SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 10 đọc và phân tích yếu tố thần kỳ trong truyện “Tấm Cám” để nâng cao hứng thú học tập

SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 10 đọc và phân tích yếu tố thần kỳ trong truyện “Tấm Cám” để nâng cao hứng thú học tập

Truyện cổ tích được đánh giá là một trong những thể loại tự sự dân gian quan trọng nhất của văn học dân gian Việt Nam. Đến với truyện cổ tích chúng ta sẽ khám phá được cái hay, cái đẹp, cái chân, thiện, mỹ của nghệ thuật cổ tích dân gian, cũng như khám phá một phần tâm hồn, tính cách dân tộc Việt Nam kết tinh trong truyện cổ tích.

 Từ lâu, Tấm Cám đã được coi là truyện cổ tích thần kỳ tiêu biểu của Việt Nam. Nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc ta. Những giá trị đặc sắc về nội dung, những độc đáo về nghệ thuật cùng với sức biểu cảm to lớn đã tạo nên sức cuốn hút cũng như sức sống vĩnh cửu của truyện.

 Một tác phẩm hay bao giờ cũng là tác phẩm có nhiều tranh luận và là một tác phẩm khó dạy. Đặc biệt Tấm Cám lại là tác phẩm có nội dung đa tầng văn hóa và hết sức phong phú nên việc giảng dạy càng khó khăn hơn. Thực tiễn cho thấy việc giảng dạy truyện cổ tích này là vấn đề không dễ đối với mỗi giáo viên.

 Đọc- hiểu văn bản là một việc khó, nhất là văn bản văn học. Để rèn luyện năng lực đọc hiểu văn bản văn học được tốt, học sinh cần được cung cấp một số kiến thức lý luận sơ giản để đọc-hiểu văn bản văn học. Các kiến thức ấy sẽ được tích hợp trong hoạt động đọc, tạo thành năng lực đọc, tạo thành năng đọc một cách đúng đắn, sâu sắc và có văn hóa. Rõ ràng, đây là vấn đề còn để ngỏ, thu hút tất cả những ai có nhiệt huyết đối với việc giảng dạy tác phẩm này.

 Xuất phát từ giá trị đặc sắc của Tấm Cám, xuất phát từ thực tiễn giảng dạy, xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học- phát huy vai trò chủ thể sáng tạo của học sinh và dạy văn là dạy cho học sinh thấy cái hay, cái đẹp của văn chương, người viết lựa chọn đề tài : “: Hướng dẫn học sinh lớp 10 đọc và phân tích yếu tố thần kỳ trong truyện “Tấm Cám” để nâng cao hứng thú học tập”.

 

doc 15 trang thuychi01 12321
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 10 đọc và phân tích yếu tố thần kỳ trong truyện “Tấm Cám” để nâng cao hứng thú học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 10 ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH YẾU TỐ THẦN KỲ TRONG TRUYỆN “TẤM CÁM” ĐỀ NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP
Người thực hiện: Hoàng Thị Huyền
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Nga Sơn
 SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2017
Mục lục 
Trang
I. Mở đầu 
3
1.1. Lí do chọn đề tài
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 
4
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 
4
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
4
2.1.1. Đọc hiểu tác phẩm văn chương là cơ sở, tiền đề của học văn 
4
2.1.2.Vai trò của yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích 
4
2.1.3.Vai trò của yếu tố thần kỳ trong “ Tấm Cám” và giá trị đạo đức, giáo dục của nó đối với học sinh 
5
2.2. Thực trạng vấn đề 
6
2. 3. Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề
6
2.3.1. Hiểu hứng thú học tập của học sinh là như thế nào? 
6
2.3.2. Phân tích những đoạn truyện chứa đựng yếu tố thần kỳ chủ yếu của truyện Tấm Cám để tạo hứng thú học tập cho học sinh
7
2.3.3.Những biện pháp đọc và phân tích để góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh 
7
2.3.4. Thiết kế bài dạy Tấm Cám 
8
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
11
III . Kết luận và kiến nghị 
12
I. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Truyện cổ tích được đánh giá là một trong những thể loại tự sự dân gian quan trọng nhất của văn học dân gian Việt Nam. Đến với truyện cổ tích chúng ta sẽ khám phá được cái hay, cái đẹp, cái chân, thiện, mỹ của nghệ thuật cổ tích dân gian, cũng như khám phá một phần tâm hồn, tính cách dân tộc Việt Nam kết tinh trong truyện cổ tích.
 Từ lâu, Tấm Cám đã được coi là truyện cổ tích thần kỳ tiêu biểu của Việt Nam. Nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc ta. Những giá trị đặc sắc về nội dung, những độc đáo về nghệ thuật cùng với sức biểu cảm to lớn đã tạo nên sức cuốn hút cũng như sức sống vĩnh cửu của truyện.
 Một tác phẩm hay bao giờ cũng là tác phẩm có nhiều tranh luận và là một tác phẩm khó dạy. Đặc biệt Tấm Cám lại là tác phẩm có nội dung đa tầng văn hóa và hết sức phong phú nên việc giảng dạy càng khó khăn hơn. Thực tiễn cho thấy việc giảng dạy truyện cổ tích này là vấn đề không dễ đối với mỗi giáo viên. 
 Đọc- hiểu văn bản là một việc khó, nhất là văn bản văn học. Để rèn luyện năng lực đọc hiểu văn bản văn học được tốt, học sinh cần được cung cấp một số kiến thức lý luận sơ giản để đọc-hiểu văn bản văn học. Các kiến thức ấy sẽ được tích hợp trong hoạt động đọc, tạo thành năng lực đọc, tạo thành năng đọc một cách đúng đắn, sâu sắc và có văn hóa. Rõ ràng, đây là vấn đề còn để ngỏ, thu hút tất cả những ai có nhiệt huyết đối với việc giảng dạy tác phẩm này.
 Xuất phát từ giá trị đặc sắc của Tấm Cám, xuất phát từ thực tiễn giảng dạy, xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học- phát huy vai trò chủ thể sáng tạo của học sinh và dạy văn là dạy cho học sinh thấy cái hay, cái đẹp của văn chương, người viết lựa chọn đề tài : “: Hướng dẫn học sinh lớp 10 đọc và phân tích yếu tố thần kỳ trong truyện “Tấm Cám” để nâng cao hứng thú học tập”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Thứ nhất, từ việc tìm hiểu về sự đổi mới trong phương pháp dạy học văn, về đặc điểm tiếp nhận của lứa tuổi học sinh lớp 10 THPT, những hiểu biết về yếu tố thần kỳ của học sinhngười viết xem xét, bổ sung vào việc định hướng phân tích, giảng day tác phẩm nhằm tác động “đúng”, “trúng” vào đối tượng tiếp nhận.
 Thứ hai, thông qua truyện Tấm Cám để chỉ ra và thấy được tác dụng của yếu tố thần kỳ đến năng lực nhận thức và sức cảm thụ của học sinh trong dạy học tác phẩm. Từ đó đề xuất cách tiếp cận và biện pháp dạy tác phẩm một cách thích hợp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 - Cách đọc và phân tích yếu tố thần kỳ
 - Truyện cỏ tích thần kỳ Tấm Cám
 - Học sinh lớp 10D năm học 2016-2017 trường THPT Nga Sơn
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu tổng hợp
 - Phương pháp thực nghiệm
 - Phương pháp phân tích và so sánh những vấn đề có liên quan đến đề tàia
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
 Tấm Cám là truyện cổ tích thể hiện được khá đầy đủ những đặc trưng của truyện cổ tích thần kỳ và cũng là truyện cổ tích Việt Nam được yêu thích nhất. Do đó nó lại càng thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu, cụ thể: “Đôi điều suy nghĩ về truyện Tấm Cám” (Tạp chí văn hóa dân gian-số 2 năm 1994), Hoàng Ngọc Hiến với “Giảng truyện Tấm Cám ở trường phổ thông”nhưng đa số các công trình nghiên cứu, bài viết, thậm chí các giáo viên giảng dạy chỉ mới quan tâm đến cách kết thúc truyện, chưa đề cập nhiều đến phương pháp tiếp cận một cách chỉnh thể để phát huy tính tích cực, chủ động của Hs.
 Từ cái nhìn khái quát về tình hình nghiên cứu và giảng dạy truyện cổ tích Tấm Cám, sáng kiến kinh nghiệm đề xuất phương pháp dạy mới đó là phân tích vai trò yểu tố thần kỳ đối với số phận nhân vật Tấm để nâng cao hứng thú học tập của Học sinh.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Đọc hiểu tác phẩm văn chương là cơ sở, tiền đề của học văn
 Đọc tác phẩm là bước khởi đầu để người đọc đi vào thế giới tinh thần của tác phẩm, và chỉ đến khi thâm nhập được vào thế giới ấy thì mới có sự hiểu văn, có sự đồng cảm sâu xa và mở ra những trường liên tưởng mới đối với tác phẩm văn chương. Đọc hiểu đã đánh thức khả năng tìm tòi, sáng tạo của mỗi người đọc, để hiểu sâu sắc hơn giá trị của mỗi tác phẩm.
 Việc đọc hiểu của học sinh dưới sự hướng dẫn, định hướng của sách giáo khoa, người dạy, được thực hiện một cách tích cực, thường xuyên, sẽ là cơ sở vững chắc để học sinh có thể phân tích, bình giá tác phẩm, tiếp cận những giá trị riêng, độc đáo của tác phẩm, tránh tình trạng học sinh thụ động nghe, chép lại lời thầy cô giảng một cách máy móc. Làm được điều đó là góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường. 
2.1.2. Vai trò của yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích 
 Thế giới nghệ thuật trong truyện cổ tích thần kỳ là một thế giới khác lạ chưa từng có và không thể xảy ra trong đời sống hàng ngày. Vì vậy, trên nền của trí tưởng tượng mạnh bạo nhất, nhân dân đã hư cấu một cách chủ tâm, không ngần ngại vượt ra ngoài khuôn khổ thực tiễn cuộc sống và phản ánh thực tại một cách bịa đặt đến mức không còn bịa đặt thêm nữa. Thế giới hoang đường kỳ ảo là một “ hiện thực trong mơ ước” và thiên hướng của nó là sáng tạo ra những điều kì diệu khác thường. Mục đích của sự sáng tạo là thỏa mãn lý tưởng đạo đức đang mâu thuẫn với một môi trường xã hội nhất định.
 Yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích đóng vai trò rất quan trọng. Nó là yếu tố tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của cốt truyện. Mọi xung đột và mâu thuẫn được giải quyết trong địa hạt thần kỳ. Với các nhân vật, yếu tố thần kỳ hoặc là đóng vai trò “ người phù trợ” hoặc đóng vai trò kẻ phá hoại, kẻ cản trở. Không một truyện cổ tích thần kỳ nào không có bóng dáng của yếu tố thần kỳ, yếu tố có liên quan trực tiếp đến nhiều phương diện nội dung và thi pháp của loại truyện này. Có thể nói nếu không có các yếu tố thần kỳ thì cốt truyện sẽ bế tắc hoặc sẽ không có kết thúc trọn vẹn. Lối kết thúc có hậu của truyện cổ tích thần kỳ được thực hiện một phần nhờ có sự tham gia của các yếu tố thần kỳ.
 Khi tham gia vào truyện cổ tích, yếu tố thần kỳ có nhiều tác dụng khác nhau. Nó đóng vai trò quan trọng trong kết cấu và quá trình dẫn dắt câu chuyện tạo ra sức mạnh, vẻ đẹp độc đáo riêng cuốn hút mọi người. Cái thần kỳ giữ vai trò chủ yếu trong việc giải quyết mâu thuẫn trong truyện. Nó là chất keo dính liên kết hai tuyến nhân vật, các sự kiện trong truyện, tạo nên chỉnh thể cốt truyện. Yếu tố thần kỳ không chỉ phản ánh hiện thực mà còn phản ánh quan niệm đạo đức, quan niệm thẩm mĩ và mơ ước của nhân dân. Nó đóng vai trò lớn về nhiều mặt trong việc hình thành một thế giới cần có, một thế giới như mong ước. Nó là một phương tiện nghệ thuật, một thủ pháp nghệ thuật làm nên chất men say của thể loại truyện cổ tích thần kỳ dân gian.
2.1.3 Vai trò của yếu tố thần kỳ trong “ Tấm Cám” và giá trị đạo đức, giáo dục của nó đối với học sinh
 * Vai trò của yếu tố thần kỳ trong “ Tấm Cám”
 Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích thần kỳ hay và tiêu biểu nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Do đó yếu tố hư cấu, yếu tố thần kỳ cũng được thể hiện đậm nét.
 Có thể nói, Tấm Cám tập trung nhiều nhất và đầy đủ nhất các loại yếu tố thần kỳL: xuất hiện của bụt, sự giúp đỡ của gà trống, đàn chim sẻ và sự hóa thân của nhân vật. Bụt xuất hiện và giúp đỡ cô Tấm nhiều lần. Nhưng có điều đặc biệt là: cô Tấm được sự giúp đỡ của Bụt đại diện cho thế lực siêu nhiên, nhưng số mệnh của cô lại không hoàn toàn do các thế lực siêu nhiên quyết định. Trái lại nhân vật tự mình quyết định đời minh là chính. Không phải ngẫu nhiên mà Bụt lại hiện ra và giúp đỡ cô Tấm. Cô Tấm xứng đáng với sự may mắn đó bởi cô là người tốt, dịu hiền, trong sáng, là người lao động cần cù. Bụt trong truyện chỉ xuất hiện với tư cách là trợ thủ đúng với tên gọi đó. Vì bụt chỉ khuyên nuôi cá bống còn chăm sóc thế nào là tùy ở cô. Bụt chỉ khuyên cô chôn xương cá bống còn làm điều đó có chu đáo hay không là tùy ở cô.
 Bên cạnh nhân vật bụt, ta thấy hình ảnh con vật thần kỳ, vật thần kỳ trong truyện cũng có những nét riêng. Đó là những con vật quen thuộc (gà, chim sẻ, cá bống), gần gũi với cuộc sống hàng ngày của nhân dân Việt Nam. 
 Về cách biến hóa, hóa thân của nhân vật thì truyện Tấm Cám là đirnh cao tập trung mọi cách biến hóa của nhân vật truyện cổ tích thần kỳ. Sự biến hóa của nhân vật trong suốt quá trình đấu tranh giành lại hạnh phúc là điều cơ bản phân biệt truyện Tấm Cám với các kiểu truyện khác, là điểm đặc sắc nổi bật nhất, ấp ủ những nguyện vọng sâu xa. Kiểu truyện Tấm Cám đã tập trung khá đầy đủ những đặc điểm thẩm mĩ của truyện cổ tích thần kỳ.
 Những đặc sắc về yếu tố thần kỳ của Tấm Cám đã tạo nên giá trị to lớn và sức hấp dẫn muôn đời của truyện. Dạy cổ tích mà bỏ qua yếu tố thần kỳ, bỏ qua sự tưởng tượng bay bổng chắc sẽ không khác gì dạy một tác phẩm hiện đại.
 * Vai trò, tác dụng và giá trị đạo đức, giáo dục đối với học sinh của yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích Tấm Cám.
 Có thể khẳng định rằng yếu tố thần kỳ có vai trò và tác dụng hết sức to lớn trong việc dạy học Tấm Cám. Nó không chỉ giúp học sinh khám phá giá trị nổi bật về nội dung, ý nghĩa của truyện mà còn giúp học sinh phát huy năng lực nhận thức, phát huy năng lực cảm thụ thẩm mĩ, những giá trị đạo đức giáo dục trong quá trình tìm hiểu tác phẩm.
 Yếu tố thần kỳ là một đặc điểm thi pháp quan trọng nhất của truyện cổ tích thần kỳ. Dạy học Tấm Cám đi từ Yếu tố thi pháp này chính là con đường ngắn nhất, đúng đắn nhất giúp học sinh khám phá đầy đủ, sâu sắc giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện: phản ánh số phận nhỏ bé, bất hạnh và sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của Tấm trước sự vùi dập của các thế lực thù địch; trình bày lí tưởng xã hội, niềm lạc quan và mơ ước của nhân dân.
 Yếu tố thần kỳ phù hợp với tiêu chuẩn chân, thiện, mỹ của nhân dân. Nhận thức được vẻ đẹp, nét đặc sắc của yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích Tấm Cám sẽ giúp học sinh có một sự nhận thức đầy đủ về giá trị nội dung, nghệ thuật, giá trị tư tưởng của truyện. Từ đó các em nhận thức được hoàn cảnh sống và đời sống tinh thần của nhân dân ta ngày xưa. Đó là vốn tri thức văn hóa và vốn sống hết sức cần thiết cho việc học tập cũng như cuộc sống của các em. Đối với học sinh, nhất là học sinh lớp 10, yếu tố thần kỳ còn có tác dụng thúc đẩy các em nhận thức về triết lý nhân sinh quan mà nhân dân gửi gắm trong truyện. Yếu tố thần kỳ sẽ giúp các em hiểu và trân trọng triết lý về hạnh phúc, tinh thần lạc quan, nhân đạo và thái độ bệnh vực kẻ yếu của nhân dân lao động. Đó là triết lí “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”Đồng thời nó chỉ ra cho các em thấy hạnh phúc là ở trên cõi đời thường chứ không phải ở kiếp sau. Hạnh phúc chỉ có được lâu dài khi nó là kết quả của sự đấu tranh bền bỉ và triệt để.
 Yếu tố thần kỳ trong dạy học Tấm Cám không chỉ giúp học sinh phát huy năng lực nhận thức mà còn giúp các em phát huy năng lực cảm thụ thẩm mĩ của mình. Qua yếu tố thần kỳ, các em sẽ thêm yêu mến vẻ đẹp tâm hồn của cô Tấm, đồng thời cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân với niềm lạc quan và ước mơ trong sáng.
2.2. Thực trạng vấn đề.
 Tấm Cám là truyện cổ tích thể hiện được khá đầy đủ những đặc trưng của truyện cổ tích thần kỳ và cũng là truyện cổ tích Việt Nam được yêu thích nhất. Do đó tác phẩm thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và giáo viên trong quá trình giảng dạy.
 Tuy nhiên, có thể thấy đa số các bài viết đi vào phân tích, đề xuất cách tiếp cận truyện Tấm Cám hay đi vào hướng dẫn cách giảng dạy đoạn cuối của truyện sao cho thích hợp chứ không đề xuất phương pháp giảng dạy nhấn mạnh vào yếu tố thần kỳ.
 Tóm lại, từ thực tiễn nghiên cứu cho thấy chưa có công trình nghiên cứu nào bàn trực tiếp, cụ thể cách giảng dạy Tấm Cám từ một đặc điểm thi pháp nổi bật: yếu tố thần kỳ nhằm tác động toàn diện đến học sinh lớp 10 THPT. Qua quá trình giảng dạy và đã áp dụng với hướng tiếp cận tác phẩm từ yếu tố thần kỳ, bản thân tôi thấy học sinh rất hứng thú với phương pháp giảng dạy này. 
2. 3. Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Hiểu hứng thú học tập của học sinh là như thế nào?
 Theo từ điển Tiếng việt thì hứng thú là động từ, có nghĩa là: cảm giác thích thú, ham muốn trước một sự vật, hứng thú làm việc.
 Tấm Cám là truyện cổ tích hay và tiêu biểu nhất của Việt Nam. Hầu hết trẻ em đều được bà, mẹ kể cho nghe ngay từ thuở còn thơ. Như vậy, đây là một câu chuyện quen thuộc và có sức hấp dẫn lớn đối vơi trẻ nhỏ. Hình ảnh cô Tấm hiền lành, xinh đẹp từ quả thị bước ra, hình ảnh ông bụt, con cá bống, ngày hội ướm giày, chim vàng anh, cây xoan đào, miếng trầu têm cánh phượnglà những hình ảnh đẹp, vừa thân quen gần gũi, lại vừa thiêng liêng, đậm đà hồn dân tộc.
2.3.2. Phân tích những đoạn truyện chứa đựng yếu tố thần kỳ chủ yếu của truyện Tấm Cám để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
 Để học sinh yêu thích yếu tố thần kỳ mà không coi đó là những điều viển vông, vô nghiã lí, trước hết phải giúp các em hiểu được vai trò, ý nghĩa của yếu tố thần kỳ trong thế giới cổ tích, thấy được đặc sắc của yếu tố này trong truyện. Những hiểu biết toàn diện, sâu sắc về đặc trưng của yếu tố thần kỳ sẽ giúp các em có cái nhìn đúng để cảm, hiểu tác phẩm sâu sắc hơn. Đó là cách giảng dạy Tấm Cám theo đặc trưng loại thể, phù hợp với đặc điểm tâm lí tiếp nhận của học sinh lớp 10 THPT.
 Những đoạn chứa đựng yếu tố thần kỳ, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, đóng kịch, hoặc có thể vẽ tranh minh họa để tiết học trở nên sinh động, lôi cuốn hơn, tạo hứng thú học tập cho các em. 
 Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phân tích những yếu tố thần kỳ như thế nào để học sinh có những hứng thú học tập riêng.
2.3.3.Những biện pháp đọc và phân tích để góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh.
 Muốn giảng dạy có hiệu quả truyện Tấm Cám phải biểu hiện trên hai phương diện: sự thật đời sống và chân lí nghệ thuật. Dù cổ tích thần kỳ khoác áo hoang đường kỳ ảo và những điều không thể tin cậy về mặt mô tả hiện thực, song sự thật đời sống vẫn được bộc lộ trong mối quan hệ lịch sử và những bài học kinh nghiệm sống. Đặc trưng giáo huấn và bài học giáo dục mà những thế hệ sau này rút ra được từ Tấm Cám đều có gốc rễ từ đó.
 Đã là kể chuyện thì phải chú ý tạo ra môi trường cộng cảm giữa người kể và người nghe, tạo ra không khí mơ mộng, không gắn bó trực tiếp với hiện thực ngày nay và bây giờ. Tận dụng sự biểu cảm của thời gian nghệ thuật trong câu mở đầu không thể thay thế “ ngày xửa ngày xưa”- là thời gian cả người kể và người nghe đều không biết chắc chắn. Đó là thời gian đồng nhất để tạo ra không gian đồng nhất. Lời kể mở đầu này đưa người nghe, người kể vào sống cùng một không gian và thời gian quá khứ.
 Dạy truyện Tấm Cám nên đi theo từng tiến trình của cốt truyện. Tiến trình một bắt đầu từ lúc Tấm đi xúc tép và dừng lại khi Tấm được chọn làm hoàng hậu theo vua về cung. Hành động của Tấm trong tiến trình này có thể quy về hành động theo lời khuyên hoặc dặn dò cùng với việc nhận được các phương tiện thần kỳ khác. Trí tuệ dân gian đã xây dựng nên nhân vật Tấm sinh động theo tâm thức người Việt mà vẫn đảm bảo đặc điểm chức năng.
 Cần chú ý tình huống như thưởng yếm đỏ, vua mở hội, Tấm đánh rơi giày là những đầu mối làm cho cốt truyện phát triển, đã quy định những hành động của Tấm.
 Cái hay của tiến trình này không phải chỉ tập trung ở nhân vật Tấm mà còn được tô điểm bởi những motip kỳ ảo. Phải đi từ các motip và chi tiết nghệ thuật mà phân tích Tấm Cám, đồng thời phải từ nhân vật chức năng mà soi sáng các motip quan trọng.
 Chặng đời cô Tấm ở tiến trình hai bắt đầu từ lúc Tấm về nhà giỗ bố cho đến khi ở với bà cụ bán hàng nước rồi gặp lại vua. Khi dạy chặng đời này cần làm cho học sinh nhận thấy sự đổi khác trong cuộc đời của Tấm. Học sinh cảm nhận được tình cảm yêu mến của nhân dân gửi gắm vào sự hóa thân và sự hồi sinh của Tấm trong những sự vật đẹp đẽ như: chim vàng anh, cây xoan đào, quả thị thơm. Đó là tính biểu cảm của linh hồn nhân vật. Yếu tố thần kỳ đã được hóa thân vào sự bất tử của Tấm. Ở đây thế giới linh hồn hư ảo trở thành thế giới thần kỳ. Đây là chặng đời đẹp nhất, phong phú nhất và vẹn toàn nhất của nhân vật Tấm.
 Với cổ tích, “đọc” lại càng có ý nghĩa quan trọng: đọc đưa học sinh vào thế giới của câu chuyện. Đọc cổ tích mang đặc điểm riêng, ấy là sự tập trung cao độ và “hóa thân” vào nhân vật. Nói một cách hình tượng như Pautopxki “Đọc cổ tích phải nín thở vì nếu thở mạnh sẽ bay mất phấn hương cổ tích”.
 Việc đọc bao gồm 3 cấp độ: đọc chữ, đọc diến cảm, đọc nghệ thuật. Sau khi giáo viên nêu một số vấn đề chung, để chuẩn bị phân tích tác phẩm, giáo viên gọi một học sinh kể các đoạn văn vần- một yếu tố cố định trong cốt truyện để giúp học sinh “đọc ra những con người trong một con người và đọc ra một con người trong cộng đồng xã hội thẩm mỹ đó”.
 Tóm lại, việc sử dụng phân tích trên cơ sở tôn trọng văn bản sách giáo khoa thay cho đọc chữ trong dạy cổ tích hiện nay là biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả giờ dạy cổ tích. Như vậy vừa phát triển ngôn ngữ, vừa phát triển tư tưởng, vừa tập thao tác phân tích tác phẩm cho học sinh để tạo hứng thú học tập cho các em.
2.3.4. Thiết kế bài dạy Tấm Cám
TẤM CÁM
(Truyện cổ tích)
I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hóa của Tấm; giá trị NT
2. Kỹ năng:
- Phân tích nhân vật trong truyên cổ tích
- Đọc- kể sáng tạo
- Tóm tắt một tác phẩm tự sự
3. Thái độ: Có được tình yêu với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, chính nghĩa trong csống
II. Chuẩn bị của GV và HS:
 1. Chuẩn bị của GV: soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu. SGk – SGv
 Thiết kế bài dạy _ hệ thống bảng phụ, so sánh
 2. Chuẩn bị của HS: soạn bài, ghi chép đầy đủ
III. Trọng tâm bài học: vẻ đẹp nhân vật Tấm và ước mơ của ND
 1. Ôn định lớp : 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức cần đạt
 Ngoài việc hướng dẫn học sinh đọc toàn bộ truyện ở nhà, giáo viên định hướng hs chú ý một số đoạn tiêu biểu có những câu văn vần (chú ý sức biểu cảm của giọng điệu)
 Tóm tắt truyện?
(theo tiến trình của cốt truyện)
Đọc xong truyện hình ảnh nào gợi cho em ấn tượng sâu sắc nhất? (Khơi gợi cho học sinh tự bộc lộ)
Phần mở đầu tác giả dân gian giới thiệu như thế nào về mối quan hệ giữa Tấm và mẹ con Cám? Mối quan hệ đó cho biết điều gì về cuộc sống của Tấm?
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiến trình một: thân phận và con đường đến với hạnh phúc của cô gái mồ cô
Tìm hiểu từng sự việc- thái độ của Tâm và sự xuất hiện của yếu tố thần kỳ.
Theo em yếu tố thần kỳ có vai trò như thế nào đối với con đường đến với hạnh phúc của Tấm?
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiến trình 2, thái độ phản kháng và cuộc đấu tranh gian nan, quyết liệt để giành và giữ hạnh phúc của Tấm
Theo em vai trò của yếu tố thần kỳ đối với con đường giành và giữ hạnh ph

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_lop_10_doc_va_phan_tich_yeu_to_than.doc