SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) cho học sinh lớp 12

SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) cho học sinh lớp 12

Nhân loại đang bước vào thời đại công nghệ 4.0 và 5.0 với những bước chuyển như vũ bão. Hoàn cảnh thời đại ấy vừa là một thách thức, cũng là một cơ hội để Việt Nam nỗ lực khẳng định mình và vươn tầm “sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong ước lúc sinh thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và để đáp ứng mục tiêu trọng đại ấy, giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu.

Căn cứ vào mục tiêu giáo dục thế kỉ XXI củaTổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thế giới (Unesco) là: Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình; Luật Giáo dục Việt Nam, năm 2005 đã khẳng định, mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ Quốc. Theo đó, trong những năm gần đây mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang mục tiêu hình thành và phát triển những năng lực và kĩ năng sống cần thiết cho người học nhằm giúp người học có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống.

Trong xu thế đổi mới, việc dạy và học Ngữ văn nói riêng đã có những thay đổi đáng kể mà một trong những thay đổi tôi muốn nhấn mạnh ở đây là sự xuất hiện của văn nghị luận xã hội: Từ năm học 2006 - 2007, SGK ngữ văn mới được đưa vào sử dụng, kiểu bài nghị luận xã hội được đưa vào chương trình học chính thức; từ năm 2009, đề thi học kỳ, Tốt nghiệp THPT, tuyển sinh Đại học Cao đẳng có câu nghị luận xã hội (chiếm 3 điểm trong tổng số toàn bài).

Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới và kiểm tra đánh giá học sinh THPT, bắt đầu từ kì thi THPTQG năm 2017, đề thi Ngữ văn yêu cẩu học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) thay cho một bài nghị luận. Những thay đổi này diễn ra trong một thời gian ngắn, gây khó khăn không nhỏ cho việc dậy và học của giáo viên và học sinh. Bởi để viết tốt một bài nghị luận xã hội đã khó, có thể nói việc viết một đoạn văn nghị luận xã hội súc tích trong khuôn khổ cho phép (khoảng 200 chữ) còn khó hơn. Trong khi đó, SGK chương trình THPT hiện hành không có bài học dành riêng cho việc hình thành kiến thức và thực hành viết đoạn văn nghị luận xã hội. Rất nhiều nỗ lực từ phía giáo viên đã được thể hiện. Tuy nhiên, vì không có tài liệu chính thống, quan niệm và việc thực hành rèn kĩ năng cho học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội còn có nhiều điểm chưa thống nhất, ảnh hưởng tới chất lượng, dạy và học nhất là khi nó có liên quan trực tiếp đến kết quả bài thi Ngữ văn trong kì thi THPTQG, làm ảnh hưởng đến sự nghiệp và cuộc đời của các em học sinh.

Với tư cách là một giáo viên đứng lớp, trực tiếp giảng dạy và ôn thi THPTQG cho học sinh khối 12, tôi thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc tiếp cận xu hướng kiểm tra đánh giá mới với những đòi hỏi mới về việc hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng cho học sinh, góp phần giúp các em đạt được kết quả cao nhất trong kì thi THPTQG. Đó cũng là lý do chính để tôi chọn đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình là: “Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) cho học sinh lớp 12”.

 

doc 20 trang thuychi01 8191
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) cho học sinh lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN 
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (KHOẢNG 200 CHỮ) 
CHO HỌC SINH LỚP 12
Người thực hiện: Trịnh Thị Giang
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC	
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Nhân loại đang bước vào thời đại công nghệ 4.0 và 5.0 với những bước chuyển như vũ bão. Hoàn cảnh thời đại ấy vừa là một thách thức, cũng là một cơ hội để Việt Nam nỗ lực khẳng định mình và vươn tầm “sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong ước lúc sinh thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và để đáp ứng mục tiêu trọng đại ấy, giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu. 
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục thế kỉ XXI củaTổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thế giới (Unesco) là: Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình; Luật Giáo dục Việt Nam, năm 2005 đã khẳng định, mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ Quốc. Theo đó, trong những năm gần đây mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang mục tiêu hình thành và phát triển những năng lực và kĩ năng sống cần thiết cho người học nhằm giúp người học có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống.
Trong xu thế đổi mới, việc dạy và học Ngữ văn nói riêng đã có những thay đổi đáng kể mà một trong những thay đổi tôi muốn nhấn mạnh ở đây là sự xuất hiện của văn nghị luận xã hội: Từ năm học 2006 - 2007, SGK ngữ văn mới được đưa vào sử dụng, kiểu bài nghị luận xã hội được đưa vào chương trình học chính thức; từ năm 2009, đề thi học kỳ, Tốt nghiệp THPT, tuyển sinh Đại học Cao đẳng có câu nghị luận xã hội (chiếm 3 điểm trong tổng số toàn bài).
Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới và kiểm tra đánh giá học sinh THPT, bắt đầu từ kì thi THPTQG năm 2017, đề thi Ngữ văn yêu cẩu học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) thay cho một bài nghị luận. Những thay đổi này diễn ra trong một thời gian ngắn, gây khó khăn không nhỏ cho việc dậy và học của giáo viên và học sinh. Bởi để viết tốt một bài nghị luận xã hội đã khó, có thể nói việc viết một đoạn văn nghị luận xã hội súc tích trong khuôn khổ cho phép (khoảng 200 chữ) còn khó hơn. Trong khi đó, SGK chương trình THPT hiện hành không có bài học dành riêng cho việc hình thành kiến thức và thực hành viết đoạn văn nghị luận xã hội. Rất nhiều nỗ lực từ phía giáo viên đã được thể hiện. Tuy nhiên, vì không có tài liệu chính thống, quan niệm và việc thực hành rèn kĩ năng cho học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội còn có nhiều điểm chưa thống nhất, ảnh hưởng tới chất lượng, dạy và học nhất là khi nó có liên quan trực tiếp đến kết quả bài thi Ngữ văn trong kì thi THPTQG, làm ảnh hưởng đến sự nghiệp và cuộc đời của các em học sinh.
Với tư cách là một giáo viên đứng lớp, trực tiếp giảng dạy và ôn thi THPTQG cho học sinh khối 12, tôi thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc tiếp cận xu hướng kiểm tra đánh giá mới với những đòi hỏi mới về việc hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng cho học sinh, góp phần giúp các em đạt được kết quả cao nhất trong kì thi THPTQG. Đó cũng là lý do chính để tôi chọn đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình là: “Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) cho học sinh lớp 12”.
II. Mục đích nghiên cứu
1. Đối với học sinh
 Giúp các em vận dụng hiệu quả kiến thức và kĩ năng để viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo; góp phần nâng cao kết quả bài thi Ngữ văn cho các em học sinh 12 trong kì thi THPTQG.
2. Đối với giáo viên
Triển khai đề tài này, bản thân tôi mong muốn cùng các thầy cô giáo khác giao lưu, học hỏi về kiến thức, phương pháp, đặc biệt là thống nhất quan điểm về cách viết đoạn văn nghị luận xã hội để có thể trang bị kiến thức, kĩ năng chuẩn cho học sinh khối 12 vững vàng bước vào kì thi cuối cấp.
III. Đối tượng nghiên cứu
1. Phân môn làm văn trong chương trình Ngữ văn 12, cụ thể là văn nghị luận xã hội.
2. Cấu trúc một đoạn văn.
3. Cách viết một đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý hoặc một hiện tượng đời sống.
4. Học sinh khối 12 - chuẩn bị tham gia kì thi THPTQG 2019.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, người viết thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu hình thành cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận
1. Vai trò, vị trí của văn nghị luận xã hội
1.1. Trong đời sống
Trong xu hướng xã hội hiện đại, nghị luận xã hội ngày càng khẳng định vị thế quan trọng của nó. Có thể nói, nghị luận xã hội xuất hiện trong mọi khuôn khổ giao tiếp, từ gia đình, nhà trường đến xã hội. Hằng ngày, chúng ta dễ dàng bắt gặp việc bày tỏ, bảo vệ quan điểm, chính kiến của cá nhân về một hiện tượng đời sống hoặc vẫn đề đạo đức, tư tưởng. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng tràn ngập các bài bình luận về mọi lĩnh vực về chính trị xã hội, kinh tế, văn hóa... Dù tồn tại ở dạng nói hay dạng viết, nghị luận xã hội luôn thể hiện vai trò thiết yếu trong đời sống ngày nay. Nó giúp con người có được cái nhìn đầy đủ, khách quan và khoa học về mọi vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống hằng ngày. Từ đó, định hướng tích cực cho sự phát triển tư tưởng, tâm hồn, tính cách của mỗi cá nhân, đáp ứng yêu cầu đổi mới của xã hội.
1.2. Trong nhà trường THPT
Chương trình Ngữ văn THPT đã thực sự quan tâm đến phần nghị luận xã hội. Trong suốt 3 năm học, các bài học trang bị cho việc hình thành kiến thức và kĩ năng liên quan đến văn nghị luận và nghị luận xã hội chiếm dung lượng khá cao. Đặc biệt, ở lớp 12, đã ưu tiên dành hẳn hai bài lý thuyết về văn nghị luận xã hội: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý và nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. Như vậy, có thể thấy, nghị luận xã hội có vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục THPT, nhất là chương trình ngữ văn 12.
Tuy nhiên, vị thế của văn nghị luận xã hội chỉ được đặt ở vị trí xứng tầm bắt đầu từ năm 2009 khi nó trở thành một phần chính chức trong cấu trúc đề thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh Đại học, Cao Đẳng với 30% tổng số điểm của toàn bài. Khi đó, đề thi có 1 câu 3 diểm yêu cầu thí sinh viết một bài nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ). Nhưng, từ kì thi THPT Quốc gia năm 2017, đề thi thay thế việc yêu cầu viết bài văn nghị luận xã hội thành viết đoạn văn với dung lượng hạn chế (khoảng 200 chữ) chiếm 20% tổng số điểm bài thi. Rõ ràng, dù thay đổi về tính chất và quy mô trong cấu trúc đề thi, nhưng suốt một thập kỉ qua, nghị luận xã hội đã có vị trí không thể thay thế trong hệ thống kiến thức và kĩ năng của học sinh khối 12 nói riêng cũng như trong giáo dục THPT nói chung.
II. Thực trạng vấn đề trước khi viết sáng kiến kinh nghiệm
1. Thuận lợi
- Chương trình thay Sách giáo khoa của Bộ Giáo dục từ năm học 2006 - 2007 được chuyển tiếp liến mạch từ THCS đến THPT đã giúp các em học sinh vững vàng tâm lý tiếp cận môn học.
- Đội ngũ giáo viên Ngữ văn nói riêng trong liên tiếp nhiều năm đã được tham gia các lớp tập huấn thay sách của Sở Giáo dục, sẵn sàng tiếp cận, lĩnh hội và truyền đạt đúng, đủ và sâu sắc tinh thần đổi mới.
- Cùng với việc bắt đầu thực hiện bộ sách giáo khoa mới, nhiều ấn phẩm là các công trình nghiên cứu, các tài liệu tham khảo của các chuyên gia đầu nghành, các nhà giáo nhiều kinh nghiệm và tâm huyết đã kịp thời ra mắt, trở thành những công cụ hỗ trợ đắc lực cho cả giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học.
- Với xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, nghị luận xã hội tỏ ra có ý nghĩa thiết thực và đóng vai trò không thể thay thế. Cái hay của dạng văn này là ở chỗ học sinh chỉ cần nắm được cấu trúc chung rồi vận dụng tri thức, kĩ năng, vốn sống của bản thân, tự do trình bày suy nghĩ, quan điểm của cá nhân chứ không phải học thuộc lòng. Chính sự khác biệt này đã khơi gợi sự chủ động, hứng thú cho học sinh với bài học, cụ thể là với việc rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội.
2. Khó khăn
- Thời lượng chương trình Ngữ văn THPT dành cho văn nghị luận xã hội ít, ngay trong sách giáo khoa hiện hành, chỉ có hai bài học ở lớp 12 là trực tiếp cung cấp tri thức và kĩ năng về văn nghị luận xã hội. Tuy nhiên, cả bài học này đều mới chỉ dừng lại ở việc trang bị cho học sinh kiến thức và kĩ năng để làm hoàn thiện một bài văn chứ chưa có phần dành cho việc trang bị kiến thức, kĩ năng cho việc viết đoạn văn nghị luận xã hội. Chính sự vênh lệch giữa bài học với bài thi kiểm tra đánh giá năng lực học sinh như thế đã gây khó khăn không nhỏ đối với cả việc dậy và học của giáo viên và học sinh.
- Trong khi chưa có các tài liệu giáo khoa chính thống về đoạn văn và cách viết đoạn văn nghị luận xã hội thì trên mạng internet lại xuất hiện tràn lan các đề thi thử, các đoạn văn mẫu, những clip hướng dẫn bí kíp viết đoạn văn nghị luận xã hội chưa được thẩm định bởi giới chuyên môn. Điều đáng lo là trong số đó, có không ít những đáp án đề thi thử, những đoạn văn mẫu, những clip hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận xã hội chưa đúng với đặc điểm của đoạn văn. Điều này gây sự hoang mang, sai lệch cho học sinh trong kiến thức và thực hành viết đúng đoạn văn nghị luận xã hội.
- Tuổi đời, sự trải nghiệm của các em học sinh 12 là chưa nhiều nên nhận thức và sự đánh giá, nhìn nhận vấn đề của các em còn hạn chế, chưa toàn diện, chưa có chiều sâu do đó kết quả vận dụng của các em chưa cao.
III. Các giải pháp cụ thể
1. Văn nghị luận xã hội
1.1. Khái niệm
Văn nghị luận xã hội là một thể văn bàn bạc về các vấn đề thuộc lĩnh vực chính trị, xã hội, đạo đức... nhằm mục đích bày tỏ quan điểm của người viết, giúp người đọc, người nghehiểu rõ vấn đề và tin theo.
1.2. Phân loại
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lý: Là dạng nghị luận kết hợp các thao tác lập luận để làm sáng tỏ cac vấn đề tư tưởng đạo lý trong đời sống. Cụ thể:
+ Nghị luận về quan điểm đạo đức, lối sống, lý tưởng sống...
+ Nghị luận về một quan niệm, quan điểm, về các vấn đề văn hóa, giáo dục, dân tộc...
+ Nghị luận về mối quan hệ giữa con với con người trong gia đình và ngoài xã hội...
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống: Là dạng nghị luận có sử dụng các thao tác lập luận để giúp người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu, về những hiện tượng đời sống có ý nghĩa xã hội. Cụ thể:
+ Nghị luận về những hiện tượng liên quan đến môi trường sống tự nhiên của con người
+ Nghị luận về những hiện tượng liên quan đến môi trường sống xã hội
+ Nghị luận về một hiện tượng tích cực/tiêu cực cần biểu dương, lan tỏa hoặc đáng phê phán, lên án.
2. Khái lược về đoạn văn
2.1. Khái niệm
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp để tạo nên văn bản, được quy ước bắt đầu bằng việc lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên, kết thúc bằng dấu ngắt câu, xuống hàng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. (Trong trường hợp đặc biệt, đoạn văn có thể chỉ gồm 1 câu.)
2.2. Đặc điểm
- Về hình thức: Đoạn văn bắt đầu bằng việc lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên và kết thúc bằng dấu ngắt câu, xuống hàng.
- Về nội dung: Triển khai một tiểu chủ đề nhất định.
2.3. Các kiểu đoạn văn thường gặp
2.3.1. Diễn dịch
Là kiểu đoạn văn trong đó có câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ câu chủ đề. Các câu triển khai được thực hiện bằng một hoặc kết hợp một vài thao tác sau: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận...
Ví dụ: 
	Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở?
 	(Nguyễn Hiến Lê)
2.3.2. Quy nạp
Là kiểu đoạn được trình bày đi từ ý nhỏ đến ý lớn, từ chi tiết đến khái quát, từ luận cứ cụ thể đến kết luận bao trùm. Theo cách trình bày này, câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn. ở vị trí này câu chủ đề không làm nhiệm vụ định hướng nội dung triển khai cho toàn đoạn mà lại làm nhiệm vụ khái quát lại nội dung cho đoạn ấy.
Ví dụ:
	Theo kết quả khảo sát gần đây của Trung tâm hỗ trợ và tư vấn tâm lý (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), có đến 65,4% sinh viên năm thứ nhất tại một số trường đại học chưa hiểu hết về mục đích, ý nghĩa của ngành mình học; 50,8% không biết học xong sẽ làm việc gì và nơi nào tuyển dụng họ. Khi được hỏi về mức độ thỏa mãn với sự lựa chọn của mình, có đến 75,6% sinh viên cho biết họ ít thỏa mãn với sự lựa chọn của mình, “vào học rồi mới biết mình không hợp”, 32,4% sinh viên muốn được thi lại vào năm sau... Kết quả này cho thấy có nhiều bạn trẻ không chọn đúng nghề như mong muốn.
 	(Nhã Anh)
2.3.3. Song hành
Là kiểu đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn.
Ví dụ:
	Nam Cao (1917 - 1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân (Nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân) tỉnh Hà Nam. Ông là một nhà ăn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập... Nam Cao được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.
2.3.4. Móc xích
Ví dụ: 
Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều người đọc khó mà biết có đúng thơ Nguyễn Trãi không. Đúng là thơ Nguyễn Trãi rồi thì cũng không phải là dễ hiểu đúng. Lại có khi chữ hiểu đúng mà toàn bài không hiểu. Không hiểu vì không biết chắc bài thơ được viết ra lúc nào trong cuộc đời nhiều chìm nổi của Nguyễn Trãi.Cũng một bài thơ, nếu viết năm 1420 thì có một ý nghĩa, nếu viết năm 1430 thì nghĩa khác hẳn.
(Hoài Thanh)
2.3.5. Tổng - phân - hợp
Là kiểu đoạn văn có câu mở đầu đoạn nêu ý nghĩa khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển khai cụ thể ý khái quát. Câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai, mang tính chất nâng cao, mở rộng. 
Ví dụ: 
	Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình không thua chúng kém bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lý đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ tăn lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học Hi Lạp cổ đại A - ri - xtot đã nói: “Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công.
(Phỏng theo Băng Sơn)
3. Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội
* Bước 1: Tìm hiểu đề: 
Theo cấu trúc đề thi THPTQG lâu nay và gần đây nhất là đề thi tham khảo định hướng cho kì thi THPTQG 2019, đề thi Ngữ văn được ra theo hướng tích hợp. Phần nghị luận xã hội được lấy từ bài đọc hiểu và yêu cầu thí sinh viết đoạn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ, nội dung thường là trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu trong văn bản phần Đọc hiều hoặc trình bày suy nghĩ về vấn đề chính mà văn bản đề cập tới. Vì vậy để làm tốt câu này, thí sinh cần chú ý:
- Vì hai phần thi cùng liên quan đến một văn bản nên sau khi đọc kĩ ngữ liệu của đề bài, thực hiện các yêu cầu của phần Đọc hiểu mới chuyển sang câu nghị luận xã hội thì bài làm sẽ liền mạch và dễ theo dõi với người chấm.
- Đọc kĩ yêu cầu của đề, gạch chân dưới từ khóa, xác định rõ dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống hay nghị luận về tư tưởng, đạo lý.
- Xác định kiểu đoạn văn sẽ viết: Có thể viết theo kiểu đoạn diễn dịch, quy nạp... nhưng lý tưởng nhất vẫn là kiểu đoạn văn tổng - phân - hợp.
- Xác định một hoặc một vài thao tác lập luận sẽ dùng
- Xác định dẫn chứng tiêu biểu
Ví dụ: Đề thi tham khảo kì thi THPT quốc gia năm 2019 với phần Đọc hiểu và nghị luận xã hội như sau:
Đọc hiểu (3.0 điểm):
Đọc đoạn trích dưới đây:
Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên,một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳng định:
“Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì không phải là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn, những điều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa. Nhà văn Dostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ nhất”. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất.”
Tôi nghĩ không có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi mãi một cuộc sống trì trệ, không bao giờ thay đổi và không bao giờ phát triển.
(John C. Maxwell, cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội, 2015, tr. 130)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích.
Câu 2: Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì?
Câu 3: Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì?
Câu 4: Anh/chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao?
Làm văn:
Câu 1 (2.0 điểm):
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống.
Như thế, giữa yêu cầu tiếp nhận văn bản và yêu cầu tạo lập văn bản (câu nghị luận xã hội) có quan hệ với nhau: từ hiểu nội dung, ý nghĩa, thông điệp của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, thí sinh cần trình bày suy nghĩ của mình trong một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ). Ở đây, điều quan trọng không phải là giải thích nội dung ý kiến này có nghĩa là gì mà là nêu suy nghĩ, quan điểm của người viết về ý nghĩa của vấn đề được đặt ra (thay đổi để thành công). Đề cũng không yêu cầu chung chung về sự thay đổi để thành công mà yêu cầu cụ thể, gắn với trách nhiệm và suy nghĩ cá nhân của mỗi học sinh: điều bản thân cần thay đổi để thành công trong cuộc sống. 
* Bước 2: Định hướng phần mở đoạn:
- Phần mở đoạn viết trong 1 -2 câu, nêu lên chủ đề của đoạn (khái quát nội dung vấn đề nghị luận mà đề bài yêu cầu). Đây là phần trả lời cho câu hỏi: “Là gì?”.
- Nên viết theo hướng: nêu khái quát nội dung rồi dẫn câu nêu nhận định/ý kiến/quan điểm... hoặc trích cụm từ khóa của đề.
Ví dụ: Với đề bài tham khảo trên, ta có thể định hướng sẽ viết mở đoạn như sau:
*Bước 3: Định hướng phần thân đoạn: 
- Giải thích từ ngữ/ câu văn từ văn bản đọc hiểu: cần giải thích ý nghĩa của một số từ ngữ, khái niệm chưa rõ (trả lời câu hỏi: nó như thế nào?)
- Phân tích và chứng minh: phân tích và dẫn ra ví dụ tiêu biểu về những con người và việc cụ thể trong cuộc sống, xã hội, lịch sử... để làm sáng tỏ chân lý mà mình đã giải thích ở phần trên.
- Bình luận, đánh giá: sau khi giải thích và chứng minh, cần khái quát, khẳng định lại chân lý, mở rộng và nâng cao ý nghĩa của vấn đề, từ đó có thể phê phán những hiện tượng, những biểu hiện đi ngược lại chân lý và liên hệ bản thân để rút ra bài học.
Trong phần thân đoạn, bên cạnh việc cắt nghĩa, lí giải và đánh giá, khâu chứng minh cũng rất quan trọng. Nó chứng tỏ mức độ hiểu và sự chủ động xử lý đề của người viết. Mỗi ý ki

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_ki_nang_viet_doan_van_nghi_luan_xa_hoi_khoang_200_c.doc