SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập dạng đề so sánh- Liên hệ trong môn Ngữ Văn

SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập dạng đề so sánh- Liên hệ trong môn Ngữ Văn

Năm học 2017- 2018 là năm thứ tư thực hiện đổi mới thi THPT quốc gia với mục đích lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học. Đối với giáo viên Ngữ văn trong quá trình dạy văn, ngoài việc cung cấp kiến thức thì việc ôn tập cho học sinh đóng vai trò quan trọng không chỉ giúp cho học sinh nắm vững kiến thức mà còn biết nhận diện đề và biết vận dụng vào làm các đề trong thi cử để đạt kết quả cao.

 2. Dạng đề so sánh ( phần làm văn) là câu hỏi nghị luận văn học, chiếm 50% trên tổng số điểm. Tuy nhiên, so với các đề năm trước, đề nghị luận văn học năm nay đã có sự đổi mới rõ rệt. Trong đề thi các năm trước, học sinh chỉ cần tập trung ôn luyện các kiến thức có trong chương trình sách giáo khoa lớp 12, thì năm nay, học sinh cần phải ôn luyện cả kiến thức lớp 11. Đặc biệt ở lớp 11, kiến thức chủ yếu nằm ở phần văn học hiện đại. Cụ thể như trong đề thi thử THPT của Bộ Giáo dục & Đào tạo môn Ngữ văn 2018, tác phẩm được đưa vào đề thi là “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân thuộc văn học hiện đại lớp 11.

 Ngoài ra dạng đề so sánh là một dạng đề khó. Dạng đề này cần kiến thức tổng hợp, khái quát nhưng chỉ một bộ phận học sinh có thể khái quát được, còn lại đại bộ phận học sinh còn mơ hồ chưa hiểu đề. Lâu nay các em chỉ làm quen với các dạng đề phân tích từng tác phẩm, từng nhân vật, hình ảnh, chi tiết Vì vậy, nếu không có sự hướng dẫn ôn tập của giáo viên, học sinh sẽ không làm được dạng đề này hoặc có làm cũng không đầy đủ để đạt kết quả tốt.

 3.Thấy rõ việc cần thiết và ý nghĩa của vấn đề cho nên trong quá trình giảng dạy và đặc biệt là giai đoạn ôn tập cho học sinh lớp 12 tôi luôn chú trọng tới dạng đề so sánh- liên hệ và chỉ cho học sinh nhận diện được các dạng đề so sánh- liên hệ và hướng dẫn làm các dạng đề này, sau đó kiểm tra đánh giá học sinh qua các bài kiểm tra viết. Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ nêu một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập dạng đề so sánh- liên hệ phần văn xuôi

 

doc 23 trang thuychi01 10811
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập dạng đề so sánh- Liên hệ trong môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ *
TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 ÔN TẬP DẠNG ĐỀ 
SO SÁNH- LIÊN HỆ TRONG MÔN NGỮ VĂN
Người thực hiện: Doãn Thị Nhung
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Lý Thường Kiệt
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
A
MỞ ĐẦU
1
I
Lí do chọn đề tài
1
II
Mục đích nghiên cứu
1
III
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1
IV
Phương pháp nghiên cứu
2
B
NỘI DUNG
2
I
Cơ sở lí luận của SKKN
2
II 
Thực trạng vấn đề
3
III
Giải pháp và cách tổ chức thực hiện
3
3.1
Khái quát các dạng đề so sánh
3
3.2
Cách làm bài dạng đề so sánh- liên hệ
5
3.3
Hướng dẫn làm cụ thể một số đề
8
3.4
Kiểm tra kết quả đánh giá quá trình ôn tập
19
C
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
20
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
 	1. Năm học 2017- 2018 là năm thứ tư thực hiện đổi mới thi THPT quốc gia với mục đích lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học. Đối với giáo viên Ngữ văn trong quá trình dạy văn, ngoài việc cung cấp kiến thức thì việc ôn tập cho học sinh đóng vai trò quan trọng không chỉ giúp cho học sinh nắm vững kiến thức mà còn biết nhận diện đề và biết vận dụng vào làm các đề trong thi cử để đạt kết quả cao.
 	2. Dạng đề so sánh ( phần làm văn) là câu hỏi nghị luận văn học, chiếm 50% trên tổng số điểm. Tuy nhiên, so với các đề năm trước, đề nghị luận văn học năm nay đã có sự đổi mới rõ rệt. Trong đề thi các năm trước, học sinh chỉ cần tập trung ôn luyện các kiến thức có trong chương trình sách giáo khoa lớp 12, thì năm nay, học sinh cần phải ôn luyện cả kiến thức lớp 11. Đặc biệt ở lớp 11, kiến thức chủ yếu nằm ở phần văn học hiện đại. Cụ thể như trong đề thi thử THPT của Bộ Giáo dục & Đào tạo môn Ngữ văn 2018, tác phẩm được đưa vào đề thi là “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân thuộc văn học hiện đại lớp 11.
 	Ngoài ra dạng đề so sánh là một dạng đề khó. Dạng đề này cần kiến thức tổng hợp, khái quát nhưng chỉ một bộ phận học sinh có thể khái quát được, còn lại đại bộ phận học sinh còn mơ hồ chưa hiểu đề. Lâu nay các em chỉ làm quen với các dạng đề phân tích từng tác phẩm, từng nhân vật, hình ảnh, chi tiếtVì vậy, nếu không có sự hướng dẫn ôn tập của giáo viên, học sinh sẽ không làm được dạng đề này hoặc có làm cũng không đầy đủ để đạt kết quả tốt.
 	3.Thấy rõ việc cần thiết và ý nghĩa của vấn đề cho nên trong quá trình giảng dạy và đặc biệt là giai đoạn ôn tập cho học sinh lớp 12 tôi luôn chú trọng tới dạng đề so sánh- liên hệ và chỉ cho học sinh nhận diện được các dạng đề so sánh- liên hệ và hướng dẫn làm các dạng đề này, sau đó kiểm tra đánh giá học sinh qua các bài kiểm tra viết. Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ nêu một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập dạng đề so sánh- liên hệ phần văn xuôi
II. Mục đích nghiên cứu
1. Chỉ ra các dạng đề so sánh trong văn xuôi
2. Hướng dẫn cách làm qua các bước
3. Hướng dẫn học sinh áp dụng làm một số đề
4. Kiểm tra, đánh giá mức độ áp dụng của học sinh
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng
 	Học sinh lớp 12C4, 12C6( khoá học 2015- 2018 trường THPT Lý Thường Kiệt- TP. Thanh Hoá)
2. Phạm vi nghiên cứu
 	Do dung lượng của một SKKN nên đề tài chỉ đề cập đến dạng đề so sánh- liên hệ phần văn xuôi.
 	Các tác phẩm văn xuôi chương trình Ngữ văn 11 và 12
 Chương trình Ngữ văn 11:
 	- Hai đứa trẻ( Thạch Lam)
 - Chí Phèo( Nam Cao)
 - Chữ người tử tù( Nguyễn Tuân)
 - Hạnh phúc một tang gia( trích số đỏ – Vũ Trọng Phụng)
 Chương trình Ngữ văn 12:
 - Vợ chồng APhủ (Tô Hoài)
 - Vợ nhặt( Kim Lân)
 - Rừng xà nu( Nguyễn Trung Thành)
 - Chiếc thuyền ngoài xa( Nguyễn Minh Châu)
IV. Phương pháp nghiên cứu
 Làm đề tài này, tôi đã vận dụng những phương pháp sau:
1. Phương pháp thực nghiệm
2. Phương pháp thống kê, nêu ví dụ
3. Phương pháp phân loại
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
1. Khái niệm so sánh:
 	Khái niệm so sánh trong văn học được hiểu theo ba lớp nghĩa:
 	Thứ nhất: so sánh văn học là một biện pháp tu từ để tạo hình ảnh cho câu văn.
 	Thứ hai: nó được xem là một thao tác lập luận như phân tích, bác bỏ, bình luận.
 	Thứ ba: nó được xem như một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận. Ví dụ như nghị luận về một đoạn trích, một tác phẩm văn xuôi. 
 	Trong phạm vi đề tài này, so sánh văn học là một kiểu bài nghị luận: nghị luận văn học ở dạng đề so sánh trong phần văn xuôi.[3]
2. Các dạng đề so sánh
 Các dạng đề so sánh rất phong phú, có thể so sánh trên nhiều bình diện:
So sánh đề tài
So sánh tình huống truyện
So sánh nhân vật
So sánh chi tiết nghệ thuật
So sánh câu nói của nhân vật
 Quá trình so sánh có thể diễn ra ở các tác phẩm, tác giả khác nhau, ở cùng một thời đại hoặc khác thời đại của nền văn học. Mục đích cuối cùng của kiểu bài này là học sinh không những cảm nhận được vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm mà còn tìm ra được những điểm giống nhau và khác nhau.
* Trong mục I.1 có tham khảo từ TLTK số 3
 	Phần văn xuôi trong chương trình thi THPT quốc gia gồm cả chương trình lớp 11 và 12. Kiến thức từng tác phẩm nhiều, hơn nữa dạng đề thi so sánh- liên hệ khó. Vì vậy để học sinh làm được dạng đề này, giáo viên yêu cầu học sinh nắm được nội dung chính của từng tác phẩm, chỉ ra được các tác phẩm cùng đề tài, cùng thời đại, cùng cảm hứng. Ví dụ “Vợ nhặt” của Kim Lân và “Chí Phèo” của Nam Cao cùng viết về số phận của người nông dân; hay trong “Vợ nhặt” của Kim Lân, “Vợ chồng APhủ” của Tô Hoài và “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu cùng viết về cuộc đời của những người phụ nữ
II. Thực trạng vấn đề
Với sự phát triển của nền công nghệ hiện đại, giáo viên và học sinh có thể tìm thấy rất nhiều tài liệu tham khảo trên thị trường sách, trên internet nhưng trong các tài liệu đó chỉ đưa ra các đề và giải đề khiến nhiều học sinh không biết lựa chọn nguồn tài liệu nào và hiểu cách làm như thế nào? Vì vậy, nếu giáo viên không hướng dẫn ôn tập cho học sinh mà để các em tự bơi trong biển kiến thức đó, các em sẽ rất mơ hồ trong học tập dẫn đến cách học thụ động, không biết nhận diện đề và cách làm như thế nào nếu không có tài liệu.
 	Trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 12 có các kiểu bài nghị luận: Nghị luận về một đoạn trích, một tác phẩm văn xuôi. Còn dạng đề so sánh- liên hệ một tác phẩm văn xuôi 12 (chiếm 70% kiến thức) và một tác phẩm văn xuôi 11(chiếm 30% kiến thức) hoặc so sánh hai tác phẩm lớp 12 (50%- 50% kiến thức) thì chưa được cụ thể bằng một bài học nào trong chương trình. 
 	Về phía giáo viên và học sinh, từ trước đến nay thường ôn tập theo kiểu dạng đề cũ. Nghĩa là chỉ chú trọng đến nội dung chính của tác phẩm. Ví dụ khi ôn tập truyện ngắn “ Vợ chồng APhủ” của Tô Hoài, giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh tóm tắt truyện, nắm nét chính về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nhân vật Mị và APhủ mà không hướng dẫn cho học sinh có thể liên hệ với truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao để thấy được giá trị nhân đạo ở mỗi tác phẩm qua cách kết thúc câu chuyện. Hay chi tiết nghệ thuật tiếng sáo có thể liên hệ với tiếng chim hót để thấy được đây là những yếu tố ngoại cảnh tác động tới sự thay đổi diễn biến tâm trạng của nhân vật. Khi dạy tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân có thể liên hệ với tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam về hình ảnh lá cờ đỏ và hình ảnh đoàn tàu để thấy được ước mơ, khát vọng thay đổi cuộc đời của người dân trong xã hội cũ. Nếu trong quá trình ôn tập, giáo viên đưa ra những vấn đề liên hệ như vậy sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức sâu rộng hơn và có cái nhìn mới về văn học tạo sự hứng thú trong cách học. Mặt khác, việc nhiều giáo viên khi ôn tập chỉ chú trọng cho học sinh làm đề và giải đề sẽ là một sai lầm lớn nếu học sinh chưa nắm vững kiến thức. 
 	Dạng đề so sánh, đặc biệt so sánh- liên hệ là một dạng đề mới và khó đòi hỏi giáo viên luôn đổi mới sáng tạo trong việc dạy và học cho học sinh nhất là phương pháp ôn tập để học sinh có kĩ năng làm các dạng đề so sánh- liên hệ đạt điểm cao trong kì thi THPT quốc gia.
 	Bản thân tôi là giáo viên trường THPT Lý Thường Kiệt- một trường dân lập có chất lượng đầu vào thấp. Đa số các em có học lực yếu và trung bình, có rất ít em học lực khá. Với dạng đề so sánh- liên hệ đối với học sinh những lớp tôi dạy là dạng đề khó. Vì vậy trong quá trình ôn tập giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ, kĩ lưỡng để các em có thể nắm vững kiến thức và nhận diện từng dạng đề và áp dụng vào làm các đề.
III. Giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện
3.1. Khái quát các dạng đề so sánh- liªn hÖ.
 	Thực tế cho thấy dạng bài so sánh văn học có rất nhiều loại nhỏ. Bằng sự trải nghiệm của bản th©n và dựa vào tổng kết các đề thi thử của các tỉnh gần đây, tôi thống kê và khái quát lại thành những cấp bậc đề so sánh văn học cơ bản và đưa ra một vài vÝ dụ mang tÝnh chất minh họa cho mỗi loại nhỏ.
 	Từ đề thi minh hoạ của Bộ Giáo dục & Đào tạo năm học 2018, các trường THPT trên toàn quốc đã ứng dụng và ra đề dựa trên cấu trúc đề thi của bộ. Cụ thể:
Đề: Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác (Người lái đò Sông Đà- Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ (Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét quan niệm của nhà văn về vẻ đẹp con người.[1]
 	Các đề so sánh trong phần văn xuôi rất nhiều từ nội dung đến hình thức. Trong quá trình ôn tập cho học sinh, tôi khái quát thành hai nhóm dạng đề để giúp học sinh dễ nhận diện:
3.1.1. D¹ng ®Ò so sánh 2 tác phẩm ( 2 tác phẩm lớp 12 hoặc một tác phẩm lớp 12 và một tác phẩm lớp 11): so sánh nhân vật, hình ảnh, chi tiết, câu nói của nhân vật, phong cách nhà văn. 
3.1.1.1. So sánh hai nhân vật
Đề 1: So sánh nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng APhủ của Tô Hoài và Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao để thấy rõ sự hồi sinh và thức tỉnh của hai nhân vật.
Đề 2: So sánh vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt trong “Vợ nhặt” của Kim Lân và người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.[1]
3.1.1.2. So sánh hai câu nói
Đề 1: Sau khi nhận được bát cháo hành từ tay thị Nở, Chí Phèo bảo với thị:
 - Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.( Chí Phèo- Nam Cao, Ngữ văn 11)
 	Trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân (Ngữ văn12), sau khi đãi người đàn bà bốn bát bánh đúc, Tràng cười và nói với thị:
 - Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.
 Cảm nhận của anh/chị về ý nghĩa của những câu nói trên 
3.1.1.3. So sánh hai chi tiết, hai hình ảnh
Đề 1: “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thìTrong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt (Vợ nhặt- Kim Lân)
 	“Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt” (Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu)
 	Trình bày cảm nhận của anh/chị về chi tiết “dòng nước mắt” trong những câu văn trên.
Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh lá cờ đỏ ở cuối truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân và hình ảnh chuyến tàu đêm trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.[1]
3.1.1.4. So sánh nội dung đề tài
* Trong trang này các đề được tham khảo từ TLTK số 1
Đề 1: So sánh số phận người nông dân trong hai tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân và “Chí Phèo” của Nam Cao.
Đề 2: So sánh giá trị nhân đạo trong “Vợ nhặt” của Kim Lân và “Chí Phèo” của Nam Cao.[1]
3.1.1.5. So sánh hai đoạn văn: 
“Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị nén lấy hũ rượu cứ uống ừng ựng từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhỡn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lũng Mị thỡ đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng...” (Vî chång APhñ- T« Hoµi)
 	 “Phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra.Tỉnh ra chao ôi buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi ch¸o hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức...” ( Chí Phèo –Nam Cao) [1]
3.1.2. Dạng đề liên hệ
3.1.2.1. Liên hệ nhân vật
Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. Từ đó liên hệ với nhân vật thị Nở trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao để thấy điểm gặp gỡ giữa hai nhà văn trong quan niệm về vẻ đẹp con người.
 	 (Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Ngữ văn Sở Giáo dục & Đào tào Bắc Kạn)
Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về sự thức tỉnh tâm hồn nhân vật Mị trong 
đêm tình mùa xuân (“Vợ chồng APhủ”- Tô Hoài). Từ đó liên hệ với sự 
thức tỉnh lương tri của nhân vật Chí Phèo sau khi gặp gỡ thị Nở (“Chí Phèo”- Nam Cao), để nhận xét tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn.
 (Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Ngữ văn Sở Giáo dục & Đào tạo Lào Cai) [1]
3.1.2.2. Liên hệ chi tiết, hình ảnh.
Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về niềm khao khát muốn đi chơi của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân(“Vợ chồng APhủ”- Tô Hoài). Từ đó liên hệ với niềm mong đợi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện của chị em Liên, An(“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam) và nhận xét quan niệm của mỗi nhà văn về cuộc sống có ý nghĩa
Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về chi tiết nồi chè khoán trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Từ đó liên hệ đến chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, để nhận xét về tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn
Đề 3: Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh “rừng xà nu” trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Trung Thành. Từ đó liên hệ đến hình ảnh “cái lò gạch cũ” trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.[1]
3.2. Cách làm bài dạng đề so sánh- liên hệ
3.2.1. C¸ch lµm d¹ng ®Ò so s¸nh
 	Đứng trước một đề văn thường có rất nhiều cách triển khai, giải quyết vấn đề, song đối với kiểu đề so sánh văn học dù là ở dạng so sánh hai chi tiết, hai đoạn thơ, hai đoạn văn, hay hai nhân vật .... phương pháp làm bài văn dạng này thông thường có hai cách:
Cách 1: Nối tiếp : Lần lượt phân tích hai văn bản rồi chỉ ra điểm giống và khác nhau.
* Trong trang này các đề được tham khảo từ TLTK số 1
Cách 2: Song song : T×m ra c¸c luận điểm giống và khác nhau rồi lần lượt phân tích từng luận điểm kết hợp với việc lấy song song dẫn chứng của cả hai văn bản minh họa. 
(*) Cách 1: Phân tích theo kiểu nối tiếp. Đây là cách làm bài phổ biến của học sinh khi tiếp cận với dạng đề này, cũng là cách mà Bộ giáo dục và đào tạo định hướng trong đáp án đề thi.
Bước 1: lần lượt phân tích từng đối tượng so sánh cả về phương diện nội dung và nghệ thuật.
Bước 2: chỉ ra điểm giống và khác nhau. Cách này học sinh dễ dàng triển khai các luận điểm trong bài viết. Bài viết râ ràng, kh«ng rối kiến thức nhưng cũng có cái khó là đến phần nhận xét điểm giống và khác nhau học sinh không thành thạo kĩ năng, nắm chắc kiến thức sẽ viết lặp lại những gỡ đó phân tích ở trên hoặc suy diễn một cách tùy tiện. Mô hình khái quát của kiểu bài này như sau:
a. Më bµi:
- Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này): tìm điểm chung của hai ®èi t­îng ®Ó dÉn d¾t.
- Giới thiệu khỏi quát về các đối tượng so sánh (giới thiệu ngắn gọn, đủ thông tin chính và nêu được đối tượng).
b.Th©n bài
* Cảm nhận, phân tích từng đối tượng.
- Làm râ đối tượng so sánh thứ 1 (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao 
tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận ph©n tÝch): phân tích nội dung và nghệ thuật( mức độ đầy đủ nhưng không quá chi tiết).
- Làm râ đối tượng so sánh thứ 2 (bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tÝch): phân tích nội dung và nghệ thuật.
* So s¸nh các đối tượng: 
+ Nhận xét nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả các b×nh diện như chủ đề, nội dung h×nh thức nghệ thuật...(bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so s¸nh).
+ Lý giải sự kh¸c biệt: cần dựa vào c¸c b×nh diện: bối cảnh x· hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi ph¸p của thời k× văn học(bước này vận dụng nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao t¸c lập luận ph©n tÝch).
c. Kết bài:
- Kh¸i qu¸t những nột giống nhau và kh¸c nhau tiªu biểu.
- Cã thể nªu những cảm nghĩ của bản th©n.
(*) C¸ch2: Ph©n tÝch song song được hiểu song hành so sánh trên mọi b×nh diện của hai đối tượng.Cách này hay nhưng khó, đßi hỏi khả năng tư duy chặt chẽ, l«gic, sự tinh nhạy trong phát hiện vấn đề học sinh mới tỡm được luận điểm của bài viết và lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu phù hợp của cả hai văn bản để chứng minh cho luận điểm đó. M« h×nh kh¸i qu¸t của kiểu bài này như sau:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)
- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh 
b. Th©n bài:
- Điểm giống nhau
+ Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)
+ Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)
+ Luận điểm .....
- Điểm khác nhau
+ Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)
+ Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)
+ Luận điểm.....
c. Kết bài
- Kh¸i qu¸t những nÐt giống nhau và kh¸c nhau.
- Cã thể nªu những cảm nghĩ của bản th©n. [2]
3.2.2. C¸ch lµm d¹ng ®Ò liªn hÖ
	a. Më bµi:
	- Giíi thiÖu t¸c gi¶, t¸c phÈm( líp 12- ®èi t­îng 1)
	- Nªu vÊn ®Ò nghÞ luËn
	b. Th©n bµi:
	- C¶m nhËn, ph©n tÝch, lµm râ ®èi t­îng thø nhÊt (ë c¸c ph­¬ng diÖn néi dung vµ nghÖ thuËt)
	- Liªn hÖ t¸c phÈm thø 2
	* C¸ch 1: häc sinh cã thÓ c¶m nhËn, ph©n tÝch, lµm râ ®èi t­îng thø hai ( ë c¸c ph­¬ng diÖn néi dung vµ nghÖ thuËt), sau ®ã míi so s¸nh víi ®èi t­îng thø nhÊt.
	* C¸ch 2: häc sinh cã thÓ so s¸nh víi ®èi t­îng thø nhÊt lu«n:
	+ §iÓm gièng nhau
	+ §iÓm kh¸c nhau
	- LÝ gi¶i sù gièng nhau vµ kh¸c nhau, ®­a ra nhËn xÐt
	c. KÕt bµi:
	- Kh¸i qu¸t vÊn ®Ò
	- C¶m nghÜ cña b¶n th©n
	Víi c¶ hai d¹ng ®Ò, phÇn so s¸nh ®iÓm gièng vµ kh¸c cÇn chØ râ trªn ph­¬ng diÖn néi dung, h×nh thøc, chñ ®Òhäc sinh vËn dông c¸c thao t¸c lËp luËn ph©n tÝch, b×nh luËn. §Ó lÝ gi¶i sù gièng nhau vµ kh¸c nhau th­êng dùa trªn bèi c¶nh thêi ®¹i, x· héi, m«i tr­êng v¨n ho¸, phong c¸ch nhµ v¨n
Như vậy, với mỗi c¸ch làm kiểu dạng đề so sánh- liªn hÖ đều có mặt mạnh, mặt yếu khác nhau. Trong thực tế không phải đề nào chúng ta cũng có thể áp dụng theo đúng khuôn mẫu cách làm như đó tr×nh bày ở trªn. Phải tïy thuộc vào cách hỏi trong mỗi đề cụ thể mà ta ¸p dụng theo c¸ch nào và ¸p dụng sao cho linh hoạt, phï hợp. Cũng có khi vận dụng đầy đủ các ý của phần thân bài, cũng có khi phải cắt bỏ một phần cho hợp với yêu cầu trọng tâm của đề, hay dụng ý của người viết. Để học sinh có thể nắm bắt dạng đề so sánh- liên hệ, tôi đã lập một bảng cấu trúc dạng đề này như sau:
* Trong mục 3.2 có tham khảo từ TLTK số 2
DẠNG ĐỀ SO SÁNH
DẠNG ĐỀ LIÊN HỆ
1. MB:
- Dẫn dắt
- Giới thiệu 2 tác giả, 2 tác phẩm, vấn đề nghị luận
2. TB:
a. Phân tích/ cảm nhận
- Đối tượng 1
- Đối tượng 2
b. So sánh
- Giống nhau
- Khác nhau
- Lí giải
3. KB:
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân.
1. MB:
- Dẫn dắt
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận (đối tượng lớp 12)
2. TB:
a. Phân tích/ cảm nhận:
- Làm rõ đối tượng lớp12
b. Liên hệ đối tượng 11
- So sánh:
+ Giống nhau
+ Khác nhau
+ Lí giải
3.KB:
- Khái quát những điểm giống nhau, khác nhau.
- Cảm nghĩ của bản thân
3.3.Hướng dẫn làm cụ thể một số đề
 	Học luôn đi đôi với hành. Nếu chỉ dừng lại hướng dẫn cho học sinh về mặt lý thuyết, các em sẽ rất nhanh quên. Để củng cố khắc sâu kiến thức sau mỗi phần học, tôi đều yêu cầu học sinh luyện tập. Trong giảng dạy cũng như trong luyện tập việc đổi mới phương pháp học tạo sự hứng thú ở học sinh là điều rất quan trọng. Giúp các em học tốt việc đầu tiên phải khiến các em yêu thích môn học. Để làm được điều đó người giáo viên không những trau dồi kiến thức hàng ngày mà phải biết vận dụng các phương pháp một cách linh hoạt. Khi dạy phần văn xuôi, tôi hướng dẫn học sinh luyện tập bằng những cách khác nhau như: kiểm tra kĩ năng tóm tắt tác phẩm, chơi trò chơi đố, vẽ sơ đồ tư duy, thi đua giữa các nhóm Với những cách làm như vậy học sinh sẽ không thấy nhàm chán trong phần ôn tập mà còn phát huy đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_lop_12_on_tap_dang_de_so_sanh_lien_h.doc