết quả cao" để nghiên cứu nhằm giải quyết những khó khăn trong việc giúp học sinh giữ vở sạch - viết chữ đẹp và nâng cao chất lượng vở sạch - chữ đẹp trong lớp 4C trường Tiểu học Thị Trấn Vạn Hà. Quá trình nghiên cứu nghiêm túc và cần mẫn, cộng với thực tế dạy học nhiều năm qua, bằng việc áp dụng và thử nghiệm nhiều biện pháp khác nhau, cuối cùng tôi đã đúc kết được một số biện pháp khả quan góp phần rõ nét trong việc nâng cao chất lượng vở sạch - chữ đẹp của lớp 4C trường Tiểu học Thị Trấn Vạn Hà và được đồng nghiệp áp dụng trong phạm vi toàn trường cũng như một số trường trên địa bàn huyện Thiệu Hóa. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu chính của đề tài là tìm ra các biện pháp giúp học sinh lớp 4 giữ vở sạch, viết chữ đẹp đạt kết quả cao. Từ đó nâng cao được chất lượng chữ viết, nâng cao chất lượng dạy học các môn học trong trường tiểu học nhất là đối với môn chính tả, môn Tiếng Việt lớp 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Thực tế cho thấy đối tượng nghiên cứu chuyên sâu của đề tài này là vấn đề giữ vở sạch, viết chữ đẹp của học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Thị trấn Vạn Hà . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Phương pháp trực quan. Phương pháp đàm thoại, gợi mở . Phương pháp luyện tập. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. Phương pháp thử nghiệm. II. NỘI DUNG 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1.1- Vị trí và nhiệm vụ của việc dạy viết. Chữ viết tiếng Việt là loại chữ ghi âm sử dụng mẫu kí tự La-tinh. Kí hiệu ngôn ngữ do các chất liệu âm thanh hoặc các nét đồ họa thể hiện. Chữ viết được xây dựng trên cơ sở của hệ thống kí tự đã được chuẩn hóa. Những đặc điểm cấu tạo của chữ viết là những yếu tố cần và đủ để phân biệt các chữ cái khi thể hiện ngôn ngữ viết. Những yếu tố cấu tạo chữ viết này chính là hệ thống các nét chữ và dấu thanh. - Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với lớp 1. Phân môn Tập viết trang bị cho học sinh cấu tạo của bộ chữ cái La tinh và những yêu cầu kĩ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp. Nhiệm vụ cụ thể của phân môn Tập viết - Chính tả là dạy cho học sinh những khái niệm cơ bản về đường kẻ, dòng kẻ, tọa độ viết chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết nét chữ hoặc liên kết chữ cáiTừ đó hình thành cho các em những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mĩ của chữ viết. - Về kĩ năng: Dạy học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm kĩ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái và liên kết chữ cái tạo thành chữ ghi tiếng đồng thời giúp các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kĩ năng viết đúng mẫu, từ đó dẫn tới kỹ năng yêu cầu cao hơn học sinh viết nhanh, viết đẹp. 1.2- Nguyên tắc chung của mẫu chữ theo quyết định 31. - Việc luyện chữ viết phải thực hiện đúng theo những nguyên tắc của Quyết định số 31/2002/QĐ –BGD$ĐT( ngày 14 /6/2002) của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về việc ban hành mẫu chữ viết trong trong trường tiểu học đó là: + Đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống. + Có tính thẩm mĩ (đẹp trong sự hài hòa khi viết liền nét các con chữ ). + Bảo đảm tính sư phạm. + Có tính kế thừa và phát triển, phù hợp với thực tiễn. - Các mẫu chữ theo quyết định 31 gồm: Mẫu chữ cái viết thường, mẫu chữ cái viết hoa với các kiểu viết đứng nét đều, chữ viết đứng nét thanh nét đậm, chữ viết nghiêng nét đều, chữ viết nghiêng nét thanh nét đậm, dấu thanh và các chữ số. 2- THỰC TRẠNG VIỆC GIỮ VỞ VÀ LUYỆN VIẾT CỦA HỌC SINH KHỐI 4- TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN VẠN HÀ. Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc và học viết. Biết đọc, biết viết, cả một thế giới mới mở ra trước mắt. Tập viết là một phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học. Đọc thông, viết thạo có quan hệ mật thiết không thể tách rời. Viết đúng mẫu, rõ ràng và nhanh giúp học sinh có điều kiện ghi chép bài học và tiếp thu kiến thức tốt hơn và làm giàu nhanh hành trang tri thức của mình. Chúng ta đang ở một thời đại mới, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, mọi người thường ngồi với chiếc máy tính của mình để soạn thảo một văn bản thay vì cầm bút viết trên giấy vì vậy chắc bạn đồng ý với tôi rằng việc rèn vở sạch - viết chữ đẹp trong quan niệm của nhiều người thì đây là một việc không mang nhiều ý nghĩa nếu không giám nói là thừa. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới việc sao nhãng, hờ hững trong rèn chữ viết cho các em. Có một số phụ huynh nói rõ việc rèn chữ viết không quan trọng, chỉ cần học Toán giỏi, biết viết thế nào là đúng, viết chữ đã có máy vi tính viết hộ. Quan niệm về việc rèn giữ vở sạch - luyện viết đẹp tại trường Tiểu học Thị trấn Vạn Hà cũng không nằm ngoài những quan niệm nêu trên. Việc giữ vở sạch và rèn chữ hiện nay cũng không còn được các em coi trọng như trước. Nhất là đối với những học sinh học ở các lớp 4, lớp 5. Các em không còn chú ý luyện chữ viết nên chất lượng chữ viết của học sinh sa sút hẳn, nhiều học sinh viết chữ rất xấu, không đúng mẫu, thiếu nét, thừa nét, sai độ cao, nét viết chưa chuẩn nhất là các nét khuyết, khoảng cách giữa các con chữ chưa đảm bảo, đặt sai vị trí dấu thanh, có một số bài viết của học sinh chữ quá xấu gây khó khăn cho giáo viên trong việc chấm chữa lỗi. Từ những quan niệm lệch lạc của một bộ phận về vấn đề rèn học sinh giữ vở sạch - viết chữ đẹp đang diễn ra trong thời đại phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin dẫn tới mặt bằng chất lượng chữ viết tại Trường Tiểu học Thị trấn Vạn Hà không được như mong muốn, đội tuyển viết chữ đẹp của nhà trường không xứng tầm với một nhà trường được gọi là trường chất lượng cao của huyện nhà. Nắm rõ thực trạng như vậy, sau khi cân nhắc các yếu tố cần thiết tôi nhận thấy phải bắt tay ngay vào giải quyết vấn đề mình lưu tâm. Đầu năm 2015 - 2016 tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4C là lớp chất lượng cao của trường với tổng số 30 học sinh. Sau khi nhận lớp việc đầu tiên tôi tiến hành khảo sát tình trạng chữ viết của lớp chủ nhiệm tôi đã thu được kết quả như sau: Tổng số HS Chất lượng chấm vở sạch chữ đẹp Loại A Loại B Loại C SL TL SL TL SL TL 30 HS 14 46,6% 11 36,8% 5 16,6% Kết quả khảo sát chữ viết của học sinh làm cho tôi bất ngờ. Cầm trên tay kết quả một số bài viết của học sinh, đặc biệt là bài viết của 5 học sinh đạt điểm C tôi và một số đồng nghiệp tâm huyết thực sự thấy buồn vì chữ viết của các em sai quá nhiều lỗi chính tả, lỗi trình bày và thẩm mỹ của bài viết. Các bài đạt điểm A, điểm B học sinh cơ bản viết đúng, tuy nhiên tính thẩm mỹ thiếu hẳn, chữ không bay, không có hồn, một số nét chưa thật sự đúng. Nếu là bạn, nếu được tận mắt nhìn thấy chữ viết của các em chắc chắn rằng bạn cũng sẽ có cảm nhận như tôi. * Nguyên nhân của thực trạng trên. Qua nghiên cứu và quan sát thực tế tôi đã gặp giáo viên chủ nhiệm trước đồng thời trao đổi chia sẻ ý kiến với đồng nghiệp tôi thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Trong đó có nguyên nhân từ phía các em, nguyên nhân từ giáo viên giảng dạy và các nguyên nhân khách quan khác. - Nguyên nhân từ phía học sinh: Quá trình viết chữ các em ngồi viết chưa đúng cách. Cầm bút chưa đúng quy định. Các em chưa nắm được cấu tạo của con chữ, quy trình viết nét, vị trí đặt dấu thanh. Chất lượng của vở viết, bút viết chưa đảm bảo. Một số học sinh chưa kiên trì, chưa hiểu được ý nghĩa của việc rèn chữ, các em nóng vội miễn sao viết nhanh xong, không hứng thú và yêu thích việc luyện viết. - Nguyên nhân từ phía giáo viên: Ở khối lớp 4 lượng kiến thức các em cần tiếp thu và nắm vững tương đối nhiều bao gồm cả các kiến thức tích hợp, trong khi đó thời gian cho một tiết học chỉ là 35 phút, học sinh Tiểu học các thao tác đều chậm nên giáo viên chủ yếu tập trung vào việc làm sao cho các em nắm được các kiến thức Toán, Tập làm văn vì vậy các tiết luyện viết, chính tả thường bị các tiết Toán, Tập làm văn lấn chiếm. Thậm chí ở một số lớp học sinh chậm tiếp thu giáo viên hầu hết dành quỹ thời gian hướng dẫn cho học sinh thực hiện việc cộng, trừ, nhân, chia nên không có nhiều thời gian cho việc hướng dẫn các em luyện viết. Nghề dạy học là nghề dựng nhõn cỏch để giáo dục nhân cách. Lứa tuổi Tiểu học là lứa tuổi hay bắt chước, thầy - cô như là biểu tượng quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ. Mỗi thầy - cô giáo được xem như một tấm gương phản chiếu để học sinh soi rọi và noi theo. Hiểu rõ điều đó mỗi nhà giáo đã luôn ý thức để hoàn thiện mình và mẫu mực trước trò. Tuy vậy có những lúc, có việc có giáo viên cũng chưa thực sự chau chuốt mình khi xuất hiện trước học trò. Một số ít giáo viên xem nhẹ việc rèn chữ cho mình nên chữ viết mẫu chưa đẹp. Lời phê của giáo viên chưa được chú ý về chữ viết và nội dung lời phê nên đã phần nào làm ảnh hưởng tới tính chất giáo dục học trò. Trong quá trình dạy viết ngay từ những lớp nhỏ, một số giáo viên cũng chưa kiên trì nhận xét, chỉnh sửa nét cho các em . - Một số nguyên nhân khác: Cha mẹ học sinh cũng quá ép các con tập trung học các môn Toán, Tiếng Việt mà chưa thực sự hiểu được việc luyện chữ viết cho các em có một ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành các đức tính, phẩm chất quan trọng trong việc giáo dục nhân cách trẻ. Xu hướng thời đại chỉ cần làm tốt trên máy tính mà không cần phải cầm bút viết như trước đây nên việc rèn chữ đã bị sao nhãng, xem nhẹ. Đó là những nguyên nhân chính làm cho chất lượng chữ viết của các nhà trường nói chung, trường Tiểu học Thị trấn Vạn Hà nói riêng đạt kết quả không được như mong muốn, số lượng học sinh đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh chưa nhiều, thành tích của nhà trường chưa tương xứng vị thế của ngôi trường nằm ngay chính giữa trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện. 3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. Hoµn thiÖn phÇn nghiªn cøu nh»m nâng cao chất lượng vở sạch - viết chữ đẹp cho học sinh lớp 4 - Trường Tiểu học Thị trấn Vạn Hà b¶n th©n ®· nghiªn cøu tÝch cùc vµ cÇn mÉn. V× vËy kÕt qu¶ ®¹t ®îc t¬ng ®èi kh¶ quan. Qu¸ tr×nh nghiªn cøu b¶n th©n ®· ¸p dông, thực nghiÖm nhiÒu biÖn ph¸p, gi¶i ph¸p. Trong ®ã tËp trung chñ yÕu vµ gãp phÇn thµnh c«ng lµ mét sè gi¶i ph¸p sau: 3.1. Giải pháp 1: Xây dựng nền nếp giữ vở sạch. Để học sinh có một cuốn vở sạch đẹp không phải là việc dễ. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải có lòng nhiệt tình tỉ mỉ trong việc nhỏ như việc chọn vở, chọn bút, chọn màu mực đến việc trình bày bài, cách sửa lỗi khi các em viết chưa đúng. HiÓu ®îc nh vËy ngay khi nhËn líp t«i đã gÆp gì phô huynh ®Ó thống nhÊt chän vë cùng loại cho cả lớp. Chọn như vậy để khi dự thi các em trong lớp có chồng vở đẹp, khi hướng dẫn các em viết cũng dễ dàng hơn, chọn vở tốt chất lượng chữ đẹp trông thấy. ViÖc gi÷ vë s¹ch kh«ng chØ ®¬n thuÇn lµ cuèn vë kh«ng bÞ gi©y mùc, kh«ng qu¨n mÐp mµ quan träng h¬n lµ hướng dẫn các em cách trình bày vë mang tÝnh thÈm mü, ®óng qui t¾c cña từng dạng bài, từng phân môn. Khi híng dÉn häc sinh tr×nh bµy vë t«i chó ý híng dÉn häc sinh tr×nh bµy ®Ñp ®Õn tõng chi tiÕt nhá nh: Híng dÉn häc sinh viết thứ ngày lùi vào một ô vuông so víi lÒ, viết tên môn häc lùi vào khoảng 4 đến 5 ô vuông tính từ trái sang phải, tên bài phải ®îc viÕt theo cì ch÷ to h¬n vµ trình bày cân đối ở giữa trang giấy. Cuèn vë ®Ñp ®îc thu hót ngay tõ c¸i nh×n ban ®Çu. B¹n cã c¶m gi¸c thÕ nµo khi cÇm trªn tay mét cuèn vë kh«ng bäc b×a, kh«ng d¸n nh·n vµ mét cuèn vë ®îc bäc b×a, d¸n nh·n cÈn thÈn. Vµ b¹n sÏ c¶m nhËn thÕ nµo vÒ chñ nh©n cña mçi cuèn vë nãi trªn. Và một điều bạn không thể phủ nhận với tôi rằng: Chủ nhân của cuốn vở sạch đẹp về nội dung và hình thức chắc chắn sẽ là một cô, cậu trò ngoan. Một lớp học số vở được đạt A ở mức cao chứng tỏ đó là một nhà giáo coi trọng tâm huyết với nghề. Nãi nh thÕ ®Ó kh¼ng ®Þnh r»ng viÖc x©y dùng nÒn nÕp cho häc sinh gi÷ vë s¹ch lµ viÖc cần thiết và kh«ng dÔ làm nh mét sè ý kiến quan niÖm. Để xây dựng được nền nếp gi÷ vë s¹ch của lớp, để làm tốt việc này tôi phải chó ý tíi tõng chi tiÕt nhá, ph¶i kiªn tr×, ph¶i thêng xuyªn, nghiªm tóc tõ viÖc gióp häc sinh hiÓu ®îc cuèn vë ®Ñp ph¶i ®¹t c¸c tiªu chuÈn nµo? t¹i sao ph¶i gi÷ vë ®Ñp? Lµm thÕ nµo ®Ó gi÷ cuèn vë ®Ñp? Ngay khi học sinh mua ®îc vë t«i kiểm tra vë cña c¸c em, vừa làm tôi vừa hướng dẫn các em cách bọc bìa, dán nhãn cẩn thận, bên ngoài bọc thêm một bìa bóng trắng trong như thế bìa vở sẽ rất đẹp và bền. Lớp tôi chủ nhiệm phần lớn là con các gia đinh có điều kiện kinh tế của Thị Trấn Vạn Hà huyện Thiệu Hóa vậy nên cả lớp chọn một loại giấy bọc bìa như nhau cho từng loại vở nên vở lớp tôi bao giờ cũng bắt mắt, đẹp nhất mỗi khi nhà trường tổ chức hội thi Vở sạch chữ đẹp. Chọn bìa để bọc cho từng loại vở để khi lấy vở học dễ lấy. Để vở không bị quăn mép tôi dạy các em cách giở cuốn vở nhẹ nhàng, khi viết đặt cuốn vở ngay ngắn trên mặt bàn. Vở viết đặt nghiêng so với mép bàn một góc khoảng 300 ( nghiêng về bên phải). Sở dĩ phải đặt như vậy vì chiều thuận tay khi viết chữ Việt là vận động từ trái sang phải. Đặt vở đúng thì tay viết sẽ được cử động thoải mái, dễ dàng. Khi học xong cuốn vở viết được các tổ trưởng thu lại xếp ngay ngắn ở tủ đồ dùng tại lớp cũng có lúc để tại ngăn bàn nơi các em ngồi. Như thế để học sinh không phải cõng ba lô sách đi học như một số phụ huynh phản ánh đồng thời vở sẽ đỡ bị nhàu, bị quăn mép do việc nhét vào cặp và lấy ra lấy vào nhiều lần. Khi các em viết bị nhầm hoặc sai một chữ nào đó tôi quy định cho học sinh gạch chéo sang trái trực tiếp vào chữ đó, không được gạch chân chữ sai để tránh nhầm lẫn với các bài tập có yêu cầu gạch dưới các từ ngữ cần tìm hay xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Tôi chia tổ để các em kiểm tra chéo mỗi ngày và thi giữa các tổ trong tuần. Hằng ngày, tôi thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các em cách giữ vở sạch, viết chữ đẹp. Từ biện pháp nêu trên nền nếp giữ vở sạch chữ đẹp thực sự đạt hiệu quả cao. 3.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách ngồi viết đúng tư thế. Ngồi viết đúng tư thế là một yêu cầu bắt buộc học sinh phải thực hiện khi luyện viết. Việc ngồi đúng tư thế có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chữ viết của học sinh. Ngồi đúng tư thế các em sẽ dễ dàng nhìn rõ được dòng kẻ, ô li của vở , quan sát được các nét, con chữ mình viết, tay điều khiển bút dễ dàngVậy ngồi như thế nào là đúng tư thế? Dạy học sinh Tiểu học dùng hình ảnh trực quan luôn mang lại hiệu quả cao. Nắm được điều đó khi hướng dẫn các em ngồi viết tôi cho học sinh xem hình minh họa tư thế ngồi viết: Tư thế ngồi viết đúng Đồng thời tôi di chuyển thước trên hình vừa hướng dẫn các em ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, hai mắt cách mặt vở từ 25cm – 30cm. Cánh tay trái đặt nhẹ trên mép bàn tỳ nhẹ lên mép vở để giữ vở không xê dịch khi viết. Tay phải cầm bút, cùng ở trên mặt bàn. Với cách để tay như vậy khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển thuận lợi từ trái sang phải một cách dễ dàng. Hai chân để song song thoải mái. Hướng dẫn xong tôi cho một số học sinh lên thực hiện cách ngồi đúng tư thế và thực hành viết cho các bạn xem. Học sinh lớp 4 tôi chủ nhiệm đã qua 4 năm học Tiểu học, có nhiều học sinh ngồi sai tư thế và quen với tư thế ngồi sai nên khi học sinh ngồi viết bài tôi chú ý quan sát các em để nhắc nhở ngồi đúng. Đây là một bước thực hành quan trọng trong việc tiếp thu kiến thức và luyện viết, việc làm này ảnh hưởng tới chất lượng học tập của các em và cũng ảnh hưởng tới hình thức và sự phát triển của các em. Nói như vậy để biết rằng tổi hiểu rõ được tầm quan trọng của việc giúp học sinh Tiểu học ngồi học, ngồi viết đúng tư thế. Mong các bạn đồng nghiệp đừng xem nhẹ. 3.3. Giải pháp 3: Hướng dẫn cách cầm bút. Hiện nay rất nhiều học sinh cầm bút không đúng và đã trở thành một thói quen khó sửa. Cách cầm bút sai không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mĩ của ngón tay mà còn làm cho chữ viết không đẹp. Ý thức được như vậy khi hướng dẫn cho học sinh luyện viết tôi thường xuyên giúp các em, chỉnh sửa uốn nắn hàng ngày cho các em cầm bút đúng cách. Hình ảnh minh họa cách cầm bút (hình phía dưới) đã được tôi áp dụng để hướng dẫn các em ngay từ đầu năm học, sau khi kiểm tra cách cầm bút của các em. Tôi hướng dẫn cho học sinh xem hình minh họa và nêu cách cầm bút ra sao, sau đó tôi chỉ cho các em biết: Cầm bút đúng là cách cầm bút và điều khiển bút viết bằng ba ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa) của bàn tay phải. Đầu ngón tay trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón tay cái giữ bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào cạnh đốt đầu ngón tay giữa. Ba điểm tựa này giữ bút và điều khiển ngòi bút dịch chuyển linh hoạt. Ngoài ra động tác viết cần có sự phối hợp cử động của cổ tay, khuỷu tay và cả cánh tay. Minh họa cách cầm bút đúng Việc hướng dẫn các em cầm bút đúng cách sẽ giúp cho các em viết đẹp. Trong quá trình dạy học giáo viên không chỉ dạy học sinh cầm bút đúng ngay ban đầu mà phải chú ý nhắc nhở các em hàng ngày để học sinh có thói quen cầm bút đúng cách. Bởi vậy đến thời điểm tôi hoàn thiện phần nghiên cứu giúp học sinh lớp 4 trường Tiểu học Thị Trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa giữ vở sạch, viết chữ đẹp đã có tất cả các em có ý thức cầm bút đúng cách, ngồi đúng tư thế. Cá
Tài liệu đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_4_truong_tieu_hoc_thi_tra.doc