SKKN Một vài kinh nghiệm tạo tâm thế giờ học Đọc - Văn trung học phổ thông từ hoạt động “khởi động” và thấy hiệu quả, rất có ý nghĩa

SKKN Một vài kinh nghiệm tạo tâm thế giờ học Đọc - Văn trung học phổ thông từ hoạt động “khởi động” và thấy hiệu quả, rất có ý nghĩa

 Trong chương trình Ngữ văn ở cấp Trung học phổ thông, đọc văn là phân môn khó bởi mang đặc trưng riêng. Đọc - hiểu văn bản là một kiểu bài học mới được đưa vào chương trình. Chính vì vậy hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản chính là giáo viên cung cấp cho các em phương pháp tự học, tự tìm hiểu chiếm lĩnh tri thức văn bản trong nhà trường và tri thức xã hội loài người.Từ đó nâng cao hiểu quả giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu nền giáo dục của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Chúng ta có thể đào tạo những con người có đủ đức, đủ tài để xây dựng và phát triển xã hội. Do vậy tôi chọn đề tài: “ Một vài kinh nghiệm tạo tâm thế giờ học Đọc- văn trung học phổ thông từ hoạt động “ khởi động” này để giúp các em có tâm thế, hứng thú khi học tiết Ngữ văn. Đặc biệt trong tiết đọc văn. Đây là một bước hiện thực hóa quan điểm đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá,.

 Thêm nữa, nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI có nêu rõ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo như sau: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Theo quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học trên thì phát triển năng lực của người học được coi là mục tiêu quan trọng và được cần được coi trọng.Mặt khác, khái niệm năng lực ở đây được hiểu là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng và mong muốn của người học. Như vậy, việc tạo tâm thế giờ học ngữ văn trung học phổ thông từ hoạt động khởi động vào việc đọc hiểu tác phẩm văn học cũng là biện pháp cần thiết, đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới giáo dục, đặc biệt đối với bộ môn Ngữ văn. Bên cạnh đó, đặt trong giai đoạn đất nước như hiện nay, khi mà những giá trị sống của con người đều bị “lung lay” trong “cơn bão” của quá trình hội nhập, công nghệ thông tin, nhiệm vụ giáo dục tính độc lập suy nghĩ, tự tin, dám thể hiện, dám khẳng định qua môn Ngữ văn lại càng được quan tâm hơn bao giờ hết.

 

doc 20 trang thuychi01 5143
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm tạo tâm thế giờ học Đọc - Văn trung học phổ thông từ hoạt động “khởi động” và thấy hiệu quả, rất có ý nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Trong chương trình Ngữ văn ở cấp Trung học phổ thông, đọc văn là phân môn khó bởi mang đặc trưng riêng. Đọc - hiểu văn bản là một kiểu bài học mới được đưa vào chương trình. Chính vì vậy hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản chính là giáo viên cung cấp cho các em phương pháp tự học, tự tìm hiểu chiếm lĩnh tri thức văn bản trong nhà trường và tri thức xã hội loài người.Từ đó nâng cao hiểu quả giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu nền giáo dục của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Chúng ta có thể đào tạo những con người có đủ đức, đủ tài để xây dựng và phát triển xã hội. Do vậy tôi chọn đề tài: “ Một vài kinh nghiệm tạo tâm thế giờ học Đọc- văn trung học phổ thông từ hoạt động “ khởi động” này để giúp các em có tâm thế, hứng thú khi học tiết Ngữ văn. Đặc biệt trong tiết đọc văn. Đây là một bước hiện thực hóa quan điểm đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá,.... 
	Thêm nữa, nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI có nêu rõ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo như sau: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Theo quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học trên thì phát triển năng lực của người học được coi là mục tiêu quan trọng và được cần được coi trọng.Mặt khác, khái niệm năng lực ở đây được hiểu là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng và mong muốn của người học. Như vậy, việc tạo tâm thế giờ học ngữ văn trung học phổ thông từ hoạt động khởi động vào việc đọc hiểu tác phẩm văn học cũng là biện pháp cần thiết, đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới giáo dục, đặc biệt đối với bộ môn Ngữ văn. Bên cạnh đó, đặt trong giai đoạn đất nước như hiện nay, khi mà những giá trị sống của con người đều bị “lung lay” trong “cơn bão” của quá trình hội nhập, công nghệ thông tin, nhiệm vụ giáo dục tính độc lập suy nghĩ, tự tin, dám thể hiện, dám khẳng định qua môn Ngữ văn lại càng được quan tâm hơn bao giờ hết. 
	Mặt khác, “Rèn kỹ năng nói, viết, trình bày một vấn đề trước tập thể” có ý nghĩa thiết thực nâng cao chất lượng dạy - học phân môn làm văn, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ phát triển toàn diện cho quê hương và đất nước sau này.
	Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn cấp THPT, tôi đã thực nghiệm đề tài: “ Một vài kinh nghiệm tạo tâm thế giờ học Đọc- văn trung học phổ thông từ hoạt động “ khởi động” và thấy hiệu quả, rất có ý nghĩa.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Đề tài này hướng tới mục đích sau đây:
	Về kiến thức:
	Qua các tiết học đọc văn Ngữ văn 10,11chinh khóa giáo viên phát hiện, đổi mới, phương pháp dạy học và thấy có hiệu quả.
	Về kỹ năng:
	Học sinh qua các tiết học có cải tiến thì học tập tích cực, sôi nổi, tích cực, yêu môn học hơn, nắm phương pháp học theo đề tài, chủ đề, thông điệp cuộc sống được rút ra từ tác phẩm văn học (một ý thơ, một câu chuyện, một châm ngôn cuộc sống, lời bái hát,...).
	 Về thái độ:
	 - Đối với học sinh: Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động “ khởi động” để dẫn các em vào bài học nhẹ nhàng hơn, phấn chấn hơn. Tâm thế để học tiết đọc văn, lĩnh hội kiến thức, kỹ năng thẩm định, tổng hợp kiến thức tốt nhất trong giờ học môn Ngữ văn.
	 - Đối với giáo viên: Đổi mới quan niệm đánh giá, bàn luận, học tập của học sinh, tăng cường rèn luyện kỹ năng tự học theo chuẩn kiến thức kĩ năng. 
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 Học sinh cấp THPT và đặc biệt đối với học sinh lớp 10, 11, học sinh đầu cấp, chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ, thi THPT Quốc gia.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 Làm đề tài này, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp. Dưới đây là những phương pháp chủ yếu:
	*Phương pháp tích hợp kiến thức.
	*Phương pháp bổ trợ kiến thức.
 * Phương pháp học tập, rút kinh nghiệm qua giờ dạy của đồng nghiệp.
	*Phương pháp thực nghiệm qua tiết dạy - học chính khóa.
	*Phương pháp so sánh.
5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 Kinh nghiệm này rút ra từ thực tế giảng dạy, từ vận dụng các kỹ thuật dạy học, những lần dạy tiết đọc văn nên những điểm mới.
 Kinh nghiệm vận dụng các phương án vào các giờ học chính khóa để học sinh có hứng thú, tạo tâm thế cho bài học từ hoạt độn “khởi động”.
 Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tự học, tự tích lũy, bổ trợ, tự thẩm định những kiến thức về văn học.
 Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh chử động tổ chức giờ học trên tinh thần có hướng dẫn.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
	Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được thể hiện trong Văn kiện đại hội XII, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước, Đảng ta đưa ra đường lối “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạyngười, dạy chữ, dạy nghề”. Giáo dục toàn diện theo tinh thần đổi mới hiện nay là: “Phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học; chú trọng cả dạy chữ, dạy người và dạy nghề. Giáo dục và Đào tạo phải làm sao để tạo ra được những con người có phẩm chất, năng lực cần thiết để phục vụ đất nước, xây dựng xã hội; có đủ hiểu biết và kỹ năng cơ bản để sống tốt và làm việc hiệu quả” [1] Trích “Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII của Đảng: Thông qua "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, ngày 27-6-1991” - Trang 17.
	Trong những điểm mới của chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh có điểm mới thứ năm: Bộ Chính trị đặc biệt yêu cầu gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với thực hiện Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Bộ Chính trị không chỉ dành riêng một nội dung để yêu cầu về công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục quốc dân và các học viện, trường chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, mà còn chỉ rõ từng nội dung cần đưa vào chương trình để, bảo đảm phù hợp với từng cấp học, bậc học và với yêu cầu giáo dục, đào tạo.
 Trong chỉ thị số 05-CT/TW cũng nêu rõ: “Đó là: phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn; phong cách làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, thấm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; phong cách nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị; phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gương,...”
 Vì sao phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực? Các văn kiện của Đảng đã chỉ rõ “Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành... Thiếu chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc”[2] Trích “Văn kiện trình đại hội Đảng VII”- Ngày 24/6/1991 -Trang 2. GD hiện nay và yêu cầu đổi mới- Trang nhất.
 nên dành thời lượng đáng kể cho các tiết làm văn Nghị luận vấn đề xã hội. Về thực chất, là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực này, hiệu ứng của nó sẽ làm biển đổi tích cực nhiều mặt của đời sống xã hội Việt Nam, là sự vun trồng “nguyên khí Quốc gia”, làm cho nền văn học hưng thịnh, đất nước phát triển bền vững. Giáo dục và Đào tạo phải làm sao để tạo ra được những con người có phẩm chất, năng lực cần thiết để phục vụ đất nước, xây dựng xã hội; có đủ hiểu biết và kỹ năng cơ bản để sống tốt và làm việc hiệu quả
 Về phía giáo viên: Tạo tâm thế, gây hứng thú trong giờ đọc văn là điều rất khó  vì lượng thời gian cho tiết học chỉ có 45 phút, nội dung kiến thức trong chương trình lại rộng, có giới hạn. Tư liệu về tiết học thường phong phú thuận lợi trong việc soạn giảng, cho người học.
	Từ những thực tế trên, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm cá nhân khi dạy tiết đọc văn vận dụng kinh nghiêm này để đồng nghiệp tham khảo. 
 Về phía học sinh:
	Khả năng tự học, tự đọc, tự thu thập kiến thức, tự thẩm định, khái quát, tổng hợp kiến thức của học sinh rất hạn chề. Còn nữa, khả năng trình bày, giao lưu học hỏi lại không tự tin thì sau mỗi bài học đọc văn thông qua phần khởi động này các em sẽ nâng cao năng lực lĩnh hội, trình bày kiến thức. Vậy người thầy là người có đủ điều kiện, kinh nghiệm truyền thụ để giúp các em vượt qua khó khăn ấy.
	Ngày nay, với các phương tiện hiện đại thì việc truy cập thông tin là điều đơn giản, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại học sinh rất “nghèo” kỹ năng tự học, tự lĩnh hội, tự thẩm định kiến thức. Vì vậy, học sinh cần phải được trang bị kỹ năng sống từ phần học này. 
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾM KINH NGHIỆM:
 	Xuất phát từ thực trạng: 
 2.1. Học sinh học sinh chán học bộ môn Ngữ văn, không có hứng thú, không có tâm thế vào lĩnh hội kiến thức trong giờ đọc văn.
	Thực tế hiện nay chúng ta thấy rằng tình yêu Văn học trong học sinh đã giảm sút rất nhiều. Một phần, do học Ngữ văn Văn là môn học khó chiếm lĩnh, dù các em thích Văn nhưng không phải em nào cũng có khả năng tiếp thu dễ dàng. Học sinh có năng khiếu học văn không nhiều. Phần khác, do xu hướng phát triển của thời đại khoa học, nhu cầu của xã hội, yêu cầu của nghề nghiệp, sự định hướng của gia đình... ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn môn học của các em. Những ngành nghề các em thích, sau này có thu nhập cao, khối dự thi thường là các ban Khoa học tự nhiên. Chính vì vậy, việc xem thường, coi nhẹ, xa lánh môn Ngữ văn là điều dễ hiểu.
 2.2. Học sinh chưa biết chủ động tìm trọng tâm kiến thức khi trình bày vấn đề.
 	Học sinh thường sa vào tiếp thu thụ động kiến thức, chứng kiến, nghe thấy... Văn học là món ăn tinh thần của con người, không chỉ dùng lí trí để “nhận” mà còn phải “cảm” bằng trái tim, tâm hồn. Vì thế người dạy không thể xem học sinh là “chiếc bình” cần được đổ đầy kiến thức mà phải thấy được rằng các em là những “ngọn đuốc” cần được thắp sáng. Vậy làm thế nào để đánh thức khát vọng học Văn vốn đang dần tắt nguội, để thắp sáng những niềm sai mê văn chương trong học sinh, để các em chủ động đến với Văn và yêu Văn? Đánh thức khát vọng văn chương không phải là điều dễ dàng, giáo viên phải có sự chuẩn bị rất chu đáo, hoàn hảo về giáo án, về các bước lên lớp và đặc biệt là tâm trạng cởi mở, tâm hồn tràn ngập niềm yêu Văn và quý mến học trò. Cũng từ đó mà tôi phát hiện ra rằng, để học sinh chủ động đến với giờ đọc - hiểu Ngữ văn ngoài sở thích, năng khiếu phải có “tâm thế trong giờ văn”. Nghĩa là cần phải có một tâm lí thoải mái, một sự tự tin, một cảm hứng, một tâm hồn văn chương thì mới có thể đi vào tìm hiểu, khám phá được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học nhất là ngay từ phần “ khởi động” mà lâu nay ta vẫn quen gọi là giới thiệu bài, vào bài...
 2.3. “Tạo tâm thế, hứng thứ giờ đọc văn từ phần khởi động” cũng là cách đa dạng hoá các phương pháp dạy và học tích cực, tạo thêm sức hấp dẫn cho môn học và thu hút học sinh đến với bộ môn. Trong quá trình dạy học, tôi cũng đã phần nào khắc phục những khó khăn (đặc trưng bộ môn, đối tượng HS, môi trường học tập), đồng thời phần nào đáp ứng kịp thời yêu cầu của môn học bằng cách làm “mới” không khí lớp học, làm mới bài giảng, làm mới những phương pháp lên lớp bằng các biện pháp “sáng tạo phần khởi động” cho HS trong giờ đọc - văn. Với biện pháp này, tôi hy vọng có thế đánh thức khát vọng học Văn vốn đang dần tắt nguội trong lòng HS, tìm lại vị trí môn Văn trong suy nghĩ và học tập của các em.
 2.5. Trong các năm trở lại đây, trong xu thế cải cách, đổi mới chương trình sách giáo khoa, ngành giáo dục cũng đã tổ chức rất nhiều hội thảo, nhiều đợt tập huấn, học chuyên đề cho giáo viên nhằm triển khai và thống nhất kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học mà trọng tâm là lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập. Vì vậy, ngay trong các tài liệu tập huấn cho giáo viên (từ năm 2007, 2018 ) Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đề cập rất nhiều đến vấn đề thay đổi tiếp nhận cho học sinh trong giờ Ngữ văn, như: tài liệu Hướng dẫn học tập theo băng hình về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh (theo Dự án phát triển giáo dục THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo), Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông cho chúng tôi có ý thức tự tin, trách nhiệm trứơc vấn đề cải cách, sáng tạo.
	Tổng hợp kết quả bài kiểm tra thường xuyên( kiểm tra miệng) ở các lớp 10 tôi dạy qua 2 năm học: 2016 - 2017, 2017 - 2018 như sau:
Năm học 2016 - 2017:
Lớp
TS
HS
Điểm
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
10 A3
41
0 = 0%
04 = 9,8%
26 = 63,4%
10 = 24,4%
01 = 2,4%
10A5
43
0 = 0%
 8 = 44,4%
22 = 31.1%
9 = 20%
01 = 2,5%
Năm học 2017 - 2018:
Lớp
TSHS
Điểm
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
10A6
42
0
6= 12,2%
24= 49%
14= 30,6%
2= 6,2%
10A7
44
0
5= 6,7%
18= 40%
22= 48,9%
2=4,4%
	Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy kĩ năng phát hiện, thẩm định, tổng hợp kiến thức, kỹ năng giao tiếp, trao đổi thông tin rất hạn chế các em không định hướng, xác định dung lượng kiến thức trước khi viết bài, nên khi viết rất lúng túng, trình bày không đúng yêu cầu của vấn đề, không tự tin. Thực tế cho thấy chất lượng học sinh giỏi không có (năm học 2016- 2017 điểm kiểm tra thường xuyên chỉ đạt từ điểm khá, không có điểm giỏi.Từ cơ sở lí luận và thực trạng học tập, khả năng nói, viết của học sinh tôi đã vạch kế hoạch: “ Một vài kinh nghiệm tạo tâm thế giờ học Đọc văn trung học phổ thông từ hoạt động “ khởi động” có hiệu quả và rút ra bài học kinh nghiệm.
 3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ TẠO TÂM THẾ, HỨNG THÚ TRONG TIẾT ĐỌC VĂN TỪ HOẠT ĐỘNG “KHỞI ĐỘNG”.
	Trong giờ đọc - hiểu văn bản văn học người thầy phải tạo cho học sinh một tư thế vững vàng, một tâm lý thoải mái, một xúc cảm, hứng thú và một tâm hồn đam mê khi tiếp cận một tác phẩm văn học cụ thể. Vì tác phẩm văn học là sản phẩm của tư duy nghệ thuật. Học Ngữ văn là học cách khám phá cái đẹp của tự nhiên, cái đẹp của xã hội và của con người, cái đẹp của sự sáng tạo nên không chỉ dùng lí trí mà quan trọng hơn là phải giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp ấy bằng cả tâm hồn và sự rung động của trái tim.
	Khi đến với bài học, để tạo được hứng thú cho trò thì trước hết người thầy phải có những động thài tốt ngay từ phần “ khởi động” phải biết tạo học sinh tự tin trong lĩnh hội kiến thức. Để thực hiện được vấn đề này, yếu tố đầu tiên mà tôi quan tâm đó là dạy học sinh học “cách học”, học cách trình bày vấn đề mình hiểu, học cách tổng quan kiến thức, thẩm định kiến thức. 
Học sinh vùng nông thôn, miền trung du, kinh tế xã hội còn khó khăn, năng lực cảm thụ văn học còn nhiều hạn chế. Tâm lí chung của các em là lười suy nghĩ, ít hiểu biết các vấn đề xã hội. Chưa có ý thức lần mò, đam mê tìm hiểu nội dung kiến thức bài học, chưa tự tìm tòi, chưa chủ động lĩnh hội kiến thức. Chính vì vậy các em rất thiếu hiểu biết sâu về các vấn đề cuộc sống, lại nhút nhát, ngại bày tỏ những nhận xét đánh giá trước mọi người. Muốn học sinh học tốt các các giờ đọc văn văn học, tự tin, chủ động trong lĩnh hội tri thức, đòi hỏi người thầy phải tìm tòi, sáng tạo trong mỗi giờ học, phải có kiến thức về vấn đề xã hội từ văn học, từ cuộc sống, sử dụng thành thạo các phương pháp dạy học tích cực. Từ đó mới sáng tạo được ở từng hoạt động dạy và học. Sau đây là một số giải pháp cụ thể:
	3.1 Giải pháp thực nghiệm 1: Người thầy tạo cho học sinh “ sân chơi” dò tìm thông tin kiến thức - bổ trợ chuẩn bị cho bài học. Đây còn gọi là hoạt động chuẩn bị bài, soạn bài trước khi vào tiết đọc văn.
	Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài bằng khung hệ thống câu hỏi để ngày mai lên lớp các em chủ động đặt câu hỏi gợi tìm, trả lời câu hỏi của bạn khi là thành viên chơi, tự thẩm định kiến thức...
 Khung câu hỏi như sau:
TT
 Về tác giả
Về tác phẩm
( nội dung chính, chủ đề, đề tài...)
Về nghệ thuật, (phong cách, thể loại...)
1
Tên,tự, hiệu....
Tóm tắt nội dung chính bằng 1 câu ngắn...
Thể loại tác phẩm?
2
Năm sinh, mất..
Mục tiêu bài học cần đạt...
Số lượng câu, độ dài, cốt truyện...
3
Quê quán, xuất thân...
Chủ đề, đề tài của tác phẩm...
Hình tượng nhân vật điển hình...
4
Thời đại sống...
Nhân vật chính, tuyến nhân vật...
Kết câu, bố cục TP...
5
Con người...
Thông điệp cuộc sống...
Phong cách nhà văn....
* Bước 2: Hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động “ khởi động”
- Phần này học sinh tự điều hành -
[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT]	- Cách chơi: 
	 + Thành viên đội chơi: 
 - > có 3 bạn tham gia trò chơi dò tìm thông tin kiến thức, đứng lên trên
 -> Có 1 người điều hành - lớp phó phụ trách học tập.
 -> 1 thư ký ghi điểm
 -> Các thành viên trong lớp ( các bạn) là người hỏi) - tự do có ý kiến hỏi 
 + Thể lệ trò chơi:
 -> Gói câu hỏi có 30 câu.
 -> Thời gian chơi từ 7- 9 phút nên yêu cầu người hỏi và người trả lời phải 	ngắn gọn ( Không quá 3 giây/ 1 câu hỏi - đáp).Nếu quá là vi phạm bị tước 	quyền hỏi - đáp.
 -> Người đưa ra câu hỏi và cũng là giám khảo, người thẩm định kiến thức.
 -> Bạn chơi có đáp án nhanh nhất, đúng nhất sẽ được 1.0 điểm/1 lượt câu hỏi.
 Điểm của mỗi người chơi sẽ tính điểm kiểm tra thường xuyên.
Tóm lại: Giáo viên là người hướng dẫn và là trọng tài thẩm định kiến thức, điểm cho mỗi thành viên khi tham gia trò chơi dò tìm thông tin kiến thức này.
Hiệu quả: Sau 7 phút chơi trò chơi sẽ tạo được không khí, tâm thế cho giờ học. Các em đều tự mình thẩm định kiến thức đã chuẩn bị ở nhà là đúng hay sai.Tạo cho các em tính tự tin, tinh thần giao lưu, học hỏi, tổng quan kiến thức giúp cho hoạt động học tiếp theo có hiệu quả hơn. Đặc biệt giảm tải phần đọc hiểu tiếu dẫn của phần bài học.
3.2 Giải pháp thực nghiệm 2: GV cho HS quan sát hình ảnh minh họa và đặt câu hỏi đây là hình ảnh nào? Em hãy quan sát và so sánh hai hình ảnh này về mức độ quy mô? Sở dĩ GV đặt câu hỏi này là bởi hai hình ảnh này được lấy trong SGK lịch sử lớp 10 các em mới được tìm hiểu không lâu. Từ đó HS dễ dàng so sánh được và giáo viên dẫn dắt vào bài từ đó:
* Đối với bài: Tiết 80 ( PPCT Ngữ văn 10- CT chuẩn) thực hiện phần khởi động như sau:
TRUYỆN KIỀU
PHẦN I TÁC GIẢ NGUYỄN DU
Giáo viên đưa ra hình ảnh của Nguyễn Du nhưng chỉ chú thích:
Hình ảnh 1:
Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới
 Hỏi: Đây là ai? 
 Hình ảnh 2: 
 Hỏi: Hãy cho biết mối quan hệ của 2 văn bản này?
Hình ảnh 3:
 Hỏi: - Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du có bố cục mấy phần?
 - Đoạn trích Trao duyên nằm ở phần mấy?
 - Đoạn trích có bao nhiêu câu?
 - Thể thơ? Chữ viết của đoạn trích?
Hình ảnh 4:
Truyện Kiều - tiếng Pháp	 Truyện Kiều - tiếng Anh	 Truyện Kiều - tiếng Trung
 Hỏi: Từ các thông tin này em có nhận xét gì về giá trị và sức sống của Truyện Kiều? 
Hoặc Tiết 22,23 - Ngữ văn 11 ( chương trình chuẩn)
 Chiếu cầu hiền cũng có cách làm tương tự:
Ở bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm (1746-1803)
Tượng đài Quang Trung	Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút
Lược đồ diễn biến trận đánh	Hình ảnh Quang Trung Ngọc Hồi – Đống Đa (Tết Kỷ Dậu -1789)
Phối cảnh Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế 
 Chiếu dời đô - Lý Công Uẩn ( Chữ Hán)
 Chiếu ........
GV hỏi: Từ những thông tin trên gợi nhắc cho các em về nhân vật lịch sử nào? Thể loại văn bản nào? Tác phẩm nào tương tự về thể loại? Tác giả là ai? Từ đó giáo tóm tắt thuyết minh và tạo tâm thế vào bài mới: Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm?
Hiệu quả: Tạo sự chú ý cho học sinh, kích thích tư duy, gợi tìm thông tin kiến thức bổ trợ cho bài học.
3.3 Giải pháp thực nghiệm3:
 Tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_kinh_nghiem_tao_tam_the_gio_hoc_doc_van_trung_h.doc