Vận dụng hiệu quả dạy – học theo định hướng phát triển năng lực vào văn bản “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu (Ngữ văn 10 - Chương trình cơ bản)”

Vận dụng hiệu quả dạy – học theo định hướng phát triển năng lực vào văn bản “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu (Ngữ văn 10 - Chương trình cơ bản)”

 Trong bối cảnh hội nhập thế giới và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, học sinh có thể tiếp nhận kiến thức từ nhiều kênh, nguồn khác nhau. Các nguồn thông tin phong phú, đa chiều mà người học có thể tiếp nhận đã đặt giáo dục trước yêu cầu cấp bách là cần phải đổi mới dạy và học.

 Công nghệ thông tin có vai trò rất lớn hỗ trợ trong hoạt động dạy học, không những thế các sản phẩm văn hóa, phim ảnh, băng đĩa, ca nhạc, internet, trò chơi điện tử.đã thâm nhập sâu rộng vào mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là thanh thiếu niên, khiến cho văn hóa đọc và việc yêu thích học môn văn đang dần bị mai một trong giới trẻ, nhiều học sinh không thích học môn văn hoặc đọc xong, học xong rồi học sinh có thể quên rất nhanh. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức tích cực, chủ động, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống đó thực sự là những thách thức lớn đối với ngành giáo dục nói chung, nhà trường và giáo viên nói riêng

 Bên cạnh đó, trong những buổi trao đổi chuyên môn và dự giờ của đồng nghiệp, tôi nhận thấy, đối với các văn bản văn học thời kì trung đại rất khó tiếp cận, nếu tiếp cận theo đặc trưng thể loại mà không chú ý đến việc vận dụng tích hợp liên môn, cũng như đổi mới cách truyền đạt kiến thức thì tiết học không hiệu quả.

 Bản thân tôi là một giáo viên dạy môn ngữ văn, tôi nhận thấy trong mỗi tiết dạy cần phải có sự sáng tạo về mặt phương pháp dạy học và áp dụng việc đổi mới phương pháp trong những lần đi học chuyên đề, việc sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là rất quan trọng, nó góp phần làm cho tiết dạy sinh động, tạo hứng thú cho học sinh học tập và chiếm lĩnh tri thức chủ động sáng tạo, vận dụng được hết vốn hiểu biết, các kĩ năng vào quá trình học.

 

docx 21 trang thuychi01 7842
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Vận dụng hiệu quả dạy – học theo định hướng phát triển năng lực vào văn bản “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu (Ngữ văn 10 - Chương trình cơ bản)”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I.MỞ ĐẦU.
2
I.1. Lí do chọn đề tài.
2
I.2. Mục đích nghiên cứu.
3
I.3. Đối tượng nghiên cứu.
3
I.4. Phương pháp nghiên cứu.
3
I.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
3
II.NỘI DUNG
3
II.1. Cơ sở lí luận.
3
II.2.Thực trạng của vấn đề.
4
II.3. Giải pháp cụ thể.
4
 Bước 1: Xác định nội dung chuyên đề
4
 Bước 2: Xác định yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ và định hướng năng lực.
5
 Bước 3: Lập bảng mô tả mức độ nhận thức.
5
 Bước 4: Biên soạn câu hỏi minh họa cho từng nội dung, mức độ nhận thức.
6
 Bước 5: Thiết kế bài giảng theo chuyên đề.
10
II.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
19
III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
20
III.1. Kết luận.
20
III.2. Kiến nghị.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
I.MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài:
 Trong bối cảnh hội nhập thế giới và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, học sinh có thể tiếp nhận kiến thức từ nhiều kênh, nguồn khác nhau. Các nguồn thông tin phong phú, đa chiều mà người học có thể tiếp nhận đã đặt giáo dục trước yêu cầu cấp bách là cần phải đổi mới dạy và học.
 Công nghệ thông tin có vai trò rất lớn hỗ trợ trong hoạt động dạy học, không những thế các sản phẩm văn hóa, phim ảnh, băng đĩa, ca nhạc, internet, trò chơi điện tử...đã thâm nhập sâu rộng vào mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là thanh thiếu niên, khiến cho văn hóa đọc và việc yêu thích học môn văn đang dần bị mai một trong giới trẻ, nhiều học sinh không thích học môn văn hoặc đọc xong, học xong rồi học sinh có thể quên rất nhanh. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức tích cực, chủ động, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống đó thực sự là những thách thức lớn đối với ngành giáo dục nói chung, nhà trường và giáo viên nói riêng
 Bên cạnh đó, trong những buổi trao đổi chuyên môn và dự giờ của đồng nghiệp, tôi nhận thấy, đối với các văn bản văn học thời kì trung đại rất khó tiếp cận, nếu tiếp cận theo đặc trưng thể loại mà không chú ý đến việc vận dụng tích hợp liên môn, cũng như đổi mới cách truyền đạt kiến thức thì tiết học không hiệu quả.
 Bản thân tôi là một giáo viên dạy môn ngữ văn, tôi nhận thấy trong mỗi tiết dạy cần phải có sự sáng tạo về mặt phương pháp dạy học và áp dụng việc đổi mới phương pháp trong những lần đi học chuyên đề, việc sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là rất quan trọng, nó góp phần làm cho tiết dạy sinh động, tạo hứng thú cho học sinh học tập và chiếm lĩnh tri thức chủ động sáng tạo, vận dụng được hết vốn hiểu biết, các kĩ năng vào quá trình học. 
 Từ những lí do khách quan và chủ quan như đã nói ở trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Vận dụng hiệu quả dạy – học theo định hướng phát triển năng lực vào văn bản “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu (Ngữ văn 10-chương trình cơ bản)” nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng, chiếm lĩnh tri thức của học sinh, phát huy tối đa năng lực thuyết trình, bồi dưỡng tâm hồn và bản thân giáo viên khi dạy văn bản này cũng thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
 Sáng kiến này được tôi phát triển từ bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp đã đạt giải ba (năm học 2014-2015) và kết hợp với phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong sáng kiến kinh nghiệm đã được Hội đồng khoa học cấp ngành xếp loại C (năm học 2014-2015).
I.2. Mục đích nghiên cứu:
Với những tiết học sử dụng phương pháp này đã giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh, vận dụng kiến thức một cách hiệu quả hơn, không khí lớp học sôi nổi hơn qua các phần thuyết trình. Không những thế, tiết học còn giúp học sinh vận dụng nhiều kiến thức của các môn học khác nhau vào chiếm lĩnh tri thức cũng như để học sinh có cách tổng hợp tri thức dễ nhớ hơn bằng sơ đồ tư duy.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 10A12 và 10A4 trường THPT Yên Định 1.
I.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phối hợp nhiều phương pháp trong đó chủ yếu là phương pháp: 
 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: đọc tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài,soạn bài giảng theo phương pháp, kế hoạch đã đề ra.
 Phương pháp thực hành: Soạn và thiết kế giáo án theo phương pháp định hướng năng lực, tiến hành thực nghiệm tại lớp 10A12 và 10A4.
I.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
 - Biên soạn câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực, sử dụng hiệu quả quá trình học chủ động, sáng tạo của học sinh, phát huy năng lực thuyết trình của HS có sử dụng tranh ảnh minh họa trên powerpoint.
 - Sử dụng hiệu quả sơ đồ tư duy vào tổng hợp kiến thức của từng chủ đề nội dung của bài học.
 - Không chỉ sử dụng tích hợp kiến thức địa lí, lịch sử, triết học mà bài học còn tích hợp cả phân môn tiếng Việt, làm văn: văn thuyết minh, văn nghị luận.
II. NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Dạy học theo định hướng năng lực nêu rõ: giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ học sinh tự lực và lình hội tri thức, chú trọng khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, chú trọng sử dụng các quan điểm phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực [1].
Dạy theo định hướng năng lực cho phép cá nhân hóa việc học: Trên cơ sở mô hình năng lực, người học sẽ bổ sung những thiếu hụt của cá nhân để thực hiện nhiệm vụ cụ thể của mình. Dạy theo định hướng năng lực chú trọng vào kết quả đầu ra [1]. Như vậy, trong tiết học ta nên kết hợp với việc tổng hợp kiến thức bằng sơ đồ tư duy để học sinh dễ nắm bắt kiến thức bài học và nhớ lâu hơn. 
- Mục II.1: đoạn “ Giáo dục định hướng....kết quả đầu ra”, tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 1.
 Sơ đồ tư duy còn gọi là bản đồ tư duy, là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề, một cuốn sách,...bằng cách kết hợp sử dụng đồng thời 
 hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết và sự liên tưởng với tư duy tích cực [2].
 Cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “ thể hiện” bằng một dạng sơ đồ tư duy theo một các riêng như dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau. Do đó, việc lập sơ đồ tư duy phát huy tối đa năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân [2].
II.2. Thực trạng của vấn đề.
- Thuận lợi: 
 + Trường THPT Yên Định 1, đa phần HS học theo ban tự nhiên, ban cơ bản A và cơ bản D, nên việc tiếp cận văn bản theo định hướng phát triển năng lực có nhiều thuận lợi. Bài học vừa ngắn gọn, vừa phát huy được khả năng suy luận sáng tạo và phù hợp với kiểu tư duy lô gic của những môn học tự nhiên nên HS rất có hứng thú học tập. 
 - Khó khăn:
 +Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT các năm qua, tôi nhận thấy trong xu hướng hiện nay học sinh không chú trọng nhiều đến môn Ngữ văn, thường cho rằng môn văn chỉ học để thi xét tốt nghiệp nên cần phải đổi mới phương pháp để gây hứng thú cho học sinh.
 + Văn bản “Phú sông Bạch Đằng” khó tiếp cận do đặc trưng thể loại của văn học trung đại, nên HS mang tâm thế không thích ngay khi bắt đầu tiếp cận.
Vì vậy, dạy học theo định hướng năng lực sẽ góp phần giúp học sinh chủ động trong việc nắm kiến thức và hứng thú nhiều hơn đối với môn học.
II.3. Giải pháp cụ thể:
Dưới đây là đề xuất về các bước tiến hành xác định năng lực văn học dựa trên CTGDPT môn Ngữ văn: Chuyên đề, nội dung dạy học: 
 Văn bản: PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG 
 (Trương Hán Siêu)
*Bước 1: XÁC ĐỊNH NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
1, Nội dung 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm, dòng sông Bạch Đằng.
2, Nội dung 2: Tìm hiểu chi tiết nội dung của văn bản:
2.a.Tìm hiểu hình tượng dòng sông Bạch Đằng: vẻ đẹp lịch sử, vẻ đẹp thi ca và vẻ đẹp triết học.
2.b. Tìm hiểu hình tượng nhân vật “Khách”: sở thích, tính cách, lí do tìm đến sông Bạch Đằng, cảm xúc, tâm trạng của “Khách”.
- Mục II.1: đoạn “Sơ đồ tư duy của mỗi cá nhân”, tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2. 
3, Nội dung 3: Tìm hiểu nghệ thuật của văn bản.
4, Nội dung 4: Kiểm tra, đánh giá cuối tiết học.
*Bước 2: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU KIẾN THƯC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC.
a, Kiến thức: - Giúp học sinh: 
+ Hiểu về cuộc đời, con người tác giả và thể loại Phú.
+ Cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông Bạch Đằng và các trận đánh trên sông Bạch Đằng trong lịch sử dân tộc. 
+ Vận dụng kiến thức tổng hợp về địa lí, lịch sử, thi ca, triết học để lí giải, chiếm lĩnh tri thức mới. 
b, Kĩ năng: + Củng cố thêm kĩ năng đọc- hiểu văn bản văn học trung đại, rèn luyện thêm cho HS kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tạo lập văn bản, kĩ năng phân tích, bình luận.
+ Rèn luyện cho Hs kĩ năng khái quát kiến thức bằng các sơ đồ tư duy.
c, Thái độ:
+ Tự hào và trân trọng truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc ta,tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, bảo vệ biển đảo chủ quyền của dân tộc thông qua việc học tập và cống hiến sức lao động của mình để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. 
 d, Định hướng phát triển năng lực:
-Năng lực chung: + Năng lực hợp tác, năng lực phát hiện, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực diễn đạt, trình bày để tiếp thu nội dung bài học một cách hiệu quả, tích cực.
-Năng lực riêng: + Cần có năng lực vận dụng tổng hợp kiến thức về hai trận Bạch Đằng trong lịch sử của dân tộc và kiến thức về môn địa lí, văn học, triết học. 
*Bước 3: LẬP BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:
Chủ đề, nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
a,Tìm hiểu chung:
-Xác định được vị trí địa lí, những sự kiện lịch sử, những tác phẩm văn học viết về dòng sông này.
- Hiểu được cuộc đời, sự nghiệp, con người của tác giả.
- Hiểu được đặc trưng của thể loại Phú.
- Dùng sơ đồ tư duy để khái quát kiến thức chung của phần tiểu dẫn -SGK.
- Vận dụng tổng hợp kiến thức viết đoạn văn thuyết minh về tác giả Trương Hán Siêu.
b, Tìm hiểu chi tiết về nội dung văn bản:
b.1.Hình tượng sông Bạch Đằng
-Xác định được những câu văn miêu tả hình tượng dòng sông Bạch Đằng.
- Tái hiện được không khí các trận đánh diễn ra trên sông Bạch Đằng. 
-Cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên của dòng sông 
- Hiểu được vai trò quyết định của con người trong các trận chiến.
- Vận dụng sơ đồ tư duy để khái quát kiến thức cơ bản về hình tượng dòng sông Bạch Đằng.
- Phân tích hình tượng dòng sông Bạch Đằng dưới nhiều góc độ: Lịch sử, địa lí,văn học, triết học. 
- Vận dụng tổng hợp kiến thức để viết bài văn thuyết minh về vẻ đẹp của dòng sông Bạch Đằng.
b.2.Hình tượng nhân vật “khách”
-Xác định được những câu văn miêu tả về nhân vật “khách”.
- Hiểu và lí giải được cảm xúc tự nhiên, chân thành của “khách” khi đứng trước dòng sông Bạch Đằng.
- Vận dụng sơ đồ tư duy để khái quát kiến thức cơ bản về hình tượng “khách”.
- Vận dụng tổng hợp kiến để viết đoạn văn cảm nhận hình tượng nhân vật “Khách”trong văn bản.
c, Tìm hiểu chung về nghệ thuật của văn bản .
- Xác định được đây là văn bản thuộc đỉnh cao của phú trung đại.
- Hiểu được đặc trưng thể loại Phú.
- Vận dụng sơ đồ tư duy để khái quát kiến thức cơ bản về nghệ thuật của văn bản
d, Kiểm tra đánh giá sau tiết học.
-Xác định được đặc trưng thể loại phú.
-Xác định được các sự kiện lịch sử gắn với dòng sông Bạch Đằng.
-Hiểu được nội dung cơ bản của bài phú.
- vận dụng kiến thức tổng hợp để lí giải, tái hiện các trận đánh trên sông Bạch Đằng.
*Bước 4: BIÊN SOẠN CÂU HỎI MINH HỌA CHO TỪNG NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:
1, Nội dung 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm, dòng sông Bạch Đằng.
 (Phiếu học tập số 1: từ câu 3 đến câu 6 trong nội dung 1).
*Câu hỏi ở mức độ nhận biết: Chọn câu trả lời đúng:
Câu 1: Tác giả bài “Phú sông Bạch Đằng” sống vào thời kì nào? [3].
a, Tiền Lê. b, Hậu Lê c, Trần d, Lí
Câu 2: Sông Bạch Đằng thuộc tỉnh nào của nước ta?
a, Nam Định b, Ninh Bình c, Quảng Ninh d, Hà Nội
Câu 3: Những chiến thắng dưới đây, chiến thắng nào gắn liền với dòng sông Bạch Đằng? [3].
a, Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán
b, Năm 981, Lê Hoàn đánh bại tướng nhà Tống Hầu Nhân Bảo.
c, Năm 1288, Trần Hưng Đạo đánh tan quân Mông-Nguyên .
d, Đáp án a và c
*Câu hỏi thông hiểu:
Câu 4: Điền những thông tin về tác giả bài “Phú sông Bạch Đằng” vào những dòng còn trống sau đây [3].
a, Năm sinh, năm mất: c, Các chức danh: .
b, Quê quán:d, Nơi thờ tự:
Câu 5: Điền vào chỗ trống nêu hiểu biết của anh chị về thể phú: [3].
a, Nguồn gốc:  c, Thể văn: 
b, Đặc điểm về nội dung:... d, Kết cấu:
*Câu hỏi vận dụng thấp:
Câu 6: Hãy lập sơ đồ tư duy để tổng hợp những kiến thức cơ bản của phần tiểu dẫn –SGK- ngữ văn 10-tập 2- trang 3.
*Câu hỏi vận dụng cao:
Câu 7: Viết một đoạn văn ngắn thuyết minh về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả Trương Hán Siêu? (phiếu học tập số 8).
2, Nội dung 2: 2.a. Tìm hiểu vẻ đẹp hình tượng sông Bạch Đằng trong văn bản. 
- Tìm hiểu vẻ đẹp lịch sử: dòng sông Bạch Đằng- dòng sông của những chiến công ngân vang. (Phiếu học tập số 2: câu 1 -> câu 5 trong nội dung 2, phần 2.a).
*Câu hỏi nhận biết:
Câu 1: Hãy chỉ ra những câu văn trong bài miêu tả không khí các trận đánh diễn ra trên sông Bạch Đằng? ( HS chọn lựa câu hoặc đoạn trong văn bản SGK ).
*Câu hỏi thông hiểu:
Câu 2: Qua lời kể của các bô lão, hình ảnh những trận đánh trên sông Bạch Đằng hiện lên như thế nào? 
Câu 3: Theo các bô lão, yếu tố nào giúp quân và dân nhà Trần có được thắng lợi vĩ đại như vậy?
Câu 4: Theo các bô lão, thắng lợi trước quân Nguyên đã thể hiện tài năng, sức mạnh của quân đội nhà Trần như thế nào? 
- Bước 4: 1, nội dung 1: câu hỏi 1;3;4;5 tác giả tham khảo nguyên vă từ TLTK số 3. 
*Câu hỏi vận dụng thấp:
Câu 5: Lập sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức về vẻ đẹp lịch sử của dòng sông Bạch Đằng? ( Diễn biến các trận đánh, kết quả, nguyên nhân thắng lợi, Ý nghĩa lịch sử).
-Tìm hiểu vẻ đẹp thi ca: Dòng sông Bạch Đằng – nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. ( Phiếu học tập số 3: từ câu 6 đến câu 9 trong nội dung 2, phần 2.a).
*Câu hỏi nhận biết:
Câu 6: tìm các từ ngữ trong đoạn 1 miêu tả khung cảnh thiên nhiên của sông Bạch Đằng? ( sóng, thuyền, phong cảnh chung, bờ lau, bến lách, )
*Câu hỏi thông hiểu:
Câu 7: Vì sao sông Bạch Đằng lại trở thành đề tài sáng tác cho các nhà văn, nhà thơ? ( phân tích vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên, không gian của chiến trường xưa,..để lí giải)
*Câu hỏi vận dụng thấp:
Câu 8: Hãy kể tên các tác phẩm viết về sông Bạch Đằng mà anh (chị) biết? đọc một số câu thơ hoặc câu trong các tác phẩm ấy?
Câu 9: Lập sơ đồ tư duy để khái quát vẻ đẹp thi ca của dòng sông Bạch Đằng?
-Tìm hiểu vẻ đẹp triết học: dòng sông Bạch Đằng – dòng sông mang vẻ đẹp triết học. (Phiếu học tập số 4: từ câu 10 đến câu 12 trong nội dung 2, phần 2.a).
*Câu hỏi nhận biết: 
Câu 10: Lời ca của các bô lão và “khách” ở cuối bài đã nói lên quy luật gì của thời gian, của sự sống? 
*Câu hỏi thông hiểu:
Câu 11: Đặt con người vào bối cảnh dữ dội, hoành tráng của thời đại, cho thấy mối quan hệ giữa con người và thời đại như thế nào? Hãy lí giải cụ thể.
* Câu hỏi vận dụng thấp:
Câu 12: Lập sơ đồ tư duy để khái quát vẻ đẹp triết học của dòng sông Bạch Đằng?
*Câu hỏi vận dụng cao:
Câu 13: Viết bài văn thuyết minh về vẻ đẹp của sông Bạch Đằng? (phiếu học tập số 8).
2, Nội dung 2: 2.b. Tìm hiểu về hình tượng nhân vật “khách”. 
(Phiếu học tập số 5: từ câu 1 đến câu 5 trong nội dung 2,phần 2.b).
*Câu hỏi nhận biết:
Câu 1: Hình tượng “khách” được giới thiệu trong bối cảnh không gian và thời gian như thế nào?
*Câu hỏi thông hiểu: 
Câu 2: Qua các chi tiết, hình ảnh trong đoạn đầu của bài phú, anh(chị) hãy cho biết lí do vì sao “khách” đến sông Bạch Đằng? từ đó anh (chị) nhận xét như thế nào về sở thích, tính cách của “khách”.
Câu 3: Qua 11 câu đầu, có thể thấy “khách” dạo chơi sông Bạch Đằng nhằm mục đích gì? (chọn đáp án đúng). [3].
a, Để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên. b, Để nghiên cứu cảnh trí đất nước.
c, Để thỏa mãn thú ngao du sơn thủy của mình. d, Cả a, b, và c.
Câu 4: Cảm xúc và tâm trạng của “khách” khi đến sông Bạch Đằng như thế nào? Lí giải vì sao “Khách” lại có tâm trạng như vậy? ( Cảm xúc, tâm trạng khi đứng trước khung cảnh thiên nhiên? Trước không gian của chiến trường xưa?Khi nghe các bô lão kể lại trận Bạch Đằng, tâm trạng, cảm xúc của “khách” thế nào?)
*Câu hỏi vận dụng thấp:
Câu 5: Hãy lập sơ đồ tư duy khái quát những kiến thức cơ bản về hình tượng “khách” ( sở thích?tính cách? Lí do tìm đến sông Bạch Đằng? cảm xúc tâm trạng của “khách” khi đứng trước dòng sông Bạch Đằng?)
*Câu hỏi vận dụng cao:
Câu 6: Hãy trình bày cảm nhận của anh (chị) về tâm trạng, cảm xúc của “khách” qua bài “ Phú sông Bạch Đằng”. (phiếu học tập số 8).
3, Nội dung 3: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của bài “Phú sông Bạch Đằng”.
( Phiếu học tập số 6: câu 1, câu 2 trong nội dung 3).
*Câu hỏi nhận biết và thông hiểu:
Câu 1: vì sao có thể nói “Phú sông bạch Đằng” là đỉnh cao của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam? [3].
a, Về cấu tứ: c, Về lời văn: 
b, Về bố cục: d, Về hình tượng nghệ thuật:. e, Về ngôn ngữ:
*Câu hỏi vận dụng thấp: 
Câu 2: Hãy lập sơ đồ tư duy khái quát những kiến thức cơ bản về nghệ thuật của văn bản.
4, Nội dung 4: Kiểm tra đánh giá cuối tiết học: (Phiếu học tập số 7).
*Câu hỏi nhận biết: chọn đáp án đúng.
Câu 1: Thể loại Phú có những đặc trưng cơ bản nào?
a, Là một thể văn có vần, hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi.
b, Phú thường dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời,
c, Một bài phú thường có 4 đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận, đoạn kết.
-Bước 4: -Nội dung 2b: câu 3; nội dung 3: câu 1, tham khảo nguyên văn từ TLTK số 3.
d, Đoạn kết của bài phú thường khẳng định nền độc lập, chủ quyền của dân tộc.
Câu 2: Khoanh tròn vào những nhận xét về sông Bạch Đằng mà em cho là đúng: [3]
a, Là một nhánh sông đổ ra biển của sông Cửu Long.
b, Nơi diễn ra các trận đánh lớn trong lịch sử dân tộc.
c, Trở thành một đề tài cho nhiều sáng tác văn học.
*Câu hỏi thông hiểu:
Câu 3: tìm hiểu các từ khó, các điển tích, điển cố trong bài phú và điền vào chỗ trống: [3]
a, Đại Than, Đông Triều:. c, Sóng kình: ..
b, Lưu Cung:.. d, Ba thu:.
Câu 4: Hai câu thơ sau đây nhắc đến chiến thắng nào trong lịch sử dân tộc:
“ Đây là nơi chiến địa buổi Trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã,
Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chua phá Hoàng Thao”
 a, Chiến thắng Bạch Đằng năm 938. b, Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
 c, Đại thắng quân Minh cuối năm 1427 d, Đáp án a và b
Câu 5: Trong 13 câu thơ đầu của bài Phú “khách” muốn trình bày nội dung gì?[3].
a, Kể chuyện đi chơi sông biển
b, Kể chuyện các địa danh: sông Nguyên, sông Tương, Vũ Huyệt, Ngũ Hồ
c, Nêu lí do vì sao đến sông Bạch Đằng.
Câu 6: Theo các bô lão thì nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của trận Bạch Đằng? [3].
a, Nhờ có địa hình hiểm trở b, Nhờ có con người tài giỏi
c, Nhờ có thần linh giúp đỡ.
*Câu hỏi vận dụng thấp:
Câu 7: Con người đã biết vận dụng quy luật gì của thiên nhiên để làm nên thắng lợi? Hãy lí giải về quy luật đó?( viết gắn gọn trong 2 dòng)
(Thang điểm : câu 3 ( 2 điểm), câu 7(2 điểm), các câu còn lại, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm).
*Bước 5: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ:
1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
-Phương pháp dạy học: thảo luận nhóm, tình huống, động não, giảng giải, thuyết trình, có sử dụng phương tiện dạy học trực quan.
-Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật mảnh ghép, khăn phủ bàn.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Bước 4: - mục 4, nội dung 4: câu 2;3;5;6 tham khảo nguyên văn từ TLTK số 3.
-Chuẩn bị của giáo viên: + Gv ra nhiệm vụ cho Hs chuẩn bị bài học ở nhà: trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1, số 2, số 3, số 4, số 5, số 6. 
+ Kế hoạch dạy học, bài giảng trên Powerpoint.
+ Các phiếu học tập sử dụng phục vụ cho nội dung bài học.
+ Bản đồ, hình ảnh về các trận đánh năm 938 và 1288 diễn ra trên sông Bạch Đằng. Bản đồ địa lí sông ngòi Việt Nam, một số hình ảnh về sông Bạch Đằng hiện nay.
-Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, câu trả lời cho các phiếu học tập, một số tư liệu sách báo, hình ảnh về sông Bạch Đằng và tác giả Trương Hán Siêu, đồ dùng học tập.
3. Tiến trình dạy học:
3.1. Hoạt động khởi động: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- Gv: cho HS xem hình ảnh 1, hình ảnh 2 (phần phụ lục).
- GV hỏi: quan sát hình ảnh và cho biết đây là địa danh nào?
- Gv cho Hs trả lời câu 1 và câu 2 thuộc nội dung 1, phần câu hỏi nhận biết
- HS: trả lời.
- Gv chia sẻ mục tiêu của bài học.
- Gv cho Hs biết khái quát thời gian, cách thức tổ

Tài liệu đính kèm:

  • docxvan_dung_hieu_qua_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_lu.docx
  • docxCác sáng kien kinh nghiem dat giải.docx
  • docxPHỤ LỤC.docx