SKKN Rèn luyện, nâng cao kĩ năng làm văn qua đọc hiểu một số văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn 12

SKKN Rèn luyện, nâng cao kĩ năng làm văn qua đọc hiểu một số văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn 12

Văn nghị luận là một dạng làm văn quan trọng của phân môn làm văn trong chương trình Ngữ văn THPT. Trong các dạng đề thì phần làm văn nghị luận thường chiếm tới 70%. Do đó việc học tập, rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận rất cần thiết. Làm tốt văn nghị luận sẽ giúp học sinh có óc sáng tạo, khả năng tư duy và kĩ năng giao tiếp.

Việc học tập và rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận rất quan trọng nhưng trong thực tế giảng dạy cả giáo viên và học sinh còn lúng túng, chưa tìm ra được phương pháp để việc học văn, cảm thụ và diễn đạt văn chương của học sinh đạt hiệu quả cao. Từ đó dẫn tới việc kĩ năng diễn đạt của học sinh chưa thuần thục, bị điểm kém. Học sinh chán nản, bi quan về bản thân, không luyện tập viết văn và quan trọng hơn là quay lưng lại với môn Ngữ văn.

 

doc 22 trang thuychi01 5412
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện, nâng cao kĩ năng làm văn qua đọc hiểu một số văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NHƯ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN, NÂNG CAO KĨ NĂNG LÀM VĂN QUA ĐỌC HIỂU MỘT SỐ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12
Người thực hiện: Lê Thị Huyền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn
THANH HÓA NĂM 20181. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Văn nghị luận là một dạng làm văn quan trọng của phân môn làm văn trong chương trình Ngữ văn THPT. Trong các dạng đề thì phần làm văn nghị luận thường chiếm tới 70%. Do đó việc học tập, rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận rất cần thiết. Làm tốt văn nghị luận sẽ giúp học sinh có óc sáng tạo, khả năng tư duy và kĩ năng giao tiếp.
Việc học tập và rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận rất quan trọng nhưng trong thực tế giảng dạy cả giáo viên và học sinh còn lúng túng, chưa tìm ra được phương pháp để việc học văn, cảm thụ và diễn đạt văn chương của học sinh đạt hiệu quả cao. Từ đó dẫn tới việc kĩ năng diễn đạt của học sinh chưa thuần thục, bị điểm kém. Học sinh chán nản, bi quan về bản thân, không luyện tập viết văn và quan trọng hơn là quay lưng lại với môn Ngữ văn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Từ thực tế giảng dạy của bản thân, tôi đã rút ra kinh nghiệm “Rèn luyện và nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận qua đọc hiểu một số văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn 12”. Thông qua bài nghiên cứu của mình, tôi muốn đưa ra quan điểm, phương pháp của bản thân trong việc giảng dạy một số văn bản nghị luận ở chương trình lớp 12 THPT để giúp học sinh học tập, rèn luyện kĩ năng diễn đạt, biết cách làm một bài văn nghị luận cho đúng và cho hay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tôi chọn hai lớp 12 được phân công giảng dạy tại trường THPT Như Xuân là đối tượng khảo sát thực nghiệm. Trong đó lớp 12C5 là lớp thực nghiệm và lớp 12AC7 là lớp đối chứng để kiểm nghiệm việc đổi mới phương pháp của mình.
Do khả năng của người viết và khuôn khổ có hạn của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ giới hạn ở hai văn bản:
+ Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng) – Văn bản nghị luận văn học.
+ Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS (Cô-phi An-nan) - Văn bản nghị luận xã hội.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: nghiên cứu các tài liệu, lý luận về văn nghị luận, về các văn bản đọc hiểu, từ đó vận dụng cụ thể vào thiết kế bài giảng.
- Phương pháp điều tra: khảo sát lớp 12C5 là lớp thực nghiệm và lớp 12AC7 là lớp đối chứng để kiểm nghiệm việc đổi mới phương pháp.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề làm sự hiểu biết về đối tượng đầy đủ hơn.
- PP dạy học thực nghiệm và phân tích tổng kết kinh nghiệm: nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn để rút ra kết luận bổ ích cho quá trình giảng dạy.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
2.1.1. Giới thuyết chung về văn nghị luận.
Văn nghị luận là một kiểu bài bày tỏ quan điểm, ý kiến, đánh giá của người viết về một vấn đề xã hội, tự nhiên, con người hoặc một vấn đề về tác phẩm, tác giả văn học bằng các luận điểm, luận cứ, cách lập luận để thuyết phục người đọc về tính đúng đắn, mặt tốt của vấn đề và từ bỏ mặt xấu, cái sai của vấn đề.
Phương pháp lập luận: là cách thức lựa chọn, sắp xếp các luận điểm, luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục. các phương pháp lập luận: diễn dịch, qui nạp, tổng – phân - hợp, nêu phản đề, so sánh, vấn đáp, phân tích nhân quả.
Thao tác lập luận: thao tác được dùng để chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yếu cầu nhất định. Thao tác lập luận là quá trình triển khai lí lẽ một cách logic nhằm phát hiện thêm một chân lí mới từ chân lí đã có. Các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ.
Các yếu tố lập luận bao gồm: Luận đề, luận điểm, luận cứ.
Các phương thức biểu đạt trong lập luận: miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận.
2.1.2. Cách làm văn nghị luận
2.1.2.1 Bước 1: Phân tích đề
Đọc kĩ đề bài, chú ý những từ ngữ then chốt để xác định các yêu cầu của đề:
Yêu cầu về nội dung nghị luận
Yêu cầu về thao tác lập luận
Yêu cầu về phạm vi tư liệu
2.1.2.2 Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
a. Xác định luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận hợp lí
b. Sắp xếp các luận điểm, luận cứ đã xác định được vào bố cục sau đây: 
* Mở bài: phải đảm bảo đầy đủ, ngắn gọn, tự nhiên và sáng tạo.
- Đầy đủ: Cần trình bày được vấn đề cần nghị luận để người đọc có thể biết bài viết đề cập đến nội dung chính nào.
- Ngắn gọn: Mở bài cần ngắn gọn, cân xứng với thân bài và kết bài. Tránh tình trạng “đầu voi đuôi chuột”, tình trạng mở bài dài nhưng không đúng chủ đề hay lạc đề.
- Tự nhiên: Phần dẫn dắt để đi vào bài phải tự nhiên, tránh gò ép, gây cảm giác khó chịu cho người đọc.
- Sáng tạo: Mở bài cần sáng tạo, gây ấn tượng, thể hiện chất riêng của người viết.
* Thân bài: luận điểm, luận cứ phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, logic và chặt chẽ
* Kết bài: đánh giá khép lại vấn đề mà bài viết đề cập tới; bày tỏ suy nghĩ, gợi liên tưởng sâu sắc hơn.
2.1.2.3 Bước 3: Viết bài.
2.1.2.4 Bước 4: Đọc và soát bài.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
2.2.1. Thuận lợi 
Phía học sinh: học tập được cách làm văn nghị luận từ những tác phẩm nghị luận mẫu mực của những người có kinh nghiệm, trình độ. Từ đó học sinh rèn luyện, nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận, biết cách diễn đạt suy nghĩ, ý tưởng của mình một cách suôn sẻ, thuần thục.
Phía giáo viên: đầu tư nghiên cứu, tìm tòi để giờ dạy tạo được hứng thú cho học sinh và đạt hiệu quả cao. Qua đó, giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
2.2.2. Khó khăn
* Phía học sinh:
- Đa số học sinh lười học văn vì cho rằng học văn khó và không thực tế. Bên cạnh đó cũng có một số học sinh nghĩ chẳng cần phải học văn nhiều vì khi làm bài bịa vài ba dòng là có thể tránh được điểm liệt.
- Khi chấm những bài làm của học sinh, tôi thấy học sinh ngoài việc mắc lỗi về kiến thức thì đa số các em còn mắc lỗi về kĩ năng làm văn nghị luận như:
+ Chưa nắm được đặc trưng của văn nghị luận
+ Khi vận dụng kiến thức về văn nghị luận vào một bài làm văn cụ thể còn lúng túng: các luận điểm luận cứ không rõ ràng; trình tự sắp xếp không hợp lí; việc phân bố thời gian làm bài và dung lượng của mỗi phần không cân xứng.
+ Dùng từ “lạc” phong cách: hay sử dụng các từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt vào trong bài làm văn nghị luận.
- Trường THPT Như Xuân là một trường của huyện miền núi, rất nhiều học sinh thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Các em chưa có điều kiện để trang bị cho mình các tài liệu tham khảo cho môn Ngữ văn như: những cuốn làm văn mẫu, những cuốn sách phê bình văn học của những nhà phê bình có tên tuổi để các em học tập và rèn luyện kĩ năng làm văn của mình.
* Phía giáo viên
- Kiến thức trong sách giáo khoa về văn nghị luận trải dài suốt chương trình Ngữ văn THPT từ lớp 10, lớp 11 đến lớp 12. Trong khi đó, học sinh đã phải làm văn nghị luận ngay từ học kỳ II của lớp 10. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải khéo léo để vừa không dạy trước chương trình vừa phải ôn tập củng cố các kĩ năng làm văn nghị luận mà các em đã học ở THCS.
- Nếu như các môn học khác, bản thân mỗi bài học trong SGK đã là nguồn tri thức trực tiếp cho các em tiếp nhận thì SGK môn Ngữ văn lại là những tác phẩm văn học (trong đó có văn nghị luận). Học sinh buộc phải tìm ra những giá trị tư tưởng thẩm mĩ, những thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm trong tác phẩm. Trong khi đó trình độ, sự hiểu biết còn hạn hẹp, tài liệu tham khảo lại không có nên học sinh khó có thể tự khám phá, tự tìm hiểu trước những tác phẩm văn học đó. Do đó, con đường dẫn đến nhứng giá trị của tác phẩm văn học và thông điệp của nhà văn đòi hỏi sự dẫn dắt chủ đạo của giáo viên, sự tiếp nhận tích cực của học sinh.
- Nhiều giáo viên khi giảng dạy các tác phẩm văn học chưa theo đặc trưng thể loại.
2.2.3. Tính cấp thiết của đề tài
Cần phải có sự đổi mới phương pháp và cách thức giảng dạy để học sinh có thể tiếp cận được các văn bản nghị luận có sẵn và từ đó học hỏi, rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận của mình.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
2.3.1. Giải pháp
	Trong quá trình giảng dạy, tôi chia bố cục của văn bản nghị luận thành ba phần theo bố cục của một bài văn nghị luận để học sinh dễ dàng nhận diện và thấy được sự khác biệt của văn bản nghị luận với các văn bản thuộc thể loại khác.
	Sau mỗi phần đọc hiểu, học sinh nhận xét về cách nghị luận của tác giả như: Phương pháp lập luận, thao tác lập luận, phương tiện biểu đạt...
	Kết thúc bài học, tôi yêu cầu học sinh rút ra bài học kinh nghiệm về làm văn nghị luận cho bản thân sau khi các em tìm hiểu về nghệ thuật nghị luận của các tác giả.
2.3.2. Tổ chức thực hiện
Tiết 10-11
Ngày soạn: 17/9/17	
Ngày dạy: 20/9/17
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG
TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
 - Phạm Văn Đồng-
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:
- Những đánh giá vừa sâu sắc, mới mẻ, vừa có lí, có tình của Phạm Văn Đồng về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, giá trị của thơ văn Đồ Chiểu đối với đương thời và ngày nay.
- Nghệ thuật viết bài văn nghị luận: lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh.
2. Kĩ năng:
- Hoàn thiện và nâng cao kĩ năng đọc – hiểu văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại.
- Vận dụng cách nghị luận giàu sức thuyết phục của tác giả để phát triển các kĩ năng làm văn nghi luận.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1.
Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1.
- Bài tập Ngữ văn 12 – tập 1
- Giáo án lên lớp cá nhân
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
 GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Tổ chức lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích cách lập luận của HCM trong tuyên ngôn độc lập để thấy được đây là một áng văn chính luận mẫu mực?
 2. Giảng bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Tiết 1 
Hoạt động1. Chia HS làm 4 nhóm chuyên sâu (từ 8-10 hs) mỗi nhóm tìm hiểu về một vấn đề .
Thảo luận chung 4 phút và trả lời.
Nhóm 1: Dựa vào phần Tiểu dẫn, nêu những nét chính về tác giả?
 Nhóm 2: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài viết?
Nhóm 3: Bài nghị luận này có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
Nhóm 4: Phần thân bài có bao nhiêu luận điểm? Tìm những câu chủ đề thể hiện luận điểm đó?
GV: Các luận điểm có tính thống nhất như thế nào?
Theo em, cách trình bày các luận điểm của văn bản có gì đặc biệt, độc đáo?
* GV quan sát, hỗ trợ kịp thời để các nhóm hoàn thành nv.
Hoạt động2. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ 1: 
Chia hs thành các nhóm mảnh ghép mới: Mỗi nhóm từ 2-3 hs của cả 4 nhóm chuyên sâu hợp thành. Lần lượt các hs của nhóm cũ trình bày nd đã tìm hiểu của nhóm mình cho các bạn tg nhóm mới. Nhiệm vụ của nhóm mới là tổng hợp lại toàn bộ nd đã đc tìm hiểu ở các nhóm cũ (ghi lại vào một tờ giấy)
- GV nhận xét bổ sung và khắc sâu kiến thức.
-GV: Nhận xét về câu văn mở đầu? Có gì lạ trong hình ảnh “ngôi sao” khi gắn với Nguyễn Đình Chiểu?
HS suy nghĩ, trả lời.
+ GV: Em có nhận xét gì về cách đặt vấn đề của tác giả?
Tiết 2
+ GV: Tác giả đã giới thiệu những gì về con người nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu? 
+ GV: Tác giả đã nhấn mạnh vào đặc điểm nổi bật nào khi giới thiệu về con người Nguyễn Đình Chiểu?
+ GV: Tác giả đã giới thiệu cho ta biết thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn như thế nào?
+ GV: Nguyễn Đình Chiểu có quan niệm như thế nào về văn chương? Nhận xét về quan niệm sáng tác đó?
+ GV: Trong phần này, tác giả đã đưa ra những luận điểm và luận cứ như thế nào? Có tác dụng gì?
Trong phần đầu của luận điểm 2, Phạm Văn Đồng đã tái hiện lại thời kì Nguyễn Đình Chiểu sống. Đó là thời kì ntn?
+ HS: Tìm dẫn chứng và trả lời
+ GV: Tại sao tác giả lại mở đầu phần này việc tái hiện lại thời kì Nguyễn Đình Chiểu sống?
+ GV: Tác giả gọi thời kì Nguyễn Đình Chiểu là thời kì “khổ nhục nhưng vĩ đại”. Văn chương Nguyễn Đình Chiểu phản chiếu lại thời kì này như thế nào?
+ HS: Phát biểu
+ GV: Phạm Văn Đồng đã phân tích tác phẩm nào của Nguyễn Đình Chiểu để cho người đọc thấy được sự sáng tạo của Nguyễn Đình Chiểu? Sự sáng tạo đó là gì?
+ GV: Phạm Văn Đồng đã dẫn thêm bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu nhằm mục đích gì?
+ HS: Suy nghĩ và trả lời
+ GV: Phạm Văn Đồng đã đặt tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu vào phong trào thơ văn kháng Pháp lúc bấy giờ với những tên tuổi tài năng. Đặt như vậy là nhằm mục đích gì?
+ GV: Phạm Văn Đồng đã nêu lên lí do nào làm cho tác phẩm Lục Vân Tiên được xem là “lớn nhất” của Nguyễn Đình Chiểu và được phổ biến rộng rãi trong dân gian?
+ GV: Khi bàn luận về những điều mà nhiều người cho là hạn chế của tác phẩm, Phạm Văn Đồng thừa nhận điều gì?
+ GV: Việc nêu lên hạn chế trước rồi sau đó lí giải có tác dụng gì?
+ GV: Phạm Văn Đồng đã xem xét giá trị của “Truyện Lục Vân Tiên” trong mối quan hệ nào? Đó là cách xem xét như thế nào?
+ GV: Tác giả đã khẳng định những gì về Nguyễn Đình Chiểu?
+ GV: Qua lời tổng kết đó, tác giả muốn rút ra bài học gì?
+ HS: Suy nghĩ và trả lời:
+ GV: Tóm lại, qua bài văn nghị luận này, Phạm Văn Đồng muốn chúng ta hiểu thật đúng và thật sâu sắc những gì về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu?
+ HS: đọc và ghi nhớ
Từ đặc sắc nghệ thuật trong văn bản rút ra bài học cho mình khi làm văn nghị luận?
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả.
- Phạm Văn Đồng sinh năm 1906 mất năm 2000. Quê Đức Tân - Mộ Đức - Quảng Ngãi.
- Quá trình tham gia cách mạng.
- Phạm Văn Đồng suốt đời theo đuổi sự nghiệp cách mạng, lĩnh vực chính trị, ngoại giao.
 -> là nhà hoạt động cách mạng xuất sắc, Người học trò, người đồng chí thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Một nhà văn hoá lớn, được tặng thưởng huân chương Sao Vàng và nhiều huân chương cao quí với những tác phẩm đáng chú ý về văn học và nghệ thuật bởi.
- Tác phẩm tiêu biểu.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: 
- Phạm Văn Đồng viết nhân kỷ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (03/07/1888) đăng trên tạp chí văn học tháng 7/1963.
- Thời điểm lịch sử 1963:
+ Từ năm 1954 đến 1959 Chính quyền Ngô Đình Diệm và đế quốc Mỹ lê máy chém khắp miền nam trả thù những người theo kháng chiến.
+ Từ những năm 1960 Mỹ viện trợ quân sự và đưa quân vào miền Nam, can thiệp sâu vào chiến trường miền Nam.
+ Hàng loạt phong trào đấu tranh chống Mỹ - Diệm nổi lên khắp miền nam từ nông thôn đến thành thị, với sự tham gia của nhiều tầng lớp công nhân, học sinh, sinh viên, nhà sư 
+ Phong trào Đồng khởi nổ ra đầu tiên trên quê hương Bến Tre nơi Nguyễn Đình Chiểu qua đời.
b. Thể loại: Văn Nghị luận
c. Bố cục
- Nêu vấn đề: Từ đầu đến “đặt chân lên đất nước ta”: Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu và đề cao hơn nữa
- Giải quyết vấn đề: Tiếp theo đến “còn vì văn hay của Lục Vân Tiên”
- Kết thúc vấn đề: Còn lại: Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu - tấm gương sáng của mọi thời đại.
=> Nhận xét kết cấu của văn bản
- Không theo trật tự thời gian sáng tác: Truyện Lục Vân Tiên được sáng tác trước nhưng lại được phân tích sau.
- Phần viết về Lục Vân Tiên – “tác phẩm lớn” lại viết không kĩ bằng phần viết về thơ văn yêu nước.
à Lí giải: do mục đích sáng tác. Mục đích nghị luận quyết định hệ thống luận điểm và cách sắp xếp, mức độ nặng nhẹ của từng luận điểm (Viết để làm gì? quyết định Viết như thế nào?)
II.ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
 1. Phần mở bài: Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ lớn của dân tộc
a. Tác giả mở đầu bằng một nhận định khách quan có tính thời sự:“Ngôi ...lúc này”
à “Lúc này”: năm 1963, phong trào đấu tranh chống Mĩ – nguỵ của nhân dân miền Nam đang phát triển sôi sục, rộng khắp 
à Nhấn mạnh thời điểm ca ngợi nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu để khẳng định truyền thống chống ngoại xâm và động viên nhân dân cả nước vùng lên.
b. Tác giả dùng nghệ thuật so sánh ẩn dụ để khẳng định tài năng và tấm lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu. 
+ “trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường”: Trên bầu trời văn học Việt Nam nửa cuối 18, nửa đầu 19 có rất nhiều vì tinh tú như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Tú Xương, Nguyễn Khuyến..,thì nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có hình thức tỏa sáng riêng: nhẹ nhàng, đơn giản. 
Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng có ánh sáng khác thường: là một hiện tượng độc đáo, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có vẻ đẹp riêng không dễ nhận ra.
+ Ngôi sao ấy phải chăm chú nhìn mới thấy: có nghĩa là phải dày công, kiên trì nghiên cứu thì mới khám phá được, Phải có lòng nhìn nó và thật sự để tâm chú ý vào as kì lạ của nó. 
+ Càng nhìn càng thấy sáng: càng nghiên cứu, càng tìm hiểu kĩ ta sẽ càng thấy được cái hay của nó và càng khám phá ra được những vẻ đẹp mới. Quả thật nhìn kĩ hơn, chăm chú hơn, càng nghiên cứu lại càng phát hiện ra những vẻ đẹp mới, những ánh sáng mới. 
c. Tác giả nêu hai lí do khiến cho “ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu” chưa sáng tỏ hơn trong bầu trời văn nghệ dân tộc:
+ Thứ nhất: Nhiều người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của truyện thơ Lục Vân Tiên và hiểu tác phẩm này khá thiên lệch về nội dung và nghệ thuật.
+ Thứ hai: Người đọc biết rất ít về thơ văn yêu nước - một bộ phân quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
d. Luận đề: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước mà các tác phẩm của ông là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta, một tác giả cần được nghiên cứu đề cao hơn nữa.
=> Tác giả đã vào đề một cách trực tiếp, thẳng thắn, độc đáo và lí giải nguyên nhân với cách so sánh cụ thể, giàu tính hình tượng. Cách nhìn của tác giả ở đây không chỉ mới mẻ, khoa học mà còn có ý nghĩa phương pháp luận trong sự điều chỉnh và định hướng cho việc tiếp cận nghiên cứu, nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu.
2. Giải quyết vấn đề: 
a. Luận điểm 1: Con người và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì một nghĩa lớn.
- Con người:
+ Sinh ra trên đất Đồng Nai hào phóng
+ Bị mù, Nguyễn Đình Chiểu dùng thơ văn phục vụ chiến đấu
+ Thơ văn ông ghi lại tâm hồn trong sáng và cao quý của ông và thời kì khổ nhục nhưng vĩ đại của dân tộc.
+ Nêu cao tấm gương anh dũng, khí tiết, sáng chói về tinh thần yêu nước và căm thù giặc sâu sắc.
à Tác giả không viết lại tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu mà nhấn mạnh vào đặc điểm nổi bật: khí tiết của một người chí sĩ yêu nước, trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn
- Quan điểm sáng tác:
 + Thơ Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn mang tính chiến đấu, đánh thẳng vào giặc xâm lược và tôi tớ của chúng. 
+ Với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút còn là một thiên chức nên ông khinh miệt những kẻ lợi dụng văn chương để làm việc phi nghĩa.
=> Tác giả đã đưa ra luận điểm có tính khái quát cao, luận cứ bao gồm các lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, giúp người đọc hiểu rõ và sâu sắc vấn đề.
b. Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.
* Nêu nội dung chính thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Tái hiện một thời đau thương, khổ nhục mà vĩ đại của đất nước, nhân dân gắn với phong trào kháng Pháp oanh liệt của nhân dân Nam Bộ từ 1860 trở về sau. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã bám sát đời sống lịch sử đấu tranh của nhân dân Nam Bộ, có hơi thở nóng bỏng của tình cảm yêu nước thương nòi. Đó cũng là cách khẳng định Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là một ngôi sao sáng -> chứng tỏ tác giả đã dày công nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
- Nêu bối cảnh thời đại Nguyễn Đình Chiểu cầm bút: “khổ nhục nhưng vĩ đại”
-> Thái độ xót xa, tiếc nuối, căm phẫn của tgiả khi nhắc lại thời kì lsử đã qua.
- Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương phản chiếu một thời đại nên:
+ Phần lớn là văn tế ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước, than khóc cho những người đã trọn nghĩa với dân. 
+ Diễn tả thật sinh động, não nùng cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân.
- Luận chứng: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. So sánh với “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi để thấy.
à Khẳng định giá trị to lớn của bài văn tế.
* Nghệ thuật: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu không chỉ có sức nặng đấu tranh mà còn đẹp ở hình thức, có nhữn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_nang_cao_ki_nang_lam_van_qua_doc_hieu_mot_so.doc