SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Thường Xuân 2 trong dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Thường Xuân 2 trong dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của tri thức và khoa học công nghệ 4.0 đã làm xã hội biến đổi nhanh chóng. Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ làm thay đổi tất cả các lĩnh vực cuộc sống đặc biệt là khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo. Đứng trước thực tế này, ngành giáo dục đào tạo nước ta đã có những thay đổi căn bản và toàn diện từ mục tiêu đào tạo đến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Giờ đây, mục đích giáo dục không chỉ dừng lại truyền thụ kiến thức mà quan trọng hơn là phải chú trọng hình thành và phát triển các năng lực cho các em. Theo chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 [4], trong hệ thống các năng lực chung cần thình thành cho học sinh thì năng lực giải quyết vấn đề là năng lực quan trọng và cần thiết để các em có thể làm chủ và phát triển bản thân trước thế giới đầy biến động, thách thức như ngày nay.

 Với học sinh lớp 12, các em chuẩn bị cho kì thi quan trọng của cuộc đời, cũng như sắp phải đối mặt với những vấn đề phức tạp của cuộc sống. Vì thế, các em rất cần năng lực giải qyết vấn đề cho chính bản thân mình trong tương lai. Trong khi đó, thông qua dạy đọc hiểu văn bản nghị luận, học sinh sẽ rèn luyện cho mình nhiều năng lực trong đó có năng lực giải quyết vấn đề. Bởi sức thuyết phục của văn bản nghị luận thể hiện ở khả năng giải quyết vấn đề của người nói, người viết được thể hiện trong văn bản. Có nghĩa, dạy học văn nghị luận sẽ giúp học sinh lớp 12 biết xác lập quan điểm sống, biết tranh biện để bảo vệ chính kiến của cá nhân, biết chọn lựa lối sống hay nghề nghiệp cho riêng mình thông qua năng lực giải quyết vấn đề mà các em có. Trong số những văn bản nghị luận được đưa vào trong chương trình, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh được xem như áng văn nghị luận mẫu mực. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà trong định hướng đổi mới chương trình Ngữ văn mới năm 2018 [1], Bộ giáo dục đã chọn Tuyên ngôn độc lập là một trong 6 tác phẩm bắt buộc đưa vào trong chương trình Ngữ văn. Việc dạy đọc hiểu văn bản nghị luận “Tuyên ngôn độc lập” không chỉ đem đến cho học sinh có những hiểu biết về giá trị lịch sử, giá trị văn hóa và văn học của bản tuyên ngôn mà còn có ưu thế rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho các em.

 

doc 39 trang thuychi01 6711
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Thường Xuân 2 trong dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO
HỌC SINH LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 2
TRONG DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
“TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” CỦA HỒ CHÍ MINH
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương
 Chức vụ : Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
 Trang
1. Mở đầu...1
1.2.Lí do chọn đề tài..1
1.2. Mục đích nghiên cứu..........2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.........2
1.4. Phương pháp nghiên cứu2
2. Nội dung4
2.1. Cơ sở lí luận....4
2.1.1. Khái quát chung về năng lực và năng lực giải quyết vấn đề...4
2.1.1.1. Khái niệm năng lực .4 2.1.1.2. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề .4
2.1.1.3. Tầm quan trọng của năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học văn.5
2.1.2. Khả năng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Thường Xuân 2 trong dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh...6
2.2. Thực trạng của vấn đề....6
2.3. Giải pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Thường Xuân 2 trong dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh8
2.3.1. Dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh theo đặc trưng thể loại..........................................................................................................8
2.3.2. Dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh bằng cách tích hợp kiến thức từ các môn học Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân..............12
2.3.3. Dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh theo cách tổ chức các hoạt động dạy học phát triển năng lực..................................................14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm............................................................15
3. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................18
3.1. Kết luận........................................................................................................18
3.2. Kiến nghị......................................................................................................18
Tài liệu tham khảo...............................................................................................20
Phụ lục.................................................................................................................22
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lí do chọn đề tài
	Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của tri thức và khoa học công nghệ 4.0 đã làm xã hội biến đổi nhanh chóng. Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ làm thay đổi tất cả các lĩnh vực cuộc sống đặc biệt là khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo. Đứng trước thực tế này, ngành giáo dục đào tạo nước ta đã có những thay đổi căn bản và toàn diện từ mục tiêu đào tạo đến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Giờ đây, mục đích giáo dục không chỉ dừng lại truyền thụ kiến thức mà quan trọng hơn là phải chú trọng hình thành và phát triển các năng lực cho các em. Theo chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 [4], trong hệ thống các năng lực chung cần thình thành cho học sinh thì năng lực giải quyết vấn đề là năng lực quan trọng và cần thiết để các em có thể làm chủ và phát triển bản thân trước thế giới đầy biến động, thách thức như ngày nay.
	Với học sinh lớp 12, các em chuẩn bị cho kì thi quan trọng của cuộc đời, cũng như sắp phải đối mặt với những vấn đề phức tạp của cuộc sống. Vì thế, các em rất cần năng lực giải qyết vấn đề cho chính bản thân mình trong tương lai. Trong khi đó, thông qua dạy đọc hiểu văn bản nghị luận, học sinh sẽ rèn luyện cho mình nhiều năng lực trong đó có năng lực giải quyết vấn đề. Bởi sức thuyết phục của văn bản nghị luận thể hiện ở khả năng giải quyết vấn đề của người nói, người viết được thể hiện trong văn bản. Có nghĩa, dạy học văn nghị luận sẽ giúp học sinh lớp 12 biết xác lập quan điểm sống, biết tranh biện để bảo vệ chính kiến của cá nhân, biết chọn lựa lối sống hay nghề nghiệp cho riêng mìnhthông qua năng lực giải quyết vấn đề mà các em có. Trong số những văn bản nghị luận được đưa vào trong chương trình, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh được xem như áng văn nghị luận mẫu mực. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà trong định hướng đổi mới chương trình Ngữ văn mới năm 2018 [1], Bộ giáo dục đã chọn Tuyên ngôn độc lập là một trong 6 tác phẩm bắt buộc đưa vào trong chương trình Ngữ văn. Việc dạy đọc hiểu văn bản nghị luận “Tuyên ngôn độc lập” không chỉ đem đến cho học sinh có những hiểu biết về giá trị lịch sử, giá trị văn hóa và văn học của bản tuyên ngôn mà còn có ưu thế rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho các em.
	Hiện nay, việc dạy học văn bản nghị luận trong nhà trường phổ thông nói chung và văn bản “ Tuyên ngôn độc lập” nói chung vẫn chưa chưa thực sự phát huy được năng lực giải quyết vấn đề cho người học. Từ thực tế trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Thường Xuân 2 trong dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh ” nhằm đề xuất một số giải pháp dạy học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học văn nghị luận nói riêng và dạy học môn Ngữ văn nói chung ở trường THPT.
	1.2. Mục đích nghiên cứu
	Nghiên cứu đề tài này, tôi tập trung đề xuất các giải pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Thường Xuân 2, nhằm phát triển năng lực người học theo chuẩn đầu ra và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học văn trong nhà trường phổ thông.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Các biện pháp, cách thức tổ chức để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 12 trường THPT Thường Xuân 2 trong dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu
	1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
	Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các khái niệm, vấn đề có liên quan đến cơ sở lí luận và thực tiễn để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Thường Xuân 2 trong dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
	1.4.2. Phương pháp điều tra 
	Phương pháp điều tra nhằm khảo sát thực tế để có căn cứ rút ra kết luận về thực trạng dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Thường Xuân 2 trong dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
	1.4.3. Phương pháp thống kê
	Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu để xử lí số liệu thu thập được.
	1.4.4. Phương pháp thực nghiệm
	Sử dụng phương pháp thực nghiệm để tiến hành trên lớp nhằm kiểm định tính chất đúng của đề tài.
2. NỘI DUNG
	2.1. Cơ sở lí luận
	2.1.1. Khái quát chung về năng lực và năng lực giải quyết vấn đề 	2.1.1.1. Khái niệm năng lực 
	Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về năng lực bởi mỗi nhà nghiên cứu có những điểm nhìn, quan niệm, phương pháp khác nhau. 
	Trong Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có nêu: “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [9, tr.639].
	Theo cuốn Tài liệu chuyên văn (tập 2) PGS. TS. Đỗ Ngọc Thống [8] lại cho rằng: Năng lực là một tiêu chuẩn đòi hỏi ở một cá nhân khi thực hiện một công việc cụ thể. Nó bao gồm sự vận dụng tổng hợp các tri thức, kĩ năng và hành vi ứng xử trong thực hành. Nói cách khác, năng lực là một trạng thái hay một phẩm chất, một khả năng tương xứng để có thể thực hiện một công việc cụ thể.
	2.1.1.2. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề
	Trong số những năng lực cần hình thành cho học sinh trong dạy học, người ta phải nói đến năng lực giải quyết vấn đề. Theo PISA 2012, “ Năng lực giải quyết vấn đề là tổ hợp các năng lực thể hiện ở các kĩ năng (thao tác tư duy và hoạt động) trong hoạt động học tập nhằm giải quyết có hiệu quả những vấn đề đặt ra. Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng của một cá nhân và giải quyết tình huống vấn đề mà khi giải pháp giải quyết chưa rõ ràng. Nó bao gồm sự sẵn sàng tham gia vào giải quyết tình huống có vấn đề đó, thể hiện tiềm năng là công dân tích cực và xây dựng” [17, tr.69].
	Năng lực giải quyết vấn đề là một năng lực chung, thể hiện khả năng của mỗi người trong nhận thức và khám phá được những tình huống có vấn đề trong học tập và cuộc sống mà không có định hướng trước về kết quả và tìm các giải pháp để giải quyết những vấn đề đặt ra trong tình huống. Qua đó, thể hiện rõ khả
năng tư duy trong việc chọn lựa và quyết định giải pháp tối ưu. 
	Có thể nói, năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực then chốt mà nhà trường cần rèn luyện phát triển cho học sinh. Năng lực giải quyết vấn đề bao gồm việc “Nhận thức được mâu thuẫn giữa tình huống thực tế với hiểu biết của cá nhân và chuyển hóa được mâu thuẫn thành vấn đề đòi hỏi sự tìm tòi khám phá, thể hiện khả năng của cá nhân trong quá trình thu thập và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau, đề xuất phương án và thực hiện phương án đã chọn, điều chỉnh trong quá trình, đánh giá hiệu quả của phương án và đề xuất vận dụng trong các tình huống mới tương tự” [5, tr.50]. Quá trình đó được thực hiện bằng sự hứng thú tìm tòi, khám phá cái mới, tình thần trách nhiệm của cá nhân và sự phối hợp, tương tác giữa các cá nhân. Đó chính là sự vận dụng tổng hợp của kiến thức, kĩ năng, thái độ, tính sẵn sàng... thể hiện qua các hoạt động cụ thể. Quy trình giải quyết vấn đề nhìn chung được thực hiện qua các bước cơ bản sau:
	- Xác định vấn đề, chuyển vấn đề trong tình huống thực tế thành vấn đề đòi hỏi khám phá và giải quyết. 
	- Thu thập và xử lí thông tin để đưa ra các phương án giải quyết vấn đề. 
	- Thực hiện phương án đã chọn và điều chỉnh trong quá trình thực hiện.
	- Đánh giá hiệu quả của phương án và đề xuất để vận dụng vào tình huống mới.
	1.1.1.3. Tầm quan trọng của năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học văn
	Chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể năm 2017 [2] và Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn tháng 1/2018 [3] đã quy định năng lực giải quyết vấn đề là một năng lực bắt buộc trong số những năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác..) cần hình thành cho học sinh. Trong nhóm năng lực chung đó, năng lực giải quyết vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Bởi trong học tập nói chung và dạy học văn nói riêng, chính năng lực giải quyết vấn đề sẽ phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh. Các em sẽ tự mình giải quyết được những tình huống đặt ra trong giờ học. Sự hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề giúp các em chiếm lĩnh được nội dung bài học một cách chủ động. Nhờ đó, giờ đọc văn cũng trở nên thú vị hơn. Thông qua quá trình phát hiện và giải quyết các tình huống có vấn đề trong khi học môn văn, học sinh sẽ được rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề. Từ môi trường học tập các em sẽ có được năng lực giải quyết vấn đề để ứng dụng vào thực tiễn đời sống.
	2.1.2. Khả năng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 12 ở trường THPT thường Xuân 2 trong dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
	Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh từ lâu được đánh giá là một văn bản có nhiều giá trị. Trước hết, Tuyên ngôn độc lập là văn kiện có giá trị lịch sử to lớn bởi nó là lời tuyên bố của một dân tộc về sự ra đời của một nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chấm dứt chế độ phong kiến suốt một nghìn năm cùng chế độ thực dân gần một trăm năm. Hơn nữa, về mặt tư tưởng, Tuyên ngôn độc lập là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do - một biểu hiện của trào lưu tư tưởng cao đẹp và nhân văn của nhân loại trong thế kỉ XX. Xét về góc độ văn học, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là áng văn nghị luận đạt đến trình độ mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng xác đáng, văn phong hùng hồn. Với một tác phẩm như thế, thông qua quá trình đọc hiểu, giáo viên rất dễ phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. .
	 2.2. Thực trạng dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Thường Xuân 2
	Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh vừa mang tính thời sự đáp ứng được yêu cầu cấp bách do Bộ giáo dục và đào tạo đề ra vừa mang tính thực tiễn đáp ứng được nhu cầu của người học, nhu cầu của cuộc sống. Phương pháp dạy học mới này sẽ khắc phục được những hạn chế của lối dạy học truyền thống, mang lại những hiệu quả tích cực cho việc học của học sinh, giúp các em có điều kiện phát triển tối đa năng lực của bản thân.
	Tuy nhiên, thực tế dạy học văn nói chung và dạy văn bản Tuyên ngôn độc lập nói riêng của giáo viên ở trường THPT Thường Xuân 2 hiện nay chưa thực sự sáng tạo. Phần lớn giáo viên vẫn coi trọng dạy kiến thức và tìm kiếm kiến thức hơn là tìm kiếm phương pháp dạy học phù hợp. Hơn nữa, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là một tác phẩm hay nhưng cũng là một tác phẩm khó. Bởi vậy, nhìn chung khi dạy văn bản này, giáo viên thường chủ yếu dạy theo cách dạy truyền thống đọc chép (giáo viên đọc cho học sinh ghi) hay đưa ra hệ thống câu hỏi đóng nhằm tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm như bao tác phẩm văn học khác mà chưa căn cứ theo đặc trưng thể loại. Điều đó khiến giờ học trở nên khô khan. Học sinh thụ động ghi nhớ kiến thức của tác phẩm mà không thấy hứng thú. Cũng có khi giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin để trình chiếu thêm cho học sinh xem một số hình ảnh có liên quan đến tác phẩm hay đã tích hợp kiến thức thuộc một số môn học: Lịch sử, địa lí... vào bài dạy nhưng đó vẫn là cách dạy lấy giáo viên làm trung tâm mà chưa thực sự hướng vào phát triển năng lực người học nhất là năng lực giải quyết vấn đề.
	Về phía học sinh, khi đọc hiểu văn bản Tuyên Ngôn độc lập các em vẫn còn thụ động thay vì tích cực, chủ động kiếm tìm kiến thức. Vì thế, nhìn chung các em rất lúng túng khi đọc hiểu văn bản Tuyên Ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, đặc biệt là giải quyết những đề thi và đề kiểm tra về tác phẩm. Điều này, một phần không nhỏ là do các em chưa có kĩ năng đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập nên khi viết bài các em thường thiếu kiến thức liên quan, thường khó xác định vấn đề nghị luận, luận điểm và cách lập luận. Có nghĩa các em chưa có được hoặc chưa được rèn luyện về năng lực giải quyết vấn đề trong tình huống học tập của văn bản cũng như trong tình huống mới đặt ra trong đề thi có liên quan đến tác phẩm Tuyên ngôn độc lập. 
	 Để giải quyết được thực trạng trên, trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi 
đã đề xuất một số giải pháp để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
lớp 12 ở trường THPT Thường Xuân 2 như sau:
	- Dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh theo đặc trưng thể loại.
	- Dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh bằng cách tích hợp kiến thức từ các môn học Lịc sử, Địa lí, Công dân.
	- Dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh theo các biện pháp tổ chức dạy học phát triển năng lực.
 2.3. Giải pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Thường Xuân 2 trong dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
	2.3.1. Dạy đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh theo đặc trưng thể loại
	Mỗi một tác phẩm văn học đều thuộc một thể loại văn học nhất định. Mỗi một thể loại văn học đều có những đặc trưng riêng. Bởi vậy, khi tìm hiểu chúng, cần dựa trên những đặc trưng cơ bản của thể loại để tránh hiểu sai về tác phẩm văn học. Với Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, đây là một văn bản nghị luận. Do đó, khi đọc hiểu về tác phẩm này cần căn cứ vào đặc trưng của văn nghị luận để khai thác.
	- Đầu tiên, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần Tiểu dẫn trong sách giáo khoa để có những hiểu biết về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Từ đó, nhận xét vấn đề nêu lên trong tác phẩm xuất phát từ nhu cầu thực tế: Chúng ta vừa giành được đất nước từ tay phát xít Nhật, trong khi Đồng minh thắng thế trên chính trường, Pháp đang lăm le quay trở lại Việt Nam, quân tưởng, quân Anh và đế quốc Mĩ cũng đang mưu đồ xâm chiếm nước ta. Trước tình hình đó, việc viết và đọc Tuyên ngôn độc lập để tuyên bố về sự ra đời của nhà nước mới, khai sinh một chế độ mới cùng nền độc lập của dân tộc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lúc này.
	- Sau đó, giáo viên hướng dẫn các em tóm tắt tác phẩm bằng việc tìm ra hệ thống luận điểm, luận cứ chính của văn bản cùng với mối quan hệ của chúng.	Phần mở đầu: Tác giả nêu nguyên lí chung của Tuyên ngôn độc lập hay còn gọi là nêu cơ sở pháp lí chính nghĩa của bản tuyên ngôn: tất cả mọi người và các dân tộc đều có quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
	Phần thứ hai: Qua thực tế lịch sử hơn 80 năm thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta, tác giả chứng minh nguyên lí trên đã bị thực dân Pháp phản bội. Bởi thế, chính mặt trận Việt Minh và nhân dân Việt Nam đã bền bỉ đấu tranh để 
giành quyền tự do độc lập của mình
	Phần kết luận: Tác giả tuyên bố về quyền được hưởng tự do và độc lập của dân tộc Việt Nam.
	Giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh phân tích nghệ thuật lập luận của tác phẩm Tuyên ngôn độc lập, cách nêu chứng cứ, sử dụng ngôn ngữ cùng tác dụng của biện pháp đó đối với từng vấn đề được nêu ra trong tác phẩm.
	Nghệ thuật lập luận sắc bén trong bản Tuyên ngôn độc lập trước hết được thể hiện trong bố cục, cách sắp xếp các ý của bài văn. Phần đầu tiên, Hồ Chí Minh đã nêu lên cơ sở pháp lí, làm nền tảng cho bản tuyên ngôn. Phần thứ hai nêu lên cơ sở thực tiễn, làm dẫn chứng giúp cho bản tuyên ngôn giàu sức thuyết phục. Sau khi hội tụ đầy đủ hai yếu tố lí luận và thực tiễn, Người đưa ra lời tuyên bố dõng dạc, đanh thép, tràn đầy tinh thần tự hào, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. 
 	Về cơ sở pháp lí, mở đầu bản tuyên ngôn của nước Việt Nam, Hồ Chí Minh đã trích dẫn lời trong hai bản tuyên ngôn của Mĩ và của Pháp: Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ năm 1776: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791:
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Từ đó, Bác khẳng định quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân như một “lẽ phải không ai chối cãi được”. Từ quyền của con người, Hồ Chí Minh đã suy rộng ra: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Như vậy, Người đã nâng quyền con người, quyền cá nhân thành quyền dân tộc. Đây là cách lập luận của vô cùng thuyết phục, bằng việc đi từ một tiên đề có giá trị như một chân lí không ai chối cãi được. Tiên đề được đưa ra ở đây chính là quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi con người. Bởi vậy, nếu Pháp và Mĩ xâm phạm quyền tự do và độc lập của dân tộc ta thì có nghĩa đã phản bác lại chính cha ông tổ tiên của mình. Với chiến thuật “gậy ông đập lưng ông” mạnh mẽ, dứt khoát, Người đã khiến kẻ thù không thể chối cãi, không thể chống đỡ được. Đồng thời, khi đặt ba cuộc cách mạng của nhân loại ngang bằng nhau, Bác đã đưa dân tộc ta đàng hoàng bước lên vũ đài chính trị thế giới, sánh vai với các cường quốc.
   	Không chỉ dừng lại ở cơ sở lí luận, để thêm phần thuyết phục, Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở thực tiễn phong phú, chân thực. Pháp nhân danh “khai hóa”, mang đến văn minh cho dân tộc Việt nhưng đã bị Người vạch trần tội ác trên các phương diện: Về chính trị chúng tước đoạt tự do dân chủ, thi hành luật pháp dã man, chia để trị, lập nhà tù nhiều hơn trường học, chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta, ; Về kinh tế chúng bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy, độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cả

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_trien_nang_luc_giai_quyet_van_de_cho_hoc_sinh_lop.doc