Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt giải toán có lời văn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt giải toán có lời văn

Giải pháp thực hiện:

 Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh nắm chắc phương pháp chung để giải các bài toán:

 Mỗi bài toán các em có làm tốt được hay không đều phụ thuộc vào các phương pháp giải toán được vận dụng ở mỗi bước giải bài toán đó. Cho nên, cần hướng dẫn học sinh nắm được các bước giải bài toán như sau:

 * Bước 1: Đọc kĩ đề toán.

 * Bước 2: Tóm tắt đề toán.

 * Bước 3: Phân tích bài toán.

 * Bước 4: Viết bài giải.

 * Bước 5: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải.

 

doc 20 trang hoathepmc36 26/02/2022 15832
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt giải toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
1. Họ và tên : Ngọc Thị Hà
2. Chức vụ: Giáo viên
3. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lán Tranh 1
4. Lí do chọn đề tài:
Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển trí tuệ cũng như nhân cách con người. ở tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí rất quan trọng trong sự phát triển đó. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác và học tiếp Toán ở Trung học và nhiều cấp học khác nữa. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học được hình thành chủ yếu bằng thực hành, luyện tập và thường xuyên được ôn tập, củng cố, phát triển, vận dụng trong học tập và trong đời sống.
 	Căn cứ vào sự phát triển tâm, sinh lí của học sinh Tiểu học mà cấu trúc nội dung môn Toán rất phù hợp với từng giai đoạn phát triển của học sinh. Quá trình dạy học Toán góp phần thiết thực vào việc hình thành phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập và làm việc tích cực, chủ động, khoa học, sáng tạo cho học sinh. Cho nên, giáo viên cần tổ chức hoạt động học tập thường xuyên, tạo ra các tinh huống có vấn đề, tìm các biện pháp lôi cuốn học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề bằng cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ năng vấn đề đó, huy động các kiến thức và các công cụ đã có để tìm ra con đường hợp lí nhất giải đáp từng câu hỏi đặt ra trong quá trình giải quyết vấn đề, diễn đạt các bước đi trong cách giải, tự mình kiểm tra lại các kết quả đã đạt được, cùng các bạn rút kinh nghiệm về phương pháp giải. Tuy nhiên, để tổ chức được các hoạt động học tập, giáo viên cần xác định được: Nội dung toán cần cho học sinh lĩnh hội là gì? Cần tổ chức các hoạt động như thế nào? Mặt khác, nội dung dạy giải toán phải được sắp xếp hợp lí, đan xen và tương hợp với mạch kiến thức khác, phù hợp với sự phát triển nhận thức của học sinh. Dạy học giải toán có lời văn là một trong những con đường hình thành và phát triển trình độ tư duy của học sinh. Các em biết phát hiện và tự giải quyết vấn đề, tự nhận xét so sánh, phân tích, tổng hợp, rút ra quy tắc ở dạng khái quát nhất định.
Tuy nhiên, giáo viên phải chủ động tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động theo chủ đích nhất định với sự trợ giúp đúng mức của giáo viên, của sách giáo khoa và đồ dùng dạy học, để mỗi cá nhân học sinh được “ khám phá” tự phát hiện và tự giải quyết bài toán thông qua việc biết thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới, với các kiến thức liên quan đã học, với kinh nghiệm của bản thân. Đó là các cơ sở để các em học tốt giải toán có lời văn.
Sau khi dạy Toán ở lớp 4 một số năm, tôi thấy các em nắm được kĩ năng giải toán của giáo viên truyền đạt tới như là một văn bản của lí thuyết, còn nó có ứng dụng vào thực tế như thế nào thì nhiều khi giáo viên chưa làm được. Có những bài toán học sinh làm xong, không cần thử lại, không cần xem thực tế áp dụng như thế nào, cứ để kết quả như vậy mặc dù có thể sai. Học sinh còn nhầm lẫn nhiều khi giải các bài toán trong cùng một dạng toán. Đó là điều băn khoăn, suy nghĩ. Xuất phát từ tình hình thực tế học sinh như vậy, tôi mong muốn có những sáng kiến về phương pháp giúp các em giải toán có lời văn. Sau một thời gian thực dạy học sinh, tôi đã nghiên cứu và xin đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ với đề tài: Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt giải toán có lời văn. 
 5. Nội dung giải pháp hữu ích.
 5.1. Những thuận lợi, khó khăn và một số nguyên nhân của giải pháp.
 a) Thuận lợi 
 * Giáo viên 
 Năm học 2017-2018 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4B với sĩ số là 20 em, trong đó có 10 học sinh nam và 10 học sinh.
 Trong nhiều năm công tác tôi luôn được nhà trường phân công dạy học ở khối khối 4 nên tôi cũng có một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy môn toán và nhất là “Giải toán có lời văn” .
 * Học sinh
 - Học sinh đa số là người kinh, số lượng học sinh trong lớp vừa phải nên việc kèm cặp thuận lợi nhiều cho giáo viên.
 - Lớp tôi được học chương trình 2 buổi/ ngày theo mô hình 35t nên rất thuận lợi cho các em có thêm nhiều tiết ôn tập.
 * Phụ huynh 
 Đa số phụ huynh còn trẻ, có nhận thức tiến bộ nên đã quan tâm tới học sinh.Tạo điều kiện để các em có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.
b)
* Phụ huynh 
 - Tuy phụ huynh đã quan tâm tới học sinh nhưng đa số trình độ còn thấp nên không giúp được con mình những vướng mắc khi các em làm bài tập ứng dụng cũng như ôn lại kiến thức ở nhà. 
 - Cha mẹ các em phần lớn làm nghề nông nên thời gian rất hạn chế trong việc bảo ban thêm, kieåm tra vôû cuûa con em mình haèng ngày, ñoân ñoác nhaéc nhôû và cùng con học và làm những bài tập ứng dụng ở nhà. Chính vì thế maø việc dạy dỗ học trò chủ yếu là giáo viên.
* Học sinh 
 - Phần lớn học sinh trung bình và yếu chưa giải được loại toán có lời văn do các em thường không đọc kĩ đề bài khả năng phân tích đề toán của các em còn nhiều hạn chế. Các dạng toán các em còn nắm chưa chắc, nhiều em không hiểu nghĩa của từng cụm từ, từng câu trong bài toán, chưa biết cách suy luận, dẫn đến xác dịnh dạng toán sai, hay nhầm lẫn giữa các dạng toán này với các dạng toán khác, đọc đề bài không tóm tắt được bài. 
 - Học sinh thường hay bị lời giải sai chưa phù hôïp với phép tính .
 - Cá biệt có một số em việc tính toán còn yếu nên dẫn đến kết quả giải các bài toán còn sai . 
 - Đôi khi một số em học khá còn làm bài sai vì các em hay chủ quan vội vàng. Khi làm bài các em xác định chưa đúng yêu cầu, các dữ kiện chính của bài và mối quan hệ giữa các bài toán nên tóm tắt, lời giải, kết quả sai. 
 - Trong thời gian nghỉ hè do các em ít ôn bài nên đã quên kiến thức cũ như không nhớ công thức, các quy tắc để áp dụng vào từng loại bài toán cụ thể .
 - Thực tế sau khi nhận lớp tôi tiến hành khảo sát chất lượng của lớp, thì chất lượng môn toán của lớp tôi còn có 2 học sinh không đạt yêu cầu do các em quên kiến thức quá nhiều trong đợt nghỉ hè. 
* Phần lớn các em không đạt được kết quả cao vì lỗi sai chủ yếu của các em là :
 - Các em phân tích đề sai 
 - Sai về thực hiện phép tính 
 - Sai về lời giải 
 - Trình bày bài sai 
* Giáo viên : 
 - Một số giáo viên còn coi trọng lý thuyết chưa thực hành nhiều về các bước giải bài toán có lời văn.
- Sự đầu tư, nghiên cứu thiết kế bài dạy chưa nhiều nên khi dạy giáo viên chưa có điểm nhấn để khắc sâu kiến thức cho học sinh. Giáo viên chỉ cung cấp cho các em các khái niệm và cách giải đơn giản trong sách giáo khoa nên khi gặp những bài toán khó các em thường không làm được .
- Cách hướng dẫn tìm hiểu phân tích một đề toán của giáo viên đôi lúc còn rườm rà, câu hỏi đưa ra còn khó hiểu, chưa cụ thể, khoâng suùc tích neân hoïc sinh khoù hieåu. 
- Giáo viên ít liên hệ với những bài toán thực tế cuộc sống hằng ngày mà các em thường gặp .
- Phương pháp giảng dạy của một số giáo viên còn đơn điệu, thụ động chưa phù hợp với từng đối tượng của học sinh nên chưa phát huy được tính tích cực của học sinh, không gây hứng thú học tập cho các em. 
- Sau mỗi bài học sinh làm sai (khi chấm bài hàng ngày) giáo viên chưa nắm hết các lỗi sai của từng em để sửa chữa cho các em kịp thời hoặc để điều chỉnh phương pháp dạy học của mình .
5.2 Thời gian áp dụng: Năm học 2017 – 2018 
5.3 Giải pháp thực hiện: 
 Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh nắm chắc phương pháp chung để giải các bài toán: 
 Mỗi bài toán các em có làm tốt được hay không đều phụ thuộc vào các phương pháp giải toán được vận dụng ở mỗi bước giải bài toán đó. Cho nên, cần hướng dẫn học sinh nắm được các bước giải bài toán như sau:
 * Bước 1: Đọc kĩ đề toán.
 * Bước 2: Tóm tắt đề toán.
 * Bước 3: Phân tích bài toán.
 * Bước 4: Viết bài giải.
 * Bước 5: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải.
 Cụ thể yêu cầu đối với học sinh như sau:
 + Đọc kĩ đề toán: Học sinh đọc ít nhất 3 lần mục đích để giúp các em nắm được ba yếu tố cơ bản. Những“dữ kiện” là những cái đã cho, đã biết trong đầu bài,“những ẩn số” là những cái chưa biết và cần tìm và những“điều kiện” là quan hệ giữa các dữ kiện với ẩn số.
 Cần tập cho học sinh có thói quen và từng bước có kĩ năng suy nghĩ trên các yếu tố cơ bản của bài toán, phân biệt và xác định được các dữ kiện và điều kiện cần thiết liên quan đến cái cần tìm, gạt bỏ các tình tiết không liên quan đến câu hỏi, phát hiện được các dữ kiện và điều kiện không tường minh để diễn đạt một cách rõ ràng hơn. Tránh thói quen xấu là vừa đọc xong đề đã làm ngay.
 + Tóm tắt đề toán: Sau khi đọc kĩ đề toán, các em biết lược bớt một số câu chữ, làm cho bài toán gọn lại, nhờ đó mối quan hệ giữa cái đã cho và một số phải tìm hiện rõ hơn. Mỗi em cần cố gắng tóm tắt được các đề toán và biết cách nhìn vào tóm tắt ấy mà nhắc lại được đề toán.
 Thực tế có rất nhiều cách tóm tắt bài toán, nếu các em càng nắm được nhiều cách tóm tắt thì các em sẽ càng giải toán giỏi. Cho nên, khi dạy tôi đã truyền đạt các cách sau tới học sinh:
 * Cách 1: Tóm tắt bằng chữ.
* Cách 2: Tóm tắt bằng chữ và dấu.
* Cách 3: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
* Cách 4: Tóm tắt bằng hình tượng trưng.
* Cách 5: Tóm tắt bằng kẻ ô.
 Tuy nhiên tôi luôn luôn hướng các em chọn cách nào dễ hiểu nhất, rõ nhất, điều đó còn phụ thuộc vào nội dung từng bài.
 + Phân tích bài toán: Sau khi tóm tắt đề bài xong, các em tập viết phân tích đề bài để tìm ra cách giải bài toán. Cho nên, ở bước này, giáo viên cần sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, thiết lập cách tìm hiểu, phân tích bài toán theo sơ đồ dưới dạng các câu hỏi thông thường:
 - Bài toán cho biết gì?
 - Bài toán hỏi gì?
 - Muốn tìm cái đó ta cần biết gì?
 - Cái này biết chưa?
 - Còn cái này thì sao?
 - Muốn tìm cái chưa biết ta cần dựa vào đâu? Làm như thế nào?
 Hướng dẫn học sinh phân tích xuôi rồi tổng hợp ngược lên, từ đó các em nắm bài kĩ hơn, tự các em giải được bài toán.
 + Viết bài giải: Dựa vào sơ đồ phân tích, quá trình tìm hiểu bài, các em sẽ dễ dàng viết được bài giải một cách đầy đủ, chính xác. Giáo viên chỉ việc yêu cầu học sinh trình bày đúng, đẹp, cân đối ở vở là được, chú ý câu trả lời ở các bước phải đầy đủ, không viết tắt, chữ và số phải đẹp. 
 + Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải:
 Qua quá trình quan sát học sinh giải toán, chúng ta dễ dàng thấy rằng học sinh thường coi bài toán đã giải xong khi tính ra đáp số hay tìm được câu trả lời. Khi giáo viên hỏi: “ Em có tin chắc kết quả là đúng không?” thì nhiều em lúng túng. Vì vậy việc kiểm tra, đánh giá kết quả là không thể thiếu khi giải toán và phải trở thành thói quen đối với học sinh. Cho nên khi dạy giải toán, chúng ta cần hướng dẫn các em thông qua các bước:
 - Đọc lại lời giải.
 - Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí yêu cầu của bài chưa, các câu văn diễn đạt trong lời giải đúng chưa.
 - Thử lại các kết quả vừa tính từ bước đầu tiên.
 - Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa. Đối với học sinh giỏi, giáo viên có thể hướng các em nhìn lại toàn bộ bài giải, tập phân tích cách giải, động viên các em tìm các cách giải khác, tạo điều kiện phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo, suy nghĩ độc lập của học sinh. 
 Giải pháp 2: Vận dụng các phương pháp dạy học vào hình thức tổ chức cho hợp lí. 
 - Sau khi nhận bàn giao lớp từ đầu năm tôi nắm bắt lại tình hình của lớp về số học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu để theo dõi kiểm tra. Khi khảo sát chất lượng đầu năm. Tôi đã phân loại đối tượng học sinh, sắp xếp lại chỗ ngồi hợp lí cho các em: học sinh khá giỏi, ngồi cạnh em trung bình, yếu để các em kiểm tra và giúp đỡ bạn trong học tập .
- Quan tâm đặc biệt tới học sinh yếu, kém để làm cho mọi học sinh trong lớp đạt chuẩn về kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời chú ý đến đối tượng học sinh khá, giỏi để các em không thấy nhàm chán vì bài học quá dễ .
- Tạo không khí thoải mái trong lớp học, xây dựng môi trường toán học tự nhiên gắn liền với thực tế, gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh.
- Tổ chức trò chơi toán học để gây hứng thú cho các em trong học tập. 
- Lập đôi bạn học tập, nhóm học tập để giúp đỡ nhau, cùng nhau kiểm tra bài vào đầu giờ học. Ôn lại các kiến thức, các quy tắc, các bảng nhân chia  rèn tính tự giác, không dựa dẫm vào nhau mà tự tìm cho mình một cách học tốt 
Ví dụ :Bài toán (dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó)
 “ Một cửa hàng tuần lễ đầu bán được 31418 m vải, tuần lễ sau bán được 52522m vải. Biết rằng cửa hàng đó bán hàng tất cả các ngày trong tuần, hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu mét vải ? ”
 - Đối với bài toán này tôi tổ chức cho các em thảo luận theo nhóm bàn (mỗi bàn 2 học sinh ). Gợi ý cho các em nhớ lại 1 tuần lễ là bao nhiêu ngày? muốn tìm trung bình của mỗi ngày ta làm như thế nào? Yêu cầu học sinh trong nhóm lần lượt nêu ý kiến, cùng trao đổi và thống nhất cách giải.Tạo điều kiện cho học sinh có thêm cơ hội nêu ý kiến, lựa chọn ý kiến trước tập thể, gây hướng thú học tập cho học sinh.
 - Khi đã biết cách làm thì các em tự làm bài của mình vào phiếu học tập hoặc vở và 1-2 nhóm trình bày vào phiếu lớn để giáo viên đính lên bảng cùng sửa chữa. 
 - Tôi luôn khuyến khích học sinh tìm ra các cách giải hay, và ngắn gọn, rèn luyện cho các em cách suy nghĩ, linh hoạt, độc lập, sáng tạo trong khi làm bài.
 - Cụ thể đối với bài toán này có thể giải như sau :
 (cách 1):Dành cho những học sinh khá giỏi có tư duy tốt .
 Bài giải 
 Số mét vải cửa hàng bán được trong hai tuần là : 
 31 478 + 52 522 = 84000 (m )
 Số mét vải trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được là 
 84000: (7 x 2 ) = 6000 (m)
 Đáp số :6000 m 
 (cách 2):Dành cho những học sinh trung bình và yếu . 
 Bài giải 
 Số mét vải cửa hàng bán được trong hai tuần là : 
 31478 + 52522 = 84000 (m )
 Tổng số ngày trong hai tuần lễ là :
x 2 = 14 (ngày )
 Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là :
 840 : 14 = 6000 (m )
 Đáp số :6000 m 
 - Trong quá trình giúp đỡ học sinh yếu, tôi luôn quan tâm gần gũi các em. Kịp thời hỗ trợ cho các em các kiến thức cần thiết khi giải một bài toán. Giải thích kĩ những chỗ sai mà các em thường mắc phải để khi gặp lại dạng toán đó thì các em không lặp lại các chỗ sai đó nữa.
 - Luôn trân trọng sự tiến bộ của học sinh dù là cái nhỏ nhất. Tuyeân döông khích leä kịp thời nhöõng em có nhiều cố gắng trong học tập.
Giải pháp 3: Thường xuyên kiểm tra chấm bài và kịp thời tổng hợp những lỗi sai của học sinh.
 - Trong tất cả các giờ học toán tôi luôn tích cực kiểm tra việc học bài và làm bài tập ở nhà của học sinh.
 - Tích cực chấm bài ở trên lớp để kịp thời phát hiện những lỗi sai còn tồn tại. Xem các em sai ở đâu? Sai vì sao? khi các em biết được loãi sai của mình thì giáo viên giám sát để các em tự chữa vào bài vaøo vôû .
 - Tôi thường cho học sinh nắm chắc cách thực hiện các phép tính rồi mới làm toán giải. Sau mỗi dạng toán tôi đều cho các em làm bài kiểm tra để nắm bắt kịp thời sự tiếp thu kiến thức của học sinh .
 - Để giúp các em làm quen với việc tự kiểm tra, tôi thường cho các em đổi vở và hướng dẫn các em cách kiểm tra rồi báo cáo kết quả. Chính việc làm đó giúp các em phát hiện ra những loãi sai hay còn thiếu sót để kịp thời bổ sung sửa chữa .
* Ví dụ :Bài tập 4(tr :56 )
 Một hình chữ nhật có chu vi là 32cm, chiều dài hơn chiều rộng 4cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
 - Đây là bài tập tương đối khó với học sinh.Với bài tập này khi giáo viên cho các em tìm hiểu và phân tích kĩ đề bài, gạch chân dưới những dữ kiện quan trọng mà bài toán cho, và yêu cầu cần tìm của bài toán. Sau đó tôi tóm tắt và cần hướng dẫn các em: yêu cầu các em xác định được dạng toán (Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.). Tổng chính là nửa chu vi của hình chữ nhật. Áp dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó để tìm chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật. Có chiều dài chiều rộng rồi áp dụng công thức tính chu vi để tính diện tích hình chữ nhật.(Lưu ý học sinh cách ghi đơn vị đo diện tích và đơn vị đo độ dài)
 - Cho các em thảo luận theo nhóm, các em thật hiểu bài thì tôi cho làm bài cá nhân.
(có thể cho các em làm vào vở và một em làm vào phiếu để sửa chữa bài cho cả lớp) Đồng thời giáo viên đến những học sinh yếu để kịp thời giúp đỡ các em .
 Bài giải 
 Nửa chu vi của hình chữ nhật là :
 32 : 2 = 16 (cm)
 Chiều dài của hình chữ nhật là:
 (16+4) : 2 = 10 (cm)
 Chiều rộng của hình chữ nhật là:
 16 – 10 = 6 (cm)
 Diện tích của hình chữ nhật là :
 10 x 6 = 60 (cm2)
 Đáp số : 60 cm2
 - Sau khi học sinh làm xong bài tập giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh nếu cho biết chu vi các em phải đi tìm nửa chu vi vì ở các bài toán này các em thường không xác định được tổng .(Tổng chính là nửa chu vi).
 - Ngoaøi vieäc daïy nhöõng baøi toaùn giaûi trong SGK, haøng ngaøy toâi thöôøng cho caùc em laøm nhöõng baøi toaùn giaûi khaùc ( ñeà thuoäc daïng toaùn ñaõ hoïc). Caùc em luyeän taäp vaøo 15' ñaàu giờ hay các tiết ôn tập trong tuần .
 - Tôi thường cho theâm caùc baøi toaùn giaûi veà nhaø ñeå caùc em thực hiện vaø hoâm sau leân lôùp cùng chữa bài .
Giải pháp 4: Rèn kĩ năng nắm vững được quy trình giải một bài toán có lời văn .
+ Phân tích đề bài : 
 - Mỗi bài toán tôi yêu cầu học sinh đọc töø 3 -> 4 laàn ñeå hieåu ñeà bài vaø döõ kieän cuûa baøi toaùn. Dùng bút chì, thước kẻ gạch dưới những döõ kieän bài toán cho biết và yêu cầu phải tìm của bài toán .
VD : Bài tập 4(Tr 24)
 Có 4 gói bánh, mỗi gói cân nặng 150g và 2 gói kẹo, mỗi gói cân nặng 200g. Hỏi có tất cả mấy kg bánh và kẹo ? 
+ Tóm tắt đề : 
 - Tùy vào từng loại đề bài mà hướng dẫn các em có thể tóm tắt đề bằng chữ, bằng sơ đồ đoạn thẳng hay hình vẽ để nhận ra dạng toán, loại toán. 
 * VD : Bài 5 (tr 5) 
 Một nhà máy sản xuất trong 4 ngày được 680 chiếc ti vi. Hỏi trong 7 ngày nhà máy đó sản xuất được bao nhiêu chiếc ti vi, biết số ti vi sản xuất trong mỗi ngày là như nhau? 
- Hướng dẫn các em nhận định dạng toán: Đây là daïng toaùn Rút về đơn vị. Với bài tập này hướng cho học sinh tóm tắt bằng lời để các em dễ dàng nhận ra và nhớ cách giải bài toán rút về đơn vị 
 4 ngày : 680 chiếc ti vi
 7 ngày: Chiếc ti vi?
+ và các bước giải bài toán .
- Giáo viên phải hướng học sinh suy nghĩ xem để giải được yêu cầu của một bài toán thì cần phải có những yếu tố nào? các điều ấy bài toán đã cho biết chưa? làm cách nào để tìm?
 - Tìm cách giải của bài toán thường sử dụng bằng phương pháp diễn dịch đó là đi ngược câu hỏi về yêu cầu cần tìm, từ đó mới tìm ra cách giải bài toán phù hợp .
+ Giải bài toán : 
- Trình bày bài giải dựa trên các điều phân tích, trình bày các bước giải hợp lí về lời giải và phép tính đến kết quả bài toán.
+ Kiểm tra lại kết quả.
 Ví dụ : Một miếng đất hình chữ nhật có chiều rộng 135m, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính diện tích hình chữ nhật đó ?
- Giáo viên có thể tổ chức và hướng dẫn như sau :
*Bước 1 :Học sinh đọc đề ,tìm hiểu và phân tích đề :
- Bài toán cho ta biết gì?(miếng đất HCNcó chiều rộnglà 135m, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng .) 
 - Bài toán hỏi gì ? (diện tích HCN đó ?)
*Bước 2 :Tóm tắt đề toán :
 * Cách 1 
 -Chiều rộng : 13,5 m 
 -Chiều dài : gấp 3 lần chiều rộng 
 -Diện tích : ? m 2
 * Cách 2 (có thể tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng )
 135m
 Chieàu roäng	
 Dieän tích = ? m2
 Chieàn daøi
*Bước 3 :Tìm cách giải và các bước giải bài toán :
 - Muốn tính diện tích HCN ta phải tìm gì ? (tìm chiều dài HCN )
 - Ta tìm chiều dài bằng cách nào ? (lấy chiều rộng x 3)
 - Muốn tính diện tích HCN ta làm như thế nào? (lấy ấy số đo chiều dài x với số đo chiều rộng (cùng ñơn vị đo).
 *Bước 4 :Giải bài toán 
 Chiều dài miếng đất . hình chữ nhật là :
 135 x 3 = 405 (m)
 Diện tích miếng đất hình chữ nhật là :
 405 x 135 = 54675(m2).
 Đáp số : 54675m2 
 *Bước 5 : Kiểm tra lại kết quả 
 Thường xuyên nhắc nhở các em, làm phép tính nào cần thử lại ngay kết quả phép tính đó vào nháp rồi mới viết vào vở và chú ý viết đầy đủ tên đơn vị. 
Giải pháp 5: Hướng dẩn học sinh nắm chắc các dạng toán .
- Giáo viên cho học sinh nắm chắc từng dạng toán, phân biệt được dạng toán này với các dạng toán khác và nhắc lại cách giải đặc trưng của từng dạng. Khi học sinh đã nắm vững từng dạng toán thì giáo

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_h.doc