Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt kiểu bài văn miêu tả cây cối

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt kiểu bài văn miêu tả cây cối

Ngữ pháp văn bản và sự ứng dụng vào dạy Tập làm văn

Ngữ pháp văn bản mới được giới thiệu rộng rãi ở nước ta trong vòng hơn

một chục năm. ở đây, không nhắc lại những hiểu biết cơ bản của ngữ pháp văn bản

mà chú ý đến sự vận dụng các hiểu biết này vào dạy Tập làm văn. Để tạo nên một văn bản cần tạo nên sự liên kết cả về hai mặt: liên kết nội dung và liên kết hình thức.

Sự liên kết nội dung, dù là liên kết chủ đề hay liên kết logic, tạo sự nhất quán của văn bản về nội dung. Đây là một trong nhiều phẩm chất tạo nên giá trị của văn bản, tạo nên sự tác động mạnh mẽ của văn bản đối với người nghe hoặc người đọc. Dạy Tập làm văn, không thể không luyện tập kĩ năng này cho học sinh nhằm bảo đảm bài viết hoặc nói của các em là một khối thống nhất.

Điều cần chú ý là gần đây, kĩ năng liên kết nội dung ít được các thầy cô giáo đầu tư thời gian. Để luyện kĩ năng này, sự phân tích mối quan hệ giữa các đề mục trong dàn bài, giữa các đoạn văn trong bài văn có ý nghĩa quan trọng. Sự phân tích vừa nêu sẽ chỉ ra các đoạn văn trong bài, các mục trong dàn bài có sự liên kết với nhau như thế nào. Công việc này có thể tiến hành trong tiết làm dàn bài hay trong tiết trả bài. Hiện tại khi trả bài, việc chữa lỗi sai về từ, câu đôi khi lấn át việc phân tích mối liên kết nội dung của bài văn. Điều đó cần được khắc phục.

Ngữ pháp văn bản còn chỉ ra cả một hệ thống các biện pháp liên kết hình thức trong văn bản. Sự phong phú của các liên kết hình thức giúp ích cho giáo viên. Có thể vận dụng các hiểu biết này trong tiết trả bài để chỉ ra những lỗi của học sinh khi viết câu và đoạn.

Một ứng dụng khác của ngữ pháp văn bản là vận dụng lí luận về quá trình sản sinh văn bản vào việc xác lập hệ thống kĩ năng làm văn. Theo ngữ pháp văn bản, quy trình sản sinh một văn bản liên kết gồm bốn giai đoạn: định hướng, lập chương trình biểu đạt, hiện thức hóa chương trình biểu đạt và kiểm tra. Vận dụng vào nhà trường, mỗi giai đoạn được thực hiện nhờ một số kĩ năng. Giai đoạn định hướng gồm kĩ năng phân tích đề, giai đoạn lập chương trình biểu đạt có kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, giai đoạn hiện thực hóa chương trình đòi hỏi vận dụng các kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn. Giai đoạn kiểm tra cần đến các kĩ năng phát hiện lỗi và sửa lỗi. Từ đầu bài chung đến đầu bài riêng học sinh phải trải qua thao tác cá thể hóa đầu bài. Các em phải trả lời câu hỏi: Bài văn viết ra nhằm mục đích gì? Cho ai đọc? Trong hoàn cảnh giao tiếp nào? (theo nghi thức hay tự do, hoàn cảnh không gian và thời gian.). Từ trước đến nay, nhà trường chưa đưa kĩ năng này vào giảng dạy một cách triệt để. Đó là một thiếu sót. Đã đến lúc chúng ta phải khắc phục thiếu sót này.

 

doc 46 trang cuonglanz2a 13243
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt kiểu bài văn miêu tả cây cối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	1.1. Cơ sở lí luận
	Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN; bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học Trung học Cơ sở.
	Một trong các môn học góp phần đắc lực để thực hiện mục tiêu của giáo dục tiểu học đó là môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội , tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
	Môn Tiếng Việt được dạy ở Tiểu học được chia ra làm 6 phân môn. Trong đó Tập làm văn là phân môn chủ chốt của bộ môn Tiếng Việt. Do đó, việc dạy Tập làm văn ở Tiểu học có vị trí và tầm quan trong rất lớn. Nó góp phần hình thành, phát triển năng lực tạo lập ngôn bản, rèn luyện tư duy và hình thành nhân cách cho học sinh.Tóm lại, Tập làm văn đã thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng được tiếng Việt để giao tiếp, tư duy và học tập.
	Văn miêu tả cây cối ở lớp 4 là một bộ phận quan trọng trong dạy văn miêu tả nói riêng và dạy tập làm văn nói chung. Nếu học sinh nắm được cách học văn tả cây cối, biết cách thể hiện thành sản phẩm tập làm văn cũng có nghĩa là các em đã biết học văn miêu tả từ đó góp phần giúp các em tự tin sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp và góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
	1.2.Cơ sở thực tiễn
	Tập làm văn là một trong những phân môn quan trọng trong 6 phân môn của bộ môn Tiếng Việt được dạy trong trường Tiểu học. Do đó, việc dạy học Tập làm văn ở Tiểu học có vị trí, tầm quan trọng rất lớn. Nó góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, tạo điều kiện thuận lợi cho các em giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày và học tốt các môn học khác. Nếu như các môn học khác và phân môn khác của bộ môn Tiếng Việt cung cấp cho các em một hệ thống các kiến thức, kĩ năng thì phân môn Tập làm văn tạo điều kiện cho các em thể hiện các kiến thức rèn luyện các kĩ năng đó một cách linh hoạt,trên thực tế và có hệ thống hơn. Chính các văn bản nói, viết mà các em có được từ phân môn Tập làm văn theo các nghi thức lời nói, các bài làm văn, các báo cáo thuyết trình đã thể hiện rõ các hiểu biết thực tế, những kĩ năng sử dụng tiếng Việt mà các em đã học ở các phân môn Tiếng Việt và các môn học khác.
 	Vai trò của phân môn Tập làm văn là thế nhưng hiện nay việc dạy các môn học nói chung và dạy Tập làm văn ở tiểu học nói riêng còn có nhiều hạn chế và chưa đạt được kết quả như mong muốn. Lí do của hiện tượng này là do đa số giáo viên chưa định hướng được phương pháp giảng dạy cũng như trình tự tiến hành một bài tập làm văn như thế nào cho phù hợp với mục đích và nội dung bài học đặt ra. Mặt khác, học sinh tiểu học là đối tượng mà năng lực tư duy còn hạn chế, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của các em chưa cao. Từ thực tế trên, đặt ra vấn đề phải làm sao nâng cao chất lượng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung dạy Tập làm văn nói riêng cho phù hợp với đối tượng học sinh để đạt kết quả cao nhất. Đây là vấn đề rất có ý nghĩa đối với bất cứ ai quan tâm đến chất lượng giáo dục đặc biệt là đối với người giáo viên trực tiếp đứng lớp.Vì những lí do trên mà tôi quyết định lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt kiểu bài văn miêu tả cây cối " để nghiên cứu với mong muốn tìm ra phương pháp giảng dạy tốt nhất.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
	Khảo sát nội dung dạy học Tập làm văn kiểu bài tả cây cối ở lớp 4 để đánh giá thực trạng dạy và học từ đó tìm ra biện pháp dạy học tập làm văn kiểu bài tả cây cối sao cho đạt kết quả tốt nhất.Từ đó vận dụng các biện pháp đề xuất để soạn các bài tập và giáo án thực nghiệm.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
	Đề tài được thực hiện ở phân môn Tập làm văn lớp 4,thể loại văn miêu tả, kiểu bài tả cây cối. Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 4B, 4C. Thời gian từ tháng 9 – 2014 đến tháng 4 – 2015.
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
	Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
	4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
	Phương pháp này được sử dụng để tập hợp và thu lượm những kiến thức có liên quan tới dạy văn miêu tả kiểu bài tả cây cối trong các tài liệu như Phương pháp dạy Tiếng việt ở Tiểu học, Bài tập luyện viết văn miêu tả ở Tiểu học....
	4.2. Phương pháp điều tra 
 	Được thể hiện qua các hình thức khảo sát, phỏng vấn, dự giờ để phân tích tình hình dạy tập làm văn miêu tả kiểu bài tả cây cối.
	4.3. Phương pháp thống kê
 	Phương pháp này sử dung trong quá trình tìm hiểu đề tài "Phương pháp dạy văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4" từ đó tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn nói chung kiêu bài tả cây cối nói riêng.
	4.4.Phương pháp thực nghiêm dạy học
	Được sử dung để khảo sát đánh giá các biện pháp đề xuất để dạy văn miêu tả kiểu bài tả cây cối.
Phần 2. NỘI DUNG
1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC DẠY TẬP LÀM VĂN
 	1.1. Lí thuyết hoạt động lời nói và ứng dụng vào dạy Tập làm văn 
Lí thuyết hoạt động lời nói đã chỉ ra quá trình thực hiện một hoạt động nói năng gồm các giai đoạn: Chuẩn bị, lập trình biểu đạt, hiện thực hóa chương trình, kiểm tra hoàn thiện. Dựa vào quá trình này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra hệ thống kĩ năng làm văn tương ứng. Thể hiện ở bảng sau:
Cấu trúc hoạt động lời nói
Hệ thống kĩ năng làm văn
1. Định hướng.
1. Kĩ năng xác định đề bài, yêu cầu và giới hạn đề bài bài viết (kĩ năng tìm hiểu đề) 
2. Kĩ năng xác định tư tưởng cơ bản của bài viết.
2. Lập chương trình nội dung biểu đạt
3. Kĩ năng tìm ý (thu thập tài liệu cho bài viết).
4. Kĩ năng lập dàn ý. 
3. Hiện thực hóa chương trình.
5. Kĩ năng diễn đạt (dùng từ đặt câu) thể hiện chính xác, đúng đắn, hợp với phong cách bài văn, tư tưởng bài văn.
6. Kĩ năng viết đoạn, viết bài theo các phong cách khác nhau (miêu tả, kể chuyện, viết thư...).
4. Kiểm tra
7. Kĩ năng hoàn thiện bài viết (phát hiện và sửa chữa lỗi).
1.2. Cơ sở ngôn ngữ học
Tùy theo nhiệm vụ, phương thức và tình huống sử dụng, người ta chia lời nói thành nhiều dạng khác nhau như lời đối thoại, lời độc thoại, khẩu ngữ (lời nói miệng) và bút ngữ (bài viết).
Các bài Tập làm văn miệng chính là những lời độc thoại theo đề bài. Tuy nhiên các tiết học này chưa gây hứng thú cho học sinh và hiệu quả chưa cao. 
1.2.1. Sự ứng dụng các hiểu biết về các dạng lời nói vào dạy Tập làm văn ở tiểu học
Ở Tiểu học, người ta chia bài Tập làm văn làm hai loại: bài làm miệng và bài làm viết. Cơ sở của sự phân chia này là sự phân chia lời nói thành dạng khẩu ngữ và bút ngữ. Điều cần lưu ý là cả hai dạng bài làm văn (bài làm miệng và bài làm viết) chủ yếu thuộc dạng lời độc thoại. Đó là sự bày tỏ tình cảm, nhận xét, là sự trình bày các hiểu biết về cuộc sống, về văn hóa...của từng học sinh theo đầu bài. Rõ ràng sự hiểu biết về đặc điểm và mối liên hệ giữa khẩu ngữ, bút ngữ, lời độc thoại giúp ích nhiều cho người giáo viên tiểu học khi dạy Tập làm văn.
Các hiểu biết này giúp giáo viên đính chính lại một vài quan niệm không đầy đủ và chính xác. Ví dụ quan niệm cho rằng bài làm văn miệng chỉ nhằm chuẩn bị cho bài làm văn viết. Do đó tiết làm văn miệng nhất thiết phải bố trí trước tiết làm văn viết. Quan niệm này quá nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa bài làm miệng và bài làm viết dựa trên quan hệ khẩu ngữ và bút ngữ. Song nó lại không chú ý đến đặc điểm, hoàn cảnh giao tiếp có thể sử dụng từng dạng lời nói trên. Vì thế không thấy đặc điểm, yêu cầu riêng mang tính chất độc lập tương đối của bài làm miệng đối với bài làm viết và ngược lại.
Bài làm miệng không phải chỉ có nhiệm vụ chuẩn bị cho bài làm viết mà nó còn có nhiệm vụ rèn luyện lời độc thoại cho học sinh theo yêu cầu của đề bài. Cũng từ các hiểu biết về các dạng nói, chúng ta cần có sự suy nghĩ đến một số vấn đề đang đặt ra trong dạy Tập làm văn hiện nay như: rèn luyện lời đối thoại, làm sao có loại đề đưa học sinh vào các hoàn cảnh giao tiếp để rèn luyện lời đối thoại, có phải tất cả các kiểu bài làm văn đều cần có bài làm miệng và bài làm viết? (Ví dụ: Kiểu bài viết thư có nên có bài làm miệng không?).
1.2.2. Ngữ pháp văn bản và sự ứng dụng vào dạy Tập làm văn
Ngữ pháp văn bản mới được giới thiệu rộng rãi ở nước ta trong vòng hơn
một chục năm. ở đây, không nhắc lại những hiểu biết cơ bản của ngữ pháp văn bản
mà chú ý đến sự vận dụng các hiểu biết này vào dạy Tập làm văn. Để tạo nên một văn bản cần tạo nên sự liên kết cả về hai mặt: liên kết nội dung và liên kết hình thức.
Sự liên kết nội dung, dù là liên kết chủ đề hay liên kết logic, tạo sự nhất quán của văn bản về nội dung. Đây là một trong nhiều phẩm chất tạo nên giá trị của văn bản, tạo nên sự tác động mạnh mẽ của văn bản đối với người nghe hoặc người đọc. Dạy Tập làm văn, không thể không luyện tập kĩ năng này cho học sinh nhằm bảo đảm bài viết hoặc nói của các em là một khối thống nhất.
Điều cần chú ý là gần đây, kĩ năng liên kết nội dung ít được các thầy cô giáo đầu tư thời gian. Để luyện kĩ năng này, sự phân tích mối quan hệ giữa các đề mục trong dàn bài, giữa các đoạn văn trong bài văn có ý nghĩa quan trọng. Sự phân tích vừa nêu sẽ chỉ ra các đoạn văn trong bài, các mục trong dàn bài có sự liên kết với nhau như thế nào. Công việc này có thể tiến hành trong tiết làm dàn bài hay trong tiết trả bài. Hiện tại khi trả bài, việc chữa lỗi sai về từ, câu đôi khi lấn át việc phân tích mối liên kết nội dung của bài văn. Điều đó cần được khắc phục.
Ngữ pháp văn bản còn chỉ ra cả một hệ thống các biện pháp liên kết hình thức trong văn bản. Sự phong phú của các liên kết hình thức giúp ích cho giáo viên. Có thể vận dụng các hiểu biết này trong tiết trả bài để chỉ ra những lỗi của học sinh khi viết câu và đoạn.
Một ứng dụng khác của ngữ pháp văn bản là vận dụng lí luận về quá trình sản sinh văn bản vào việc xác lập hệ thống kĩ năng làm văn. Theo ngữ pháp văn bản, quy trình sản sinh một văn bản liên kết gồm bốn giai đoạn: định hướng, lập chương trình biểu đạt, hiện thức hóa chương trình biểu đạt và kiểm tra. Vận dụng vào nhà trường, mỗi giai đoạn được thực hiện nhờ một số kĩ năng. Giai đoạn định hướng gồm kĩ năng phân tích đề, giai đoạn lập chương trình biểu đạt có kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, giai đoạn hiện thực hóa chương trình đòi hỏi vận dụng các kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn. Giai đoạn kiểm tra cần đến các kĩ năng phát hiện lỗi và sửa lỗi. Từ đầu bài chung đến đầu bài riêng học sinh phải trải qua thao tác cá thể hóa đầu bài. Các em phải trả lời câu hỏi: Bài văn viết ra nhằm mục đích gì? Cho ai đọc? Trong hoàn cảnh giao tiếp nào? (theo nghi thức hay tự do, hoàn cảnh không gian và thời gian...). Từ trước đến nay, nhà trường chưa đưa kĩ năng này vào giảng dạy một cách triệt để. Đó là một thiếu sót. Đã đến lúc chúng ta phải khắc phục thiếu sót này.
1.2.3. Các kiến thức về loại thể và tác phẩm văn học và sự ứng dụng vào dạy Tập làm văn
Các kiến thức về loại thể và tác phẩm văn học đã được trang bị trong môn Lí luận văn học. Để có thể dạy tốt các bài Tập làm văn ở tiểu học, giáo viên cần vận dụng các tri thức về miêu tả, về kể chuyện, về ngôi trong một chuyện kể, về truyện ngắn, truyện dài, về đề tài, chủ đề, tư tưởng, về kết cấu, về ngôn ngữ...Chính các tri thức này góp phần chỉ ra nội dung luyện tập khác nhau của các kĩ năng. Nói cách khác, dựa trên các hiểu biết về lí luận văn học, giáo viên mới hiểu rõ tính đặc thù của từng kĩ năng trong từng kiểu bài văn. Dạy tìm ý cho văn miêu tả là dạy cách quan sát và ghi chép các nhận xét hoặc hồi tưởng lại các nhận xét đã có.Để làm được điều này, giáo viên phải hướng dẫn để học sinh biết cách vận dụng các giác quan để quan sát, biết cách lựa chọn vị trí và thời gian quan sát, biết cách liên tưởng hoặc tưởng tượng khi nhận xét sự vật...
Thời gian qua, khi xác định cơ sở của phương pháp dạy Tập làm văn ở tiểu học, người ta ít chú ý đến cơ sở lí luận văn học. Đây thực sự là một thiếu sót vì ở tiểu học, chủ yếu học các kiểu bài theo phong cách nghệ thuật.
1.3.Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Tỉếng Việt trong dạy Tập làm văn
Tinh thần cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt: Đổi mới phương pháp dạy học các môn học nói chung, ở môn Tiếng Việt nói riêng thực chất là cách chuyển hóa những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật và khoa học giáo dục vào thực tiễn dạy học. Một vấn đề như vậy đòi hỏi sự đổi mới đồng bộ từ nội dung, phương pháp dạy học đến phương tiện hình thức tổ chức dạy học. Trong dạy Tập làm văn, giáo viên không chỉ quan tâm đến sản phẩm là bài nói, bài viết của học sinh mà còn quan tâm đến quá trình làm bài nói bài viết đó. Nghĩa là chú ý hướng dẫn học sinh các thao tác thực hiện bài tập Tập làm văn. 
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI Ở LỚP 4
2.1.Miêu tả trong văn học và miêu tả trong nhà trường
2.1.1. Thế nào là miêu tả?
	Theo Đào Duy Anh trong Hán Việt tự điển, miêu tả là “ lấy nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện cái chân tướng của sự vật ra”.Trong văn miêu tả, người ta không đưa ra những lời nhận xét chung chung, những lời đánh giá trừu tượng về sự vật như: cái cặp này cũ, cái bàn này hỏng....Văn miêu tả vẽ ra các sự việc, sự vật, hiên tượng, con người,...bằng ngôn ngữ một cách sinh động cụ thể.Văn miêu tả giúp người đọc nhìn rõ chúng, tưởng như mình đang xem tận mắt, bắt tận tay.Nó là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc mà người viết đã thu lượm khi quan sát cuộc sống.
2.1.2.Đặc điểm của văn miêu tả
a) Đặc điểm thứ nhất là văn miêu tả mang tính thông báo, thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của người viết.
	Dù là tả một con mèo, một con gà, một cây bàng thay lá mùa thu hay một cánh đồng lúa chín, một cảnh nhà ga hay bến tàu... bao giờ người viết cũng đánh giá chúng theo một quan điểm thẩm mĩ, cũng gửi vào bài viết ít nhiều tình cảm hay ý kiến đánh giá, bình luận của mình. Do vậy từng chi tiết của bài văn miêu tả đều mang ấn tượng cảm xúc, chủ quan.
b) Văn miêu tả có tính sinh động và tạo hình.
	Một bài văn miêu tả được coi là sinh động, tạo hình khi các sự vật, đồ vật, phong cảnh, con người,.. được miêu tả hiện lên qua từng câu, từng dòng như trong cuộc sống thực, tưởng như có thể cầm nắm được, nhìn ngắm được.
c) Ngôn ngữ miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh.
	Chỉ có như vậy ngôn ngữ miêu tả mới có khả năng diễn tả cảm xúc của người viết, vẽ được sinh động, tạo hình đối tượng miê tả.Quan sát nhiều văn bản miêu tả, người ta thấy ngôn ngữ miêu tả giàu các tính từ, động từ, thường hay sử dụng phép nhân hóa, so sánh, ẩn dụ.Do sự phối hợp của các tính từ(màu sắc, phẩm chất,..), của các động từ với các biện pháp tu từ, ngôn ngữ miêu tả luôn tỏa sáng lung linh trong lòng người đọc, gợi lên trong lòng họ những cảm xúc, tình cảm, ấn tượng, hình ảnh về sự vật miêu tả.
2.1.3. Văn miêu tả trong nhà trường tiểu học
	Ngay từ lớp 2, khi tập qan sát để trả lời câu hỏi, các em đã bắt đầu làm quen với văn miêu tả. Sở dĩ ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường các em đã phải học văn miêu tả vì văn miêu tả phù hợp với đặc điểm tâm lí tuổi thơ, góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ và tạo nên sự quan tâm của các em với thế giới xung quanh, trong đó quan trọng nhất là với thiên nhiên, góp phần giáo dục tình cảm thẩm mĩ, lòng yêu cái đẹp, phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
	Đưa vào nhà trường, miêu tả được học thành một loại văn. Học sinh học và làm những bài tập miêu tả hoàn chỉnh thành một bài văn. Do yêu cầu giảng dạy, văn miêu tả được chia thành nhiều kiểu căn cứ vào đối tượng miêu tả như văn tả đồ vật, văn tả người, văn tả loài vật.Cho đến gần đây người ta mới thêm văn tả cây cối vào chương trình.Các kiểu bài dần được ổn định. 
2.2. Cấu trúc nội dung dạy văn miêu tả cây cối ở Lớp 4
2.2.1.Cấu trúc 
Nội dung dạy học kiểu bài tả cây cối được phân bố như sau:
 Học kì I: 0 tiết
 Học kì II: 11 tiết
 Cả năm 11 tiết
2.2.2.Nội dung dạy học
 Các kiến thức về văn tả cây cối bao gồm:
+ Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
+ Quan sát cây cối
+ Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
2.2.3. Các kĩ năng làm văn miêu tả cây cối
- Kĩ năng quan sát lập dàn ý
- Kĩ năng xây dựng đoạn văn
- Kĩ năng xây dựng đoạn mở bài
- Kĩ năng xây dựng đoạn kết bài
- Kĩ năng liên kết các đoạn thành bài
3. ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG 
3.1. Khảo sát các dạng bài Tập làm văn tả cây cối
	Trước khi tiến hành đề tài tôi đã khảo sát đề văn sau với 2 lớp 4B, 4C
Đề 1: Hãy tả một loại cây mà em yêu thích.
Đề 2:Trăm hoa đua nở, ngàn hoa khoe sắc cùng với những lộc biếc chồi non của cây cối, là vẻ đẹp kì diệu của mùa xuân đã ban tặng cho cuộc sống. Bằng sự quan sát tinh tế, em hãy tả cây hoa mà em thích nhất trong muôn ngàn cây hoa đã tạo nên vẻ đẹp diệu kì của mùa xuân.
	Kết quả thu được như sau:
Lớp
Tổng số học sinh tham gia khảo sát
Bài viết đủ bố cục, quan sát tỉ mỉ, diễn đạt tốt
Bài viết đủ bố cục, nội dung còn sơ sài, diễn đạt tốt
Bài viết đủ bố cục, nội dung còn sơ sài, diễn đạt kém
Bài viết chưa đủ bố cục
4B
36
5
9
17
5
4C
39
8
12
14
5
3.2. Một số thuận lợi và khó khăn 
3.2.1. Thuận lợi 
Qua khảo sát khi dạy Tập làm văn kiểu bài Tả cây cối cho thấy giáo viên và học sinh có nhiều thuận lợi như: Trước đó các em đã được học về văn miêu tả đồ vật, đã nắm được cấu tạo cơ bản của bài văn miêu tả, đã biết được một số phương pháp cũng như trình tự viết một bài văn miêu tả. Bên cạnh đó thể loại văn miêu tả cây cối được dạy trong nhiều tiết, mỗi phần của một bài văn học sinh được học ở một tiết riêng biệt. Thân bài được chia ra từng đoạn, học sinh được luyện tập viết nhiều, cùng với đó ngữ liệu trong sách giáo khoa và bộ đồ dùng dạy Tập làm văn được bố cục hợp lí đẹp mắt, màu sắc tự nhiên hấp dẫn học sinh.
Phần lớn những loại cây cối mà các em được yêu câu tả là gần gũi và thân thuộc với các em. Các em được học hai buổi trên ngày nên các em có nhiều thời gian để luyện tập quan sát và viết văn. 
 3.2.2. Khó khăn
	Bên cạnh những thuận lợi nôi dung dạy văn miêu tả nói chung và văn tả cây cối ở lớp 4 nói riêng cũng có những khó khăn nhất định: 
- Qua khảo sát thực tế, phần lớn học sinh được hỏi đều không thích học tập làm văn điều này lí giải vì sao có tới 40-50% số bài văn miêu tả của học sinh chất lượng kém, câu cú lủng củng, sa đà vào kể lể chứ không phải là tả bằng cảm nhận và cảm xúc của bản thân.
- Thực tế cho thấy trẻ tiểu học khó học tập làm văn nói chung, các thể loại văn nói riêng. Trong đó đặc biệt phải kể đến văn miêu tả, ở bậc học này lần đầu tiên các em được học văn miêu tả. Các em gặp nhiều khó khăn cả về tri thức và phương pháp, hiểu biết và cảm xúc với đối tượng miêu tả. Các em lấy đâu ra hiểu biết về cây đang ra hoa, ra quả,... nếu không được quan sát? Hầu như các em không có gì hồi tưởng về các đối tượng miêu tả nếu như trước tiết miêu tả các em không được đến tận nơi xem xét, nhận xét.Yếu tố này thực tế không được các thấy cô coi trọng khi dạy văn miêu tả. Hiếm khi các thầy cô dẫn các em đi quan sát thực tế. Điều này khó khăn cho quá trình học văn của các em.
- Về nội dung dạy học, có những chỗ ngữ liệu chưa điển hình điều này làm cho HS và giáo viên khi học và dạy. Ví dụ : Dạy bài "Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối" có sử dụng ngữ liệu viết về cây mai tứ quý, cây gạo. Hay bài " Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối " có bài lấy ngữ liệu là cây sồi già. Bài " Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối " Phần Nhận xét lấy ngữ liệu là cây hoa sầu đâu. Thực tế đây là những loài cây mà còn rất ít ở nông thôn Việt Nam điều này dẫn đến sự quan sát thực tế của các em bị giảm đi. Đối với các ngữ liệu đó các em chỉ có cách là dựa vào ngữ liệu trong sách giáo khoa và tưởng tượng vì thực tế chưa được thấy bao giờ. Mà đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học còn hạn chế, còn nặng tính bắt c

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_h.doc