SKKN Kết hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh lớp 10 trong giảng dạy môn Ngữ Văn

SKKN Kết hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh lớp 10 trong giảng dạy môn Ngữ Văn

 Giáo dục đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân. Vì vậy, hội nghị Trung ương VIII khoá XI đã yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Bên cạnh việc phát triển trí tuệ, phẩm chất tư duy còn phải chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh. Vì vậy, vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh ở các nhà trường được coi là nhiệm vụ cấp thiết.

 Giáo dục đang tích cực và hướng con người tới phát triển toàn diện, nhưng công tác giáo dục hiện nay đang đứng trước bao thách thức, khó khăn. Từng ngày, từng giờ trên các phương tiện thông tin đại chúng , trong các câu chuyện giáo dục, chúng ta phải nghe bao câu chuyện khiến người đào tạo sản phẩm con người phải suy nghĩ, trăn trở. : Đây đó những học sinh vô lễ, đánh thầy cô giáo của mình, đâu đó những học sinh đánh nhau ngay trước cổng trường, những clip bạo lực được quay và tung lên mạng Có không ít thanh niên chạy theo lối sống tự do tư sản, sống ích kỉ, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ, thiếu lí tưởng, dễ sa vào các tệ nạn xã hội Và còn đó những âu lo của cha ông khi con trẻ do ảnh hưởng của hội nhập mà đang quay lưng lại với truyền thống, đang bỏ qua những nề nếp đẹp mà bao đời nay dân tộc gìn giữ, phát huy. Có thể nói việc giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông là một vấn đề vô cùng quan trọng, là trách nhiệm của từng gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Là một giáo viên THPT, tôi nhận thấy việc chú trong giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay không chỉ là việc làm cần thiết mà còn là trách nhiệm lớn lao, nặng nề của mỗi người giáo viên.

 Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Kết hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh lớp 10 trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn

 

doc 18 trang thuychi01 5642
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kết hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh lớp 10 trong giảng dạy môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
 TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KẾT HỢP GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN
Người thực hiện: Phạm Thị Tuyết
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
Phần một: Mở đầu
I. Lí do chọn đề tài :.. Trang 1
II. Mục đích nghiên cứu:  .Trang 1
III. Đối tượng nghiên cứu:Trang 2
IV. Phương pháp nghiên cứu: ..Trang 2
Phần hai: Nội dung:
Chương I: Cơ sở nghiên cứu:.Trang 2
Chương II: Nội dung và biện pháp thực hiện: ....Trang 3
- Giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh qua giờ đọc hiểu văn bản: ...Trang 3
- Giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh qua giờ tập làm văn:  Trang 8
Phần ba: Kết luận:.Trang 14
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
 Giáo dục đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân. Vì vậy, hội nghị Trung ương VIII khoá XI đã yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Bên cạnh việc phát triển trí tuệ, phẩm chất tư duy còn phải chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh. Vì vậy, vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh ở các nhà trường được coi là nhiệm vụ cấp thiết.
 Giáo dục đang tích cực và hướng con người tới phát triển toàn diện, nhưng công tác giáo dục hiện nay đang đứng trước bao thách thức, khó khăn. Từng ngày, từng giờ trên các phương tiện thông tin đại chúng , trong các câu chuyện giáo dục, chúng ta phải nghe bao câu chuyện khiến người đào tạo sản phẩm con người phải suy nghĩ, trăn trở. : Đây đó những học sinh vô lễ, đánh thầy cô giáo của mình, đâu đó những học sinh đánh nhau ngay trước cổng trường, những clip bạo lực được quay và tung lên mạngCó không ít thanh niên chạy theo lối sống tự do tư sản, sống ích kỉ, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ, thiếu lí tưởng, dễ sa vào các tệ nạn xã hội Và còn đó những âu lo của cha ông khi con trẻ do ảnh hưởng của hội nhập mà đang quay lưng lại với truyền thống, đang bỏ qua những nề nếp đẹp mà bao đời nay dân tộc gìn giữ, phát huy. Có thể nói việc giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông là một vấn đề vô cùng quan trọng, là trách nhiệm của từng gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Là một giáo viên THPT, tôi nhận thấy việc chú trong giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay không chỉ là việc làm cần thiết mà còn là trách nhiệm lớn lao, nặng nề của mỗi người giáo viên.
 Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Kết hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh lớp 10 trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn
 Qua nghiên cứu, tôi nhận thấy vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức hay giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là đề tài đã được không ít đồng nghiệp triển khai, không chỉ ở môn ngữ văn mà ở rất nhiều môn học khác. Vậy nên, qua đề tài này tôi mạn phép xin nêu một số kinh nghiệm, thể nghiệm của bản thân về việc kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh lớp 10 thông qua một số tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam, thuộc chương trình ngữ văn lớp 10- ban KHXH-NV
II. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm khẳng định vai trò của việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh lớp 10 qua giờ dạy văn ở nhà trường phổ thông.
- Đưa ra một số giải pháp trong việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua dạy các tác phẩm văn học trong nhà trường. Góp phần đào tạo cho đất nước những thế hệ học sinh không chỉ có tài năng mà còn có tâm hồn trong sáng, có lối sống lành mạnh, giàu lòng nhân ái
III. Đối tượng nghiên cứu:
 Học sinh lớp 10- ban KHXH-NV trường THPT Hậu Lộc 2- huyện Hậu Lộc -Tỉnh Thanh Hoá
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành SKKN, tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp: Phương pháp quan sát, phân tích và đánh giá tình hình thực tế, phương pháp khảo sát bằng phiếu học tập, phương pháp tổng hợp, khái quát
PHẦN HAI: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
1. Về lí luận
 Văn học là một loại hình nghệ thuật đặc thù. Chức năng chủ yếu của văn học không chỉ là khơi dậy ở người đọc những tình cảm thẩm mĩ mà còn đem lại những nhận thức về cuộc sống và con người. Quan trọng hơn, văn chương còn có khả năng nhân đạo hoá con người, nghĩa là nó có chức năng giáo dục, bồi đắp nuôi dưỡng tâm hồn con người, giúp con người hướng thiện. Nắm được đặc điểm đó của văn học, là một giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn, tôi thấy mình phải có trách nhiệm giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua những bài học trên lớp. Người dạy văn không chỉ đơn thuần truyền thụ kiến thức văn chương mà còn là một nhà giáo dục. Những bài học tư tưởng, đạo đức được lồng ghép hoặc rút ra từ những văn bản không phải là những giáo lí khô khan, ngược lại rất sinh động, giúp học sinh dễ khắc sâu hơn. 
 Trong chương trình ngữ văn THPT, tôi nhận thấy các tác phẩm Ngữ văn lớp 10 có khả năng đặc biệt trong việc khơi gợi tình cảm, giáo dục tư tưởng đạo lí cho học sinh, đặc biệt là phần văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam. Từ nội dung bài học, giáo viên định hướng cho học sinh có những nhận thức, tư tưởng đúng đắn, biết sống và hành động theo đạo lí, có những tình cảm nhân văn cao đẹp, giúp hoàn thiện nhân cách.
2. Về thực trạng vấn đề
 Đạo đức là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân con người với tập thể, với cộng đồng xã hội. Đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách, là nền tảng của bản chất con người. Để vươn tới sự hoàn thiện, trước hết con người phải vươn lên về đạo đức. Vậy mà trong xã hội hiện nay lại còn không ít những hiện tượng tiêu cực, những hành vi xấu thiếu nhân cách đã và đang từng bước làm tổn hại đạo đức truyền thống của thế hệ trẻ chúng ta. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua các môn học trong nhà trường là hết sức cần thiết và cấp bách .Người giáo viên lên lớp ngoài nhiệm vụ hướng dẫn các em tiếp nhận kiến thức văn hóa mà còn phải hình thành cho các em những khái niệm về nhân cách, đạo đức. Vì xưa nay trong việc đào tạo con người, văn chương vẫn được sử dụng như một công cụ đắc hiệu. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của văn chương trong việc xây dựng và giữ gìn đạo đức xã hội, đúng như vai trò xã hội nhân văn của nó. Nếu nói người giáo viên là kĩ sư tâm hồn thì điều đó đúng nhất với các thầy cô giáo dạy văn. Vì văn học chính là bộ môn dễ gây xúc động vui buồn, tác động nhiều nhất đến thế giới nội tâm của con người. Tuy vậy, trong thực tế giảng dạy, nhiều giáo viên còn coi nhẹ điều này mà họ cho rằng dạy đạo đức trong nhà trường là việc của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân. Trong mục tiêu bài dạy có mục giáo dục tình cảm, thái độ cho học sinh, thế nhưng khi lên lớp, giáo viên lại chỉ lo làm sao truyền thụ được hết, được đầy đủ kiến thức sách giáo khoa mà không chú ý đến việc giáo dục tình cảm, thái độ cho học sinh. Có thể nói, nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp đạo đức của học sinh có nhiều, trong đó không thể đề cập đến lí do này. 
 Như vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thì người giáo viên phải có những nhận thức đúng đắn và đưa vấn đề giáo dục đạo đức vào trong nhiệm vụ giảng dạy của mình. Đó là nội dung mà tôi muốn đặt ra trong bài viết này.
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 Chương trình Ngữ văn lớp 10 ban KHXH-NV được phân phối học 4 tiết/tuần. Ngoài ra, đối tượng học sinh học ban này đều có định hướng thi đại học các khối C,D nên học sinh được nhà trường tổ chức cho học thêm 1 buổi chiều/tuần (theo nguyện vọng của phụ huynh và học sinh). Nội dung chương trình học buổi chiều chủ yếu là tiếp tục củng cố kiến thức của chương trình trong sách giáo khoa, đồng thời rèn luyện cho học sinh các kĩ năng như đọc hiểu, kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, hướng dẫn cách hành văn ở cả hai dạng bài : nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Do đó , qua kinh nghiệm giảng dạy, tôi nhận thấy, giáo viên dạy văn có thể kết hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh trong bộ môn của mình qua hai hình thức: Qua một số bài đọc hiểu văn bản trong sách giáo khoa và qua rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội.
I. Giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh qua các giờ đọc hiểu văn bản.
 Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của một giờ đọc văn là giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác, phân tích những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học. Giờ học phải gây hứng thú cho học sinh, khơi gợi cho các em những rung động thẩm mĩ trước vẻ đẹp của văn chương nghệ thuật. Tuy nhiên, văn học không chỉ có chức năng nhận thức và thẩm mĩ, nó còn có chức năng giáo dục. Nhiều tác phẩm Ngữ văn lớp 10 đã khơi dậy cho học sinh những tình cảm nhân văn cao đẹp, lành mạnh, chứa đựng trong đó nhiều bài học tư tưởng đạo lí sâu sắc. Vì vậy, ngay từ khâu soạn giáo án, tôi không bao giờ bỏ qua một ý của phần mục tiêu bài học, đó chính là định hướng tình cảm, thái độ của học sinh qua bài học. Từ việc xác định đúng mục tiêu và trọng tâm bài học, tôi đã hướng dẫn học sinh thực hiện phần đọc hiểu đạt hiệu quả. Học sinh không chỉ nắm được giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm mà còn nhận thức, rút ra được nhiều bài học đạo lí sâu sắc. Để thực hiện được điều này, tôi thường sử dụng hai phương pháp: 
Thứ nhất: Đặt ra các câu hỏi, khơi gợi để học sinh tự rút ra bài học tư tưởng, đạo lí. Phần này thường được nêu ở cuối mỗi bài học hoặc ở phần ôn tập, xem như một khái quát quát, nâng cao vấn đề và liên hệ bản thân.
Ví dụ: - Sau khi học xong truyện cười “Tam đại con gà”, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
 - Qua “ Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ”, em rút ra được bài học gì về dựng và giữ nước?
 - Mảng thơ văn yêu nước thời trung đại giáo dục chúng ta điều gì?
Những câu hỏi như thế vừa giúp kiểm tra được mức độ tiếp thu bài học của học sinh, vừa kiểm tra được năng lực đánh giá khái quát và nâng cao vấn đề, đặc biệt, góp phần đắc lực vào việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh, định hướng cho các em những gì cần học hỏi, cần phát huy và những điều không nên, cần phải đấu tranh loại bỏ. Những bài học tư tưởng đạo đức như thế không phải là những giáo lí khô khan mà nó được thể hiện sinh động qua hình tượng và ngôn ngữ nghệ thuật, chắc chắn sẽ có khả năng lan thấm sâu hơn vào tâm hồn và nhận thức của học sinh . 
Thứ hai: Tổ chức cho các em thảo luận nhóm theo từng chủ đề: Hình thức này phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Mỗi thành viên trong nhóm đều phải làm việc, sau đó tập trung ý kiến để xây dựng phương án trả lời đầy đủ, chính xác nhất. Tôi thường sử dụng hình thức này đối với bài mang tính chất khái quát, ôn tập.
Ví dụ 1: Sau khi học xong phần văn học dân gian, giáo viên có thể nêu câu hỏi để học sinh thảo luận, câu hỏi có thể phân loại theo từng thể loại. 
 Nhóm 1: Qua sử thi anh hùng Tây Nguyên, em thấy những phẩm chất cao đẹp nào của người anh hùng được ca ngợi?
Nhóm 2: Trong truyện cổ tích , tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí nhân sinh sâu sắc gì?
 Nhóm 3: Bên cạnh việc phản ánh những cái đáng cười, truyện cười còn khuyên nhủ ta điều gì?
Nhóm 4: Qua những chùm ca dao đã học, em hãy rút ra cho mình những bài học nhân sinh ?
Ví dụ 2: Sau khi học xong phần văn học trung đại của lớp 10, ở bài ôn tập, giáo viên có thể nêu một số câu hỏi tương tự như thế để các nhóm thảo luận tìm ra bài học tư tưởng đạo lí
1. Phần văn học dân gian: Sau đây, tôi xin nêu một số bài học tiêu biểu của phần văn học dân gian mà ở đó thông qua sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh đã rút ra những bài học tư tưởng đạo lí rất ý nghĩa và thiết thực
- Bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam” : Văn học dân gian là một bộ phận quan trọng của văn học Việt Nam, đóng vai trò nền tảng cho sự hình thành và phát triển của văn học viết. Ở phần này, ngoài kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, tôi định hướng cho học sinh ý thức trân trọng di sản văn học dân tộc, nhấn mạnh vai trò nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn con người của bộ phận văn học này. Giáo viên có thể lấy dẫn chứng từ bài hát ru, những câu ca dao, dân ca, những câu chuyện cổ tích từ thuở ấu thơ các em đã được nghe bà, nghe mẹ kểỞ đó, người lớn muốn nhắn gửi cho con trẻ bao điều ý nghĩa: Lòng kính yêu, biết ơn đối với ông bà, cha mẹ; tình yêu thương đoàn kết anh em; dạy chúng ta biết yêu quê hương đất nước, biết sống nhân ái, thuỷ chung nghĩa tình, luôn có niềm tin vào cuộc sống, vào điều thiện và chính nghĩa
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm vẫn về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Gb,Hoa của đất, người trồng cây dựng của
 ( Nguyễn Khoa Điềm)
- Bài “ Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ”: Nội dung chủ yếu giáo viên cần khai thác trong bài học này là phân tích quá trình An Dương Vương xây thành chế nỏ giữ nước, bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu, đánh giá thái độ của nhân dân đối với các nhân vật. Sau khi giải quyết xong những nội dung trên, tôi đã cho học sinh thảo luận các vấn đề sau: 
+ Bài học dựng nước và giữ nước mà ông cha ta muốn gửi gắm qua câu chuyện này là gì?
+ Ta học được điều gì về thái độ, cách đánh giá của tác giả dân gian đối với nhân vật Mị Châu?
Kết quả qua thảo luận cộng với sự định hướng của giáo viên, các em đã nhận thức được nhiều vấn đề ý nghĩa: Bài học cảnh giác trong giữ nước, mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể. Đồng thời học tập ở tác giả dân gian cái nhìn vừa nghiêm khắc công minh vừa bao dung nhân hậu, vị tha đối với một công chúa vừa đáng thương vừa đáng trách như Mị Châu.
- Với truyện cổ tích “Tấm Cám”: Học sinh sẽ hiểu được cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác luôn là cuộc đấu tranh gian nan, nhưng câu chuyện cũng gieo vào lòng các em một niềm tin mạnh mẽ, niềm lạc quan tin tưởng rằng cái thiện, người hiền sẽ luôn chiến thắng còn cái ác, kẻ xấu sẽ bị trừng trị thích đáng.
- Đằng sau câu chuyện cười “ Tam đại con gà” là bài học rất thiết thực đối với học sinh: Không nên dấu dốt, không được học thói sĩ diện hão, khoe khoang.
- Đến với chùm “ca dao hài hước châm biếm”, các em có thể học được từ cha ông bài học nhân hết sức sâu sắc: Đó là tình yêu cuộc sống, là niềm lạc quan tin tưởng vào cuộc sống. Dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào, con người ta cũng phải biết vươn lên , chiến thắng hoàn cảnh để mà vui sống.
- Chùm “ ca dao than thân” và “ca dao yêu thương tình nghĩa” đã giáo dục cho các em những tình cảm nhân văn đáng quý: Biết đồng cảm, sẻ chia với những bất hạnh của con người, biết sống thuỷ chung , đặc biệt đề cao cái nghĩa cái tình trong quan hệ giữa người với người
Như vậy, từ một số ví dụ trên có thể một lần nữa khẳng định vai trò nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn, nhân cách cho học sinh của bộ phận văn học dân gian. Từ đó tiếp tục định hướng thái độ trân trọng, giữ gìn di sản văn học dân gian của thế hệ trẻ.
2. Phần văn học trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 10 bắt đầu học các tác phẩm từ thế kỉ X-thế kỉ XVIII. Hai nội dung cơ bản của văn học trung đại là yêu nước và nhân đạo. Do đó, nhiều tác phẩm có khả năng giáo dục cho học sinh hai tư tưởng này.Tôi đã sử dụng phương pháp thống kê, phân loại tác phẩm đã học theo hai nội dung, yêu cầu học sinh xếp các tác phẩm (đoạn trích) vào 2 nhóm:
Nhóm 1: Tác phẩm mang nội dung yêu nước:
Nhóm 2: Tác phẩm mang nội dung nhân đạo
 Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)
Cáo bệnh, bảo mọi người ( Mãn Giác)
 Nỗi lòng (Đặng Dung)
 Nhàn ( Nguyễn Bỉnh Khiêm)
 Hứng trở về (Nguyễn Trung Ngạn)
 Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ)
Vận nước ( Pháp Thuận)
 Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( Đặng Trần Côn)
Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)
Nỗi sầu oán của người cung nữ
 ( Nguyễn Gia Thiều)
+ Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi)
 Truyện Kiều (Nguyễn Du )
 Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
 Đọc Tiểu Thanh kí ( Nguyễn Du)
 Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung)
 Ngọc Hoa đối mặt với bạo chúa 
( Trích “ Phạm Tải-Ngọc Hoa)
Thái phó Tô Hiến Thành( Trích “Đại Việt sử lược” )
Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên)
Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn ( Ngô Sĩ Liên)
 Tựa “Trích diễm thi tập” (Hoàng Đức Lương)
Từ bảng thống kê trên, giáo viên hướng dẫn mỗi nhóm thảo luận để rút ra tư tưởng đạo lí mà các em đã nhận thức được: 
- Nhóm 1: Tác phẩm mang nội dung yêu nước đã phần nào giúp các em nhận thức được quá khứ lích sử đầy vẻ vang, anh dũng của dân tộc, giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào tự, tôn dân tộc, lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù, tình yêu thiên nhiên; học được từ những nhân vật lịch sử, từ các tác giả những bài học nhân cách cao đẹp; để từ đó nhận thức được bổn phận, trách nhiệm của thế hệ mình đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị tinh thần cao qúy đó của cha ông.
- Nhóm 2: Những tác phẩm mang nội dung nhân đạo đã khơi dậy ở các em những tình cảm nhân văn : Biết yêu thương, đồng cảm với con người; biết dũng cảm lên án, đấu tranh với những thế lực bất công, tàn bạo chà đạp con người; biết bảo vệ, tôn vinh những vẻ đẹp của con ngườiNhiều tác phẩm còn dạy các em cần có niềm lạc quan tin tưởng vào cuộc sống, có thái độ sống không màng danh lợi, coi thường công danh phú quý
 Cũng cần nhấn mạnh một điều rằng văn học trung đại Việt nam tồn tại và phát triển trong hình thái xã hội phong kiến, chịu sự chi phối chủ yếu của hệ tư tưởng Nho giáo và tác giả của văn học trung đại đều là tầng lớp trí thức phong kiến. Vì vậy những mẫu hình nhân cách và những bài học đạo lí rút ra từ các tác phẩm trên ít nhiều mang sắc thái riêng của tư tưởng phong kiến nho giáo.Tuy nhiên, những gì thuộc về đạo lí truyền thống dân tộc, những gì gọi là chất nhân văn của con người thì vẫn còn nguyên giá trị ở mọi thời đại.Thế hệ trẻ ngày nay vẫn biết cách vận dụng , tiếp thu tinh hoa tư tưởng của cha ông cho phù hợp với hoàn cảnh.
 Sau đây là một số tác phẩm tiêu biểu giáo viên cần hướng dẫn học sinh rút ra bài học giáo dục tư tưởng, đạo lí:
- Bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão và “ Nỗi lòng” của Đặng Dung: Giáo dục lí tưởng sống cho thế hệ trẻ: Phải có ước mơ, hoài bão xây dựng công danh sự nghiệp, cống hiến cho đất nước; có tinh thần xả thân chiến đấu, quyết chiến quyết thắng kẻ thù.
- Các tác phẩm của Nguyễn Trãi: Cuộc đời, nhân cách và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi là bài học lớn về lí tưởng nhân nghĩa cao đẹp, về tấm lòng ưu ái với dân với nước, sự tận trung với đất nước
- Bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Bài học về lối sống thanh cao, không màng danh lợi, coi thường công danh phú quý.
- “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ: Qua hình tượng nhân vật Ngô Tử văn và lời bình cuối truyện, học sinh được giáo dục tinh thần dũng cảm nghĩa khí, dám đấu tranh chống lại cái xấu cái ác, cái bất công để bảo vệ công lí.
- “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” : Bài văn bia được khắc đề ở Văn Miếu Hà Nội và nội dung của nó đã có tác dụng không nhỏ trong việc động viên khích lệ kẻ sĩ và các thế hệ người Việt không ngừng phấn đấu học tập để đỗ đạt thành danh góp phần cống hiến xây dựng đất nước.
- Nguyễn Du và “Truyện Kiều”, “ Đọc Tiểu Thanh kí”: Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của ông là bài học lớn về tấm lòng nhân đạo cao cả, con mắt ông nhìn thấu 6 cõi, tấm lòng ông nghĩ suốt nghìn đời. Học tác phẩm của Nguyễn Du, các em biết yêu thương trân trọng con người, biết lên án cái xấu cái ác, biết đấu tranh vì tự do và công lí.
- Học 2 đoạn trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” và “Nỗi sầu oán của người cung nữ” giúp các em hiểu những bất hạnh mà người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải gánh chịu, hiểu cả những khát vọng nhân văn chính đáng mà họ ao ước: Đó là có được tình yêu, hạnh phúc trọng vẹn
Như vậy, bài học tư tưởng đạo lí được rút ra có thể là từ nội dung tác phẩm, cũng có khi là từ chính cuộc đời , nhân cách của tác giả. Bởi suy cho cùng, văn chương là con đẻ tinh thần của người nghệ sĩ, qua văn chương, nhà văn muốn gửi gắm những quan niệm, tư tưởng, tình cảm, ước mơ khát vọng đến với người đọc và mong chờ được độc giả đồng cảm, sẻ chia. Vì vậy, những điều xuất phát từ trái tim sẽ dễ dàng đến được với trái tim. Trong

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ket_hop_giao_duc_tu_tuong_dao_duc_cho_hoc_sinh_lop_10_t.doc