SKKN Hướng dẫn hoc sinh giỏi lớp 9 làm tốt kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ gắn với việc giải quyết một nhận định

SKKN Hướng dẫn hoc sinh giỏi lớp 9 làm tốt kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ gắn với việc giải quyết một nhận định

Đã từ lâu, việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi ở các khối lớp đã trở thành nhiệm vụ của đại đa số các trường THCS. Kết quả thi của các đội tuyển học sinh giỏi phần nào phản ánh chất lượng dạy và học của nhà trường. Dạy học môn Ngữ văn vốn đã nhiều vất vả, nhọc nhằn, dạy đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn càng nhọc nhằn, vất vả hơn. Mét khã kh¨n lín ®èi víi c¸c nhµ tr­êng lµ tÊt c¶ nh÷ng häc sinh cã n¨ng khiÕu ®Òu thÝch thi m«n tù nhiªn, không mấy em mặn mà với môn Ngữ văn. V× vËy viÖc chän häc sinh cã n¨ng khiÕu ®Ó båi d­ìng rÊt khã, sè l­îng häc sinh th× Ýt mµ c¸c m«n thi l¹i nhiÒu. MÆt kh¸c, do nhËn thøc cña mét sè phô huynh l¹i kh«ng muèn cho con em m×nh tham gia ®éi tuyÓn V¨n cho nªn th­êng th× nh÷ng häc sinh cã n¨ng khiÕu c¶ vÒ tù nhiªn vµ x• héi th× c¸c em l¹i kh«ng yªu thÝch vµ ham mª häc V¨n. Vµ ng­îc l¹i, l¹i cã nh÷ng häc sinh rÊt thÝch häc V¨n nh­ng l¹i kh«ng cã n¨ng khiÕu vÒ v¨n ch­¬ng. §iÒu nµy cã ¶nh h­ëng kh«ng Ýt ®Õn chÊt l­îng cña ®éi tuyÓn V¨n.

Những năm gần đây, hoà cùng dòng chảy đổi mới giáo dục, đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển toàn diện ở học sinh về kiến thức, kĩ năng, đề thi môn Ngữ văn lớp 9 nói chung, đề thi học sinh giỏi nói riêng có nhiều đổi mới. Trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh của Thanh Hóa những năm gần đây, kiểu bài nghị luận văn học thường chiếm ưu thế lớn (12/20 điểm cho dạng bài này). Nghị luận văn học bao gồm nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ luôn là một kiểu bài khó đối với học sinh lớp 9 nói chung và học sinh giỏi nói riêng, quyết định rất lớn đến kết quả chung của bài thi. Bởi lẽ đây là kiểu bài đòi hỏi cao sự hiểu biết về kiến thức, kĩ năng cả về văn học và xã hội trong một bài thi. Với đặc điểm đề văn như vậy, giáo viên bồi dưỡng và nhất là học sinh gặp nhiều khó khăn. Thực tế ấy đặt ra nhiều băn khoăn, trăn trở đối với giáo viên đứng đội tuyển.

 

doc 21 trang thuychi01 8451
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn hoc sinh giỏi lớp 9 làm tốt kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ gắn với việc giải quyết một nhận định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài:
Đã từ lâu, việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi ở các khối lớp đã trở thành nhiệm vụ của đại đa số các trường THCS. Kết quả thi của các đội tuyển học sinh giỏi phần nào phản ánh chất lượng dạy và học của nhà trường. Dạy học môn Ngữ văn vốn đã nhiều vất vả, nhọc nhằn, dạy đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn càng nhọc nhằn, vất vả hơn. Mét khã kh¨n lín ®èi víi c¸c nhµ tr­êng lµ tÊt c¶ nh÷ng häc sinh cã n¨ng khiÕu ®Òu thÝch thi m«n tù nhiªn, không mấy em mặn mà với môn Ngữ văn. V× vËy viÖc chän häc sinh cã n¨ng khiÕu ®Ó båi d­ìng rÊt khã, sè l­îng häc sinh th× Ýt mµ c¸c m«n thi l¹i nhiÒu. MÆt kh¸c, do nhËn thøc cña mét sè phô huynh l¹i kh«ng muèn cho con em m×nh tham gia ®éi tuyÓn V¨n cho nªn th­êng th× nh÷ng häc sinh cã n¨ng khiÕu c¶ vÒ tù nhiªn vµ x· héi th× c¸c em l¹i kh«ng yªu thÝch vµ ham mª häc V¨n. Vµ ng­îc l¹i, l¹i cã nh÷ng häc sinh rÊt thÝch häc V¨n nh­ng l¹i kh«ng cã n¨ng khiÕu vÒ v¨n ch­¬ng. §iÒu nµy cã ¶nh h­ëng kh«ng Ýt ®Õn chÊt l­îng cña ®éi tuyÓn V¨n.
Những năm gần đây, hoà cùng dòng chảy đổi mới giáo dục, đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển toàn diện ở học sinh về kiến thức, kĩ năng, đề thi môn Ngữ văn lớp 9 nói chung, đề thi học sinh giỏi nói riêng có nhiều đổi mới. Trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh của Thanh Hóa những năm gần đây, kiểu bài nghị luận văn học thường chiếm ưu thế lớn (12/20 điểm cho dạng bài này). Nghị luận văn học bao gồm nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ luôn là một kiểu bài khó đối với học sinh lớp 9 nói chung và học sinh giỏi nói riêng, quyết định rất lớn đến kết quả chung của bài thi. Bởi lẽ đây là kiểu bài đòi hỏi cao sự hiểu biết về kiến thức, kĩ năng cả về văn học và xã hội trong một bài thi. Với đặc điểm đề văn như vậy, giáo viên bồi dưỡng và nhất là học sinh gặp nhiều khó khăn. Thực tế ấy đặt ra nhiều băn khoăn, trăn trở đối với giáo viên đứng đội tuyển.
Trong bài nghị luận văn học, nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ nói chung và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ gắn với việc giải quyết một nhận định nói riêng luôn chiếm vị trí quan trọng trong đề thi học sinh giỏi các cấp. Song qua thực tế trải nghiệm tôi thấy trong khi viết bài nghị luận văn học nói chung, nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ gắn với việc giải quyết một nhận định trong mỗi kì thi học sinh giỏi các em còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chung của toàn bài thi. Vì vậy trong đề tài, tôi muốn trao đổi cùng đồng nghiệp vấn đề “Hướng dẫn hoc sinh giỏi lớp 9 làm tốt kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ gắn với việc giải quyết một nhận định” để mong tìm được giải pháp chung giúp học sinh viết bài tốt nhất, hiệu quả nhất trong mỗi kì thi học sinh giỏi.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Củng cố kĩ năng tạo lập văn bản, kĩ năng viết tốt bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ gắn với việc giải quyết một nhận định, nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn lớp 9 và thi học sinh giỏi môn Ngữ văn của trường THCS .
- Bồi đắp niềm tin, tình yêu thơ văn cho học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu: 
Học sinh đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 THCS nhằm giúp các em làm tốt kiểu bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ gắn với viêc giải quyết một nhận định.
Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra khảo sát nắm bắt tình hình thực tế.
- Tiến hành thực nghiệm trong quá trình dạy đội tuyển học sinh giỏi.
- Dạy học trực quan (gắn lí thuyết và thực hành cụ thể).
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận
1.1. Đặc trưng của bài nghị luận về môt đoạn thơ, bài thơ
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ đó.
Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu  Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố đó để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.
Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
1.2. Yêu cầu đối với học sinh giỏi khi viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Bên cạnh những yêu cầu kiến thức, kĩ năng cơ bản về viết bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ đối với bất kì một học sinh nào thì học sinh giỏi cần thêm những yếu tố sau: 
a. Về kiến thức
- Nắm chắc, hiểu sâu, thấu đáo và toàn diện kiến thức tác phẩm: kiến thức văn học sử, tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung, nghệ thuật Điều này tưởng như đơn giản và thừa đối với học sinh giỏi. Song đôi khi do sự chủ quan cũng có học sinh nắm chưa chắc kiến thức nên dễ hiểu sai, hiểu chưa đúng những nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật mà tác giả thể hiện nên dễ suy diễn lệch lạc.
- Tích luỹ kiến thức về lý luận văn học trong những buổi bồi dưỡng của thầy cô. Đối với đối tượng là học sinh giỏi, được trang bị kiến thức lý luận văn học giúp học sinh có những bình luận, đáng giá, nhận xét chuẩn xác hơn về một hiện tượng văn học nào đó, bài viết của các em trở nên sâu sắc hơn về ý tưởng, chặt chẽ hơn về lập luận, thuyết phục hơn khi đưa ra luận cứ. 
Thực tế các kỳ thi học sinh giỏi cho thấy đề thi có liên quan đến kiến thức lý luận văn học chiếm một tỉ lệ khá lớn, dù với những dạng khác nhau. 
Có những đề thi yêu cầu trực tiếp kiến thức lý luận để giải quyết vấn đề, giải quyết một hiện tượng văn học. Có những đề thi yêu cầu vận dụng một tỉ lệ kiến thức lý luận nhất định Vì vậy trong quá trình giải quyết vấn đề cần có kiến thức này để cho bài văn thêm vững vàng về luận điểm, chặt chẽ trong lập luận, từ đó sẽ có sức thuyết phục hơn.
- Biết so sánh đối chiếu nét tương đồng và khác biệt giữa hai tác giả, tác phẩm ở cùng thời đại hoặc khác thời đại Đây là kĩ năng khó. Vì vậy người viết không chỉ cần hiểu kĩ, hiểu sâu mà cần cả độ cảm nhận sâu sắc, tinh ý để thấy được điểm gặp gỡ tương đồng hay khác biệt ở các tác giả, tác phẩm.
b. Về kĩ năng
- Tổng hợp các kĩ năng nghị luận để lập luận chặt chẽ thuyết phục.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận (luận đề) và hệ thống luận điểm, luận cứ để có kết cấu bài rõ ràng, khoa học. Biết phân tích và đưa dẫn chứng tiêu biểu phù hợp với hệ thống luận điểm để nổi bật trọng tâm bài viết, tránh trùng lặp. (Có đề thì phân tích bổ dọc tác phẩm, có đề phân tích bổ ngang tác phẩm, hoặc có đề chỉ lựa chọn một số chi tiết, hình ảnh, câu thơ câu văn tiêu biểu).
- Kết hợp các phương pháp lập luận giải thích, chứng minh (chủ yếu) với đánh giá tổng hợp vấn đề, khả năng cảm thụ, khám phá các giá trị của tác phẩm.
- Bài viết mạch lạc, lập luận thuyết phục, lời văn trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.
c. Về tâm lý
Trong mỗi kì thi, học sinh gặp bao khó khăn: một khoảng thời gian không nhiều (150 phút cho một đề thi học sinh giói với nhiều phần kiến thức, kĩ năng tổng hợp), một không gian căng thẳng của phòng thi, hơn nữa đề thi hằng năm lại luôn thay đổi và biến hoá không ngừng. Đặc biệt hơn đốí với bài văn học sinh giỏi yếu tố biểu cảm - tình cảm, cảm xúc người viết rất quan trọng. Bởi lẽ là những rung cảm chân thành, tha thiết, những xúc động tinh tế của học sinh khi cảm nhận được tư tưởng, tình cảm đẹp được tác giả gửi gắm trong tác phẩm sẽ làm bài viết sâu sắc hơn, tác động mạnh mẽ hơn tới người đọc. Nếu không có bản lĩnh, sự tự tin thì sẽ không làm chủ được tư duy và cảm xúc của mình. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bài thi. Vì vậy ngoài việc trang bị kiến thức, kĩ năng thì việc rèn bản lĩnh và lòng tự tin để học sinh có tâm lí ổn định khi làm bài thi là rất cần thiết.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong những năm gần đây, trong cấu trúc đề thi HSG môn Ngữ văn cấp tỉnh của Thanh Hóa nói riêng và các tỉnh nói chung luôn có một câu phần nghị luận văn học. Thông thường, nghị luận văn học có dạng cơ bản: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ và nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Tuy nhiên, đối với học sinh giỏi đề không chỉ dừng lại ở đó mà thường gắn với các vấn đề sau:
- Nghị luận về một vấn đề mang tính chất so sánh đối chiếu trong văn học. 
- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
+ Nghị luận về một giai đoạn văn học.
+ Nghị luận về một vần đề mang tính lý luận được đặt ra trong tác phẩm văn học.
+ Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học
Ví dụ câu 3, 12 điểm trong đề thi học sinh giỏi tỉnh Thanh Hóa các năm:
Đề thi năm học 2014 - 2015:
“Tác phẩm vừa là kết tinh tâm hồn của người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”
(Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD 2014)
Từ cảm nhận về bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy), em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Đề thi năm học 2015 - 2016:
Nhận xét về nét đặc sắc làm nên giá trị của bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh), có người cho rằng “đó là sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ”; người khác thì khẳng định “đó là cái đối ngẫu rất Đường thi”.
Qua bài thơ Sang thu, em hãy bàn về hai ý kiến trên.
Đề thi năm học 2016 - 2017:
Trong Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết:
“Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng”
Hãy làm rõ ánh sáng riêng mà bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy đã rọi vào tâm hồn em.
Đề thi năm học 2017 - 2018:
Nhà thơ Tố Hữu từng chia sẻ:
Đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó.
Từ cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
Từ đề thi các năm gần đây, có thể thấy rằng nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ gắn với việc giải quyết một nhận định là dạng bài khá phổ biến. Đối với học sinh lớp 9, việc viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đã khó; viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ gắn với việc giải quyết một ý kiến, nhận định còn khó hơn. Các em thường ngại, thậm chí sợ gặp dạng bài này bởi nó đòi hỏi người viết không chỉ có năng lực cảm thụ mà cả năng lực tư duy nhận biết, phát hiện vấn đề cần bàn luận qua nhận định lí luận văn học, đồng thời thấy được những đặc sắc của tác phẩm ở phương diện mà nhận định đưa ra. Bên cạnh đó, các em còn lúng túng khi nhận diện yêu cầu đề, không hiểu hoặc chưa hiểu hết ý nghĩa của các khái niệm lí luận văn học nên không biết nên viết từ đâu, ý nào viết trước, ý nào viết sau. 
Từ thực tế những năm bồi dưỡng đội tuyển HSG tỉnh, tôi nhận thầy rằng nhiều em đã có kỹ năng đọc, phân tích đề tốt, xác định đúng vấn đề cần bàn luận và đã bàn luận sâu vấn đề. Các em đã biết khai thác tác phẩm để làm rõ vấn đề cần bàn luận trong đoạn thơ, bài thơ mà nhận định yêu cầu. 
Tuy nhiên, khi gặp dạng đề này, học sinh thường mắc những lỗi sau:
- Chưa hiểu sâu nội dung nhận định đã cho nên triển khai còn thiếu nội dung cần bàn luận.
- Chỉ lướt qua hoặc không đề cập gì đến nhận định đã cho mà đi vào phân tích bài thơ đơn thuần.
- Chưa biết bám vào nội dung của nhận định để diễn đạt, triển khai hệ thống luận điểm cho phù hợp với yêu cầu đề.
Theo tôi, có nhiều nguyên nhân để các em chưa làm tốt kiểu bài này, như:
- Trong văn học, phần kiến thức lí luận văn học là khó hơn cả vì nó đòi hỏi người học phải có độ tư duy và kiến thức nền tảng nhất định.
- Các em không được học phần lí luận văn học và dạng bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ gắn với việc giải quyết một ý kiến, nhận định trong chương trình chính khóa.
- Đây là dạng bài có yêu cầu cao, đòi hỏi học sinh vừa nắm vững, cảm thụ tác phẩm, vừa có hiểu biết về lí luận văn học, vừa phải có khả năng tư duy tổng hợp, khả năng lập luận tốt.
- Các tài liệu hướng dẫn cũng như cách viết của dạng bài này không nhiều nên các em chưa được tiếp cận.
3. Những giải pháp giúp đối tượng học sinh giỏi lớp 9 làm tốt bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ gắn với việc giải quyết một nhận định.
3.1. Rèn luyện, bồi dưỡng cho học sinh nắm chắc, hiểu sâu và toàn diện kiến thức.
Giống như làm nhà cũng cần có nền móng vững chắc, học sinh đội tuyển cũng phải có nền tảng kiến thức về tác phẩm. Điều này tưởng như đơn giản và thừa đối với học sinh giỏi, song đôi khi do sự chủ quan cũng có khi do học sinh chưa nắm chắc kiến thức nên dễ hiểu sai, hiểu chưa đúng những nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Khi đó, các em sẽ triển khai bài viết thiếu ý, thiếu độ sâu, thậm chí uy diễn lệch lạc dẫn đến hiệu quả làm bài không tốt. Chính vì vậy, khi bắt đầu bồi dưỡng học sinh giỏi, khâu mà tôi đặc biệt quan tâm là cung cấp, hướng dẫn cho các em nắm chắc và toàn diện các đơn vị kiến thức thuộc về văn bản như kiến thức văn học sử, những thông tin chính về nhà thơ hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuậtCó như vậy các em mới “có bột” để “gột nên hồ”. 
Với đối tượng học sinh giỏi, tôi yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức về tác phẩm văn học, kiến thức về văn học sử, kiến thức lí luận văn học và cả kiến thức văn hóa tổng hợp.
Kiến thức về tác phẩm văn học: Với học sinh giỏi, tôi yêu cầu các em:
* Đọc:
- Đọc nhiều, nhớ nhiều tác phẩm.
- Đọc có chọn lọc: trước hết là các tác phẩm được đưa vào chương trình, các tác phẩm trong giới hạn ôn thi, sau đó đọc tham khảo, mở rộng. 
- Đọc có hệ thống: đọc một tác phẩm cần nắm được bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh ra đời, đề tài, thể loại,  của tác phẩm.
* Khi tìm hiểu tác phẩm:
- Nắm chính xác về tác phẩm: học sinh cần nắm được hoàn cảnh sáng tác, mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ và trình tự triển khai mạch cảm xúc đó, nội dung, đặc sắc nghệ thuật, những câu thơ hay, những hình ảnh tinh tế, những từ ngữ giàu sức gợi có khi cần chính xác cả dấu câu và cách ngắt nhịp đặc biệt bởi nhiều em không nhớ chính xác hoặc không chú ý đã bỏ qua những dấu câu và cách ngắt nhịp đặc biệt của nhiều tác phẩm cụ thể nên khi phân tích, bình giảng đã không khai thác hết cái hay, cái đẹp vốn có của tác phẩm.
- Nắm được hệ thống kiến thức cơ bản về tác phẩm không chỉ thể hiện ở chỗ nhớ nhiều mà còn phải hiểu được, cảm được cái hay cái đẹp về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- Khi tìm hiểu cần liên hệ đến bối cảnh lịch sử mà tác phẩm ra đời, so sánh với các tác phẩm cùng chủ đề để thấy vẻ đẹp của tác phẩm.
Ví dụ: Tìm hiểu, phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, cần chú ý đến hoàn cảnh sáng tác của bài thơ (không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời để thấy được cảm xúc thiết tha yêu mến, gắn bó với cuộc đời và ước nguyện, lẽ sống đẹp của nhà thơ); liên hệ so sánh với những bài thơ cùng viết về đề tài mùa xuân như đoạn trích Cảnh ngày xuân ( trích Truyện Kiều, Nguyễn Du), bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử, Mùa xuân xanh của Nguyễn Bính
Kiến thức về văn học sử:
Trong chương trình Ngữ văn THCS, học sinh ít được tiếp xúc với các bài khái quát về kiến thức văn học sử mà chỉ được học một số mục giới thiệu về tác giả, tác phẩm, ôn tập Nhưng với đối tượng học sinh giỏi lớp 9, trong quá trình bồi dưỡng, tôi đã cung cấp cho các em kiến thức văn học sử theo từng giai đoạn văn học để bước đầu các em nắm được lịch sử văn học có hệ thống. Ví dụ như các giai đoạn phát triển của văn học trung đại, văn học hiện đại Việt Nam; mỗi giai đoạn có những tác giả, tác phẩm tiêu biểu nào; những chủ đề chính của từng giai đoạn văn học? Những nét chính về cuộc đời vầ sự nghiệp sáng tác của các tác giả tiêu biểu; hoàn cảnh ra đời, nội dung tư tưởng chính của các tác phẩm
Nắm vững văn học sử các em tiếp nhận văn học một cách có cơ bản, hệ thống, từ đó có một cách đánh giá đúng các tác giả, tác phẩm văn học. Bởi khi phân tích một tác phẩm nào đó, chúng ta phải xem xét không chỉ các yếu tố trong văn bản mà còn phải căn cứ thêm nhiều yếu tố khác ngoài văn bản như cuộc đời của tác giả, bối cảnh lịch sử xã hội, hoàn cảnh sáng tác  Những kiến thức ấy đều do văn học sử cung cấp. 
Ví dụ: khi học phần thơ hiện đại Việt Nam giai đoạn từ 1946 - 1975, học sinh cần nắm được những kiến thức lịch sử của đất nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thì mới thấy được vẻ đẹp trong thái độ dứt khoát, tư thế ung dung, hiên ngang của người lính cách mạng trong hoàn cảnh chiến trường đầy gian khổ, khốc liệt trong hai bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”; vẻ đẹp của tinh thần lạc quan, khí thế phấn chấn của những con người lao động mới làm chủ sự giàu đẹp của thiên nhiên để xây dựng đất nước trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”; vẻ đẹp của những người phụ nữ giàu tình yêu thương, giàu đức hy sinh, vừa là hậu phương vững chắc, vừa trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến của dân tộc trong bài thơ “Bếp lửa”, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”
Kiến thức văn hóa tổng hợp:
Để viết tốt một bài văn nghị luận văn học, hoc sinh không chỉ có kiến thức về tác phẩm mà rất cần kiến thức văn hóa tổng hợp. Vì vây học sinh cần hiểu và vận dụng phù hợp tri thức của nhiều môn học khác như Lịch sử, Địa lí,  cả những hiểu biết về văn hóa - đời sống, những kinh nghiệm và sự từng trải của cá nhân.
3.2. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về lí luận văn học
Dạng bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ gắn với việc giải quyết một nhận định yêu cầu học sinh phải bao quát được những vấn đề cơ bản của lí luận văn học và soi sáng nó những tác phẩm cụ thể. Để học sinh có thể làm tốt kiểu bài này, theo tôi ngoài việc trang bị kiến thức về tác phẩm, rèn luyện kỹ năng làm bài thì việc cung cấp cho học sinh hiểu biết về lí luận văn học là rất quan trọng. Bởi nếu không có kiến thức lí luận văn học các em sẽ không hiểu nội dung nhận định, dẫn đến việc xác định thiếu hoặc sai nội dung các luận điểm. Hơn nữa, với đối tượng học sinh giỏi, được trang bị kiến thức lí luận văn học giúp các em có những bình luận, đánh giá, nhận xét chuẩn xác hơn về một hiện tượng văn học nào đó, bài viết của các em trở nên sâu sắc hơn về ý tưởng, vững vàng về luận điểm, chặt chẽ hơn về lập luận, thuyết phục hơn khi đưa ra luận cứ, bài văn sẽ có chiều sâu, có điểm nhấn.
Kiến thức lí luận văn học thường khô khan, khái quát, trừu tượng, khó hiểu, khó gây sự hứng thú đối với học sinh trong quá trình tiếp nhận. Vì vậy, trong quá trình bồi dưỡng, tôi đã cố gắng diễn giải lại một cách đơn giản nhất kết hợp với phân tích ví dụ cụ thể để các em dễ hiểu nhất. 
Trong chương trình Ngữ văn THCS, tôi cũng đã dạy kĩ hai văn bản liên quan đến lí luận văn học là Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh, Ngữ văn 7) và Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 9). 
Khi dạy phần thơ, tôi đã bồi dưỡng cho học sinh chuyên đề Một số yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình. Mục tiêu của chuyên đề này là giúp các em nắm vững đặc trưng của thơ trữ tình, biết nhận diện và phân tích một số dấu hiệu nghệ thuật đặc trưng của thơ từ đó vận dụng vào thực tế cảm thụ và viết bài, như: nhịp thơ, gieo vần, ngắt nhịp, từ ngữ, các biện pháp tu từ, dấu câu,
Ngoài ra, tôi cũng cung cấp cho các em một số chuyên đề chung như Phong cách nghệ thuật, Giá trị và chức năng của văn học, vai trò của văn học đối với đời sống,  Như vậy, thông qua các chuyên đề và các văn bản được học, vốn kiến thức lí luận văn học của các em ngày càng được bồi đắp, mở rộng dần. Trên nền tảng nắm vững kiến thức lí luận văn học cơ bản nhất, các em có thể vận dụng làm nhiều đề khác nhau, nhiều tác phẩm cụ thể.
Tôi cũng sưu tầm và cung cấp cho các em những nhận định, đánh giá về văn chương nói chung, về thơ, giúp các em hiểu về đặc trưng, giá trị của thơ ca, biết vận dụng vào trong các bài viết cho phù hợp.
Ví dụ:
- Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và tình cảm là cái gốc của văn chương. (Bạch Cư Dị)
- Mỗi tác phẩm nghệ thuật phải là mỗi phát minh về hình thức và khám phá mới về nội dung. (Lêonit Lêonop)
- Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn. (Thạch Lam)
- Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư. (Lê Ngọc Trà)
- Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy nó đòi hỏi phải có phong cách, tức là phải có nét gì đó rất mới, rất riêng thể hiện trong tác phẩm của mình. (Nguyễn Tuân) 
- Thơ trước hết là cuộc đời sau đó mới là nghệ thuật. (Bêlinxki)
- Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy. (Phạm Văn Đồng)
- Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. Để đạt đư

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_gioi_lop_9_lam_tot_kieu_bai_nghi_lua.doc