SKKN Tổ chức hoạt động dạy học bài Bình Ngô đại cáo theo hướng tích hợp nhằm giáo dục lòng yêu nước cho học sinh

SKKN Tổ chức hoạt động dạy học bài Bình Ngô đại cáo theo hướng tích hợp nhằm giáo dục lòng yêu nước cho học sinh

 Ngữ văn là môn học có ưu thế lớn trong việc cung cấp cho học sinh những tri thức về cuộc sống và con người, từ đó giúp các em phát triển nhân cách. Tuy nhiên, thực trạng của việc dạy và học Ngữ văn ở các trường phổ thông hiện còn những tồn tại như nội dung của một số bài chưa phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, vượt ra ngoài tầm hiểu biết và nhận thức, chưa chú ý đén rèn luyện kĩ năng sống. nên chưa tạo được hứng thú với học sinh. Học sinh còn hiểu rời rạc, không nắm được mối quan hệ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, kích thích sự hứng thú học tập môn Ngữ văn ở các em, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên trăn trở tìm kiếm và áp dụng những phương pháp dạy học mới, có hiệu quả.

Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc vận dụng phương pháp tích hợp

kiến thức liên môn trong một môn học, một giờ học là một biện pháp rất hữu ích, nó không những giúp cho người thầy có thêm nhiều kiến thức và phương pháp khác nhau trong một giờ dạy mà còn giúp cho các em học sinh chủ động trong hoạt động học tập, giải quyết các vấn đề và tích hợp kiến thức các môn học để thực hiện học tập tốt môn học đó và áp dụng giải quyết một vấn đề bất kỳ có hiệu quả, thông minh với nhiều cách giải quyết khác nhau. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng xem đây là giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy cũng như là góp phần quan trọng để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện ngành GD&ĐT hiện nay

Dạy học tích hợp đã khắc phục, xoá bỏ được lối dạy học khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống mà vốn dĩ nó có liên hệ, bổ sung cho nhau. Nếu với phương pháp dạy học cũ học sinh học văn chỉ biết mỗi văn còn với phương pháp dạy liên môn học sinh không chỉ được tiếp cận với môn ngữ văn mà các em còn được tiếp cận với nhiều môn học khác, tránh được sự nhàm chán trong quá trình tiếp thu kiến thức.

 

doc 21 trang thuychi01 13095
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động dạy học bài Bình Ngô đại cáo theo hướng tích hợp nhằm giáo dục lòng yêu nước cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
 Trang
1. MỞ ĐẦU	
 1.1. Lý do chọn đề tài	2 
 1.2. Mục đích nghiên cứu	3
 1.3. Đối tượng nghiên cứu	3
 1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................3
2. NỘI DUNG	
 2.1. Cơ sở lý luận.......................................................................................4
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...............4
 2.3. Giáo án dạy học tích hợp ..................................................................6
 2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp..............................................................................................................18 
 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................
3.1. Kết luận...............................................................................................19
3.2. Kiến nghị.............................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 21
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Ngữ văn là môn học có ưu thế lớn trong việc cung cấp cho học sinh những tri thức về cuộc sống và con người, từ đó giúp các em phát triển nhân cách. Tuy nhiên, thực trạng của việc dạy và học Ngữ văn ở các trường phổ thông hiện còn những tồn tại như nội dung của một số bài chưa phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, vượt ra ngoài tầm hiểu biết và nhận thức, chưa chú ý đén rèn luyện kĩ năng sống... nên chưa tạo được hứng thú với học sinh. Học sinh còn hiểu rời rạc, không nắm được mối quan hệ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, kích thích sự hứng thú học tập môn Ngữ văn ở các em, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên trăn trở tìm kiếm và áp dụng những phương pháp dạy học mới, có hiệu quả. 
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc vận dụng phương pháp tích hợp 
kiến thức liên môn trong một môn học, một giờ học là một biện pháp rất hữu ích, nó không những giúp cho người thầy có thêm nhiều kiến thức và phương pháp khác nhau trong một giờ dạy mà còn giúp cho các em học sinh chủ động trong hoạt động học tập, giải quyết các vấn đề và tích hợp kiến thức các môn học để thực hiện học tập tốt môn học đó và áp dụng giải quyết một vấn đề bất kỳ có hiệu quả, thông minh với nhiều cách giải quyết khác nhau. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng xem đây là giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy cũng như là góp phần quan trọng để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện ngành GD&ĐT hiện nay 
Dạy học tích hợp đã khắc phục, xoá bỏ được lối dạy học khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống mà vốn dĩ nó có liên hệ, bổ sung cho nhau. Nếu với phương pháp dạy học cũ học sinh học văn chỉ biết mỗi văn còn với phương pháp dạy liên môn học sinh không chỉ được tiếp cận với môn ngữ văn mà các em còn được tiếp cận với nhiều môn học khác, tránh được sự nhàm chán trong quá trình tiếp thu kiến thức. 
 	Việc giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ định việc dạy các tri thức, kỹ năng riêng của từng phân môn, đồng thời đó còn là sự tích hợp giữa Ngữ văn và các môn học khác như Lịch sử, Địa lý Vấn đề là làm thế nào phối hợp các tri thức, kĩ năng thuộc các môn học đó vào trong bài dạy thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn Ngữ Văn. Vì vậy, làm rõ hơn tính tích cực và khả năng vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn Ngữ Văn qua một tiết học cụ thể sẽ giải đáp được phần nào những trăn trở của giáo viên về nguyên tắc dạy học này.
	 Nắm được vai trò và ý nghĩa của phương pháp dạy học tích hợp trong giảng dạy Ngữ văn, đặc biệt là sau khi tham gia cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” dành cho giáo viên Trung học, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: Tổ chức hoạt động dạy học bài Bình Ngô đại cáo theo hướng tích hợp nhằm giáo dục lòng yêu nước cho học sinh làm sáng kiến kinh nghiệm. 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
- Nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn nói chung và dạy học bài Bình Ngô đại cáo nói riêng.
- Giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập và phát triển năng lực.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	- Phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học Ngữ văn
	- Tổ chức dạy học tích hợp bài Bình Ngô đại cáo, Ngữ văn 10
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thẩm bình
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
	Tích hợp là hợp lại để thống nhất các mặt riêng lẻ thành một tổng thể, phối hợp tối ưu các hoạt động dạy học khác nhau, các kỹ năng phương pháp của môn học khác nhau, nhằm đáp ững mục tiêu, mục đích cụ thể, hướng đến một nội dung ao hàm cao hơn, sâu hơn.
	Môn Ngữ văn là một môn học rất quan trọng trong trường phổ thông, có ý nghĩa trong việc hình thành, phát triển, định hướng nhân cách cho học sinh. Học văn là học làm người, học các phép tắc ứng xử trong cuộc sống. Mặt khác, đây là một môn học nghệ thuật, kích thích trí tưởng tượng bay bổng, sức sáng tạo của người học. Nên để dạy và học tốt môn Ngữ văn, người dạy và người học phải không ngừng trau dồi vốn kiến thức ngôn ngữ, từ vựng, các kiến thức liên quan về các hình thức nghệ thuật, các nhà văn, nhà thơ, các câu ca dao tục ngữ, lấy đó làm vốn sống, vốn kinh nghiệm cho bản thân.
	Việc vận dụng kiến thức liên môn với môn Lịch sử, Địa lý...và ứng dụng công nghệ thông tin làm cho hiệu quả của bài học Ngữ văn được nâng cao, giúp cho học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú. Đồng thời làm cho các em hình dung được một cách chân thực, sinh động về những cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong lịch sử gắn liền với truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông ta từ xa xưa. Qua đó giúp hình thành ở các em thái độ biết ơn, biết quý trọng những con người, những vị anh hùng dân tộc có công dựng nước và giữ nước; đồng thời tự hào hơn về truyền thống vẻ vang, hào hùng của dân tộc một thời.
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền thống giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng phương diện kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao. Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic. Qua đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương trình, vận dụng các kiến thức lí thuyết và các kĩ năng thực hành, đưa được những kiến thức về văn, Tiếng Việt vào quá trình tạo lập văn bản một cách hiệu quả. 
Có nhiều hình thức tích hợp: Kiểu tích hợp giữa các phân môn trong cùng một bộ môn (chẳng hạn ở môn Ngữ văn có Văn - Tiếng Việt -Tập làm văn). Điều này thể hiện trong việc bố trí các bài học giữa các phân môn một cách đồng bộ và sự liên kết với nhau trên nhiều mặt nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung làm nổi bật cho nhau. Phân môn này sẽ củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cho phân môn khác và đều hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao trình độ sử dụng tiếng mẹ đẻ và năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Hình thức tích hợp được các GV vận dụng và hiện đang được đẩy mạnh là tích hợp liên môn.  
Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học với các kiến thức của các bộ môn khác, các  ngành khoa học, nghệ thuật khác, cũng như các kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh.
 Thực trạng của việc dạy và học Ngữ văn trong trường Trung học phổ thông hiện còn những tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng Ngữ văn chưa thực sự tạo được hứng thú học đối với học sinh. Học sinh hiểu một cách rời tạc, hời hợt về kiến thức Ngữ văn, không nắm được mối liên hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn
Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích hợp làm cho người học nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn rời rạc trong kiến thức.
Dạy học tích hợp liên môn trong Ngữ văn là hình thức liên kết những kiến thức giao thoa với môn Ngữ văn như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân. Rèn luyện kĩ năng sống, giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa phương để học sinh tiếp thu kiến thức, biết vận dụng vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến môn học
 Khi bàn về hiện trạng phương pháp dạy học, ta thấy rằng, trong một thời gian dài, người thầy được trang bị phương pháp để truyền thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Ở một phương diện nào đó, khi sử dụng phương pháp này thì các em học sinh - một chủ thể của giờ dạy - đã “bị bỏ rơi” giáo viên là người sốt sắng và nỗ lực đi tìm chiếc chìa khoá mở cửa cái kho đựng kiến thức là cái đầu của học sinh, và người thầy đem bất kỳ một điều tốt đẹp nào của khoa học để chất đầy cái kho này theo phạm vi và khả năng của mình. Còn người học sinh là kẻ thụ động, ngoan ngoãn, cố gắng và thiếu tính độc lập. Ngoan ngoãn, bị động, nhớ được nhiều điều thầy đã truyền đạt. Để chiếm được vị trí số một trong lớp, người học sinh phải có được không phải một tính ham hiểu biết khôn cùng của một trí tuệ sắc sảo mà phải có một trí nhớ tốt, phải thật cố gắng để đạt được điểm số cao trong tất cả các môn học. Ngoài ra, phải chăm lo sao cho quan điểm của chính mình phù hợp với quan điểm của thầy cô giáo nữa.
          Trong phương pháp dạy học truyền thống, chú ý đến người giáo viên và ít quan tâm tới học sinh. Học sinh như “cái lọ” mà người thầy phải nhét đầy “lọ” này như thế nào? Tính thụ động của học sinh được bộc lộ rất rõ ràng. Học sinh chỉ phải nhớ những gì người ta đã cung cấp cho nó ở trạng thái hoàn thành. Trong phương pháp dạy học cũ, nguyên tắc thụ động biểu lộ ở hình ảnh người giáo viên đứng riêng biệt trên bục cao trong lớp và cung cấp “cái mẫu”, còn phía dưới là hình ảnh các học sinh ngồi thành hàng trên ghế, cùng làm một công việc giống nhau là sao lại cái mẫu mà thầy đang cung cấp cho họ.
          Nếu quan niệm nghệ thuật dạy học và nghệ thuật thức tỉnh trong tâm hồn các em thanh thiếu niên tính ham hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ và hành động tích cực, mà tính ham hiểu biết đúng đắn và sinh động chỉ có được trong đầu óc sảng khoái. Nếu nhồi nhét kiến thức một cách cưỡng bức thì hiệu quả giáo dục khó có thể như mong muốn, bởi để “Tiêu hoá” được kiến thức thì cần phải “Thưởng thức chung” một cách ngon lành.
          Để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì tất yếu phải đổi mới phương pháp giảng dạy mà dạy học theo hướng tích hợp liên môn là một phương pháp tiêu biểu .
2.3. Giáo án dạy học tích hợp 	 
 Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh qua dạy bài “Bình Ngô đại Cáo”
 (Vận dụng kiến thức tích hợp giữa môn Ngữ Văn và các môn: Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục quốc phòng)
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Môn Ngữ Văn: Bài “Đại cáo bình Ngô”
1.1 Kiến thức 
Qua bài học, học sinh nắm được:
Hiểu rõ những giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật của “Bình Ngô đại Cáo”, bản tuyên ngôn chủ quyền độc lập, áng văn yêu nước chói ngời tư tưởng nhân văn, kiệt tác văn học kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương.
- Nắm vững đặc trưng cơ bản của thể cáo, đồng thời thấy được những sáng tạo của nghệ thuật trong “ Bình Ngô đại Cáo”
- Tư tưởng yêu nước gắn liền với độc lập dân tộc và đặc biệt thấy được sức mạnh truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam.
- Thấy được sự kết hợp giữa yếu tố chính luận và chất văn chương qua kết cấu chặt chẽ của tác phẩm, lập luận sắc bén. Bút pháp tự sự trữ tình và bút pháp anh hùng ca.
1.2 Kĩ năng
- Cã kÜ n¨ng ®äc hiÓu t¸c phÈm chÝnh luËn viÕt b»ng thÓ v¨n biÒn ngÉu.
- Tư tưởng yêu nước của bản Tuyên ngôn độc lập trong thế kỉ XV, bản cáo trạng tội ác của kẻ thù, bản anh hùng ca của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Tinh thần yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nạm xuất phát từ tư tưởng nhân nghĩa bởi nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chống ngoại xâm.
1.3 Thái độ
- Qua bài học, học sinh có ý thức phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, tinh thần yêu chuộng hòa bình và luôn có thái độ, trách nhiệm xây dựng và bảo về Đất nước trong mọi thời đại.
 - Gi¸o dôc båi d­ìng ý thøc d©n téc , yªu quý di s¶n v¨n ho¸ cña cha «ng.
2. Môn Giáo dục công dân
Tiết - Bài 14 Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá (GDCDlớp 7); Bài 17 Nghĩa vụ bảo vệ tổ quôc, Bảo vệ truyền thống văn hoá dân tộc (GDCD lớp 9)
2.1 Kiến thức
- Nêu được thế nào là lòng yêu nước và các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước Việt Nam
- Trình bày được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là công dân học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa 
2.2 Kĩ năng
- Giáo dục ý thức bảo vệ truyền thống, di sản văn hoá dân tộc cũng như ý thức bảo vệ tổ quốc.
- Biết tham gia các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước phù hợp với khả năng của bản thân
Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức
2.3 Thái độ
- Học sinh có thái độ nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu các vấn đề tổng hợp
- Bồi dưỡng ý thức về cội nguồn dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước và ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
3. Môn Lịch sử
 Tiết 36 - Bài 28 Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
3.1 Kiến thức 
- Dân tộc Việt Nam trong các thế kỉ trước năm 1858 đã để lại cho đời sau một truyền thống yêu nước quý giá và rất đáng tự hào.
- Truyền thống yêu nước là sự kết tinh của hàng loạt nhân tố, sự kiện đã diễn ra trong một thời kì lịch sử lâu dài.
- Trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến và do tác động của tiến trình lịch sử dân tộc với những nét riêng biệt, yếu tố chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập của Tổ quốc trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt nam thời phong kiến.
3.2 Kĩ năng
 - Rèn kỹ năng xem xét các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ giữa không gian, thời gian và xã hội
- Rèn kĩ năng phân tích liên hệ
3.3 Thái độ
- Bồi dưỡng lòng yêu nước và ý thức dân tộc, lòng biết ơn đối với các anh hùng dân tộc.
- Bồi dưỡng ý thức phát huy lòng yêu nước trong sự nghiệp xây dựng đất nước, nâng cao đời sống của nhân dân.
4. Môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh
Tiết 36 - Bài 1 Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
4.1 Kiến thức 
- Hiểu được những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của ông cha ta.
4.2 Kĩ năng
- Biết tham gia các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước phù hợp với khả năng của bản thân
4.3 Thái độ
- Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
5. Môn Địa lý: Bài 2( Địa lý lớp 8) Vị trí địa lý - Phạm vi lãnh thổ 
5.1 Kiến thức
- Xác định được vị trí địa lý, phạm vi giới hạn( các điểm cực Bắc, Nam,Đông, Tây) của một địa danh.
- Đặc điểm lãnh thổ Việt Nam.
5.2 Kỹ năng
 - Sử dụng lược đồ về các trận đánh để xác định vị trí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ.
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực chung: năng lực phân tích, so sánh; năng lực giao tiếp
- Năng lực riêng: năng lực giải thích các vấn đề văn hóa, lịch sử; năng lực cảm thụ tác phẩm văn học thuộc thể loại Cáo năng lực làm việc nhóm...
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
 Máy tính, máy chiếu
 HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
 Học bài cũ, xem trước bài mới
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 - Phương pháp trực quan: Quan sát tranh, xem video
 - Sử dụng kỹ thuật dạy học: Các mảnh ghép
 - Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Kể tên các tác phẩm chính của Nguyễn Trãi? Tại sao nói Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc? Vị trí, tầm vóc của ông trong nền VH dân tộc?
 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Trong lịch sử VHVN, ba áng thơ văn kiệt xuất được coi là các bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc là: Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh).
Giáo viên tích hợp với kiến thức lịch sử
? Sự kiện lịch sử diễn ra trên dòng sông Như Nguyệt?Bằng kiến thức lịch sử em hãy tái hiện lại sự kiện lịch sử đó
HS :Trận Như Nguyệt (1077) – Lý Thường Kiệt phạt Tống
 Như Nguyệt là tên của một bến đò và là tên chung của một đoạn sông Cầu. Nhắc đến sông Cầu hẳn ai cũng nhớ đến trận đánh nổi tiếng của quân đội nhà Lý dưới sự chỉ huy của danh tướng Lý Thường Kiệt. Dòng sông có chiều dài 290km bắt nguồn từ núi Văn Ôn, chảy qua biết bao làng mạc, dòng sông đã nuôi nấng bao thế hệ để rồi khi chảy đến ngã ba Xà, nơi hợp lưu của sông Cà Lồ chảy vào sông Cầu, dòng sông là minh chứng duy nhất để kể lại cho muôn đời về trận đánh hào hùng, về phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, nơi đánh đuổi 10 vạn quân bắc Tống.
GV:Trình chiếu một số hình ảnh về con sông Như Nguyệt và khái quát về trận đánh trên dòng sông Như Nguyệt.
 Ngã ba Xà, nơi từng diễn ra trận quyết chiến chiến lược chống giặc Tống trên sông Như Nguyệt
 Trận Như Nguyệt là một trận đánh lớn, mang tính quyết định của cuộc Chiến tranh Tống – Việt (1075 – 1077), và là trận đánh cuối cùng của triều Tống – Trung Quốc trên đất Đại Việt. Trận chiến diễn ra trong nhiều tháng, kết thúc bằng chiến thắng vẻ vang của quân Đại Việt và đại bại của quân Tống, đánh bại hoàn toàn mưu đồ xâm lược nước ta của giặc, buộc chúng phải thừa nhận. 
 Giáo viên giới thiệu bài “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt
 “Nam quốc sơn hà Nam đế cư
 Tiệt nhiên định mệnh tại thiên thư
 Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
 Bài thơ Thần - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nước ta, ra đời trong bối cảnh lịch sử đặc biệt như vậy. Bài thơ có sức công phá vào tinh thần và ý chí xâm lược của quân Tống; khích lệ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân ta, góp phần làm nên chiến thắng hào hùng của quân dân thời nhà Lý đánh tan 10 vạn quân Tống bên bờ sông Như Nguyệt
 Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất đó, chúng ta đã được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn 7. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc ta, đó là “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
GV tích hợp kiến thức âm nhạc: Em đã từng nghe ca khúc nào viết về Nguyễn Trãi? hãy hát một đoạn về bài hát đó?
GV cho học sinh thưởng thức một đoạn bài hát Bài ca Nguyễn Trãi”
Tích hợp với kiến thức môn Lịch sử
GV y/c Hs đọc Tiểu dẫn- sgk.
? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
Bối cảnh lịch sử tác động để tác phẩm ra đời?
Cuối năm 1427, Vương Thông, tên tổng chỉ huy quân đội nhà Minh ở Việt Nam, đã phải mở cửa thành Ðông Quan đầu hàng. Cuộc kháng chiến 10 năm đã kết thúc vẻ vang. Thay mặt vua Lê, Nguyễn Trãi viết bài cáo nhằm tổng kết quá trình kháng chiến và tuyên cáo thành lập triều đại mới.
? Em hiểu gì về nhan đề tác phẩm? Tại sao gọi là “đại cáo”? Giặc Ngô là giặc nào? Vì sao tác giả lại gọi chúng như vậy?
? Nêu khái niệm, các đặc trưng cơ bản của thể loại cáo?
Gv trình chiếu video giới thiệu ngắn gọn, khái quát về “Bình Ngô Đại Cáo”
Hs đọc văn bản.
Gv nhận xét, hướng dẫn giọng đọc.
-Nêu bố cục của tác phẩm?
Hs đã học đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_hoat_dong_day_hoc_bai_binh_ngo_dai_cao_theo_huo.doc