SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 4 ở Tiểu học

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 4 ở Tiểu học

Giáo dục Việt Nam trong đó có giáo dục tiểu học đã trải qua nhiều chặng đường phát triển, luôn gắn liền với mỗi giai đoạn của cách mạng. Giáo dục tiểu học trưởng thành và phát triển mạnh về qui mô và chất lượng, cơ sở vật chất và công tác quản lí. Để đưa giáo dục Tiểu học Việt Nam phát triển lên một trình độ mới, một vị thế mới Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động chủ đề chính trong những năm học gần đây: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” và tích cực đổi mới dạy và học theo hướng tích cực , đòi hỏi phát huy tính tích cực của cả người dạy và người học. Giáo viên phải là người phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động chủ động, các hành động có ý thức .

Ở bậc tiểu học người giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm chính trước nhà trường, trực tiếp hướng dẫn mọi hoạt động của tập thể lớp mình phụ trách, nhằm phấn đấu theo mục tiêu chung của nhà trường, của ngành. không những thế người giáo viên chủ nhiệm lớp còn là người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động và ứng xử của học sinh thuộc lớp mình chủ nhiệm, đồng thời người giáo viên chủ nhiệm là nhân vật chính để hình thành nhân cách cho học sinh lớp mình phụ trách, là cái cầu nối giữa nhà trường với gia đình và xã hội .Vì vậy người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vai trò vô cùng quan trọng trong phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực ”

Thực tiễn trong quá trình giảng dạy mấy năm qua là một giáo viên chủ nhiệm bằng năng lực của bản thân cùng với sự học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, bản thân tôi đã rút ra một số biện pháp để công tác chủ nhiệm lớp có hiệu quả . Hôm nay tôi mạnh dạn trình bày đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 4 ở Tiểu học” đúc kết từ nhiều năm qua để cùng trao đổi với bạn bè đồng nghiệp.

 

doc 23 trang thuychi01 891715
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 4 ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÔNG SƠN
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HOÀNG 
 ----------– & —---------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
CHỦ NHIỆM LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HOÀNG- ĐÔNG SƠN – THANH HOÁ 
 Người thực hiên : Lê Thị Luân
 Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đông Hoàng 
 SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm lớp.
 ĐÔNG SƠN NĂM 2019 
 A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục Việt Nam trong đó có giáo dục tiểu học đã trải qua nhiều chặng đường phát triển, luôn gắn liền với mỗi giai đoạn của cách mạng. Giáo dục tiểu học trưởng thành và phát triển mạnh về qui mô và chất lượng, cơ sở vật chất và công tác quản lí. Để đưa giáo dục Tiểu học Việt Nam phát triển lên một trình độ mới, một vị thế mới Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động chủ đề chính trong những năm học gần đây: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” và tích cực đổi mới dạy và học theo hướng tích cực , đòi hỏi phát huy tính tích cực của cả người dạy và người học. Giáo viên phải là người phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động chủ động, các hành động có ý thức . 
Ở bậc tiểu học người giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm chính trước nhà trường, trực tiếp hướng dẫn mọi hoạt động của tập thể lớp mình phụ trách, nhằm phấn đấu theo mục tiêu chung của nhà trường, của ngành. không những thế người giáo viên chủ nhiệm lớp còn là người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động và ứng xử của học sinh thuộc lớp mình chủ nhiệm, đồng thời người giáo viên chủ nhiệm là nhân vật chính để hình thành nhân cách cho học sinh lớp mình phụ trách, là cái cầu nối giữa nhà trường với gia đình và xã hội .Vì vậy người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vai trò vô cùng quan trọng trong phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực ”
Thực tiễn trong quá trình giảng dạy mấy năm qua là một giáo viên chủ nhiệm bằng năng lực của bản thân cùng với sự học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, bản thân tôi đã rút ra một số biện pháp để công tác chủ nhiệm lớp có hiệu quả . Hôm nay tôi mạnh dạn trình bày đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 4 ở Tiểu học” đúc kết từ nhiều năm qua để cùng trao đổi với bạn bè đồng nghiệp.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn 
 Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân.
Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp.
Nhận được những lời góp‎ ‎‎ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ Ban Giám khảo của Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.
Rèn luyện tinh thần năng động, giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Công tác chủ nhiệm trong khối lớp 4.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thực hành
Phương pháp điều tra
Phương pháp thống kê, tổng hợp
 B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN 
	Như người ta thường nói giáo viên tiểu học là “ông thầy tổng thể ” là giáo viên chủ nhiệm lớp ngoài nhiệm vụ dạy tất cả các môn học còn có nhiệm vụ trực tiếp quản lí, giáo dục học sinh lớp mình phụ trách, xây dựng tập thể học sinh lớp mình vững mạnh về mọi mặt, là người chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức, điều khiển các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời là cầu nối xây dựng và phát triển mối quan hệ, phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Vì vậy để thực hiện tốt mục tiêu “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ”và thực hiện tốt chủ đề năm học “tiếp tục đổi mới toàn diện về giáo dục và đào tạo, nâng cao hiệu quả về chất lượng giáo dục và đào tạo gắn chặt với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương ” thì người giáo viên chủ nhiệm học đóng vai trò rất quan trọng.
Thực tiễn cho thấy để có một nhà trường vững mạnh thì mỗi lớp trong trường phải là một lớp vững mạnh, để có một lớp vững mạnh thì người giáo viên chủ nhiệm lớp phải thường xuyên trăn trở tìm ra các biện pháp tối ưu nhất để giáo dục học sinh lớp mình hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh, nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới .
 II.THỰC TRẠNG
 Trong trường tiểu học Đông Hoàng các giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp luôn luôn trăn trở tìm ra các biện pháp giúp cho công tác chủ nhiệm lớp ngày một tốt hơn và B.G.H nhà trường cũng đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp.
Năm học 2017 - 2018 có 13 lớp trong đó 6 lớp đạt xuất sắc, 7 lớp đạt tiên tiến 
a. Thuận lợi- khó khăn
*Thuận lợi
Những giáo viên được giao làm công tác chủ nhiệm lớp luôn luôn nhiệt tình với công tác. Giáo viên chủ nhiệm lớp kết hợp với nhà trường, hội phụ huynh học sinh, hội đồng sư phạm, các tổ chức đoàn, đội, sao nhi đồng, tìm hiểu, học hỏi, thảo luận để tìm ra các biện pháp giúp công tác chủ nhiệm có hiệu quả thường xuyên qua hàng tuần, hàng tháng, học kì và qua các đợt phát động phong trào hoạt động ngoài giờ lên lớp .
- Được sự chỉ đạo sát sao của các cấp và sự ủng hộ của đa số cha mẹ học sinh cũng như cộng đồng xã hội là động lực giúp cho công tác dạy học và giáo dục của nhà trường nói chung và cá nhân tôi nói riêng mang lại nhiều thành công đáng kể.
* Khó khăn
 Vẫn còn một vài giáo viên năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp còn hạn chế, chưa nắm vững được đặc điểm, tình hình HS của lớp, chưa có kế hoạch cụ thể, sự phối kết hợp với các lượng lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường còn chưa tốt,chưa tạo hứng thú, động cơ, phương pháp học tập cho HS,việc dạy lồng ghép kĩ năng sống còn chưa được quan tâm sâu sát, phương pháp tổ chức, cách thức làm công tác chủ nhiệm chưa khoa học, chưa phát huy được tính tự giác tích cực của HS
- Khảo sát chất lượng hai môn Toán và Tiếng Việt lớp 4A năm 2017- 2018 
Về chất lượng văn hóa hai môn Toán và Tiếng Việt qua kết quả khảo sát chất lượng đầu năm đã thu được :
 Môn
 ĐIỂM TOÁN
 ĐIỂM TIẾNGVIỆT
Số HS
 36
9-10 7-8 5-6 dưới 5
9-10 7-8 5-6 dưới 5
4 10 15 7
 3 10 17 6
- Về môn học và các hoạt động giáo dục 
Hoàn thành tốt: 4/ 36 Hoàn thành : 25/ 36 Chưa hoàn thành: 7/ 36
 Năng lực : Tốt: 16/ 36em , đạt : 10 /36, cần cố gắng : 10/ 36
 Phẩm chất : Tốt: 20/ 36 em , đạt : 10/36, cần cố gắng : 6/36.
Trước thực trạng trên để nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp tôi đã có : Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 4 ở trường tiểu học Đông Hoàng , Đông Sơn , Thanh Hóa
 III. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Giải quyết, khắc phục những hạn chế, điểm yếu trong công tác chủ nhiệm lớp khối 4 ở trường tiểu học.
Xác định các bước quan trọng trong quá trình dạy học để phát huy vai trò tự học cũng như hình thành những kĩ năng xã hội cần thiết cho trẻ.
2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Để làm tốt công tác giáo dục học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm lớp là nghiên cứu để nắm vững tình hình chung của lớp và của từng học sinh. Kết quả nghiên cứu sẽ là những căn cứ để xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạch năm học để xác định nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm của lớp.
Bởi vậy ngay từ đầu năm, công việc đầu tiên tôi thường tập trung vào các nội dung sau đây:
* Biện pháp 1: Nắm đặc điểm, tình hình học sinh của lớp
Việc nắm được đặc điểm, tình hình của lớp, phân loại đối tượng học sinh là bước không thể thiếu trong quá trình tổ chức dạy học.Vì thế sau khi nhận lớp ngay từ đầu năm tôi đã bắt tay ngay vào việc điều tra nắm đặc điểm, tình hình học sinh bằng các hình thức :
- Tìm hiểu qua giáo viên chủ nhiệm lớp các năm học trước.
- Tìm hiểu qua hồ sơ của học sinh.
- Trò chuyện với từng học sinh hỏi thăm gia cảnh của các em. 
- Trò chuyện với bạn của học sinh để hiểu thêm về học sinh, hoàn cảnh gia đình của học sinh ( vì có em rất ngại ngùng khi nói về gia đình mình )
- Trò chuyện với phụ huynh của học sinh(mỗi khi gặp phụ huynh đưa con, cháu tới trường )
- Trò chuyện với giáo viên chñ nhiÖm cò cña líp.
-Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ đầu năm học.
 Qua các hình thức điều tra ở trên tôi đã nắm đặc điểm, tình hình học sinh của lớp như sau 
 a - Nhóm học sinh thuộc hộ nghèo và cận nghèo 
Stt
 Họ và tên
Ngàysinh
 Con ông, bà 
 Nơi ở
1
Lê Minh Tiến
2 .9 .2009
Lê Minh Tuyên
đội 3
2
 Lê Đức Đô
28.2.2009
Lê Đúc Thịnh
đội 4
3
Lê Trọng An
5.6.2009
Lê Trọng Hà 
đội 3
 b - Nhóm học sinh có hoàn cảnh đặc biệt 
Stt
 Họ tên
Ngày sinh
Con ông,bà
Nơi ở
 1
 2
Lê Ngọc Hải 
Lê Thành Đạt
18.6.2009
13.10.2009
LêThị Lan
Lê ThịPhương 
đội 4
đội 4
 ( Bố mất, ở với bà ngoại . Bố mẹ li dị - ở với ông bà ngoại.)
 c - Nhóm học sinh bố mẹ đi làm ăn xa –gia đình chưa quan tâm 
Stt
 Họ tên
Ngày sinh
Con ông,bà
Nơi ở
 1
Lê Thị Phương 
16.10.2009
Lê VănThắng 
đội 7
 2
Lê Thị Huyền 
22.12.2009
Lê Văn Bắc
đội 4
 3
Lê Bá Tiến 
13.4.2009
Lê Bá Thành 
đội 11
 d .Nhóm học sinh nhanh nhẹn hoạt bát
Stt
 Họ tên
Ngày sinh
Con ôngbà
 Nơi ở
1
Lê Thị Thuỳ Linh
16. 3.2009
Lê Văn Thành 
đội 7
2
Lê Thị Hà Anh
27.9.2009
Lê Bá Tráng 
đội 1
3
Lê Bá Định
28.3.2002
Lê Bá Trung 
đội 1
e. Nhóm học sinh lầm lì, ít nói
Stt
 Họ tên
Ngày sinh
Con ông,bà
 Nơi ở
1
 Lê Như Ánh
 3.6 .2009
Lê Thị Thảo 
đội9
2
Lê Đức Hòa 
 10.1.2009
Lê Đức Thuận 
đội 10
3
Lê Bá Tiến 
 12.4.2009
Lê Bá Sỹ 
đội 11
 g- Nhóm học sinh ham chơi hay quên việc học 
Stt
 Họ tên
 Ngày sinh
Con ông,bà
Nơi ở
 1
Nguyễn Gia Bảo 
 18.6.2009
Lê Thị Lan 
đội 11
 2
Nguyễn Đăng Nam
 14.5.2009
Nguyễn Văn Tiến
đội 10
 h.Nhóm học sinh có hạn chế về sức khỏe . 
Stt
 Họ tên
Ngày sinh
Con ông,bà
Nơi ở
 1
Nguyễn Văn Nam 
12.6. 2009
Nguyễn Văn Hùng 
đội 11
Từ những điều tra ban đầu về đặc điểm lớp tôi đã nắm được cơ bản về tình hình thực trạng của học sinh lớp mình chủ nhiệm, phân HS theo nhóm và xây dựng kế hoạch năm học của lớp theo, từng tuần, từng tháng, từng kì phù hợp 
với kế hoạch của trường trong năm học. 
 Đặc điểm học sinh của lớp 4A
 - Thuận lợi 
Trong những năm gần đây giáo dục Tiểu học đã được sự quan tâm của các bậc phụ huynh, đa số phụ huynh đã quan tâm đến việc học của con cái, sách vở đồ dùng được mua sắm đầy đủ, trang phục tới trường sạch, đẹp, nhiều phụ huynh thường xuyên đưa con tới trường, đa số học sinh có ý thức tổ chức kỉ luật, ngoan, lễ phép với thầy cô,tích cực tham gia các hoạt động phong trào 
- Khó khăn 
 	Trong lớp tôi vẫn còn một số gia đình còn nghèo nên hạn chế về việc chăm sóc sức khỏe, mua sắm đồ dùng, một số gia đình có điều kiện nhưng chưa thực sự quan tâm, một số gia đình bố mẹ đi làm ăn xa, học sinh ở với ông bà, có những em ở với chú. Có học sinh bố mẹ li dị nhau nên cũng ảnh hưởng đến tư tưởng, tâm lí của các em. Một số HS chưa chịu khó học tập, còn lơ là việc học và thực hiện nề nếp, một số em còn nhút nhát thiếu tự tin trong hoạt động học tập, một số các em thiếu kĩ năng sống, một số em nghịch ngợm ham chơi, thiếu tính kỉ luật, thiếu kĩ năng hoạt động nhóm, thiếu kĩ năng hợp tác.
 Từ những đặc điểm trên giúp cho tôi trong việc xây dựng kế hoạch dạy học, hỗ trợ, bồi dưỡng và tổ chức các hoạt động giáo dục đến từng học sinh cũng như tập thể lớp một cách có hiệu quả.
* Biện pháp 2 : Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp trong năm học
Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp trong năm học đó chính là mục tiêu, phương hướng và giải pháp để thực hiện chương trình giáo dục, để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp tôi đã căn cứ vào tình hình thực trạng của lớp 4A, bám sát kế hoạch năm học của nhà trường đề ra chỉ tiêu phấn đấu cho từng mặt giáo dục cụ thể như sau :
 - Về môn học và các hoạt động giáo dục :
 - Hoàn thành tốt: 20/ 36 Hoàn thành : 16/ 36 Chưa hoàn thành: 0/ 36
 Năng lực : Tốt: 26/ 36em , đạt : 10 /36, cần cố gắng : 0
 Phẩm chất : Tốt: 36/ 36 em , đạt : 5/36, cần cố gắng : 0
+ Vở sạch chữ đẹp : loại a : 26 em = 72% . loại b : 11 em = 28 %
- Giáo dục thể chất :tốt
- Nề nếp học tập : tốt 
- Nề nếp hoạt động ngoài giờ lên lớp : tốt 
- Lên lớp : 36 em tỉ lệ 100%, 
- HS khen thưởng : 25 em
- HS đạt giải trường, huyện : 5 em
- Cháu ngoan Bác Hồ : 25 em
- Danh hiệu thi đua cuối năm : lớp tiên tiến xuất sắc. chi đội vững mạnh .
 Từ chỉ tiêu phấn đấu ở trên giáo viên dựa vào đó để cụ thể hóa vào “sổ kế hoạch giáo viên phụ trách lớp” hàng tháng, từng học kì, cả năm học.
 Tóm lại : Sau khi xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp trong năm học tôi đã tìm được chiến lược giáo dục cũng như giải pháp giáo dục để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học .
* Biện pháp 3 : Giáo viên chủ nhiệm lớp phối kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh. 
	Giáo viên chủ nhiệm lớp phối kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh mang lại hiệu quả giáo dục cao.
 Sau khi nhận lớp, tôi tổ chức họp phụ huynh để giáo viên và phụ huynh có điều kiện gặp gỡ, trao đổi về tình hình chung của lớp, các chỉ tiêu phấn đấu của lớp, đồng thời trao đổi thông tin về học sinh và thảo luận về các biện pháp giáo dục 
phối hợp giữa nhà trường với gia đình vì học sinh tiểu học chủ yếu là sống ở gia đình và nhà trường, ảnh hưởng của xã hội chưa lớn, vai trò của bố mẹ rất quan trọng vì thế tôi đã phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để cùng giáo dục học sinh.
 * Phối kết hợp với cha mẹ học sinh tôi đã duy trì thường xuyên, liên tục trong năm học bằng các hình thức sau: 
- Cung cấp số điện thoại của bản thân cho phụ huynh, đồng thời cũng xin số điện thoại của phụ huynh để liên lạc khi cần .
- Thông tin liên lạc qua hệ thống VnEdu thường xuyên sau mỗi buổi học , ngày học ( nếu cần thiết )
- Thông tin thường xuyên qua sổ liên lạc (mỗi năm ít nhất 4 lần giữa kì I, cuối kì I, giữa kì II, cuối kì II )
- Họp phụ huynh ít nhất 3 lần/ năm (đầu năm học,giữa năm học , cuối năm học )
- Đến thăm gia đình học sinh ít nhất mỗi em 2 lần vào các thời điểm khác nhau sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh. 
- Gửi giấy mời phụ huynh đến trường để trao đổi vào bất cứ thời điểm nào nếu cần
Phối kết hợp với cha mẹ học sinh bằng các nội dung sau: 
+ phát động phong trào tiếng chuông học tập( họp phụ huynh lớp , thống 
nhất vói phụ huynh vào 7 giờ 30 phút từ thứ 2 đến thứ 7, mỗi gia đình đều đặt chuông đồng hồ tại góc học tập báo hiệu giờ ôn bài bắt đầu – nhũng tuần đầu mới phát động phong trào , tôi cùng em Khánh Linh- lớp trưởng của lớp 4A , đến những gia đình mà bố mẹ các em vắng nhà , những em chưa chăm học ...để động viên nhắc nhở, giúp các các em ôn bài đúng giờ. Những HS còn lại tôi điện thoại kiểm tra . Sau 2 tháng phong trào này đã đi vào nề nếp, các em có nhiều tiến bộ, phấn khởi khi được kiểm tra bài cũ. )
 + Lắng nghe ý kiến góp ý của phụ huynh . 
 + Thông báo sự tiến bộ của học sinh 
 +Thông báo kết quả học tập của học sinh
 + Thông báo với cha mẹ học sinh về định hướng giáo dục học sinh 
 + Thông báo ưu, khuyết điểm của học sinh 
 + Thông báo tình hình học tập rèn luyện của học sinh 
 + Bầu huynh trưởng, huynh phó làm cầu nối giữa giáo viên và phụ huynh học sinh để giải quyết những công việc cần thiết cho việc dạy và học . 
Ví dụ 
+ Thực hiện phong trào tiếng chuông học tập , vào 7 giờ 30 phút từ thứ 2 đến thứ 7 , tôi cùng em Khánh Linh- lớp trưởng của lớp 4A , đến những gia 
đình em Đạt , Phương , Huyền, Tiến...để động viên nhắc nhở, giúp các các em ôn bài đúng giờ. Kiểm tra giám sát việc thực hiên phong trào qua trao đổi với phụ huynh học sinh .Khen ngợi , biểu dương, nhăc nhở tùng em vao thứ 6 hàng tuần. 
Học sinh thực hiện phong trào “ Tiếng chuông học tập”
 - Lớp tôi có em Đạt( bố mẹ em đã li dị ,em ở với ông bà ngoại ) thường hay nói chuyện trong giờ học, hay quên đồ dùng .Tôi đã đến thăm gia đình em ngay khi em quên sách vở, đồ dùng lần thứ hai, tôi đã trao đổi với ông bà của em về việc học cũng như việc thực hiện nề nếp, đồng thời cũng nhờ ông bà thường xuyên nhắc nhở em chuẩn bị sách vở, đồ dùng trước khi đến lớp . Nhờ vậy Đạt đã có sự tiến bộ rõ rệt. Thi cuối kì em đạt điểm 9 và 10 ở Tiếng Việt và Toán
- Trong lớp tôi có em Hưng chưa chịu học bài ở nhà tôi đã liên lạc cùng gia 
đình em, qua trao đổi, lắng nghe ý kiến phụ huynh, tôi và gia đình đã cùng nhắc nhở và em đã có nhiều tiến tiến bộ. Cụ thể trong kì thi cuối kì 1 em đã đạt được cả 2 điểm 7,8 ở môn Toán và Tiếng Việt.
Giáo viên chủ nhiệm đến thăm gia đình học sinh
 Tóm lại : Sau khi phối kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh và thực hiện phong trào “: Tiếng chuông học tập ” đã mang lại kết quả giáo dục rất đáng mừng: em Nguyễn Gia Bảo, Nguyễn Đăng Nam...đã có nhiều húng thú và tiến bộ rõ rệt trong học tập và thực hiện nề nếp.
*Biện pháp 4: Tạo hứng thú, dành thời gian phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, xâydựng động cơ, phương pháp học tập . 
Việc tạo hứng thú, dành thời gian phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh , xâydựng động cơ, phương pháp học tập nâng cao chất lượng học tập là việc làm then chốt, cơ bản, trọng tâm mà giáo viên, phụ huynh và các lượng giáo dục khác đều hết sức quan tâm . Để giải quyết vấn đề này tôi đã làm như sau: 
a.Tạo hứng thú cho HS trong học tập 
 	Trong mọi hoạt động nếu có hứng thú, có niềm đam mê thì kết quả thu được bao giờ cũng tốt hơn. Vì thế tôi đã tạo hứng thú học tập cho HS bằng những hình thức sau:
Trang trí lớp học thân thiện : xây dựng c	ảnh quan lớp học bằng cách trang trí các chậu cây cảnh, các tranh ảnh giúp HS yêu thích lớp học, đưa thiên nhiên vào môi trường lớp học .
Tổ chức thi đua “ đôi bạn cùng tiến ” 
Tổ chức các hình thức khen thưởng phù hợp.
Gv đổi mới phương pháp dạy học để thu hút HS vào hoạt động học tập.
b.Quan tâm, dành thời gian phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh 
GVCN quan tâm, dành thời gian phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh là việc làm rất quan trọng vì mỗi HS đều có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau. GV cần giúp các em phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm để các em phát triển toàn diện hơn . 
Để làm tốt nhiệm vụ này HS tôi phải tận dụng triệt để thời gian trên lớp gần gũi, hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên giúp đỡ các em trong quá trình học tập... và phải tận tụy với học sinh chẳng hạn : 
Đối với học sinh hộ nghèo :
 	Tôi đã đề nghị với B.G.H tạo điều kiện cho học sinh được mượn sách giáo khoa, sách tham khảo và giảm một số khoản đóng góp khác. đề nghị với B.G.H xin UBND xã miễn giảm tiền tu sửa nhỏ, ngày tết âm 
lịch động viên các bạn trong lớp ủng hộ tiền để mua quần, áo, dép để bạn nhà nghèo cùng được ăn tết vui vẻ. 
VD: Trong dịp tết vừa qua, nhờ sự phát động của lớp mà em Đô, em An, Tiến, Phương, đã nhận được quà là bánh kẹo, tiền và cặp sách xinh xắn để đi học. 
Tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Đối với nhóm học sinh có hoàn cảnh đặc biệt 
 Ngoài việc làm như trên tôi còn thường xuyên động viên, nhắc nhở các bạn trong lớp động viên bạn, tránh trêu chọc, nói những câu gây buồn tủi cho bạn, giúp đỡ bạn trong học tập cũng như trong lao động.
Đối với nhóm học sinh nhanh nhẹ tháo vát : sắp xếp cho các em vào ban cán sự lớp để phát huy hết khả năng của các em, đồng thời cũng giao việc kèm thêm các bạn khác để giúp bạn và cũng là giúp mình học tập, rèn luyện mỗi ngày một tốt hơn .
Đối với nhóm học sinh lầm lì ít nói thì tôi đã đưa các em vào hoạt động trò chơi hoạt động theo nhóm  cùng với nhóm học sinh nhanh nhẹ tháo vát  để các em tự giúp đỡ nhau, giao cho các em làm tổ trưởng, tổ phó, tập cho các em kĩ năng nói qua trò chơi
Đối với nhóm học sinh ham chơi hay quên việc học
 Cử học sinh tháo vát kèm cặp đến gọi bạn cùng đi học và nhắc nhở bạn soạn sách vở, bơm mực đầy đủ trước khi đi học và nhắc bạn trang phục chỉnh tề mới cùng đi học.Tôi còn thường xuyên nhắc nhở các em vào cuối mỗi buổi học, thậm chí có những hôm tôi còn gọi điện vào buổi sáng sớm ( trước giờ các em tới trường ) để nhắc nhở các em .
Đối 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cong_tac_chu_nhiem.doc