SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy kể chuyện lớp 4

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy kể chuyện lớp 4

Mục tiêu giáo dục tiểu học hiện nay là "hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động" .

Trong hệ thống môn học ở tiểu học, Tiếng Việt là môn học rất quan trọng, nó được coi là môn học công cụ để học tốt các môn học khác. Tiếng Việt gồm nhiều phân môn trong đó có phân môn Kể chuyện. Các phân môn Tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ với nhau, học tốt phân môn này sẽ giúp cho học các phân môn khác được tốt hơn.

Với kể chuyện, phải nói nó là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống mà đặc biệt là với trẻ em. Các em rất thích nghe kể chuyện, từ 3 - 4 tuổi các em đã được nghe những lời kể của bà , của mẹ, của cô giáo. Niềm say mê chuyện càng ngày càng lớn dần cùng độ tuổi các em. Tuy đã biết đọc, biết viết nhưng trẻ vẫn thích nghe kể chuyện. Mỗi câu chuyện lạ, mỗi tình huống hấp dẫn đều có sức thu hút mạnh mẽ sự chú ý của các em. Do đó phân môn kể chuyện có trong chương trình tiểu học trước tiên là để thoả mãn nhu cầu muốn nghe chuyện của các em. Nhưng bên cạnh đó, kể chuyện còn là một phương tiện giáo dục rất quan trọng và rất có hiệu quả. Qua mỗi tiết kể chuyện tất cả những hiểu biết của các em về từ ngữ, ngữ pháp, khả năng nghe, đọc , nói, viết Tiếng Việt, vốn hiểu biết về cuộc sống. đều được vận dụng một cách hợp lý, sáng tạo. Đặc biệt là qua kể chuyện mà kỹ năng nghe và nói được rèn luyện nhiều hơn. Kể chuyện giúp cho các em biết diễn đạt vấn đề một cách trôi chảy, lưu loát, biết biến câu chuyện được nghe (hoặc đọc), thành sản phẩm của mình để kể lại. Mặt khác qua kể chuyện mà giáo dục tình cảm cho các em, giúp các em biết phân biệt rõ ràng giữa yêu và ghét, giữa thích hay không thích.biết sống có lý tưởng, vươn tới cái đẹp và hành động vì cái đẹp.

 

doc 21 trang thuychi01 29932
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy kể chuyện lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
	Trang
1- Mở đầu	1
1.1. Lý do chọn đề tài	1
1.2. Mục đích nghiên cứu	2
1.3. Đối tượng nghiên cứu	2
1.4. Phương pháp nghiên cứu	2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm	3
2.1. Cơ sở lý luận	3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN	5
2.3. Các giải pháp thực hiện	9
2.4. Hiệu quả của SKKN	16
3. Kết luận và kiến nghị	17
4. Phụ lục	19
5. Tài liệu tham khảo	21
 1- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài :
Mục tiêu giáo dục tiểu học hiện nay là "hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động" .
Trong hệ thống môn học ở tiểu học, Tiếng Việt là môn học rất quan trọng, nó được coi là môn học công cụ để học tốt các môn học khác. Tiếng Việt gồm nhiều phân môn trong đó có phân môn Kể chuyện. Các phân môn Tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ với nhau, học tốt phân môn này sẽ giúp cho học các phân môn khác được tốt hơn.
Với kể chuyện, phải nói nó là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống mà đặc biệt là với trẻ em. Các em rất thích nghe kể chuyện, từ 3 - 4 tuổi các em đã được nghe những lời kể của bà , của mẹ, của cô giáo. Niềm say mê chuyện càng ngày càng lớn dần cùng độ tuổi các em. Tuy đã biết đọc, biết viết nhưng trẻ vẫn thích nghe kể chuyện. Mỗi câu chuyện lạ, mỗi tình huống hấp dẫn đều có sức thu hút mạnh mẽ sự chú ý của các em. Do đó phân môn kể chuyện có trong chương trình tiểu học trước tiên là để thoả mãn nhu cầu muốn nghe chuyện của các em. Nhưng bên cạnh đó, kể chuyện còn là một phương tiện giáo dục rất quan trọng và rất có hiệu quả. Qua mỗi tiết kể chuyện tất cả những hiểu biết của các em về từ ngữ, ngữ pháp, khả năng nghe, đọc , nói, viết Tiếng Việt, vốn hiểu biết về cuộc sống... đều được vận dụng một cách hợp lý, sáng tạo. Đặc biệt là qua kể chuyện mà kỹ năng nghe và nói được rèn luyện nhiều hơn. Kể chuyện giúp cho các em biết diễn đạt vấn đề một cách trôi chảy, lưu loát, biết biến câu chuyện được nghe (hoặc đọc), thành sản phẩm của mình để kể lại. Mặt khác qua kể chuyện mà giáo dục tình cảm cho các em, giúp các em biết phân biệt rõ ràng giữa yêu và ghét, giữa thích hay không thích....biết sống có lý tưởng, vươn tới cái đẹp và hành động vì cái đẹp.
Nhiệm vụ của môn kể chuyện ở tiểu học là : Bồi dưỡng tâm hồn trẻ, góp phần hình thành nhân cách và cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh, làm giàu thêm vốn sống và vốn hiểu biết của trẻ, phát triển tư duy và nâng cao trình độ Tiếng Việt cho trẻ, làm phong phú vốn từ ngữ - giúp các em làm quen với cách ứng xử ngôn ngữ trong nhiều lĩnh vực giao tiếp khác nhau, cảm nhận được cái hay cái đẹp của Tiếng Việt.
Với mục tiêu giáo dục và vị trí, vai trò, nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện như vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng giờ dạy kể chuyện? Liệu có một giải pháp hữu hiệu nào để các giờ kể chuyện luôn hấp dẫn và lôi cuốn hứng thú của các em không ? Đó là điều tôi cũng như nhiều người làm công tác giáo dục rất băn khoăn và lo nghĩ. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy kể chuyện lớp 4”. Với mong muốn góp phần vào việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học môn kể chuyện.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng môn kể chuyện ở lớp 4 theo phương pháp tích cực, lấy học sinh làm trung tâm.
 Để đạt được mục đích trên cần tháo gỡ những vướng mắc khó khăn cho giáo viên, học sinh trong quá trình dạy và học phân môn kể chuyện. Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học phân môn này.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tương nghiên cứu: Trong đề tài này tôi tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy phân môn Kể chuyện đạt hiệu quả thấp và đề ra một số biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại đó góp phần nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện cho học sinh lớp 4.
Phạm vi nghiên cứu: Là học sinh lớp 4 nơi tôi công tác.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc, nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp phỏng vấn, thu thập số liệu
2. NỘI DUNG nghiªn cøu
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Cơ sở văn học:
2.1.1.1 Đặc tr­ng cơ bản của truyện
Truyện kể trong chương trình Tiểu học chính là tác phẩm văn học. Do đó truyện kể mang đầy đủ đặc trưng cơ bản của một tác phẩm truyện. Bao gồm :
- Truyện được sáng tác chủ yếu bằng văn xuôi để miêu tả cuộc sống một cách sinh động trên cơ sở tình tiết của cốt truyện.
- Truyện có nhân vật và người kể : Trong truyện thường xuất hiện nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật tích cực, nhân vật tiêu cực,...
- Truyện phải có lời kể. Lời kể đi đôi với việc lựa chọn ngôn ngữ, điệu bộ cho phù hợp với nội dung truyện làm cho truyện thêm hấp dẫn.
- Nói đến truyện là nói đến hư cấu . Chính đặc điểm này mới làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
2.1.1.2. Chức năng văn học của truyện.
- Chức năng nhận thức và dự báo. Giúp người đọc hiểu sâu thêm về cuộc sống. Qua truyện, người đọc có thể nhận ra những biến động của lịch sử, xã hội.
- Chức năng thẩm mỹ và giải trí:
Khi phản ánh cuộc sống, truyện kể có chức năng làm thoả mãn nhu cầu về cái đẹp, trau dồi năng lực và thị hiếu thẩm mỹ cho con người. Cái đẹp trong truyện là cái đẹp được chọn lọc có tính chất điển hình, có chất lượng cao và mới mẻ hơn đời thường, nó có khả năng nuôi dưỡng những cảm xúc thẩm mỹ cho con người, giúp con người có khả năng hành động, sáng tạo hướng tới cái đẹp. Ngoài ra, truyện còn đem đến cho con người khoái cảm thưởng thức, tiếp nhận. Đó chính là chức năng giải trí của truyện.
- Chức năng giao tiếp và giáo dục: 
Văn học giáo dục con người bằng tư tưởng, tình cảm, tính cách nhân vật. Mỗi câu chuyện có một sự tác động theo một xu hướng đạo đức khác nhau, song đều nhằm hoàn thiện con người. Đối với trẻ em mỗi bài học đạo đức rút ra từ câu chuyện đều có tính giáo dục rất lớn. Truyện giúp các em biết trách cái xấu, hướng tới cái đẹp. Qua việc đọc truyện, kể chuyện, chức năng giao tiếp của các em được hình thành .
2.1.2..Những cơ sở tâm lý, giáo dục học:
2.1.2.1. Cơ sở tâm lý học
Các nhà tâm lý khẳng định các em là những thực thể hồn nhiên, vô tư, tiềm tàng một khả năng của mình do người lớn tổ chức. Tiếp xúc với thế giới xung quanh các em biết nhận xét, đánh giá theo chuẩn mực của các em. Tất cả hiện tại, tương lai đối với các em đều rất đơn giản và bí ẩn, bởi vậy mà các em rất thích nghe kể chuyện.
Đối với các em, đến với truyện như đến với sự ly kỳ, hấp dẫn. Nghe kể chuyện là nhu cầu không thể thiếu được đối với các em, bởi truyện có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến đổi tâm lý. Trong sự biến đổi đó, đáng chú ý hơn cả là các thao tác tư duy dần dần được hình thành. Ở lứa tuổi 6 đến 11, 12 tuổi các em có khả năng tư duy sáng tạo và tư duy tưởng tượng phong phú đa dạng. Chính những khả năng đó làm cho các em có một cảm xúc thực sự, biết vui, buồn, yêu, ghét những hình ảnh do chính mình tưởng tượng ra. Mặt khác, các em còn có khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp của truyện, biết đánh giá nó và lựa ngôn ngữ thích hợp để kể lại .
2.1.2.2. Cơ sở giáo dục học:
Lứa tuổi từ 6 đến 11, 12 là lứa tuổi nhân cách đang hình thành. Do đó, giáo dục trẻ trong nhà trường luôn là vấn đề phải được quan tâm.
Có nhiều hình thức giáo dục trẻ song giáo dục trẻ bằng văn học, đặc biệt qua các tác phẩm truyện là hình thức dễ đi vào tâm hồn trẻ nhất. Tuy nhiên, cần có phương pháp sử dụng nó sao cho hợp lý và khoa học là việc làm khó, bởi mỗi câu chuyện nó chứa đựng một tình huống và một bài học đạo đức riêng, vấn đề quan trọng là người dạy phải giúp các em rút ra được điều cần học tập.
Mặc dù vậy, trẻ em vốn thông minh, giàu tưởng tượng nên các em dễ hoà nhập với nhân vật, cốt truyện để tìm ra cái hay, cái đẹp trong đó. Đến với tác phẩm các em sẽ thấy thế giới xung quanh như đẹp hơn, sống động hơn. Sống với cái đẹp, cái tốt trong truyện, trẻ em sẽ từng bước vươn tới những ước mơ đẹp đẽ, những tình cảm cao quý, những việc làm đáng khen. Đây chính là chức năng giáo dục của truyện được dùng để hướng các em vươn tới cái Chân - Thiện - Mỹ. Các em biết tự điều chỉnh mình để trở thành người có nhân cách hoàn thiện.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Đối với giáo viên
2.2.1.1. Việc dạy môn Kể chuyện ở trường tiểu học hiện nay.
Qua tìm hiểu tôi được biết hầu hết giáo viên đều xác định đúng vai trò, trách nhiệm của mình đối với học sinh. Song với riêng phân môn Kể chuyện thì chưa có sự quan tâm đúng mức vì họ cho rằng kể chuyện chỉ để giải trí cho các em, còn nhiều môn khác quan trọng hơn cần đầu tư nhiều. Từ đó, sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh không chu đáo dẫn đến tiết dạy học kể chuyện kết quả chưa cao. 
- Giáo viên chưa chịu khó đọc và tìm hiểu kĩ câu truyện mình định dạy trước khi lên lớp. Chính vì vậy giọng kể của giáo viên chưa lôi cuốn được HS
- Nhiều giáo viên chưa chú ý khuyên khích, tạo cho học sinh sự say mê đọc sách, chưa giáo dục học sinh ý thức giữ gìn sách vở, coi sách là bạn và chưa 
- Một số giáo viên lên lớp còn dạy chay, chưa chuẩn bị đồ dùng dạy học để minh hoa cho tiết dạy thêm sinh động. Chưa tìm hiểu kĩ nên chưa giao được nhiệm vụ cho học sinh cần chuẩn bị những gì cho tiết học kể chuyện tới.
Thực tế cho thấy nhiều giáo viên rất ngại dạy tiết kể chuyện trong các giờ thao giảng, dự giờ thăm lớp vì sợ khâu kể chuyện không hấp dẫn, không biết khai thác đầy đủ nội dung ý nghĩa để rút ra bài học đạo đức cho học sinh và rất ít học sinh biết kể lại câu chuyện một cách trôi chảy, mạch lạc.
Đối với những giáo viên có tâm huyết với nghề và dày dạn kinh nghiệm thì họ cho rằng kể chuyện là một môn học hấp dẫn, thú vị nhưng làm sao để khai thác và chuyển tải hết nội dung, ý nghĩa câu chuyện đến với học sinh là cả một vấn để khó. Đó chính là vấn đề nan giải mà chúng ta cần tháo gỡ.
2.2.1.2. Quy trình dạy học môn kể chuyện hiện nay.
2.2.1.2.1. Dạy bài kể chuyện nghe thầy cô kể trên lớp.
Quy trình được tiến hành 4 bước:
Bước 1: Giáo viên ổn định lớp, kiểm tra sỹ số, cho học sinh hát .
Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Căn cứ vào tình hình của lớp giáo viên gọi khoảng vài em nhắc lại kiến thức cũ bằng cách:
- Nhắc tên truyện. - Kể một đoạn chuyện và tìm các nhân vật.
- Nêu bài học đạo đức rút ra từ truyện.
Bước 3: Bài mới:
a) Giới thiệu truyện ( trực tiếp hoặc gián tiếp).
b) Giáo viên kể 
- Giáo viên kể lần 1. Kể phân biệt lời của các nhân vật.Học sinh nghe. Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ khó trong truyện.
- Giáo viên kể lần 2, vừa kể vùa chỉ vào tranh minh họa trong sách giáo khoa. Học sinh nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ. Giáo viên kể lần 3 ( nếu cần).
c) Hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu của bài tập.
-Học sinh tập kể chuyện:
+ Kể từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm.
+ Kể cả câu chuyện trong nhóm.
+ Kể cả câu chuyÖn trước lớp.
- Học sinh tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện:
+ Nói về nhân vật chính.; 
+ Nói về ý nghĩa câu chuyện.
Bước 4: Củng cố dặn dò.
2.2.1.2.2 Dạy bài kể chuyện đã nghe, đã đọc, đã chứng kiến hoặc tham gia.
Bước1 : Kiểm tra bài cũ.
Bước 2: Giới thiệu bài mới: Giáo viên giới thiệu yêu cầu kể chuyện của tiết học.
Bước 3: Bài mới. 
 - Học sinh tìm những ví dụ phù hợp với yêu cầu của đề bài( theo gợi ý của sách giáo khoa)
Học sinh tập kể chuyện. Kể trong nhóm; Kể trước lớp.
Học sinh trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
+ Nói về nhân vật chính; Nói về ý nghĩa câu chuyện.
Bước 4: Củng cố dặn dò.
Với quy trình này, nó đã trở thành nếp quen thuộc trong giáo viên và học sinh nên nó đơn giản, dễ thực hiện song chưa đảm bảo phát huy hết tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Qua thực tế ta thấy rằng, cần có một quy trình và phương pháp dạy kể chuyện mới hơn, phù hợp với yêu cầu giáo dục hiện nay.
2.2.2. Tìm hiểu tình hình học của học sinh.
Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận lớp, tôi đã tiến hành đánh giá phân loại học sinh trong lớp, nắm bắt tình hình điều kiện gia đình của từng em để dễ dàng hơn trong việc giúp đỡ học tập cho các em. Cụ thể: lớp tôi chủ nhiệm có 30 HS. trong đó: 5 em có bố hoặc mẹ là cán bộ, công nhân như em Đức, em Bình, em Mai, em Hanh, em Thủy; 4 em có bố mẹ làm nghề buôn bán như em Lan, em Hằng, em Minh, em Hiếu; số còn lại bố mẹ làm nghề nông. Có 4 gia đình điều kiện kinh tế khó khăn thuộc hộ nghèo như em Linh, em Ánh, em Ly, em Yến; có 11 em bố mẹ đi làm ăn xa phải ở nhà với ông bà.
Để nắm được thực trạng học tập và kết quả đạt được của học sinh, tôi đã điều tra trên 90 học sinh 3 lớp 4A, 4B và 4C trong trường. Lớp 4B là lớp thực nghiệm, 2 lớp 4A, 4C là lớp đối chứng. Qua điều tra, khảo sát, dự giờ thăm lớp phân loại các đối tượng học sinh theo các yêu cầu khác nhau và thu được kết quả như sau: 
Kết quả điều tra đầu năm của cả khối 4 như sau :
2.2.2.1. Khả năng thuộc truyện, kể chuyện lưu loát
Lớp
Sĩ số
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
4B
30
23
76,7
7
23,3
4A
30
24
80
6
20
4C
30
23
76,7
7
23,3
2.2.2.2. Khả năng hiểu truyện, biết cách thể hiện giọng kể của các nhân vật trong truyện
Lớp
Sĩ số
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
4B
30
21
70
9
30
4A
30
23
76,7
7
23,3
4C
30
22
73,3
8
26,7
Qua tìm hiểu tôi được biết, các em rất thích học phân môn Kể chuyện. Các em thích đọc nhiều truyện và thích mỗi tuần có nhiều tiết kể chuyện. Trong giờ kể chuyện, các em thích nghe cô kể hơn là cô giáo đọc truyện vì cô giáo kể hẫp dẫn hơn đọc. Thích nghe kể nhưng các em không thích kể lại chuyện cho người khác nghe. Nếu được gọi các em chỉ kể theo gợi ý của giáo viên chứ chưa kể lại được cả đoạn dài hay cả câu chuyện một cách trôi chảy; trong quá trình kể nhiều em chưa biết cách ngắt nghỉ, lấy hơi, chưa phân biệt giọng kể các nhân vật có trong truyện. Một số em thực sự rất yếu về kĩ năng này như em Lan, em Tùng, em Hùng, em Hiếu, em Minh, em Thắng, em Toàn...
Nguyên nhân là do các em ít thâm nhập truyện, ngại đọc sách, chưa chịu khó đọc truyện trước khi đến lớp; vì vậy mà các em chưa kịp hiểu chuyện và tổng hợp ý để kể lại sau khi nghe cô giáo kể; một số khác chưa biết cách lập dàn ý, thâu tóm nội dung chính của câu truyện nên khó nhớ được truyện. Mặt khác kỹ năng kể của các em chưa được rèn luyện nhiều, kĩ năng sống rất hạn chế, rụt rè e ngại, thiếu tự tin nên các em rất ngại kể. Ví dụ: em Lan, em Tùng, em Bình, em Hữu, em Minh, em Thắng...
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một số em biết kể lại truyện một cách trôi chảy, hấp dẫn, biết nhập vai của nhân vật trong truyện để kể lại như em Đức, em Bình, em Mai, em Khánh, em Linh.... Như vậy ta thấy rằng, trong các em vẫn còn chứa một khả năng tiềm tàng về kể chuyện mà ta chưa giúp các em khai thác hết. Nếu như có sự đầu tư nhiều hơn về thời gian, công sức và phương pháp dạy thích hợp thì chắc chắn các em sẽ rèn luyện được kỹ năng kể chuyện hay hơn , hấp dẫn hơn.
2.3. Những giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn kể chuyện
 Phân môn Kể chuyện có tầm quan trọng: tạo cho học sinh tư duy, phân tích tổng hợp, biết cách tóm tắt, diễn đạt kĩ năng nói cho học sinh, giúp học sinh có vốn từ ngữ, kĩ năng kể rõ ràng, diễn cảm, nhập tâm vào nhân vật khi kể, hiểu ý nghĩa nội dung từng câu chuyện, từng kiểu bài kể kể chuyện.
Qua thời gian nghiên cứu tôi đã lựa chọn bổ sung các biện pháp sau, nhằm giúp giáo viên và học sinh thực hiện tốt chương trình của Bộ giáo dục đề ra. Các biện pháp đó cụ thể như sau:
2.3.1. Đổi mới phương pháp dạy học.
2.3.1.1. Phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm.
Với phương pháp dạy học này, trò tự mình tìm ra kiến thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của thầy, trò chủ động thực hiện các hoạt động học. Trong giờ học hình thức đối thoại được sử dụng nhiều. Học sinh được tiến hành đối thoại với bạn, với thầy, có thể hợp tác với bạn để học. Thầy hướng dẫn học sinh cách làm, cách học, cách giải quyết vấn đề, học sinh tự tìm ra kiến thức, tự đánh giá, điều chỉnh.
* Ưu điểm của phương pháp này là học sinh phát triển cao hơn về mặt nhận thức và sáng tạo. Trong các hoạt động các em luôn được chủ động tự tìm ra cái mới. Như vậy sẽ phát huy được trí thông minh và khả năng còn tiềm ẩn ở các em. Vì vậy tôi đã lựa chọn phương pháp này nhiÒu hơn trong giờ dạy kể chuyện.
2.3.1.2. Phương pháp dạy học tích cực với việc dạy môn kể chuyện:
Đặc thù chính của môn kể chuyện là việc kể câu chuyện (giáo viên kể - học sinh kể). Dạy học theo phương pháp tích cực yêu cầu giáo viên phải kể chuyện một cách hẫp dẫn bằng ngữ điệu thích hợp với từng câu chuyện, từng nhân vật trong chuyện...để thu hút sự chú ý của các em, từ đó các em học tập cách kể chứ không phải đọc truyện cho học sinh nghe. 
Tôi đã yêu cầu học sinh, sau khi nghe kể, phải biết kể lại câu chuyện sinh động, hấp dẫn bằng ngôn ngữ riêng của mình . Tôi cho các em kể dưới nhiều hình thức: kể theo lời tác giả, kể theo lời nhân vật, kể phân vai... Việc tổ chức lớp học không nhất thiết ở trong lớp học mà có thể ở ngoài trời lồng ghép tiết hoạt động ngoại khoá, nó có tác dụng tạo tâm thế thoải mái cho học sinh và các em rất hứng thú với hình thức này. Khi kể chuyện, tôi không yêu cầu học sinh kể một cách trung thành với nội dung của sách mà tôi khuyến khích các em có thể thay lời, đảo ý nhưng phải toát lên được nội dung cốt truyện đã nghe. Với phương pháp dạy học này, yêu cầu cả giáo viên và học sinh phải nghiên cứu kỹ trước nội dung câu chuyện, hiểu truyện để từ đó mà tìm ra cách kể cho phù hợp.
2.3.2. Đổi mới phương pháp đối với từng kiểu bài cụ thể
2.3.2.1. Kiểu bài nghe – kể lại câu chuyện vừa nghe thầy, cô kể trên lớp 
* Biện pháp 1: Giáo viên đọc và tìm hiểu kĩ câu chuyện sắp kể.
          Với mỗi câu chuyện, tôi thường đọc đi đọc lại nhiều lần, nghiền ngẫm, suy nghĩ về từng nhân vật, từng chi tiết trong truyện  để  hiểu  truyện. Tôi luôn tự hỏi: Câu chuyện có những nhân vật nào? Tính cách của từng nhân vật ra sao? Cần làm rõ điều gì ở từng nhân vật? Câu chuyện này nói về điều gì? Có ý nghĩa như thế nào? Qua câu chuyện, các em học tập được điều gì?. Khi đã trả lời được các câu hỏi đó tức là đã hiểu truyện, câu chuyện đã “thấm” vào mình. Và như vậy là mình đã sống với từng nhân vật, có thế lời kể của giáo viên (phương tiện trực quan quan trọng nhất) mới có ấn tượng sâu sắc đối với học sinh.
* Biện pháp 2: Giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo và sử dụng đồ dùng có hiệu quả.
          – Tranh ảnh hay các mẫu vật có sức thu hút đặc biệt lớn đối với học sinh. Để giúp học sinh nhanh nhớ và hiểu sâu sắc câu chuyện, tôi đã chuẩn bị rất cẩn thận đồ dùng dạy học. Sử dụng tranh minh hoạ có hiệu quả sẽ có tác dụng rất lớn đối với học sinh. Các câu chuyện ở kiểu bài 1 đều có tranh minh hoạ trong bộ đồ dùng của Bộ Giáo Dục. Đó là những tranh vẽ đẹp được phóng to từ tranh minh hoạ trong SGK của học sinh. Ngoài ra, tôi còn sưu tầm thêm một số bộ tranh ảnh khác liên quan đến câu chuyện.
      Ví dụ: Để phục vụ cho câu chuyện “Sự tích Hồ Ba Bể” ngoài tranh có sẵn trong bộ đồ dùng, tôi đã sưu tầm thêm một số ảnh chụp cảnh hồ Ba Bể ngày nay, đưa cho học sinh quan sát thêm khi giới thiệu bài hoặc khi củng cố bài.
          – Để phát huy tác dụng của tranh trong SGK của học sinh, trước khi kể chuyện lần thứ nhất, tôi yêu cầu các em quan sát tranh minh hoạ và gợi ý dưới tranh cũng như yêu cầu các em đọc yêu cầu của giờ chuyện, nhằm giúp các em có ấn tượng chung về câu chuyện.
          – Khi kể chuyện lần 2, giáo viên vừa kể vừa chỉ tranh (treo trên bảng). Lúc này tranh minh hoạ như điểm tựa để học sinh phát huy trí tưởng tượng khi nghe kể chuyện, tạo thêm sức hấp dẫn cho tiết học, giúp các em ghi nhớ nội dung câu chuyện.
         – Khi các em luyện kể chuyện, các em sẽ dựa vào tranh để kể theo từng đoạn và cả truyện. Đặc biệt những học sinh diễn đạt yếu như em Ánh, em Minh, em Hiếu..., cùng với lời gợi ý của giáo viên thì tranh minh hoạ giúp các em rất nhiều trong việc ghi nhớ và tái hiện câu chuyện.
* Biện pháp 3: Giáo viên rèn luyện để có cách kể chuyện hấp dẫn:
Đối với học sinh Tiểu học, thầy cô giáo luôn là “thần tượng“. Các em luôn muốn được “như cô giáo, thầy giáo”.  Vậy nên, những  câu chuyện có nội dung hấp dẫn, đầy ý nghĩa giáo dục do cô giáo, thầy giáo kể kết hợp với giọng điệ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_gio_day_ke_chuyen.doc