SKKN Một số kinh nghiệm về thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học toán lớp 4

SKKN Một số kinh nghiệm về thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học toán lớp 4

Bước sang thế kỉ XXI, hành trang quan trọng nhất của mỗi quốc gia là chiến lược giáo dục đào tạo con người, là tiềm năng trí tuệ con người. Bởi vậy, trong công cuộc đổi mới của đất nước, Đảng ta đã vạch ra những chủ trương, đường lối, chính sách sáng suốt nhằm đưa nước ta thành một nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Nghị quyết Trung ương II, khóa 8 đã khẳng định:

“ Muốn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì nguồn nhân lực con người là yếu tố hàng đầu để thực hiện mục tiêu này”. Do đó, phát triển giáo dục là nền tảng, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực thúc đẩy sự công nghiệp hóa – hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội.

 Chính vì lẽ đó ở Tiểu học, môn toán chiếm thời lượng rất lớn, hơn nữa việc đặc trưng của bộ môn; môn toán có ưu thế lớn trong việc phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh.

 Một trong những biện pháp chủ yếu để đạt được mục đích là gây được cho học sinh hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui cho các em, giảm bớt tính “ cứng nhắc” của giờ học toán bằng cách lôi cuốn các em vào những trò chơi toán học hấp dẫn, phù hợp với trình độ nhận thức và đặc điểm lứa tuổi các em.

 Là một giáo viên tiểu học, tôi nhận thấy, muốn dạy tốt môn Toán nói riêng không những người giáo viên phải nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà còn phải biết giúp học sinh huy động vốn hiểu biết của mình vào việc lĩnh hội trí thức, phát triển tư duy, tính độc lập, sáng tạo của học sinh.

 Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm về thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học toán lớp 4.”

 

doc 19 trang thuychi01 57426
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm về thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học toán lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
	Bước sang thế kỉ XXI, hành trang quan trọng nhất của mỗi quốc gia là chiến lược giáo dục đào tạo con người, là tiềm năng trí tuệ con người. Bởi vậy, trong công cuộc đổi mới của đất nước, Đảng ta đã vạch ra những chủ trương, đường lối, chính sách sáng suốt nhằm đưa nước ta thành một nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Nghị quyết Trung ương II, khóa 8 đã khẳng định:
“ Muốn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì nguồn nhân lực con người là yếu tố hàng đầu để thực hiện mục tiêu này”. Do đó, phát triển giáo dục là nền tảng, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực thúc đẩy sự công nghiệp hóa – hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội.
	Chính vì lẽ đó ở Tiểu học, môn toán chiếm thời lượng rất lớn, hơn nữa việc đặc trưng của bộ môn; môn toán có ưu thế lớn trong việc phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh.
	Một trong những biện pháp chủ yếu để đạt được mục đích là gây được cho học sinh hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui cho các em, giảm bớt tính “ cứng nhắc” của giờ học toán bằng cách lôi cuốn các em vào những trò chơi toán học hấp dẫn, phù hợp với trình độ nhận thức và đặc điểm lứa tuổi các em.
	Là một giáo viên tiểu học, tôi nhận thấy, muốn dạy tốt môn Toán nói riêng không những người giáo viên phải nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà còn phải biết giúp học sinh huy động vốn hiểu biết của mình vào việc lĩnh hội trí thức, phát triển tư duy, tính độc lập, sáng tạo của học sinh.
	Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm về thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học toán lớp 4.”
II. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu mục tiêu, nội dung trò chơi về các mạch kiến thức:
+ Số học
+ Đại lượng và số đo đại lượng
+ Các yếu tố hình học
+ Giải toán có lời văn
- Thông qua tìm hiểu có biện pháp cải tiến khắc phục những tồn tại trong việc thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học toán 4.
- Thiết kế các hoạt động trò chơi nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học toán.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu về Một số kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức ứng dụng trò chơi học tập vào dạy học Toán 4. 
- Phạm vi nghiên cứu là GV và HS lớp 4C trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng phối kết hợp một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa và các tư liệu (giáo án) có liên quan đến đến đề tài nghiên cứu nhằm thu thập một số vấn đề lí luận làm cơ sở khoa học cho đề tài nghiên cứu. 
- Phương pháp đàm thoại, hỏi chuyện, phỏng vấn cán bộ, giáo viên và học sinh kết hợp với phương pháp dự giờ dạy Toán của GV dạy lớp 4, phương pháp thử nghiệm khoa học, phương pháp tổng kết kinh nghiệm...nhằm thu thập những thông tin cần thiết về phương pháp dạy học bằng trò chơi học tập. 
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận.
1. Vị trí môn toán Tiểu học:
	Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn toán cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người.
	Môn toán ở trường Tiểu học là một môn độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của trẻ.
	Môn toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người.
	Môn toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận lôgíc, thao tác tư duy cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới.
2. Đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học
	- Học sinh Tiểu học nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi cắc em không tập trung cao độ. Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập và phải thường xuyên được luyện tập.
	- Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.
	- Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới, song các em chóng chán. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi xen kẽ... để củng cố khắc sâu kiến thức.
 3. Nội dung chương trình môn toán 4: 
Chương trình môn toán 4 chiếm nội dung quan trọng trong chương trình toán ở Tiểu học nói chung. Về kiến thức bao gồm: Số tự nhiên, phân số, bốn phép tính với số tự nhiên, hình học, đo lường, giải toán, biểu thức.
 II.Thực trạng vấn đề:
	Qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy, qua dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp ở trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi tôi nhận thấy:
1.Về giáo viên:
	 Đa số giáo viên đã có ý thức tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học học tập. Các hình thức tổ chức dạy học nhẹ nhàng. Tuy nhiên việc tổ chức các trò chơi trong dạy học toán chưa được chú ý đúng mức mới chỉ ở các tiết thao giảng và một số ít ở tiết dạy học khác. Có tình trạng trên, một mặt là giáo viên chưa thấy hết ý nghĩa tác dụng của các trò chơi trong dạy học toán. Mặt khác, để tổ chức được trò chơi người giáo viên cần phải có thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu và thiết kế được trò chơi hợp lí với nội dung dạy học, gây hứng thú và phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. Điều này không phải là dễ dàng, bởi vì hiện nay những tài liệu nghiên cứu về thiết kế và tổ chức trò chơi học tập còn ít, một số tài liệu đưa ra các trò chơi còn phức tạp chưa phù hợp.
2. Về học sinh:
 	 Trên thực tế, trong tiết luyện tập hay ôn tập kiến thức của môn toán, học sinh thường làm bài mang tính chất bắt buộc. Không phải tất cả học sinh đều hứng thú làm các bài luyện tập trong sách với các hình thức quen thuộc như giải bài tập làm vào vở ... đặc biệt những em đã biết cách làm bài thường tỏ ra chủ quan, chán nản dẫn đến nhanh quên kiến thức.
	Chính vì băn khoăn trên tôi đã tìm tòi nghiên cứu về mảng kiến thức thiết kế trò chơi trong dạy học Toán 4.
III. Tổ chức thực hiện:
	Như chúng ta đã biết: Chương trình môn toán học tiểu học mới bao gồm các nội dung sau:
+ Số học
+ Đại lượng và số đo đại lượng
+ Các yếu tố hình học
+ Giải toán có lời văn
	Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này tôi đưa ra một số trò chơi trong dạy học toán 4 theo từng mạch kiến thức của nội dung chương trình. Các trò chơi được xây dựng từ các dạng bài tập đã chọn lọc từ các tiết học có trong các mạch kiến thức trên.
1. Tác dụng của trò chơi toán học
	Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá trình hoạt động bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi.
	Trò chơi là loại phố biến của hoạt động vui chơi là chơi theo luật, luật của trò chơi chính là các quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu của hành động trò chơi, luật của trò chơi có thể tường minh có thể không.
	Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với kiến thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập, gần với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi học sinh được vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống của trò chơi và do đó học sinh được thực hành luyện tập củng cố mở rộng kiến thức kỹ năng đã học. Như vậy trong trò chơi học tập các kỹ năng môn toán được đưa vào trò chơi.
	Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi đã tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình.
	Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi.
	Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng Trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.
	Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục.
2. Cách tổ chức trò chơi trong môn toán 4 
	Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau :
a. Thiết kế trò chơi Toán học sao cho phù hợp với nội dung từng bài học:
	* Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Toán nói chung và môn Toán lớp 4 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể đưa các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau :
	+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục
	+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học
	+ Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 4, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.
	+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú
	+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo
	+ Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh
b. Cấu trúc của Trò chơi học tập :
	+ Tên trò chơi
	+ Mục đích : Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi.
	+ Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong Trò chơi học tập.
	+ Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi.
	+ Số người tham gia chơi : Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi
	+ Nêu cách chơi.
c. Cách tổ chức trò chơi :
	Thời gian tiến hành : thường từ 5 - 7 phút
	- Đầu tiên là giới thiệu trò chơi :
	+ Nêu tên trò chơi.
	+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ quy định chơi.
	- Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi.
	- Chơi thật
	- Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
	- Thưởng - phạt : Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò...)	
3. Tổ chức thực hiện một số trò chơi trong học toán 4.
3.1. Trò chơi có nội dung số học:
	Trong dạy học toán, những trò chơi có nội dung số học có vai trò to lớn trong việc rèn luyện kĩ năng, củng cố và khắc sâu kiến thức cho học sinh.
3.1.1Trò chơi thứ nhất:
 Tên trò chơi: Tìm nhà
a. Mục đích:
+ Giúp học sinh nắm vững tính chất của phân số.
+ Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, trí thông minh, sáng tạo, tinh thần đoàn kết cho học sinh.
 Thời gian chơi: 5 phút.
b. Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị một số dây chun buộc, vẽ hình 2 ngôi nhà, trên mỗi “ngôi nhà” có ghi một phân số.
- Chuẩn bị 8 bút chì và các thẻ bài được ghi các phân số như trên.
- Hai đội, mỗi đội có 4 học sinh tham gia chơi một lần và chơi trong 2 lượt.
c. Cách chơi:
- Một học sinh trong lớp (ngoài hai đội chơi) tráo đều các thẻ bài rồi chia cho các thành viên của hai đội một cách ngẫu nhiên, yêu cầu người chơi xem phân số ghi trên thẻ bài bằng phân số ghi trên hai ngôi nhà nào thì sẽ được vào ngôi nhà ấy. Tiếp đến, người chơi sẽ ghi tên mình bằng bút màu ở sau thẻ bài và ở bên dưới hình vẽ của ngôi nhà. Sau đó chuyển thẻ bài cho giáo viên và về chỗ.
- Giáo viên cùng hai học sinh được chọn làm người “ kiểm soát” để kiểm tra thẻ vào cửa và tên đã ghi ở dưới ngôi nhà.
- Nếu hai phân số không bằng nhau, tức là học sinh nào vào nhầm nhà thì sẽ “được” dùng dây chun buộc tóc túm lại ở trên đầu.
- Sau hai lần chơi đội nào có nhiều học sinh “được” buộc tóc thì đội đó sẽ thua.
Luy ý:
Trò chơi này giúp học sinh thay đổi hình thức hoạt động, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thúc đẩy hoạt động trí tuệ.
Trò chơi này có thể thiết kế và vận dụng dạy cho các bài có nội dung về tính chất của phân số. Chẳng hạn bài: Rút gọn phân số, phân số bằng nhau. 
3.1.2. Trò chơi thứ hai.
- Tên trò chơi: Ai nhanh - Ai đúng.
a. Mục đích:
+ Giúp học sinh nắm vững quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức.
 + Rèn kĩ năng thực hiện 4 phép tính thành thạo, tư duy linh hoạt, sáng tạo.
Thời gian chơi: 7 phút.
b. Chuẩn bị: Hai đội tham gia trò chơi, mỗi đội 3 học sinh.
Giáo viên chuẩn bị các dấu bằng và dấu ngoặc cho gắn nam châm, hai tấm giấy khổ lớn với nội dung giống nhau:
	4 x 10 + 15 : 5 + 6 58
	4 x 10 + 15 : 5 + 6 76
	4 x 10 + 15 : 5 + 6 26
c. Cách chơi:
- Giáo viên hô “kết bạn”.
- Từng đội cùng bàn nhau cách làm
- Giáo viên tổ chức theo kiểu “tiếp sức”, lần lượt từng em của mỗi đội sẽ lên gắn dấu ngoặc và dấu bằng để giá trị biểu thức đúng là số ghi bên cạnh mỗi biểu thức. Đội nào xong trước và đúng đội đó sẽ thắng cuộc.
	Hướng dẫn thực hiện trò chơi:
	4 x (10 + 15 : 5) + 6 = 58
	4 x (10 + 15 : 5 + 6) = 76
	4 x (10 + 15) : 5 + 6 = 26
	Lưu ý: Trò chơi này có thể thiết kế và vận dụng cho các bài tập có nội dung về tính nhanh, tính nhẩm, tính giá trị biểu thức.
	Học sinh đang thảo luận cách làm.
3.2. Trò chơi có nội dung hình học:
	Thông qua trò chơi có nội dung hình học, học sinh được thực hành luyện tập, mở rộng kiến thức kĩ năng đã học. Ngoài ra, trò chơi này là một cách rất tốt giúp học sinh phát triển tư duy, óc sáng tạo.
3.2.1. Trò chơi thứ nhất.
- Tên trò chơi: Xếp – tạo hình.
a. Mục đích:
+ Củng cố cho học sinh các biểu tượng về một số hình cơ bản đã học: tam giác, hình chữ nhật, nắm được một số đặc điểm cơ bản của hình.
+ Phát huy óc sáng tạo, trí tưởng tượng và tư duy hình học của học sinh.
+ Dùng 10 que tính tạo thành đúng hai hình vuông như hình sau:
* Hãy đổi chỗ một que tính để được một hình có đúng 1 hình vuông và 2 hình chữ nhật.
* Hãy đổi chỗ hai que tính để được một hình có đúng 3 hình vuông và 2 hình chữ nhật.
- Thời gian chơi: 5 phút.
b. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 20 băng giấy cứng màu tím và màu vàng có đính nam châm để gắn lên bảng từ.
c. Cách chơi:
Khi giáo viên giải thích xong và bắt đầu tính giờ thì từng nhóm 3 em bàn bạc thảo luận tìm cách thực hiện theo từng phần rồi góp kết quả lại. Nhóm nào xong trước thì báo bằng cờ hiệu. Đội nào xong trước và đúng là thắng cuộc.
 Hướng dẫn thực hiện trò chơi.
 Học sinh các nhóm thảo luận. 
3.2.2. Trò chơi thứ hai:
- Tên trò chơi: Ghép hình – tạo hình.
a. Mục đích:
+ Giúp học sinh củng cố những biểu tượng hình học, nhận dạng và nắm vững một số đặc điểm cơ bản của hình.
+ Bồi dưỡng tính sáng tạo, trí tưởng tượng và khả năng tư duy hình học.
+ Cho 4 mảnh tam giác sau: Một tam giác to, một tam giác nhỡ, 2 tam giác nhỏ.
	Hãy ghép 4 mảnh tam giác trên để tạo thành.
Một hình vuông
Một hình chữ nhật
Một hình tam giác
Một hình tứ giác.
Thời gian: 7 phút
b. Chuẩn bị:
	Giáo viên chuẩn bị 8 bộ hình như trên (gồm 4 mảnh) gắn nam châm, 2 cờ hiệu: xanh, đỏ; nhãn vở, bút tẩy.
c. Cách chơi:
	Hai đội tham gia chơi, mỗi đội 4 em, sau khi nêu yêu cầu giáo viên tính giờ, từng nhóm các em phân công nhau thực hiện nhiệm vụ, ai xong trước thì giúp bạn chưa xong. Đội nào xong trước giơ cờ hiệu, hết giờ quy định thì học sinh phải dừng lại ngay. Mỗi cách ghép đúng được bút tẩy, ghép xong sớm so với quy định được cộng thêm nhãn vở. Nếu 2 em trong đội ghép cùng một cách thì chỉ được tính một lần. nếu cả hai đội chưa làm đủ các trường hợp thì mời học sinh dưới lớp tham gia và có thưởng.
Hướng dẫn chơi.
3.2.3. Trò chơi thứ 3:
Tên trò chơi: Tìm nhanh từ thiếu
a. Mục đích: Giúp học sinh củng cố cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
Thời gian: 5 phút.
b. Chuẩn bị: Giáo viên viết sẵn 2 bảng phụ bài thơ còn thiếu từ và hình vẽ như sau:
Diện tích chữ nhật là gì?
Lấy dài ............ tức thì có ngay.
Chu vi chữ nhật dễ thay!
Lấy ........... nhân 2 là thành.
c. Cách chơi: Giáo viên chọn 2 đội chơi, mỗi đội 3 em. Học sinh trong 2 đội phải điền tiếp từ còn thiếu vào trong bài thơ về cách tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật, viết vào bảng phụ sau đó nhẩm tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật. Và viết kết quả dưới mỗi hình. Hết thời gian quy định đội nào hoàn thành và nhẩm đúng chu vi, diện tích của hình chữ nhật đội đó thắng cuộc.
Lưu ý: Trò chơi này có thể thiết kế và vận dụng cho các bài tập tính chu vi, diện tích của hình thoi, hình bình hành.
 Học sinh các nhóm đang ghép hình.
3.3. Trò chơi có nội dung đại lượng và đo đại lượng.
	Học sinh khi chơi những trò chơi có nội dung về đại lượng sẽ giúp các em củng cố các kiến thức về mối quan hệ giữa các đơn vị đo cũng như phát triển năng lực thực hành, năng lực tư duy. Đồng thời giúp các em biết ứng dụng những hiểu biết về phép đo đại lượng vào cuộc sống.
3.3.1. Trò chơi thứ nhất.
- Tên trò chơi: Đúng hay sai
a. Mục đích:
+ Nhằm làm cho học sinh nắm vững hệ thống đo của các đại lượng cơ bản (khối lượng, thời gian, diện tích) ở lớp 4.
+ Rèn luyện, cúng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo và khả năng vận dụng linh hoạt cho học sinh.
 Thời gian chơi: 5 phút
b. Chuẩn bị:
 Giáo viên chọn 2 đội, mỗi đội 3 em
 Giáo viên viết sẵn vào bảng nhóm với nội dung sau:
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.
48 dm2 = 48 cm2
 200 dm2 = 2000 cm2
 8 m2 50 dm2 = 8500 cm2
 3 dm2 5 cm2 = 305 m2
 15 m2 = 150000 cm2
 5 m2 3 cm2 = 50003 cm2
c. Cách chơi:
Chơi theo kiểu “tiếp sức” với mỗi đội 3 em, khi giáo viên bắt đầu tính giờ, mỗi đội một em lên điền và giải quyết 2 ý trong 6 ý, làm xong về chỗ ngồi thì bạn khác lên “tiếp sức”. Nếu làm chưa xong mà hết giờ thì phải dừng lại ngay. Đội nào làm xong trước thời gian quy định và làm đúng thì thắng cuộc. 
Ví dụ: Khi dạy bài “Đề xi mét vuông”, giáo viên cho học sinh giải quyết bài số 5 (trang 64 – SGK Toán 4) dưới hình thức trò chơi đúng, sai như trên.
Lưu ý: Trò chơi này có thể thiết kế và vận dụng cho các bài tập có nội dung về chuyển đổi đơn vị đo thời gian, khối lượng, cụ thể như bài: Yến, Tạ, Tấn (trang 23). Bảng đơn vị đo khối lượng (trang 24). Giây, thế kỉ (trang 25), luyện tập (trang 26), mét vuông (trang 64), ki lô mét vuông (trang 99), luyện tập chung (trang 144, các bài “ôn tập về đại lượng” cuối năm của sách giáo khoa Toán 4.
3.3. 2. Trò chơi thứ hai:
- Tên trò chơi: Thế kỉ thứ mấy?
a. Mục đích:
Người chơi cần nắm vững mối quan hệ giữa thế kỉ và năm, năm và tháng từ đó ứng dụng linh hoạt trong tình huống trò chơi.
 Thời gian: 5 phút.
b. Chuẩn bị:
 Giáo viên chọn 2 đội, mỗi đội 6 học sinh
 Giáo viên chuẩn bị sẵn nội dung câu hỏi vào hai vào bảng nhóm cho 2 đội, nội dung như sau:
Năm 1945 thuộc thế kỉ .....
Năm 1010 thuộc thế kỉ .....
Năm 40 thuộc thế kỉ .....
1 năm rưỡi = ......... tháng
năm = ......... tháng
thế kỉ = ....... năm
c. Cách chơi:
	Hai đội tổ chức thi chơi theo kiểu “đồng đội”, cả lớp cổ vũ. Khi giáo viên bắt đầu tính giờ, mỗi đội cử một bạn lên điền 1 ý, khi bạn thứ nhất làm xong về cuối hàng thì bạn thứ hai tiếp tục lên điền, lần lượt cho đến bạn thứ 6. Hết giờ hai đội phải dừng lại ngay. Đội nào điền đúng nhiều hơn thì thắng cuộc.
3.4. Trò chơi có nội dung giải toán:
	Quá trình học sinh tham gia chơi những trò chơi có nội dung về giải toán sẽ là cách tốt nhất để rèn luyện kĩ năng, kĩ sảo và khả năng suy nghĩ linh h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_ve_thiet_ke_va_to_chuc_tro_choi_tron.doc