Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học dạng Tìm số trung bình cộng cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học dạng Tìm số trung bình cộng cho học sinh Lớp 4

Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết

 Dạng toán Tìm số trung bình cộng được đưa vào chương trình Toán 4 gồm 3 tiết.

Cụ thể là:

- 1 tiết cung cấp quy tắc và công thức tính Trung bình cộng của một dãy số cách đều trang 26 - 27;

- 1 tiết Luyện tập áp dụng công thức vừa học trang 28;

- 1 tiết cuối cùng là ôn tập về tìm số trung bình cộng trang 175.

Với thời lượng ít như vậy nên giáo viên chưa đầu tư nhiều vào dạng toán này.

Vào đầu năm học 2013 - 2014, tôi đã được Nhà trường và chuyên môn phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4C, lớp có 25 học sinh. Qua một thời gian dạy học, tôi đã tiến hành làm bài kiểm tra.

Đề bài kiểm tra gồm cả phần tự luận và trắc nghiệm với các mạch kiến thức: đọc viết số, chia cho số có 1 chữ số, tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải toán dạng Tìm số trung bình cộng. Tôi phân tích cụ thể các dạng bài tập của bài kiểm tra và nhận thấy đa số các em đọc và viết số số thành thạo, biết cách chia cho số có 1 chữ số và tìm thành phần chưa biết của phép tính. Tuy nhiên kỹ năng giải toán về Tìm số Trung bình cộng còn rất yếu.

doc 29 trang hoathepmc36 28/02/2022 10776
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học dạng Tìm số trung bình cộng cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC DẠNG TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG CHO HỌC SINH LỚP 4
 Họ và tên: Nguyễn Thị Hương
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Mỹ Thủy 
 Quảng Bình, tháng 5/2015 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CH ẤT LƯỢNG DẠY HỌC DẠNG TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG CHO HỌC SINH LỚP 4
 Họ và tên: Nguyễn Thị Hương
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Mỹ Thủy 
 Quảng Bình, tháng 5/2015 
 MỤC LỤC	 
 Trang 
I. PHẦN MỞ ĐẦU 
1.1 Lí do chọn đề tài ....................................................................................................1
1. 2. Ph ạm vi áp dụng sáng kiến..................................................................................2
1.3. Điểm mới của đề tài ..............................................................................................2
II. PHẦN NỘI DUNG 
2.1 Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết......................3
2.2 Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán dạng tìm số trung bình cộng...................5
2.2.1 Thay đổi không gian lớp học...............................................................................6
2.2.2 Vận dụng mô hình dạy học mới...........................................................................7
2.2.3 Gợi nhu cầu nhận thức cho học sinh.................................................................10
2.2.4 Tổ chức cho học sinh trải nghiệm, phân tích, khám phá và rút ra được kiến 
thức mới......................................................................................................................11
 2.2.5 Tìm hiểu một số sai lầm của học sinh khi giải toán........................................13
2.2.6 Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh..........................................21
2.2.7 Linh hoạt trong lựa chọn hình thức và phương pháp dạy họckiểm tra và 
đánh giá học sinh......................................................................................................21
3. KẾT LUẬN.
3.1 Ý nghĩa của đề tài................................................................................................23
3.2 Kiến nghị, đề xuất.................................................................................................24
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC DẠNG TOÁN 
TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG CHO HỌC SINH LỚP 4 
1. PHẦN MỞ ĐẦU
	1.1 Lý do chọn đề tài :
Như chúng ta đã biết bậc tiểu học được coi là “Bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” (Luật phổ cập giáo dục tiểu học). Điều đó cho thấy rằng giáo dục tiểu học được xác định là bậc học của cách học, cách tạo nên những cơ sở rất cơ bản, rất bền vững cho các em. 
Chương trình Toán Tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Toán học góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Toán học rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo. Toán học được coi là chìa khóa mở của các ngành khoa học khác, nó còn đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất của người lao động như: cần cù, cẩn thận, ‎ ý chí vượt khó, làm việc có kế hoạch, có nền nếp, khoa học. 
Giải toán có lời văn là một trong bốn mạch kiến thức cơ bản của môn Toán lớp 4. Nội dung chủ yếu của mạch kiến thức này bao gồm: Tiếp tục giải các bài toán đơn, toán hợp có dạng đã học từ lớp 1, 2, 3 và phát triển các bài toán đó đối với các phép tính trên phân số và các số đo đại lượng mới học ở lớp 4. Đồng thời toán lớp 4 còn đề cập đến những dạng toán mới như giải toán về: “Tìm số trung bình cộng”; “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”; “Tìm hai số khi biết tổng ( hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó”; “ Tìm phân số của một số” Trong đó dạng toán “ Tìm số trung bình cộng” là dạng toán thường gặp, nó là một bài toán đơn hoặc nằm trong một bài toán hợp thuộc dạng khác. 
Các bài toán về tìm số trung bình cộng lại được chia thành các loại nhỏ mà khi gặp phải học sinh thường lúng túng mơ hồ và sai lầm; khó tìm ra hướng giải quyết và thường nhầm lẫn từ dạng này sang dạng khác, không phát hiện số các số hạng và cách giải. Ngôn ngữ toán học của học sinh còn hạn chế, kĩ năng tính toán, trình bày thiếu chính xác, thiếu khoa học, học toán và giải toán một cách máy móc nặng nề về rập khuôn, bắt chước. Nếu không xác định cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu vững chắc thì học sinh sẽ không giải quyết được những bài toán ở dạng cơ bản (đối với học sinh trung bình) và nâng cao lên (đối với học sinh khá giỏi). 
Chính vì những lí do đó, qua thực trạng học phần giải các bài toán về Tìm số trung bình cộng của học sinh, tôi nhận thấy việc giúp đỡ học sinh phát hiện ra được cái sai và tìm cách giải các bài toán là việc làm hết sức quan trọng, giúp học sinh có khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy nhằm nâng cao chất lượng học toán. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy líp 4 nªn tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học dạng toán tìm số trung bình cộng” với mong muốn nâng cao trình độ nghiệp vụ nhằm giúp học sinh có kĩ năng nhận dạng toán, phân tích bài toán, biết lựa chọn phương pháp giải phù hợp cho từng bài toán thuộc dạng toán này, tránh những sai lầm khi giải toán tạo sự hứng thú đối với môn học.
1.2 Phạm vi áp dụng sáng kiến
Đề tài được áp dụng trong công tác giảng dạy môn Toán cho học sinh lớp 4 đặc biệt là dạng toán “Tìm số trung bình cộng” của học sinh trường Tiểu học nơi tôi công tác.
 1.3 Điểm mới của đề tài. 
Khi dạy học các bài toán về trung bình cộng học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt huy động tích hợp các kiến thức và khả năng đã có vào những tình huống khác nhau. Điểm mới của đề tài này là phát hiện ra được những cái sai của học sinh thường gặp phải, phân loại được các dạng toán trung bình cộng để tìm ra các biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn, sai lầm của học sinh khi giải các bài toán có liên quan đến dạng này, góp phần trong việc nâng cao chất lượng học tập môn Toán của học sinh. Giải pháp này giúp cho học sinh lập kế hoạch giải một cách dễ dàng, phát triển kỹ năng, kỹ xảo, năng lực, tư duy và khả năng giải toán của các em.
Đề tài nghiên cứu dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt được sau mỗi bài học, kiến thức đại trà học sinh phải đạt được, đồng thời cũng chú trọng đến kiến thức nâng cao để bồi dưỡng cho học sinh, vận dụng được mô hình dạy học mới vào giảng dạy.
PHẦN NỘI DUNG
2.1 Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết
 Dạng toán Tìm số trung bình cộng được đưa vào chương trình Toán 4 gồm 3 tiết. 
Cụ thể là: 
- 1 tiết cung cấp quy tắc và công thức tính Trung bình cộng của một dãy số cách đều trang 26 - 27; 
- 1 tiết Luyện tập áp dụng công thức vừa học trang 28;
- 1 tiết cuối cùng là ôn tập về tìm số trung bình cộng trang 175. 
Với thời lượng ít như vậy nên giáo viên chưa đầu tư nhiều vào dạng toán này.
Vào đầu năm học 2013 - 2014, tôi đã được Nhà trường và chuyên môn phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4C, lớp có 25 học sinh. Qua một thời gian dạy học, tôi đã tiến hành làm bài kiểm tra.
Sau khi thu bài kiểm tra tôi đã thu được một số kết quả như sau: 
9- 10
7- 8
5- 6
3- 4
0- 2
6 ( 24%)
7 (28%)
9(3 6%)
3(12%)
0 ( 0%)
Đề bài kiểm tra gồm cả phần tự luận và trắc nghiệm với các mạch kiến thức: đọc viết số, chia cho số có 1 chữ số, tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải toán dạng Tìm số trung bình cộng. Tôi phân tích cụ thể các dạng bài tập của bài kiểm tra và nhận thấy đa số các em đọc và viết số số thành thạo, biết cách chia cho số có 1 chữ số và tìm thành phần chưa biết của phép tính. Tuy nhiên kỹ năng giải toán về Tìm số Trung bình cộng còn rất yếu. 
Qua nh×n nhËn thực tế tôi thấy rằng chất lượng bài kiểm tra chưa cao là do nhiều nguyên nhân :
*Về phía giáo viên
- Thời lượng ít như vậy và trên thực tế giáo viên phải dạy nhiều môn, thời gian dành để nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp còn hạn chế. Do vậy, chưa lôi cuốn được sự tập trung chú ý nghe giảng của học sinh. 
- Nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của các bài toán điển hình trong môn Toán cũng chưa đầy đủ bởi đây là một dạng toán mới đầu tiên các em gặp khi bước vào lớp 4. Từ đó dẫn đến tình trạng dạy học chưa trọng tâm, kiến thức còn dàn trải.
*Về phía học sinh:
+ Nguyên nhân khách quan:
 - Học sinh chưa có hứng thú với các môn học nói chung, môn Toán nói riếng và đặc biết là dạng Toán tìm số trung bình cộng 
 - Học sinh chưa chịu khó, tích cực tư duy suy nghĩ tìm tòi cho mình những phương pháp học đúng để biến tri thức của thầy cô thành của mình. Cho nên sau khi học xong bài, các em chưa nắm bắt được lượng kiến thức thầy cô giáo giảng, rất nhanh quên và kĩ năng tính toán chưa nhanh, số lượng học sinh tiếp thu chậm, yếu toán có lời văn tương đối nhiều. Học sinh chưa có kĩ năng giải toán có lời văn. 
- Trình độ của học sinh không đồng đều trong một lớp: có em làm nhanh nhưng cũng có em làm chậm. Các em bước đầu chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng cho nên việc nhận thức và tiếp thu kiến thức gặp không ít khó khăn, chưa mang lại kết quả như chương trình đề ra.
- Hiện nay chương trình Toán tiểu học đã có sự đổi mới, khoa học hơn song chương trình kiến thức lớp 1, 2, 3 rất đơn giản, đến lớp 4 học sinh phải gặp những kiến thức khó với lượng kiến thức khá nhiều. Đây là một vấn đề khó khăn cho cả người dạy và người học.
- Trong các dạng toán có lời văn ở lớp 4 thì dạng “ Tìm số trung bình cộng” là dạng toán được học đầu tiên ở lớp 4 và các em có thể gặp suốt trong quá trình học toán ở Tiểu học. Nếu các em học tốt dạng toán này thì sẽ tốt các dạng toán khác. 
+ Nguyên nhân chủ quan:
 - Một số học sinh đọc đề vội vàng, chưa biết tập trung vào những dữ kiện trọng tâm của đề toán, không chịu phân tích đề toán khi đọc đề, dẫn tới thường nhầm lẫn giữa các dạng toán, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán.
- Một số học sinh chưa có kĩ năng phân tích và tư duy khi gặp những bài toán phức tạp. Hầu hết, các em làm theo khuôn mẫu của những dạng bài cụ thể mà các em thường gặp trong sách giáo khoa, khi gặp bài toán đòi hỏi tư duy, suy luận một chút  các em không biết cách phân tích dẫn đến lười suy nghĩ. Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn chóng quên các dạng bài toán, vì thế phải có phương pháp khắc sâu kiến thức.
- Học sinh chưa có một phương pháp tư duy logic để giải quyết các dạng bài tập về tìm số Trung bình cộng. Khi giải xong bài toán, đa số học sinh bỏ qua bước kiểm tra lại bài, dẫn đến nhiều trường hợp sai sót đáng tiếc do tính nhầm, do chủ quan.
2.2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học dạng toán tìm số trung bình cộng
Giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn và phức tạp, hình thành kỹ năng giải toán khó hơn nhiều so với kỹ xảo tính, vì các bài toán là sự kết hợp đa dạng nhiều khái niệm, nhiều quan hệ toán học. Giải toán Tìm số trung bình cộng không chỉ là nhớ mẫu rồi áp dụng mà đòi hỏi nắm chắc khái niệm, quan hệ toán học, nắm chắc ý nghĩa các phép tính, các dạng toán, đòi hỏi khả năng độc lập, suy luận của học sinh, đòi hỏi biết làm tính thành thạo.
Sau khi khảo sát chất lượng giải toán đầu năm học, bản thân tôi đã đã nắm bắt được tình hình học sinh qua kĩ năng giải toán Tìm số trung bình cộng đồng thời tìm hiểu những sai lầm mà các em thường mắc phải khi giải toán, tôi đã tiến hành xây dựng các giải pháp như sau: 
Thay đổi không gian lớp học
Bảng
Đổi mới không gian cho lớp học tạo nên lớp học sẽ được “thay áo mới”, thú vị và bổ ích. Trang trí lớp học thân thiện, phù hợp đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học còn giúp các em tự hào về lớp, nâng cao ý thức gìn giữ lớp học sạch đẹp, có thêm không gian để giao lưu, chia sẻ, nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp giảng dạy, đồng thời khuyến khích học sinh sự giác học tập                          
Học sinh sẽ được tiếp cận với nhau trong quá trình học, giáo viên chỉ là người hỗ trợ các em tìm ra kiến thức. Không gian lớp học sẽ được thay đổi thường xuyên để đảm bảo em nào cũng phát huy được mọi năng lực khả năng của mình.
Cách sắp sếp ngồi học như hình minh họa trên không ảnh hưởng gì tới thể chất của học sinh cả: việc tổ chức hoạt động nhóm thường xuyên thay đổi vị trí ngồi học, lúc thì ngồi học chỗ này, tiết học sau lại ngồi chỗ khác. Hay nói cách khác áp dụng hình thức dạy học theo nhóm thì chỗ ngồi của học sinh là chỗ ngồi không ổn định.
Ngày xưa ngồi học là lấy bảng làm trung tâm để tiếp thu kiến thức của thầy, và chú ý nghe thầy giảng bài, ngày nay, ngồi học tức là ngồi làm việc, ngồi để thực hiện một nhiệm vụ không đơn thuần chỉ nhìn về phía bảng, các em chỉ nghe phổ biến nhiệm vụ sau đó cùng nhau thực hiện nhiệm vụ đó trên tinh thần hợp tác, chia sẻ ngay trên bàn mình ngồi.
 Vận dụng mô hình dạy học mới 
 Mô hình trường học mới VNEN nhằm chuyển đổi từ giáo dục truyền thống sang mô hình giáo dục trường học mới: tập trung nâng cao phẩm chất năng lực người học, coi trọng giáo dục toàn diện để dạy làm người như lời dạy của Bác Hồ là đào tạo lớp người “vừa hồng vừa chuyên”. Trong quá trình dạy học giáo viên giữ vai trò là người tổ chức quá trình hoạt động của học sinh. 
Nhận thức là hoạt động trí tuệ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà hình thức thể hiện của nó là khả năng tiếp thu. Khả năng tiếp thu lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường. Xây dựng môi trường riêng cho mỗi cá nhân trong giờ học có vai trò quan trọng trong việc giúp các em lĩnh hội các kiến thức bài học. Ta đã biết học là hoạt động đơn phức của hoạt động trí óc. Do đó từ đầu năm, qua quá trình theo dõi tôi đã chú trọng cá biệt hóa từng cá nhân, nắm thật cụ thể lực học của từng cá nhân trong tập thể lớp để từ đó xây dựng môi trường riêng, cách hướng dẫn riêng cho cá nhân trong hoạt động nhận thức tiếp thu bài, vận dụng mô hình dạy học nhóm để học sinh cùng chia sẻ kết quả.
 VD: Học sinh Nguyên có tầm vóc thấp bé, cần bố trí chỗ ngồi hợp lý tránh tình trạng đứng viết hoặc viết trên ghế.
 VD: Học sinh Tiến có thị lực yếu, cần bố trí vị trí ngồi hợp lý trong lớp để em nhìn rõ thuận tiện cho quá trình học tập.
 VD: Học sinh Lan( nhóm Vàng Anh) ham chơi, khả năng tiếp thu chậm thì cần bố trí chỗ ngồi gần bảng gần bàn giáo viên ở dãy ngoài để thuận tiện cho việc học của học sinh cũng như giáo viên sẽ thuận tiện hơn trong việc kèm cặp, giúp đỡ; mặt khác thành lập đôi bạn cùng tiến để các bạn giúp đỡ lẫn nhau; yêu cầu các thành viên trong nhóm giúp đỡ bạn.
Đối với những học sinh yếu thì tôi phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi phụ nhiều hơn, chi tiết hơn để gợi ý hướng dẫn các em từng bước tìm ra cách giải bài toán.
Ví dụ 1: Một đội công nhân đào đường, ngày đầu đào được 1200m, ngày thứ hai đào được ít hơn ngày đầu 150m. Hỏi trung bình mỗi ngày đội công nhân đào được bao nhiêu mét đường?
Câu hỏi gợi ý: 
- Để tìm được trung bình mỗi ngày đội công nhân đào được bao nhiêu mét đường ta phải biết được cái gì? ( Tổng số mét đường của hai ngày đào chia cho 2)
-Tổng số m của hai ngày đào đã biết chưa ? (Chưa biết vì chưa biết số mét đường ngày thứ hai đào được)
Ví dụ 2: Một ô tô chạy từ tỉnh A đến tỉnh B. Trong 2 giờ đầu, mỗi giờ ô tô chạy được 46km, giờ thứ ba ô tô chạy được 52km, hai giờ sau mỗi giờ ô tô chạy được 43km thì đến tỉnh B. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô chạy được bao nhiêu kilomet? 
* Câu hỏi gợi ý ( Dành cho học sinh trung bình) “Xuất phát từ câu hỏi đến các dữ kiện của bài toán”(Đường lối phân tích)
 - Bài toán hỏi gì? (Trung bình mỗi giờ ô tô chạy được bao nhiêu km?) 
 - Có thể biết ngay được chưa? (chưa). Vì sao? (Vì chưa biết được tổng số km, tổng số giờ ô tô đã đi)
 - Ta có thể biết được số tổng km? (chưa). Vì sao? (Chưa biết số km ô t ô đi trong 2 giờ đầu, 2 giờ sau).
 - Có thể biết được số gi ờ mà ô tô đã đi chưa? (có thể được).
 - Vậy việc đầu tiên ta sẽ tìm là gì? (Tìm số km ô tô đi trong 2 giờ đầu; số km ô tô đi trong 2 giờ sau). Bằng cách nào? (Lấy 46 x 2, 43 x 2)
 - Việc thứ hai ta tìm cái gì?(Tìm số giờ ô tô đã đi). Bằng cách nào?(2 + 1+ 2)
 - Sau khi tìm được số giờ ô tô đã đi thì ta tìm gì nữa? (Tìm Tổng số km mà ô tô đã chạy). Bằng cách nào? (Lấy kết quả của phép tính thứ nhất cộng kết quả của phép tính thứ hai ). 
 - Bước cuối cùng ta làm gì? (Tìm trung bình mỗi mỗi giờ ô tô chạy )Vậy ta đã trả lời được câu hỏi của bài toán chưa? (Rồi)
 Với bài toán này giáo viên cần cho học sinh thảo luận nhóm, tiến hành chia sẻ kết quả làm việc trước lớp để rút ra cách giải cho bài toán này, nếu nhóm nào còn lúng túng thì giáo viên giúp đỡ, gợi ý hoặc có thể nhờ nhóm bạn (với hệ thống câu hỏi đó)
 Từ việc nắm chắc nội dung, đối tượng học sinh trong lớp, đồ dùng dạy học mình có, tôi chọn cách chia nhóm sao cho phù hợp: mỗi nhóm từ 3 - 4 học sinh . Các chức danh nhóm trưởng và thư kí luân phiên. Khi bắt đầu làm việc, nhóm trưởng phải phân công các thành viên trong nhóm, mỗi người một việc, sau đó cá nhân làm việc độc lập rồi từng em đưa ra ý kiến để thảo luận trong nhóm. Ý kiến thống nhất được ghi nhận để chuẩn bị trình bày trước lớp. Người trình bày cũng luân phiên để tạo điều kiện cho tất cả học sinh được rèn luyện kĩ năng. Trong thời gian HS làm việc, giáo viên thường xuyên theo dõi để hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm trao đổi thảo luận đúng yêu cầu bài học, tránh thảo luận tùy hứng dẫn đến nguy cơ đi lệch yêu cầu hoặc giáo viên gợi mở thêm nhằm mở rộng kiến thức và giáo dục kỹ năng sống cho các em. 
 *Cách chia nhóm:
 + Khi nội dung yêu cầu không khác nhau, ít có chênh lệch về độ khó nên chia nhóm ngẫu nhiên.
 + Khi nội dung cần có sự phân hóa về độ khó, dễ nên chia nhóm cùng trình độ.
 + Khi nội dung đơn vị kiến thức cần có sự hỗ trợ lẫn nhau như các bài ôn tập thì nên chia nhóm tương trợ
 Tôi cũng chuẩn bị đầy đủ các phương tiện như phiếu học tập, tranh ảnh, vật thật (đưa ra hình ảnh trực quan như các cái kẹo thật làm tiền đề cho phần giới thiệu bài) và thảo luận, bàn bạc; thời gian quy định cho mỗi hoạt động; phiếu học tập nhóm hoặc cá nhân để học sinh ghi chép kết quả hoạt động sau khi thảo luận. Như vậy học sinh dễ lĩnh hội kiến thức chắc chắn hơn.
Bản thân tôi đã vận dụng mô hình dạy học này vào quá trình giảng dạy đặc biệt là trong môn Toán góp thêm cho lớp học một luồng không khí thân thiện, thoải mái, sinh động, hăng say trong giờ học, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
Giáo viên phải xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh, tìm hiểu kĩ về từng học sinh của lớp mình. Coi trọng công tác tổ chức lớp ngay từ đầu năm học. Xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh nhiệt tình có năng lực chỉ đạo lớp.
Đây là mô hình không những đổi mới về tổ chức lớp học, về trang trí lớp mà quá trình dạy học cũng được đổi mới từ dạy - học cả lớp sang dạy - học theo nhóm. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động dạy học giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập.
 Ngoài ra vận dụng mô hình trường Tiểu học kiểu mới giúp học sinh rèn phương pháp tự học, tự giác, tự quản, tự trọng, tự tin, tự đánh giá, tự hợp tác, tự rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh.
2.2.3 Gợi nhu cầu nhận thức cho học sinh
Nhà tâm lí học Pôlya nói: “ Con người chỉ tư duy tích cực khi có nhu cầu. Hoạt động nhận thức chỉ có kết quả cao khi chủ thể ham thích, tự giác và tích cực”.
 (Pôlya, Tâm lý học, Tập II, Tr 128)
Do đó trong dạy học giải toán tôi đã khéo léo sử dụng các phương pháp thích hợp có tác dụng khêu gợi và kích thích sự chú ý, tích cực hoá hoạt động tư duy của học sinh, làm cho học sinh nhận thức được đầy đủ ý nghĩa thực tiễn của giờ đang học. Đồng thời x

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc