Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng kỹ năng đọc cho học sinh qua hoạt động đọc môn tiếng Việt lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng kỹ năng đọc cho học sinh qua hoạt động đọc môn tiếng Việt lớp 4

Trong Chương trình giáo dục phổ thông - cấp Tiểu học, Tiếng Việt là môn học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đọc là một phân môn cơ bản làm cơ sở cho học sinh học tốt các phân môn khác của môn Tiếng Việt nói riêng cũng như các môn học khác trong chương trình tiểu học.

Trong chương trình GDPT 2018, mục tiêu cần đạt được ở môn Tiếng việt cấp Tiểu học là giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh. Để đạt được mục tiêu này, bộ sách Chân trời sáng tạo đã xây dựng nội dung mới cho sách Tiếng Việt lớp 4. Theo đó, là một giáo viên giảng dạy trực tiếp môn học, tôi cũng cần tìm ra những phương pháp mới nhằm giúp cho học sinh nâng cao chất lượng học tập môn nói chung và cải thiện kỹ năng hoạt động đọc nói riêng.

docx 12 trang Phúc Hảo 05/04/2024 3336
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng kỹ năng đọc cho học sinh qua hoạt động đọc môn tiếng Việt lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG TH.
BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
“BIỆN PHÁP CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH QUA HOẠT ĐỘNG ĐỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4”
(Bộ sách CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)
Tác giả: 
Trình độ chuyên môn: 
Chức vụ: 
Đơn vị công tác: 
Năm học 2022-2023
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong Chương trình giáo dục phổ thông - cấp Tiểu học, Tiếng Việt là môn học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đọc là một phân môn cơ bản làm cơ sở cho học sinh học tốt các phân môn khác của môn Tiếng Việt nói riêng cũng như các môn học khác trong chương trình tiểu học.
Trong chương trình GDPT 2018, mục tiêu cần đạt được ở môn Tiếng việt cấp Tiểu học là giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh. Để đạt được mục tiêu này, bộ sách Chân trời sáng tạo đã xây dựng nội dung mới cho sách Tiếng Việt lớp 4. Theo đó, là một giáo viên giảng dạy trực tiếp môn học, tôi cũng cần tìm ra những phương pháp mới nhằm giúp cho học sinh nâng cao chất lượng học tập môn nói chung và cải thiện kỹ năng hoạt động đọc nói riêng.
Hoạt động đọc lớp 4 tiếp tục rèn kĩ năng đọc cho học sinh với yêu cầu củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, đồng thời tiến hành đọc diễn cảm và phát triển kĩ năng đọc - hiểu lên mức cao hơn. Bên cạnh đó, nội dung các bài đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 phản ánh một số vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất, sở thích, thú vui lành mạnhcủa con người thông qua ngôn ngữ văn học và những hình tượng giàu chất thẩm mĩ và nhân văn. Do đó, nó có tác dụng mở rộng tầm hiểu biết, tầm nhìn về tự nhiên, xã hội và đời sống, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và nhân cách cho học sinh.
Xác định đúng vai trò của hoạt động đọc trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 4 nói riêng và các môn học khác trong chương trình, trong những năm học vừa qua, công tác rèn kĩ năng đọc cho học sinh luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn và sự trăn trở của đội ngũ giáo viên. Vì vậy, chất lượng học tập của các em đã có nhiều chuyển biến tích cực. 
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đối tượng học sinh trong một lớp học thường không đồng đều, kĩ năng đọc của học sinh lớp 4 còn có những hạn chế nhất định; kĩ năng sư phạm của một số giáo viên còn hạn chế; giờ dạy hoạt động đọc chỉ diễn ra từ 35 - 40 phút Làm thế nào để giúp học sinh thực hiện tốt cả ba yêu cầu (đọc đúng, hiểu nội dung bài, đọc diễn cảm hay) trong mỗi tiết học và đạt chuẩn kiến thức kĩ năng chung là vấn đề nhiều giáo viên luôn băn khoăn, trăn trở để tìm giải pháp hữu hiệu nhất. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “Biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng kỹ năng đọc cho học sinh qua hoạt động Đọc môn Tiếng Việt lớp 4 (Bộ sách Chân rời sáng tạo)”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu và lựa chọn một số giải pháp phù hợp với đối tượng học sinh, nhằm giúp giáo viên thực hiện hiệu quả việc rèn kĩ năng đọc cho học lớp 4. Từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt và các môn học khác trong chương trình.
Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát nhằm lựa chọn và thực hiện các giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 đảm bảo tính bền vững, hiệu quả.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng việc dạy và học môn Tiếng Việt nói chung và hoạt động đọc nói riêng qua các năm học ở trường Tiểu học. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học đọc cho học sinh theo định hướng rèn kĩ năng đọc trong giờ tập đọc.
4. Phạm vi nghiên cứu
Giáo viên, học sinh trường Tiểu học  và một số tài liệu, văn bản hướng dẫn có liên quan đến việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong trường tiểu học.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp khảo nghiệm.
- Phương pháp điều tra nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.
- Phương pháp thống kê toán học.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Thực tế cho thấy, những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Vì vậy, đọc thông, đọc một cách có ý thức sẽ giúp người đọc tiếp thu được nền văn minh của loài người, có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản để giao tiếp, bồi dưỡng tâm hồn và hình thành được một nhân cách toàn diện. 
Cùng với các môn học khác trong chương trình lớp 4, hoạt động đọc góp phần trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng, mở rộng vốn sống, khả năng tư duy logic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ và hình thành nhân cách cho học sinh. Các bài đọc trong chương trình lớp 4 phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau, mở tầm nhìn xa rộng hơn so với các lớp dưới, góp phần cung cấp cho các em những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con người, từ đó nâng cao trình độ văn hóa và phát triển nhân cách cho học sinh.
Để lĩnh hội được tri thức qua các bài đọc trong chương trình, đòi hỏi học sinh phải đọc thông, đọc một cách có ý thức. Vì vậy, trong quá trình dạy học, nếu đưa ra được những biện pháp giúp học sinh rèn kĩ năng đọc tốt, đọc một cách có ý thức thì chất lượng học đọc của học sinh sẽ được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng học tập các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo phòng giáo dục cũng như sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp giáo viên được bồi dưỡng nâng cao tay nghề bằng nhiều hình thức khác nhau. Chính sự quan tâm đó đã giúp đội ngũ giáo viên vững vàng hơn về chuyên môn nghiệp vụ, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học.
Hầu hết giáo viên đã nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng đặc biệt của việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong hoạt động đọc. Song trong thực tiễn vẫn còn một bộ phận giáo viên chủ quan, chưa chú tâm mấy đến khâu chuẩn bị bài, chưa tìm được biện pháp rèn kĩ năng đọc phù hợp vì vậy chất lượng học đọc của học sinh còn có những hạn chế nhất định. 
Trong chương trình lớp 4, hoạt động đọc là một phân môn cơ bản làm cơ sở cho học sinh học tốt các phân môn khác của môn Tiếng Việt cũng như những môn học khác. Lên lớp 4, đa số học sinh đã có kĩ năng đọc tốt hơn so với các lớp 1,2,3. Tuy nhiên, do ảnh hưởng tiêu cực của tiếng mẹ đẻ, tiếng địa phương nên các em thường phát âm thiếu hoặc thừa dấu thanh Nhiều em chưa nắm vững quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ; chưa xác định đúng cách ngắt nghỉ trong câu khi đọc; kĩ năng đọc - hiểu, đọc diễn cảm còn nhiều hạn chế. 
Xuất phát từ thực trạng trên, để tiếp tục phát huy những điểm mạnh đồng thời khắc phục những hạn chế, cần phải đưa ra một số giải pháp thiết thực hơn, phù hợp đối tượng học sinh, điều kiện của đơn vị, địa phương để thực hiện hiệu quả việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong hoạt động đọc, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
Giúp giáo viên thực hiện hiệu quả một số giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong hoạt động đọc. 
Từng bước nâng cao kĩ năng đọc nhằm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác để hoàn thành chương trình lớp học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các lớp học, cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường. 
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
b.1. Chuẩn bị cho giờ dạy
Khâu chuẩn bị của giáo viên chính là nền tảng quan trọng, tạo ra sự khác biệt giữa một tiết học tốt và một tiết học xuất sắc. Đặc biệt, khi đề cập đến việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh, khâu chuẩn bị trở nên hết sức cần thiết, vì nó định hình không chỉ mức độ hiểu biết mà còn cả sự yêu thích học sinh dành cho việc đọc. Đầu tiên và quan trọng nhất, giáo viên cần nghiên cứu kỹ chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt cho mỗi bài học. Điều này bao gồm việc hiểu rõ những khái niệm, thông tin cần truyền đạt, cũng như cách thức để kích thích trí tưởng tượng và sự tò mò của học sinh. Các giáo viên cũng cần chắc chắn hiểu rõ mục tiêu học tập của mỗi bài học, từ đó xác định những kỹ năng cần phát triển và những kiến thức cần đạt được sau mỗi tiết học.
Giáo viên cần xác định mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy các bài tập đọc thông qua các câu hỏi như: 
+ Trong bài vừa đọc học sinh dễ mắc những lỗi nào về phát âm? (đó thường là những tiếng khó, những chỗ ngắt nhịp khó, đặc biệt hoặc câu quá dài). 
+ Giọng điệu chung của cả bài như thế nào? Đoạn nào cần nhấn giọng, cần đọc diễn cảm, cần bộc lộ cảm xúc gì ?
+ Bài cần được đọc trong thời gian bao lâu? (xác định tốc độ).
+ Những từ ngữ nào cần được giải nghĩa, những nội dung nào cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu?... 
Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần xem xét, chuẩn bị hệ thống câu hỏi cuối mỗi bài để có sự điều chỉnh phù hợp với cách hiểu của mình về bài đọc cũng như phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp. Ngoài ra, giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng dạy học phục vụ cho giờ dạy, ví dụ đồ dùng trực quan như: tranh ảnh, vật thật, video, bảng phụ,...
Ví dụ: Bài đọc “Những ngày hè tươi đẹp” - trang 10 SGK Tiếng việt 4 - bộ sách Chân trời sáng tạo - tập 1
+ Mục tiêu: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Kỉ niệm đẹp của bạn nhỏ với với người thân, bạn bè,... ở quê trong ngày chia tay để trở lại thành phố. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Những lời nói, việc làm cho thấy các bạn đã lớn, đã biết thể hiện tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân.
- Nhận diện và biết cách sử dụng danh từ.
- Nhận diện được bài văn kể chuyện; xác định được cấu tạo của một bài văn kể chuyện đã đọc.
- Ghi lại được một kỉ niệm mùa hè mà em nhớ nhất.
+ Yêu cầu: Thông qua bài đọc, phát triển cho học sinh:
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
+ Phương pháp dạy: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
+ Đối với bài đọc này, tôi sẽ tiến hành chuẩn bị:
- Tranh hoặc ảnh chụp một số món quà để thực hiện hoạt động khởi động.
- Vật thật hoặc tranh ảnh: cây cỏ chọi gà, hòn bi ve,
- Bảng phụ ghi đoạn từ Vừa lúc hội bạn ở làng đến ở đình làng.
- Thẻ từ, thẻ câu để tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.
- Máy tính, máy chiếu.
+ Thời gian đọc: Từ 2 - 3 phút
+ Giọng đọc của bài được đọc như sau:
- Giọng người dẫn truyện thong thả, vui tươi, nhấn mạnh ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái và cảm xúc của nhân vật, từ ngữ gọi tên các món quà.
- Giọng Điệp thể hiện tình cảm lưu luyến, không muốn rời xa.
+ Trong bài vừa đọc học sinh dễ mắc những lỗi về cách phát âm các từ khó như: lớn tướng, bịn rịn, hay cách ngắn nghỉ ở các câu như: “Sau cùng là Tuyết, nó cho tớ chồng bánh đa chưa nướng, dặn lên phố nướng ăn để nhớ mà về chơi với nhau”
+ Những từ ngữ cần giải nghĩa:
- Bịn rịn: lưu luyến không muốn rời xa khi phải chia tay.
- Cỏ chọi gà (còn gọi là cỏ gà, cỏ chỉ, cỏ ống): loại cỏ có thân rễ bò dài ở gốc, thẳng đứng ở ngọn, cứng). Thân cỏ thường có nốt sần do những bẹ lá tạo thành. Trẻ em thường chơi chọi cỏ gà bằng cách “chọi” nốt sần vào nhau, nốt sần nào bị đứt rời ra thì coi như “gà” thua.
- Đường thơm: đường thơm hương lúa chín, hương hoa cỏ ở làng quê.
- Tưởng tượng: tạo ra trong tâm trí hình ảnh những cái không có hoặc chưa có ở trước mắt.
Những nội dung trên cần được xem là căn cứ quan trọng để giáo viên xác định mục tiêu cần đạt cho mỗi tiết học, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh khi thiết kế bài dạy. Chính khâu chuẩn bị này giúp giáo viên tránh được việc quá lệ thuộc vào sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng, bị động khi tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp, áp đặt học sinh tham gia các hoạt động học một cách máy móc, dập khuôn, không phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập.
b.2. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
b.2.1. Đọc thành tiếng để luyện đọc đúng
Hoạt động đọc ở lớp 4 tiếp tục rèn kĩ năng đọc cho học sinh với yêu cầu củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, đồng thời tiến hành luyện đọc diễn cảm. Để thực hiện tốt các yêu cầu này, giáo viên thường xuyên phải sử dụng biện pháp hướng dẫn học sinh đọc với cả hai hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm theo những mục đích và yêu cầu luyện tập khác nhau. 
Đọc thành tiếng để giúp học sinh luyện đọc đúng. Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi, không đọc theo cách phát âm địa phương lệch chuẩn. đọc đúng bao gồm việc đọc đúng các âm, thanh, nghỉ ngắt hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu). 
Vì vậy, trước khi lên lớp giáo viên phải dự tính để ngăn ngừa các lỗi khi đọc. Căn cứ vào đối tượng học sinh, giáo viên xác định các lỗi phát âm mà học sinh địa phương hoặc các vùng dân tộc thiểu số dễ mắc phải để định ra các tiếng, từ, cụm từ, câu khó luyện đọc trước. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh cần phải dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. 
Ví dụ: Khi đọc, không được tách một từ làm hai, không ngắt hơi: 
“Mẹ bắc/ gầu tát bên sông
Đợi gặt mùa vàng ấm/ áp”
Không tách từ chỉ loại với danh từ mà nó đi kèm, không đọc:
“Bầu/ trời gieo mưa rồi nắng
Cho gió hong những đám/ mây”
(Trích bài đọc “Gieo ngày mới” - trang 18 SGK Tiếng việt 4 - bộ sách Chân trời sáng tạo - tập 1)
Đối với những câu văn dài, để xác định đúng cách ngắt nghỉ trong câu khi đọc, giáo viên cần hướng dẫn học sinh căn cứ vào những đặc điểm sau: ý nghĩa của các từ, cụm từ trong câu và ý nghĩa của cả câu văn; diễn biến nội dung câu chuyện (bài đọc); đặc điểm, tính cách, thái độ, tình cảm, lời nói nhân vật; diễn biến tâm lí, cảm xúc khi đọc. Như vậy, ngoài việc ngắt, nghỉ ở các dấu câu còn có các trường hợp ngắt, nghỉ như: ngắt, nghỉ tâm lý; ngắt, nghỉ theo ý nghĩa; ngắt, nghỉ tình huống.
Ví dụ: Bài đọc “Cô bé ấy đã lớp” - trang 26 SGK Tiếng Việt 4 - bộ sách Chân trời sáng tạo - tập 1
“Trông thấy/ cây sấu nhỏ xinh trong vườn//, cả bọn/ trầm trồ bàn tán///. Ai cũng ao ước/ cây sấu lớn thật mau//, cho thật nhiều quả”
Đây là cách ngắt, nghỉ theo ý nghĩa, căn cứ vào ý nghĩa của các từ, cụm từ trong câu và ý nghĩa của cả câu văn. Trong câu văn này, các hình ảnh cần chú ý là: cây sấu nhỏ xinh trong vườn; trầm trồ bàn tán. Như vậy, khi đọc không thể tách ra: cây sấu nhỏ/ xinh trong vườn; trầm/ trồ bàn tán.
Phí sáng kiến 100k zalo: 985598499 để nhận hoàn chỉnh

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_cai_thien_va_nang_cao_chat_l.docx