SKKN Dạy học truyện ngắn “chí phèo” theo định hướng phát triển năng lực học sinh

SKKN Dạy học truyện ngắn “chí phèo” theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Nhiều năm nay, cả nước ta đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới giáo dục. Chương trình học và sách giáo khoa được thay đổi theo hướng tích cực cả nội dung lẫn hình thức nhằm theo kịp với xu thế phát triển của nền giáo dục thế giới. Để làm được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc thay đổi phương pháp dạy học từ “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập, quá trình học nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy và học. Để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình sau năm 2015, việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học là cần thiết.

doc 24 trang thuychi01 18834
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học truyện ngắn “chí phèo” theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN “CHÍ PHÈO” 
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Người thực hiện: Nguyễn Thị Linh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Lợi
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn
THANH HÓA NĂM 2018
THANH HOÁ, NĂM 2018
MỤC LỤC
MỤC LỤC
1. Mở đầu
 1.1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................	. 1
 1.2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................	2
 1.3. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 	2
 1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 	2
2. Nội dung sáng kiến 
 2.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................	2
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến ..............................................	5
 2.3. Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề ..................................................	6
 2.3.1. Phương pháp dạy học đọc – hiểu ...............................................................	7 
 2.3.2. Phương pháp dạy học tích hợp ..................................................................	17
 2.3.3. Phương pháp thảo luận nhóm ................................................................... 	18
 2.3.4. Phương pháp đóng vai ...............................................................................	18
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến ..................................................................................	19
3. Kết luận và kiến nghị
 3.1. Kết luận ..........................................................................................................	19
 3.2. Kiến nghị .......................................................................................................	20
Tài liệu tham khảo
Danh mục các SKKN đã được xếp giải
1. Mở đầu
 1.1. Lí do chọn đề tài
Nhiều năm nay, cả nước ta đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới giáo dục. Chương trình học và sách giáo khoa được thay đổi theo hướng tích cực cả nội dung lẫn hình thức nhằm theo kịp với xu thế phát triển của nền giáo dục thế giới. Để làm được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc thay đổi phương pháp dạy học từ “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập, quá trình học nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy và học. Để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình sau năm 2015, việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học là cần thiết.
Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đang nỗ lực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra và đánh giá chất lượng dạy học. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồng nghiệp tại trường, chúng tôi thấy rằng: sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ năng chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa khách quan, chính xác, chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá quá trình. Do đó, học sinh tiếp thu một cách thụ động, ít phát huy được khả năng chủ động, tư duy sáng tạo của người học.
Truyện ngắn của Nam Cao có vị trí quan trọng trong hệ thống các văn bản được dạy học trong trường phổ thông bởi đây là sáng tác của một nhà văn lớn, đầy tài năng. Tuy nhiên, việc giảng dạy các tác phẩm này chưa thực sự theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Để giúp việc dạy học các tác phẩm của Nam Cao nói chung và truyện ngắn Chí Phèo nói riêng có hiệu quả hơn, cần xây dựng hệ thống câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực học sinh để giáo viên sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động đọc hiểu văn bản này. Đọc - hiểu vững vàng tác phẩm này theo định hướng năng lực giúp các em đã có một lượng kiến thức, kỹ năng tương đối để phục vụ tốt cho kì thi THPT Quốc gia và cho cuộc sống sau này. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Dạy học truyện ngắn “Chí Phèo” theo định hướng phát triển năng lực học sinh” làm đối tượng nghiên cứu.
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra những nhóm năng lực cần hướng đến của môn Ngữ văn. Từ đó, chúng tôi vận dụng những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học để góp phần hình thành ở học sinh những năng lực cần thiết. Chúng tôi chỉ xin tập trung làm rõ một số phương pháp, kỹ thuật dạy học của môn Ngữ văn theo định hướng năng lực, cụ thể như:
– Các phương pháp đặc thù của bộ môn:
+ Dạy học đọc – hiểu.
+ Dạy học tích hợp
– Một số phương pháp dạy học tích cực:
+ Phương pháp thảo luận nhóm.
+ Phương pháp đóng vai
+ Phương pháp nghiên cứu tình huống
Từ những việc làm này, chúng tôi hi vọng sẽ tìm ra những cách tiếp cận, dạy - học có hiệu quả theo theo định hướng phát triển năng lực của người học cho những tác phẩm còn lại của bộ môn.
 1. 3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu một số phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học để vận dụng vào việc dạy - học truyện ngắn Chí Phèo trong chương trình Ngữ văn 11 (chương trình chuẩn). Từ đó đưa ra những cách tiếp cận, giảng dạy tác phẩm khác có hiệu quả hơn.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Với đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp những phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp lí luận chung, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê và xử lí số liệu (thông qua bài kiểm tra).
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
 2.1. Cơ sở lý luận.
 2.1.1. Khái niệm năng lực.
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng.1998) có giải thích: Năng lực là: “Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”. [7]
Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014 thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân, nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định” [7]. Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn: năng lực là khả năng vận dụng tất cả những yếu tố chủ quan (mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập) để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống. Định hướng chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 đã xác định một số năng lực cần hướng đến của môn Ngữ văn cụ thể là: Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực hợp tác; Năng lực tự quản bản thân; Năng lực giao tiếp tiếng Việt và Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ.
 2.1.2. Chương trình giáo dục định hướng năng lực.
Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực được bàn đến nhiều từ những năm 90 thế kỷ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.
Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của HS.
 2.1.3. Các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn
 * Dạy học đọc - hiểu:
Dạy học đọc - hiểu là một trong những nội dung cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong việc tiếp nhận văn bản. Dạy học đọc - hiểu không nhằm truyền thụ một chiều cho học sinh những cảm nhận của giáo viên về văn bản được học, mà hướng đến việc cung cấp cho học sinh cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của văn bản, từ đó hình thành cho học sinh năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ động có sắc thái cá nhân. Hoạt động đọc - hiểu cần được thực hiện theo một trình tự từ dễ đến câu hỏi khó, từ thấp đến cao, trải qua các giai đoạn từ đọc đúng, đọc thông đến đọc hiểu, từ đọc tái hiện sang đọc sáng tạo. Khi hình thành năng lực đọc - hiểu của học sinh cũng chính là hình thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ, khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng và tư duy. Năng lực đọc - hiểu còn là sự tích hợp kiến thức kỹ năng của các phân môn cũng như kinh nghiệm sống của học sinh.
Các nhiệm vụ cơ bản của người học khi đọc - hiểu: Tìm kiếm thông tin từ văn bản; Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, so sánh, kết nốithông tin để tạo nên hiểu biết chung về văn bản; Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản; Vận dụng những hiểu biết về các văn bản đã đọc vào việc đọc các loại văn bản khác nhau, đáp ứng những mục đích học tập và đời sống.
 * Dạy học tích hợp
Để đáp ứng với yêu cầu dạy học Ngữ văn theo hướng hình thành và phát triển năng lực, cần chú ý đến việc tổ chức dạy học theo hướng tích hợp. Trong môn học Ngữ văn, dạy học tích hợp là việc tổ chức các nội dung của các phân môn văn học, tiếng Việt, làm văn trong các bài học, giúp HS từng bước nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt trong việc tiếp nhận và tạo lập các văn bản thuộc các kiểu loại và phương thức biểu đạt. Bởi tác phẩm văn học vẫn luôn được coi là nghệ thuật của ngôn từ, việc tiếp nhận văn bản văn học trước hết là tiếp xúc với phương tiện biểu đạt là ngôn ngữ; mặt khác, việc thực hành tạo lập các văn bản thông dụng trong nhà trường và xã hội cũng sử dụng ngôn ngữ làm công cụ. Như vậy, cả ba nội dung văn học, tiếng Việt và tập làm văn trong môn học này đều có điểm đồng quy là tiếng Việt và đều có mục đích là hình thành cho HS năng lực sử dụng tiếng Việt trong tiếp nhận và tạo lập văn bản. 
 2.1.4. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
Bên cạnh những phương pháp dạy học theo đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, việc phát huy các phương pháp dạy học tích cực cũng góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn đạt hiệu quả : Thảo luận nhóm, Đóng vai, Nghiên cứu tình huống, và các kĩ thuật dạy học tích cực được thực hiện trong các hoạt động dạy học.
 * Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tạo được sự tham gia tích cực của học sinh trong học tập. Trong thảo luận nhóm, HS được tham gia trao đổi, bàn bạc, chia sẻ ý kiến về một vấn đề mà cả nhóm cùng quan tâm. Thảo luận nhóm còn là phương tiện học hỏi có tính cách dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề khó khăn.
 * Đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành để trình bày những suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử theo một “vai giả định”. Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách đứng từ chỗ đứng, góc nhìn của người trong cuộc, tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được từ vai của mình. 
Ngoài những phương pháp kể trên, còn một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực khác như: nghiên cứu tình huống, dạy học theo dự án; các kỹ thuật dạy học tích cực như kĩ thuật chia nhóm, kỹ thuật phòng tranh nhưng trong phạm vi sáng kiến này chúng tôi không có điều kiện đề cập hết, chỉ xin đưa ra những thu hoạch cá nhân về 4 phương pháp kể trên.	
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Thực trạng giáo dục nước ta qua nghiên cứu cho thấy việc giảng dạy kiến thức nói chung và kiến thức môn Ngữ văn nói riêng chỉ được tiến hành theo lối “thông báo - tái hiện”. Giáo viên chủ yếu chú trọng vào việc hoàn thành bài giảng, phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều, học sinh tiếp thu một cách thụ động, ít phát huy được khả năng chủ động, tư duy sáng tạo của người học. Ngày nay, khi mà ngành giáo dục đang từng bước thay đổi để tự hoàn thiện mình thì việc đổi mới phương pháp dạy học là điều tất yếu. Môn văn trong trường phổ thông cũng nằm trong quỹ đạo chung của việc đổi mới phương pháp giáo dục ấy. Bởi vì, mục đích cao nhất của việc đổi mới là giúp học sinh có thể chủ động tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Trong giờ học, học sinh phải thực sự hoạt động, phải tự đi tìm chân lí khoa học và giải mã nghệ thuật. Dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của người học là thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
Năm học 2017-2018, tôi được BGH nhà trường phân công giảng dạy môn Ngữ văn 4 lớp gồm: 11A6, 11A8, 11A9 và 10A9, từ thực tế giảng dạy của bản thân và dự giờ đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy: Việc dạy - học các tác phẩm văn học nói chung, truyện ngắn Chí Phèo nói riêng chưa phát huy và khơi dậy tối đa các năng lực của học sinh. Giờ dạy còn đơn điệu, tẻ nhạt khiến học sinh chưa hứng thú dẫn đến chất lượng giờ dạy chưa đảm bảo. Điều đó, thể hiện ở những tồn tại sau:
+ Dạy học đọc - hiểu 3 tiết văn bản Chí Phèo chủ yếu theo hướng truyền thụ một chiều từ giáo viên, chưa hướng tới việc cung cấp cho học sinh cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Dạy học chú trọng đến cung cấp nội dung tư tưởng mà ít chú trọng đến các phương tiện nghệ thuật. Tóm lại, vẫn là chú trọng dạy kiến thức hơn là hình thành kỹ năng.
+ Dạy học tích hợp vẫn mang tính khiên cưỡng, chưa giúp học sinh huy động kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực vào bài học để giải quyết nhiệm vụ học tập. Giáo viên chủ yếu hướng người học tích hợp liên môn, chưa chú trọng tích hợp các phân môn Tiếng việt, Làm văn. Vì vậy, tiết học chưa giúp học sinh hình thành kiến thức, kỹ năng mới và tất nhiên các năng lực chưa được phát triển.
Để nâng cao chất lượng giờ dạy, người giáo viên khi đứng trên bục giảng phải lựa chọn cho mình phương pháp tối ưu nhất. Và với truyện ngắn Chí Phèo, người dạy phải tìm ra phương pháp để các em dễ nắm bắt cốt truyện và ghi nhớ lâu. Vận dụng những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá truyện ngắn Chí Phèo theo định hướng phát triển năng lực tức là giúp người học tìm ra cách làm mới về một vấn đề đã cũ. Chính điều này là điểm kích thích, mời gọi sự háo hức cho người học và đem đến nhiều thuận lợi cho giáo viên khi dạy học.
 2.3. Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
Dạy học một tác phẩm là việc làm đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt các thao tác, phương pháp dạy học sao cho học sinh cảm nhận thấy hết những vẻ đẹp về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật của nó. Dạy học theo theo định hướng phát triển năng lực của người học lại cần ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để phát huy tối đa việc hình thành các năng lực cho học sinh. Tức là làm thế nào để học sinh tự học, tự tìm hiểu để hình thành kỹ năng đọc hiểu tất cả các tác phẩm ngoài chương trình; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống; đồng thời lại phải vận dụng kiến thức xã hội, kiến thức các môn học khác để khám phá tác phẩm.
Để hướng tới mục đích đó, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp dạy học tích cực của bộ môn cũng như phương pháp chung cho tác phẩm Chí Phèo như sau:
 2.3.1. Phương pháp dạy học đọc - hiểu:
– Công việc chuẩn bị: Học sinh đọc trước văn bản ở nhà, tóm tắt được văn bản; huy động những hiểu biết đã có về tác giả, về hoàn cảnh lịch sử, xã hội của đất nước lúc bấy giờ để sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ trên lớp.
– Hoạt động trên lớp, chúng tôi yêu cầu học sinh thực hiện các nhiệm vụ:
+ Tìm ý chính của văn bản, các chi tiết quan trọng (đại ý văn bản viết về cuộc đời Chí Phèo từ khi sinh ra đến khi trưởng thành rồi bị đi tù oan, ra tù bị tha hóa, trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến, sau đó thức tỉnh và đâm chết Bá Kiến, tự sát).
+ Đưa ra hiểu biết chung về văn bản: Từ ngữ, hình ảnh, câu văn trong văn bản đều tập trung thể hiện rõ số phận, tính cách nhân vật, tấm lòng nhân đạo của nhà văn. Kết nối các thông tin về cuộc đời, con người, tính cách, sự bóc lột nhân hình lẫn nhân tính của Bá Kiến và chế độ nhà tù thực dân phong kiến để đi đến nhận định tất yếu về con đường tha hóa của nhân vật. Sắp xếp được các ý cơ bản theo trình tự: Hoàn cảnh xuất thân, bi kịch cuộc đời và số phận của Chí Phèo; sự gặp gỡ của đôi lứa xứng đôi; cuộc gặp gỡ với Thị nở quá trình thức tỉnh của Chí. Nhận ra được kết cấu vòng tròn trong mở đầu và kết thúc của tác phẩm: hình ảnh cái lò gạch. Đưa ra được kết luận về văn bản: miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật, ngôn ngữ nhân vật, quá trình lưu manh hóa...
+ Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản: sự cảm thông sâu sắc của nhà văn với thân phận người nông dân thấp cổ bé họng; khẳng định sức mạnh của tình người, niềm tin vào nhân tính và bản chất của con người; tác phẩm là một đóng góp độc đáo cho văn học hiện thực, không chỉ miêu tả chân thực sự thống khổ của con người, lên án các thế lực áp bức mà còn khẳng định niềm tin ở bản chất con người. Phong cách nghệ thuật của Nam Cao thể hiện ở việc khái quát được cả một hiện tượng trở thành quy luật thời bấy giờ đó là: Những người bần nông lương thiện bị đè nén, áp bức, bóc lột đẩy dồn đến bước đường cùng trở nên tha hóa, biến chất, lưu manh cùng với sự am hiểu sâu sắc tâm lí nhân vật.
+ Vận dụng những hiểu biết về văn bản để đọc - hiểu các văn bản cùng loại ngoài chương trình, vận dụng bài học vào thực hiện các nhiệm vụ trong đời sống và học tập, cụ thể như: Yêu cầu học sinh tìm đọc các văn bản cùng loại, cùng chủ đề ngoài chương trình (Trẻ con không biết ăn thịt chó, Tư cách mõ) để củng cố kiến thức, kỹ năng đọc - hiểu. Suy luận để bàn luận về những vấn đề trong cuộc sống có thể giải quyết bằng sự học hỏi từ nội dung của văn bản như: vấn đề chỉ có tình yêu thương và hướng thiện mới giúp con người có được hạnh phúc. Vận dụng được hiểu biết về văn bản để có biện pháp giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống như: Suy nghĩ, cảm nhận về các nhân vật, giá trị nhân đạo và hiện thực của tác phẩm, bàn về tình người trong cuộc sống
Ở tác phẩm “Chí Phèo”, chúng tôi cũng lần lượt triển khai các nhiệm vụ sau cho học sinh:
– Công việc chuẩn bị ở nhà: Học sinh đọc trước và tóm tắt được nội dung tác phẩm, nghiên cứu trước về bối cảnh lịch sử xã hội trước 1945 qua môn Lịch sử và các phương tiện thông tin, truyền thông.
– Hoạt động trên lớp:
+ Tìm kiếm thông tin: xác định được ý chính của văn bản - tình người, khát vọng hoàn lương, xác định được các hình ảnh, chi tiết quan trọng tạo nên ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm như: tiếng chửi của Chí Phèo xuất hiện ở đầu tác phẩm, bát cháo của Thị nở, âm thanh cuộc sống thường ngày tiếng (chim hót, tiếng người nói chuyện, tiếng mái chèo khua nước...), cái lò gạch xuất hiện cuối tác phẩm đều là những chi tiết tập trung làm rõ số phận, bi kịch, khát vọng hoàn lương của Chí đồng thời cũng hướng sự vận động của tác phẩm theo chiều hướng tích cực.
+ Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, so sánh, kết nối thông tin để tạo nên hiểu biết chung về văn bản:
(-) Giải thích ý nghĩa, tác dụng của các từ ngữ, hình ảnh, câu văn, chi tiết như nhan đề "Chí Phèo" vẽ nên một con người cụ thể, một số phận cụ thể, cô đơn, cô độc, vô nghĩa... Nhan đề "Chí Phèo" thâu tóm được nội dung của tác phẩm. Chí Phèo là nạn nhân, là sản phẩm của xã hội thực dân p

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_truyen_ngan_chi_pheo_theo_dinh_huong_phat_trien.doc