SKKN Tích hợp giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc Thái khi dạy bài “Lời tiễn dặn” (Tiễn dặn người yêu) đối với học sinh lớp 10 THPT

SKKN Tích hợp giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc Thái khi dạy bài “Lời tiễn dặn” (Tiễn dặn người yêu) đối với học sinh lớp 10 THPT

Văn học dân gian được ví như dòng suối mát lành tưới tắm, bồi đắp tâm hồn mỗi người dân Việt Nam. Đó là kho tri thức đồ sộ, vô cùng phong phú về mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên, xã hội, con người. Văn học dân gian còn giáo dục đạo lí làm người, góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc từ bao đời nay. Đặc biệt, những tác phẩm văn học dân gian còn có giá trị thẩm mĩ vô cùng to lớn. Dạy và học văn học dân gian là quá trình chúng ta tìm về với cội nguồn dân tộc để cảm nhận những giá trị sâu sắc ấy. Hiểu được những nét đặc sắc trong đời sống vật chất và tinh thần của người xưa từ đó nâng cao lòng tự hào về truyền thống văn hóa của đất nước, góp phần lí giải các quy luật phát triển của văn học. Trong nhà trường, di sản văn học này có khả năng bồi dưỡng cho học sinh những năng lực, nhận thức thẩm mĩ, góp phần xây dựng nhân cách con người, bồi đắp tâm hồn, tư tưởng, tình cảm ngày càng phong phú, hoàn thiện. Từ niềm tự hào về văn hoá, văn học của dân tộc, mỗi học sinh sẽ hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình đối với việc gìn giữ và phát huy những di sản vô giá ấy, trong đó có truyện thơ các dân tộc thiểu số.

Truyện thơ các dân tộc thiểu số là một thể loại văn học dân gian thuộc loại hình tự sự, bao gồm những tác phẩm có hình thức văn vần, được kể, được hát, được ngâm, đọc (kể cả trước và sau khi đã được ghi chép) và thường có nội dung thể hiện thân phận con người và cuộc sống lứa đôi.

 Trong số tám dân tộc có truyện thơ xuất bản, ba dân tộc có nhiều truyện thơ nhất là Thái, Tày, Mường. Truyện thơ được công bố sớm nhất, nhiều lần nhất và có nhiều bản dịch nhất là “Tiễn dặn người yêu” (Xống chụ xon xao) của người Thái. Về truyện thơ này, khi bàn về văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, PGS. TS. Lê Trường Phát đã viết: “Nếu cần một tác phẩm văn học cổ truyền để đặt lên đó vòng nguyệt quế vinh quang thì không tác phẩm nào sánh được với Xống chụ xon xao”.

 

doc 32 trang thuychi01 10212
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc Thái khi dạy bài “Lời tiễn dặn” (Tiễn dặn người yêu) đối với học sinh lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang
1. Mở đầu ........
1
1.1. Lý do chọn đề tài 
1
1.2. Mục đích nghiên cứu .........
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu .
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.1. Cơ sở lý luận ..
3
2.2. Cơ sở thực tiễn ..
3
2.3. Các biện pháp tích hợp giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc Thái cho học sinh lớp 10 THPT .
5
2.3.1. Tìm hiểu văn hoá dân tộc Thái qua phần chuẩn bị bài học “Lời tiễn dặn”
5
2.3.2. Tái hiện cảnh Anh tiễn Chị về nhà chồng trong đoạn trích “Lời tiễn dặn”
9
2.3.3. Một số biện pháp khác ..
 11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến .
14
3. Kết luận, kiến nghị .
15
3.1. Kết luận.
15
3.2. Kiến nghị.
15
Tài liệu tham khảo.
16
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Văn học dân gian được ví như dòng suối mát lành tưới tắm, bồi đắp tâm hồn mỗi người dân Việt Nam. Đó là kho tri thức đồ sộ, vô cùng phong phú về mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên, xã hội, con người. Văn học dân gian còn giáo dục đạo lí làm người, góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc từ bao đời nay. Đặc biệt, những tác phẩm văn học dân gian còn có giá trị thẩm mĩ vô cùng to lớn. Dạy và học văn học dân gian là quá trình chúng ta tìm về với cội nguồn dân tộc để cảm nhận những giá trị sâu sắc ấy. Hiểu được những nét đặc sắc trong đời sống vật chất và tinh thần của người xưa từ đó nâng cao lòng tự hào về truyền thống văn hóa của đất nước, góp phần lí giải các quy luật phát triển của văn học. Trong nhà trường, di sản văn học này có khả năng bồi dưỡng cho học sinh những năng lực, nhận thức thẩm mĩ, góp phần xây dựng nhân cách con người, bồi đắp tâm hồn, tư tưởng, tình cảm ngày càng phong phú, hoàn thiện. Từ niềm tự hào về văn hoá, văn học của dân tộc, mỗi học sinh sẽ hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình đối với việc gìn giữ và phát huy những di sản vô giá ấy, trong đó có truyện thơ các dân tộc thiểu số.
Truyện thơ các dân tộc thiểu số là một thể loại văn học dân gian thuộc loại hình tự sự, bao gồm những tác phẩm có hình thức văn vần, được kể, được hát, được ngâm, đọc (kể cả trước và sau khi đã được ghi chép) và thường có nội dung thể hiện thân phận con người và cuộc sống lứa đôi.
 Trong số tám dân tộc có truyện thơ xuất bản, ba dân tộc có nhiều truyện thơ nhất là Thái, Tày, Mường. Truyện thơ được công bố sớm nhất, nhiều lần nhất và có nhiều bản dịch nhất là “Tiễn dặn người yêu” (Xống chụ xon xao) của người Thái. Về truyện thơ này, khi bàn về văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, PGS. TS. Lê Trường Phát đã viết: “Nếu cần một tác phẩm văn học cổ truyền để đặt lên đó vòng nguyệt quế vinh quang thì không tác phẩm nào sánh được với Xống chụ xon xao”. 
Đối với truyện thơ của người Thái, mà đặc biệt là nói về cái hay cái đẹp, sức lôi cuốn của Tiễn dặn người yêu, từ xưa nhân dân đã có câu ví: “Hát Tiễn dặn lên, gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, anh đi cày quên cày”. Đối với những dân tộc đã có chữ viết như Thái, Tày, Chăm, họ ghi chép truyện thơ. Ở người Thái, người ta chép bằng bút lông, mực nho trên giấy rướng (một loại giấy dó, do nhân dân địa phương tự sản xuất): “Thời trước, nhiều người cạy cục tìm người chép hộ Xống chụ xon xao và trả công chép bằng giá một con trâu. Gia tài cha mẹ để lại cho con cái, trong những vật quý nhất có khẩu súng và quyển sách; quyển sách quý nhất trong mọi quyển sách quý là Xống chụ xon xao. Lúc kháng chiến, nhiều gia đình tản cư phải bỏ lại cả nồi niêu, chăn đệm nhưng sách Xống chụ xon xao thì sống theo người, chết theo người, nhất định không bỏ lại. Những người phải ở lại vùng địch tạm chiếm thì giấu sách vào hang tránh địch đốt phá thiêu huỷ” (Nguyễn Xuân Kính). 
Tuy nhiên, hiện nay việc tiếp nhận một tác phẩm truyện thơ các dân tộc thiểu số đối với học sinh THPT gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng nắm bắt tác phẩm một cách chung chung, mơ hồ, thậm chí không hiểu tác phẩm đó nói về cái gì ngày càng phổ biến ở các em học sinh. Vì vậy việc dạy truyện thơ các dân tộc thiểu số nói chung và bài “Lời tiễn dặn” (trích Tiễn dặn người yêu) nói riêng quả thực là vấn đề đáng suy nghĩ của các nhà giáo dục. Làm thế nào để mỗi giờ giảng văn, người giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh những vốn hiểu biết văn học mà còn lôi cuốn các em sống với những tâm tư, tình cảm, những suy nghĩ, buồn vui của con người, trân trọng và gìn giữ những bản sắc văn hoá của dân tộc, từ đó hoàn thiện nhân cách, làm phong phú tâm hồn, cách nhìn cách nghĩ trước cuộc sống hiện tại. Bởi vậy có thể nói, để hiểu một cách sâu sắc và toàn diện tác phẩm này, người dạy và người học phải đặt văn bản vào bối cảnh văn hoá của đồng bào dân tộc Thái – nơi tác phẩm được sản sinh. Đó cũng là lí do thôi thúc người viết chọn sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: Tích hợp giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc Thái khi dạy bài “Lời tiễn dặn” (Tiễn dặn người yêu) đối với học sinh lớp 10 THPT.
Đây là vấn đề thiết thực đối với nghề nghiệp, bởi qua bài viết, người viết muốn trình bày một số biện pháp nhằm tạo nên hứng thú, sự tích cực, chủ động cho học sinh khi tiếp cận các tác phẩm văn học dân gian, góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn cho học sinh THPT, đặc biệt giúp các em biết yêu hơn, trân trọng hơn với di sản văn hóa mà ông cha để lại.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Điều tra, khảo sát việc dạy học văn học dân gian, đặc biệt thể loại truyện thơ của đồng bào dân tộc thiểu số nhằm phát hiện những khó khăn, trở ngại, những tồn tại của học sinh và giáo viên khi dạy và học phần văn học này. Từ đó, vận dụng tích hợp giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc Thái làm cơ sở cho việc rút ngắn khoảng cách tiếp nhận, khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh lớp 10 THPT khi tiếp cận bài “Lời tiễn dặn” (Tiễn dặn người yêu).
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài lấy những khoảng cách tiếp nhận mà học sinh gặp phải khi học phần văn học dân gian Việt Nam, đặc biệt là bài “Lời tiễn dặn” (Tiễn dặn người yêu) làm đối tượng nghiên cứu từ đó đề xuất biện pháp nhằm tích hợp giáo dục văn hoá dân tộc Thái cho học sinh lớp 10 THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, phỏng vấn
- Thống kê, đối chiếu, trao đổi kinh nghiệm
- Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu
- Thực nghiệm sư phạm và tổng kết kinh nghiệm
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
a. Những khó khăn khi tiếp nhận thể loại truyện thơ của đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhận xét về thể loại truyện thơ, GS.Phan Đăng Nhật kết luận: “Truyện thơ đánh dấu một bước phát triển cao của văn học cổ truyền các dân tộc thiểu số. Ở loại hình này, các dân tộc đã đạt được những thành tựu xuất sắc về chất lượng cũng như về số lượng. Truyện thơ đã tập hợp tinh hoa các loại, thể văn học, đồng thời cũng ảnh hưởng sâu sắc đến các loại, thể phát triển sau nó”.
Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại với nền kinh tế thị trường, sự hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, sự phát triển của công nghệ thông tin, tư tưởng dân chủ và bình đẳng trong cuộc sống,... đã chi phối đến hiệu quả việc giảng dạy văn học nói chung và truyện thơ nói riêng, đến cả người dạy và người học. 
Bên cạnh đó, cách nói, cách cảm, cách nghĩ của đồng bào dân tộc thiểu số có những đặc trưng riêng mà không phải người học nào cũng có thể hiểu một cách sâu sắc, đầy đủ. Quan niệm về bản thân, về xã hội và về các giá trị nhân sinh có những điều khác biệt. 
Trong khi đó, tác phẩm văn học của đồng bào dân tộc thiểu số lại không nhiều, tồn tại tản mát, “tam sao thất bản”, hầu hết tồn tại dưới dạng văn bản truyền miệng. Nếu không có vốn hiểu biết về văn hoá, phong tục của đồng bào thì cả người dạy và người học đều rất khó để tiếp nhận tác phẩm.
b. Lý thuyết về dạy học tích hợp trong môn Ngữ Văn
Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn. Một trong những phương pháp dạy học tích hợp có hiệu quả là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục văn hoá, đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... 
Việc vận dụng Phương pháp dạy học (PPDH) tích hợp là một trong những cơ sở đánh giá hiệu quả của một tiết dạy về mặt phương pháp. 
Khi dạy bài “Lời tiễn dặn” (Tiễn dặn người yêu - Xống chụ xon xao), người dạy có thể tích hợp giáo dục bản sắc văn hoá của người dân tộc Thái. Đây sẽ là nền tảng quan trọng để người học tiếp cận một văn bản truyện thơ của người dân tộc thiểu số và bồi dưỡng tình yêu, vốn hiểu biết, ý thức trân trọng và gìn giữ nét đẹp văn hoá các dân tộc trên đất nước Việt Nam.
2.2. Cơ sở thực tiễn
a.Thực trạng học sinh
 Khoảng cách tiếp nhận là khoảng trống của bạn đọc - học sinh THPT về một nền văn hóa (gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của con người) được miêu tả trong tác phẩm văn chương nghệ thuật. Nói cách khác, đây là những khó khăn, vướng mắc mà học sinh THPT gặp phải khi tiếp nhận một tác phẩm là truyện thơ của đồng bào dân tộc thiểu số. 
Để có cái nhìn toàn diện về thực trạng dạy - học văn tác phẩm của người dân tộc thiểu số và truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” nói riêng, người viết đã sử dụng phiếu trắc nghiệm để đánh giá mức độ hiểu biết cũng như hứng thú của học sinh THPT với phần văn học này. Việc khảo sát được tiến hành trên hai lớp 10C4,10C2 ở trường THPT Như Xuân (Nội dung phiếu khảo sát được trình bày ở phần Phụ lục). Kết quả thu được qua phiếu trắc nghiệm, cho thấy:
Đa phần học sinh không có hứng thú với phần văn văn bản này, có rất nhiều lí do, như:
- Học sinh ngày nay có vốn hiểu biết về bản sắc văn hoá của dân tộc rất hạn chế, đặc biệt là văn hoá vùng cao vốn có một khoảng cách nhất định đối với đại đa số các em học sinh ở miền xuôi, ở thành phố. Điều này là một nguyên nhân làm giảm đi sự yêu thích, hứng thú ở các em
- Học sinh còn học tập một cách khuôn mẫu, thụ động, chưa phát huy tính chủ động, tích cực khi tiếp cận tác phẩm. Một bộ phận giáo viên cũng xem nhẹ tầm quan trọng của phần văn học dân gian Việt Nam, những lí do này khiến truyện thơ các đồng bào dân tộc thiểu số trở thành một món ăn tinh thần thiếu tính hấp dẫn với cả người dạy lẫn người học.
Trong đó phải kể đến nguyên nhân khoảng cách văn hoá khá lớn, khiến không chỉ học sinh mà cả giáo viên cũng khó hình dung được bối cảnh tác phẩm ra đời, khó nắm bắt được những quan niệm cũng như suy nghĩ của tác giả, từ đó hạn chế trong tiếp nhận và cảm thụ những giá trị quý báu của các tác phẩm văn học này.
b. Thực trạng giáo viên
Văn học dân gian Việt Nam, nhất là truyện thơ không phải là mảng kiến thức mới mẻ, nhưng cũng chưa thu hút sự đầu tư toàn diện, đồng đều của đội ngũ giáo viên, bởi:
- Phần nhiều những tác phẩm văn học dân gian có thời lượng dạy học chưa tương xứng với vị trí, vai trò của mình trong toàn bộ tiến trình phát triển của văn học. Nhiều bài bị lược bỏ, trong đó bài “Lời tiễn dặn” (trích Tiễn dặn người yêu) đã chuyển sang phần đọc thêm Đây là một phần lí do khiến bộ phận này chưa được quan tâm thực sự. 
- Phần văn học dân gian không nằm trong cấu trúc đề thi THPT quốc gia, đây là một trong những lí do quan trọng khiến nhiều giáo viên có xu hướng xem nhẹ.
Chính những lí do cơ bản ấy khiến cho bài “Lời tiễn dặn” hầu hết được dạy qua loa, chiếu lệ, ít đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ để đổi mới. Vì vậy, học sinh đã không hứng thú lại khó khăn khi tiếp nhận, điều này dẫn đến việc học văn một cách nhàm chám, kém thú vị.
Những tác phẩm truyện thơ của người dân tộc Thái là di sản quý giá của nền văn học nói riêng và nền văn hoá Việt Nam nói chung. Những sáng tác này không chỉ cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc, chân thực về đời sống các dân tộc mà còn góp phần thúc đẩy sự pháp triển của văn học viết. Thiết nghĩ với tầm quan trọng như thế, việc tìm ra những biện pháp phù hợp để khơi gợi hứng thú cho học sinh khi tiếp cận các tác phẩm này là một điều rất có ý nghĩa.
2.3. Các biện pháp tích hợp giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc Thái cho học sinh lớp 10 THPT khi dạy bài “Lời tiễn dặn”.
2.3.1. Tìm hiểu văn hoá dân tộc Thái qua phần chuẩn bị bài học “Lời tiễn dặn”.
Để có một tiết học thành công, phần chuẩn bị bài của thầy và trò vô cùng quan trọng. Trước khi học bài “Lời tiễn dặn”, giáo viên phân công nội dung tìm hiểu cho học sinh, tập trung vào các vấn đề sau:
* Tìm hiểu khái quát về dân tộc Thái ở Việt Nam
Dân tộc Thái là một trong 54 dân tộc có mặt, sinh sống trên đất nước Việt Nam từ hơn 1000 năm trước trong các cuộc thiên di trong lịch sử. Dân tộc Thái ở Việt Nam có số dân đứng thứ 3 cả nước sau người Kinh và người Tày với số dân hơn 1,3 triệu người, chủ yếu sống ở vùng núi phía Tây Bắc và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Trải qua hàng trăm năm sinh sống và lao động sản xuất, người dân tộc Thái đã tạo dựng nên được những nét văn hóa độc đáo và đặc sắc cho dân tộc và vùng miền, với những nét đặc sắc về bản sắc văn hóa kiến trúc nhà ở, trang phục thổ cẩm, văn hóa ẩm thực, phong tục tập quán, chữ viết, truyền thống lao động sản xuất vật chất Tất cả góp phần làm nên sự phong phú và đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Người Thái có mặt ở Việt Nam có ngôn ngữ và chữ viết riêng. Người Thái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái, thuộc ngôn ngữ Thái – Kadai. Trong nhóm này có tiếng Thái của người Thái Lan, tiếng Lào của người Lào, tiếng Shan của người Myanmar và tiếng Choang ở miền Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam chúng ta, 8 dân tộc ít người, bao gồm Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái đều được xếp chung là nhóm ngôn ngữ Thái. Người Thái cư trú ở một số tỉnh chủ yếu sau đây tại Việt Nam: Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An. Người Thái ở 8 tỉnh này chiếm 97,6% dân số. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thái ở nước ta có 1.550.423 người, là dân tộc đứng thứ 3 về dân số tại Việt Nam. Con số thống kê này so với 10 năm trước, năm 1999 tăng hơn 200.000 người. Đó là một tỉ lệ tăng vừa phải trong cộng đồng cư dân các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
* Tìm hiểu tục ở rể của người Thái
Để hiểu được những gian truân, trắc trở của nhân vật Anh và Chị trong đoạn trích “Lời tiễn dặn”, giáo viên và học sinh cần được tìm hiểu một trong những phong tục rất lâu đời của người Thái, đó là tục ở rể.
Chàng trai Thái khi đến tuổi lấy vợ sẽ tự đi tìm người con gái mà mình ưng ý, sau đó được bố mẹ nhờ một ông mối đến nhà cô gái để làm mối. Nếu gia đình cô gái ưng ý, chàng trai sẽ bắt đầu cuộc đời ở rể.
Chàng trai đem lễ vật đến nhà cô gái xin ở rể. Nguồn internet.
Chọn ngày lành tháng tốt, bố mẹ chàng trai chuẩn bị sính lễ để chàng trai đến nhà cô gái ở rể. Lễ vật gồm: một chiếc áo, một con gà mổ sẵn, một gói cơm, một chai rượu và một cái “Toong bai”- dụng cụ “đựng vía” được làm bằng một sợi dây mây, một đầu được cuộn xoắn lại. “Toong bai”, theo quan niệm của người Thái là để cho vía chú rể trú ngụ ở đó. Ông mối sẽ là người trực tiếp đưa chàng trai đến nhà cô gái. Sau khi kiểm xong lễ vật, nhà gái đưa lễ vật lên bàn thờ để báo cho tổ tiên biết nhà đã có chàng rể. Trong thời gian ở rể, chàng trai được đối xử như một thành viên của gia đình. Công làm việc hàng năm của chàng rể được quy ra bạc trắng hoặc hiện vật cưới sau này. 
Tục ở rể thường (ở rể tạm thời): Chú rể ở cho đến ngày cưới thì thôi, thường là mười lăm ngày, bởi vì ngày cưới cũng không xa. Đây là tục ở rể của con nhà giàu, ở cho có lệ. Có nơi chàng rể không sang ở mà cho “côn hươn” (người làm trong nhà) sang ở rể thay.
Ở rể định ngày: khoảng vài ba năm, việc này do nhà gái định. Đây là những chàng rể ít tiền của, phải ở làm công để thế của, chàng rể này được coi như con trai trong gia đình.
Ở rể lâu dài: tục ở rể này không định kỳ. Đây là những chàng rể nghèo, ở để làm công cho cha mẹ vợ và cũng để nhà gái thử thách khả năng lao động, thử thách khả năng cáng đáng mọi công việc trong gia đình. Dù là chàng trai nào, khi ở rể cũng không được ăn cơm cùng mâm với mẹ vợ và các chị dâu, chị gái, em dâu, em gái trong gia đình vợ. Khi chưa được chính thức là chồng cô gái, chàng rể phải ngủ riêng ở gian ngoài.
* Tìm hiểu tục cưới hỏi của người Thái
Một trong những phong tục nữa của người Thái được phản ánh trong đoạn trích “Lời tiễn dặn”, đó là tục cưới hỏi. 
Theo truyền thống, việc cưới hỏi là việc hệ trọng của cả đời người nên được cả cộng đồng và các gia đình rất coi trọng. Con trai, con gái dân tộc Thái, khi trưởng thành, muốn lấy vợ lấy chồng đều được tự do tìm hiểu, ít có sự sắp đặt của cha mẹ. Đồng bào quan niệm con trai muốn lấy vợ thì phải chăm chỉ lao động, đặc biệt là đan lát. Con gái thì phải biết thêu khăn piêu, biết dệt vải. Khi đôi nam nữ đã thương nhau, muốn nên vợ chồng, nhà trai cho bà mối với 1 người bà con trong họ hàng mang lễ vật gồm chuối và mía sang nhà gái dạm hỏi, xin cho con trai mình được đi lại bên nhà gái để tìm hiểu. Người con trai nếu ưng người con gái phải đi làm rể (tục ở rể ).
Theo phong tục người Thái đen, cô dâu làm lễ búi tóc “Tằng cẩu”. Nguồn internet.
Qua thời gian thử thách, nếu ưng ý nhà gái sẽ gửi lời báo cho nhà trai ðã ưng thuận người con trai và đồng ý cho tổ chức lễ thành hôn. Nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt cho ông mối, bà mối cùng một số người đại diện nhà trai sang nhà gái làm lễ ăn hỏi (gọi là vay trai). Đồ lễ là một con lợn 20 kg, 1 đôi gà trống, mái để nhà gái thờ cúng tổ tiên, 10 lít rượu, 10 kg gạo nếp để làm cỗ mời họ hàng gia đình bên nhà gái. Mai mối hai bên bàn bạc chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ cưới.
Theo phong tục, khi tổ chức lễ cưới nhà trai sẽ phải mang đến nhà gái 1 đôi gà, 1 đôi tóc độn, 1 đôi vòng, 1 trâm cài bằng bạc, 4 sải vải khít (tức là vải thổ cẩm dệt bằng tay). Những thứ này được hai người phụ nữ có cuộc sống gia đình hạnh phúc bên nhà trai mang đến trước hôm tổ chức cưới làm lễ khửn cảu cho con dâu (tức là làm lễ búi tóc giữa đỉnh đầu). Búi tóc lên giữa đỉnh đầu là dấu hiệu  người phụ nữ đã có chồng. Ngày hôm sau đoàn nhà trai sẽ mang một con lợn từ 70 đến 80 kg, rượu 70 lít, gạo 70 kg  tùy theo lượng khách nhà gái nếu nhiều thì phải mang nhiều. Ngoài ra không thể thiếu 2 đôi gà, cùng các đồ lễ khác gọi là tánh hắp hó gồm  một gói muối, một gói gừng, một gói trầu cau, một gói thuốc lào, một gói cá (2 con). Số lượng tánh hắp hó nhiều hay ít là tùy thuộc bên nhà gái yêu cầu. Ngoài ra còn có tiền công nuôi dưỡng người con gái nhà trai phải trả cho bên nhà gái. Số tiền này tùy thuộc vào 2 bên gia đình bàn bạc thống nhất. Có một số nơi tiền công nuôi dưỡng sẽ là 5 đồng tiền bạc trắng. Tất cả các lễ vật đều được bàn giao cho bên nhà gái và đặt trước bàn thờ để ông mối báo cáo với tổ tiên..  
Áo Coóng và lễ vật tặng cô dâu.   Nguồn internet.
Sau lễ cưới, người con trai tiếp tục ở rể (thời gian tùy từng gia đình), sau đó bên nhà trai mới mang lợn, rượu, gạo để tổ chức lễ xin đón dâu về nhà chồng. Lúc đó, bố mẹ vợ chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng sử dụng trong gia đình cho con gái như: dao, súng, chăn đệm, khăn piêu, các con giống, hạt giống, xoong, nồi, bát, đũa... Những đồ lễ này sẽ được giao cho bên gia đình nhà chồng khiêng về và làm lễ nhập gia cho cô dâu. Nhà trai lại tổ chức cỗ đông vui mời bà con hai họ, bạn bè đến ăn chúc phúc cho đôi vợ chồng.
Tuy nhiên, nhân vật Anh và Chị trong đoạn trích “Lời tiễn dặn” phải chịu nhiều bất công, ngang trái bởi cha mẹ cô gái tham phú phụ bần. Chỉ vì khinh Anh nghèo hèn, nên khi Anh nhờ người làm mối dẫn đến cho xin ở rể thì cha mẹ cô gái gạt phắt. Ngược lại, vì tối mắt trước tiền bạc, họ lại bằng lòng cho một người đàn ông lạ ở rể dù cho người này cư xử thiếu lễ độ, ứng xử lại hèn hạ. Anh vì vậy mà đau khổ bỏ nhà đi, quyết làm giàu rồi sẽ trở về cưới Chị. Nhưng khi Anh trở về, cũng là lúc người đàn ông kia hết hạn ở rể. Chị đã thuộc về người khác. Anh đau đớn đi theo tiễn dặn người yêu đã cùng gắn bó từ lâu.
 2.3.2. Tái hiện cảnh Anh tiễn Chị về nhà chồng trong đoạn trích “Lời tiễn dặn”
“Tiễn dặn người yêu” là câu chuyện kể về  sự trắc trở trong tình yêu và hôn nhân của đôi bạn tình người Thái. Hai người 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_ban_sac_van_hoa_dan_toc_thai_khi_day.doc