SKKN Biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mầm non Thị trấn Vĩnh Lộc

SKKN Biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mầm non Thị trấn Vĩnh Lộc

“Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai”. Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc - xã hội chủ nghĩa. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai, thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ. Trong các mặt giáo dục trên thì giáo dục thể chất mầm non cho trẻ phải là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất, vì sức khoẻ là vốn quý giá nhất và có ý nghĩa sống còn với con người, đặc biệt đối với trẻ mầm non. Ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần. Vì thế cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc và mất cân đối, do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu như được chăm sóc một cách hợp lý.

 Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, công cuộc xây dựng quê hương đổi mới từng ngày, vì vậy tri thức giảng dạy ở trong nhà trường phải là những kiến thức cơ bản, hiện đại, sát thực tiễn, dùng làm chìa khóa để mở cánh cửa khoa học, là cái vốn mà thế hệ trẻ có thể vận dụng vào cuộc sống tiếp tục học lên, tự bồi dưỡng và tiếp thu các quá trình đào tạo tiếp theo trong suốt cuộc đời. Vậy việc trang bị những kiến thức ban đầu cho các cháu là một việc làm vô cùng quan trọng nhằm góp phần xây dựng đất nước phồn vinh. Giáo dục thể chất mầm non là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.

 

doc 21 trang thuychi01 8922
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mầm non Thị trấn Vĩnh Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lý do chọn đề tài.
	“Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai”. Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc - xã hội chủ nghĩa. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai, thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ. Trong các mặt giáo dục trên thì giáo dục thể chất mầm non cho trẻ phải là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất, vì sức khoẻ là vốn quý giá nhất và có ý nghĩa sống còn với con người, đặc biệt đối với trẻ mầm non. Ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần. Vì thế cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc và mất cân đối, do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu như được chăm sóc một cách hợp lý.
	Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, công cuộc xây dựng quê hương đổi mới từng ngày, vì vậy tri thức giảng dạy ở trong nhà trường phải là những kiến thức cơ bản, hiện đại, sát thực tiễn, dùng làm chìa khóa để mở cánh cửa khoa học, là cái vốn mà thế hệ trẻ có thể vận dụng vào cuộc sống tiếp tục học lên, tự bồi dưỡng và tiếp thu các quá trình đào tạo tiếp theo trong suốt cuộc đời. Vậy việc trang bị những kiến thức ban đầu cho các cháu là một việc làm vô cùng quan trọng nhằm góp phần xây dựng đất nước phồn vinh. Giáo dục thể chất mầm non là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.
	Trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta, từ bé đến lúc trưởng thành ai cũng giao tiếp và vận động, giao tiếp là hoạt động vô cùng quan trọng giúp con người hoàn thiện nhân cách, còn tập luyện thể dục để tăng cường sức khỏe và các tố chất, kỹ năng cho các cháu trong cuộc sống cũng như trong học tập, chính vì lẽ đó mà môn thể dục trở thành môn học được xem là quan trọng trong 
nhà trường, vì nó giúp cho các cháu luyện tập và vui chơi giải trí tạo tâm thế cho trẻ hứng thú, tích cực học tập. Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ giáo dục thể chất mầm non được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức giáo dục thể chất ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của chúng. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ. Đối với lĩnh vực giáo dục thể chất phải tạo ra nền tảng vững chắc phát triển con người mới một cách toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, đây là nhiệm vụ chiến lược, từng bước hoàn thiện chương trình giảng dạy và đổi mới phương pháp cho phù hợp với tình hình phát triển mới hiện nay. 
	Mục tiêu của Chương trình giáo dục Mầm non là tạo điều kiện để giúp trẻ phát triển về các mặt như: Thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội. Ở lứa tuổi mầm non tất cả các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trẻ  phát triển mạnh nhưng chưa ổn định, khả năng vận động còn hạn chế, hệ thần kinh dần dần phát triển về quá trình ức chế tích cực. Trẻ có khả năng phân tích, đánh giá hình thành các kỹ năng, kỹ xảo, phân biệt được hiện tượng xung quanh, cũng trong giai đoạn này trẻ có điều kiện thuận lợi để tiếp thu và củng cố các kỹ năng cần thiết giúp cơ thể trẻ phát triển một cách toàn diện. Phát triển sức mạnh cho trẻ mầm non là tạo nền tảng ban đầu cũng là cơ sở để phát triển và hoàn thiện thể chất bởi ở lứa tuổi này đang trong quá trình diễn biến phát triển thể hình, dần hoàn thiện các chức năng, phát triển các tố chất thể lực nhằm nâng cao sức khỏe cho trẻ. Chính vì thế nó rất phong phú, những gì trẻ được hình thành, được học ở mầm non chính là hành trang cho sự tiến bước vào đời của trẻ.
	Trong những năm qua việc áp dụng các biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ ở trường Mầm non Thị Trấn Vĩnh Lộc đã có những hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, so với yêu cầu của bậc học, chuyên đề trọng tâm của năm học thì vấn đề áp dụng và thực hiện giáo dục thể chất cho trẻ trong nhà trường vẫn còn một số hạn chế nhất định. Vậy để trẻ có nền móng vững chắc ngay từ nhỏ buộc người giáo viên phải tích cực tìm tòi, học hỏi để luôn sáng tạo, đổi mới cách tổ chức các hoạt động cho trẻ nhằm tạo cơ hội tốt nhất để trẻ được tham gia vào các hoạt động, trẻ tiếp thu kiến thức một cách chủ động, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ, đó là lí do đòi hỏi tôi phải luôn nghiên cứu tìm tòi, học hỏi tìm ra những biện pháp để tổ chức và chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện giáo dục thể chất nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mầm non Thị trấn Vĩnh Lộc ” để nghiên cứu và đưa vào thực hiện nhằm để đáp ứng các yêu cầu nêu trên.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Với đề tài này mục đích là đánh giá thực chất việc giáo dục thể chất cho
trẻ ở trường Mầm non Thị trấn Vĩnh Lộc để tìm ra nhiều biện pháp sáng tạo trong chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ. Đồng thời cũng giúp cho trẻ có ý thức tập luyện, hình thành nhân cách ban đầu ở trẻ, nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mầm non ở trường mầm non Thị trấn Vĩnh Lộc trong năm học 2015- 2016.
          1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Biện pháp thực hiện giáo dục thể chất của giáo viên và kết quả đạt được đối với trẻ ở trường mầm non Thị trấn Vĩnh Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
          Trong quá trình thực hiện tôi đã dùng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp điều tra thực trạng.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp hướng dẫn, tổ chức thực hiện.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thống kê.
2. NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Vấn đề giáo dục thể chất cho trẻ là vấn đề luôn được xã hội quan tâm, cho nên cùng với việc lựa chọn cách giáo dục cho trẻ mầm non bằng cách “học bằng chơi, chơi mà học” theo hình thức tập trung học tập, tuyên truyền giáo dục thì mỗi người giáo viên lồng ghép vấn đề này vào bài giảng của mình ở các môn học chắc chắn rằng hiệu quả giáo dục sẽ rất cao. Ở trường mầm non việc giáo dục để phát triển thể lực cho trẻ thông qua nhiều nội dung như: Chăm sóc nuôi dưỡng, phát triển các vận động tinh - thô cho trẻ. Nội dung giáo dục thể chất được phát triển qua tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ nhất là qua thể dục sáng, các tiết học thể dục, qua hoạt động ngoài trời được tích hợp phù hợp vào hoạt động phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ, các hoạt động phải gần gũi không xa lạ, gắn với thực tế của địa phương, đảm bảo tự nhiên nhẹ nhàng.
Giáo dục thể chất mầm non  là một trong những mục tiêu của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhằm giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ, thông qua các hoạt động: đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, tung, ném, bắt  trẻ có nhiều cơ hội để luyện tập vận động hình thể và sự dẻo dai, khéo léo của cơ thể, đòi hỏi
các thao tác, kỹ năng và vận động phải linh hoạt và nhanh nhẹn hơn. Khi trẻ vận động trẻ biết làm thế nào để thực hiện chính xác nhanh nhẹn và không sai phương pháp để cơ thể khỏe mạnh hơn, đẹp hơn. 
	Trong kế hoạch triển khai chuyên đề: “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013 - 2016” kèm theo công văn số 808/BGĐT- GDMN ngày 25/2/2014 ở phần mục tiêu chung có ghi: “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động giúp cho cơ thể trẻ phát triển tố chất nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt Nam” 
	Quyết định số 2198/QĐ - TTG ngày 3/12/2010 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020 ở phần mục tiêu tổng quát có ghi: “Chiến lược phát triển thể thao Việt Nam đến năm 2020 nhằm xây dựng và phát triển nền thể dục thể thao nước nhà để nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
	 Tóm lại: Một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng, việc giáo dục thể chất không chỉ bảo vệ và tăng cường sức khỏe mà nó còn là tiền đề cho mọi quá trình phát triển của một cơ thể để trẻ phát triển các lĩnh vực nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội. Như vậy phát triển thể lực cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên mầm non.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.2.1. Thực trạng.
- Thuận lợi.
Trường Mầm non Thị Trấn Vĩnh Lộc được thành lập từ năm 1994, trong suốt 22 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã được Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, nhân dân đồng tình ủng hộ; đồng thời được sự chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Lộc, nhà trường luôn luôn vững bước tiến lên và đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhân dân địa phương.
Năm học 2015-2016 nhà trường có tổng số cán bộ - giáo viên - nhân viên là 28 đồng chí (Trong đó giáo viên là 19 đồng chí). 100% có trình độ chuẩn và trên chuẩn, đa phần còn rất trẻ, năng động, sẵn sàng tiếp nhận cái mới, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, có tinh thần trách nhiệm, chấp hành kỷ luật chuyên môn tốt, có ý thức vươn lên trong công tác.
Nhà trường có số nhóm, lớp là: 9 nhóm, lớp: (Mẫu giáo 6 lớp; nhà trẻ 3 nhóm) với tổng số học sinh là 242 cháu (Nhà trẻ là 45 cháu, mẫu giáo 197 cháu). Nhà trường trong những năm gần đây liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc
Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Lộc cũng luôn quan tâm đến việc phát triển thể chất cho trẻ, mở lớp tập huấn, chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, thực hiện các mục tiêu của ngành
Bản thân mỗi giáo viên luôn tìm tòi những bài tập thể dục, các trò chơi vận động, học hỏi các cách tận dụng những nguồn nguyên vật liệu tái sử dụng để có thể biến chúng thành những dụng cụ học tập và đồ chơi đơn giản giúp trẻ được học, được khám phá và khắc sâu kiến thức trong lĩnh vực giáo dục thể chất.
- Khó khăn.
Một số giáo viên chưa có nhiều sáng tạo trong hoạt động giáo dục phát triển thể chất, chưa có nhiều hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo khiến trẻ gò bó, chưa hứng thú học, cho nên giờ hoạt động phát triển thể chất chưa đạt hiệu quả cao.
Một số giáo viên mới vào nghề nên chưa có kinh nghiệm trong cách tổ chức, hướng dẫn học sinh trong việc nâng cao giáo dục thể chất cho trẻ
          Do đặc thù của khu dân cư phần lớn là dân buôn bán, cháu ở nhà với ông bà, nên phụ huynh cũng chưa quan tâm sát sao đến việc học của con mình.
Các loại đồ dùng phục vụ cho các tiết học vận động đã cũ và lạc hậu, trang thiết bị hiện đại còn thiếu.
Một số trẻ mới lần đầu đi học còn nhút nhát chưa tích cực tham gia hoạt động giáo dục thể chất.
2.2.2. Kết quả của thực trạng.
Vào đầu năm học 2015-2016 qua công tác kiểm tra nhóm, lớp; khảo sát
thực hiện giáo dục thể chất của giáo viên và kết quả đạt được đối với trẻ của nhà trường, tôi đánh giá kết quả như sau:
- Đồ dùng, dụng cụ trong góc vận động cho trẻ:
 	Số bộ trang thiết bị, dụng cụ luyện tập phục vụ rèn luyện kỹ năng đi, chạy, bài tập thăng bằng: Nhà trẻ: Số lượng: 2 bộ. Mẫu giáo: 4 bộ
	Số bộ trang thiết bị, dụng cụ luyện tập phục vụ rèn luyện kỹ năng bật, nhảy: Nhà trẻ: Số lượng: 2 bộ . Mẫu giáo: 5 bộ 
	Số bộ trang thiết bị, dụng cụ luyện tập phục vụ rèn luyện kỹ năng ném, chuyền, bắt: Nhà trẻ: Số lượng: 2 bộ. Mẫu giáo: 4 bộ
	Số bộ trang thiết bị, dụng cụ luyện tập phục vụ rèn luyện kỹ năng leo, trèo, bò chui: Nhà trẻ: Số lượng: 1 bộ. Mẫu giáo: 3 bộ 
	Số bộ trang thiết bị, dụng cụ luyện tập phục vụ bài tập phát triển chung: Nhà trẻ: Số lượng: 2 bộ. Mẫu giáo: 4 bộ.
-Về kết quả thực hiện giáo dục thể chất của học sinh:               
Mục tiêu đạt được
Nội dung
Số trẻ đầu năm: 242 trẻ
Số trẻ
Tỉ lệ
Về giáo dục
Trẻ hứng thú tham gia giờ học
158/242
65%
Thực hiện được các kỹ năng vận động
170/242
70%
Trẻ tập trung chú ý trong giờ học
175/242
72%
Về sức khỏe
Trẻ cân nặng bình thường
225/242
92%
Chiều cao bình thường
225/242
92%
Qua bảng khảo sát trên tôi thấy đồ dùng, dụng cụ phục vụ phát triển giáo dục thể chất là đang còn thiếu, nội dung mục tiêu đạt được của trẻ còn khá thấp, trẻ chưa hứng thú tham gia các giờ học thể dục, kỹ năng thực hiện các vận động còn hạn chế, trẻ chưa tập trung chú ý trong giờ học, trẻ chưa linh hoạt, chưa nhanh nhẹn, nhiều trẻ có nguy sơ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi, nên tôi luôn băn khoăn làm sao để nâng cao tỉ lệ về mục tiêu các nội dung cho trẻ. Chính vì vậy tôi đã đưa ra một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ.
2.3. Các giải pháp đã và đang thực hiện.
2.3.1. Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, tự làm đồ dùng đồ chơi, dụng cụ phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất.
 Muốn thực hiện giáo dục thể chất vào các hoạt động, điều đầu tiên là phải có các đồ dùng, dụng cụ phục vụ. Để đáp ứng yêu cầu trên, tôi tham mưu với hiệu trưởng trình các cấp lãnh đạo hỗ trợ nguồn kinh phí mua sắm trang thiết bị nhằm tạo điều kiện cho giáo viên có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện để thực hiện giáo dục thể chất cho trẻ. 
Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu trong hoạt động dạy học, phù hợp với từng lĩnh vực để tạo nền móng cho việc thực hiện giáo dục thể chất trong giáo dục mầm non. Hàng năm xây dựng kế hoạch cụ thể tham mưu huy động một phần kinh phí của địa phương, của phụ huynh học sinh để bổ sung thêm trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ luyện tập cho nhà trường.
Thực hiện công văn số: 313/PGD&ĐT-MN của phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Lộc về việc tổ chức thi đồ dùng, đồ chơi bậc học mầm non cấp huyện để chọn đồ dùng đồ chơi tham dự cấp tỉnh năm học 2015-2016, nhà trường đã tiến hành triển khai tới toàn thể cán bộ- giáo viên và đã thực hiện làm đồ chơi tham dự cấp trường để chọn bộ đồ dùng đồ chơi tham dự cấp huyện. Khi đã được tiếp thu tất cả giáo viên đã tích cực làm đồ dùng đồ chơi. Kết quả đồ dùng đồ chơi trong nhóm lớp và đồ dùng đồ chơi ngoài trời được bổ sung về số lượng, đa dạng, phong phú về chủng loại; nhà trường tham dự thi đồ dùng, đồ chơi cấp huyện đạt giải nhất; tham dự thi đồ dùng, đồ chơi cấp tỉnh đạt giải nhì.
 (Bộ đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề: Giáo dục phát triển vận động do giáo viên trường mầm non Thị Trấn Vĩnh Lộc tự làm đã tham gia hội thi “Đồ dùng đồ chơi” cấp tỉnh đạt giải nhì).
	2.3.2. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng, lợi ích của việc thực hiện tốt nội dung giáo dục thể chất.
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về sự cần thiết của việc htực hiện giáo dục thể chất vào hoạt động dạy học, trên cơ sở đã nhận thức đúng đắn, sâu sắc, giáo viên sẽ chủ động tìm tòi những giải pháp phù hợp với yêu cầu thực hiện giáo dục thể chất trong hoạt động dạy học, góp phần đổi mới tư duy, đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học. 
Tôi đã nâng cao nhận thức cho giáo viên bằng nhiều hình thức: Trước hết phải trong sinh hoạt chuyên môn của tổ, sau đó quán triệt trong chi ủy chi bộ Đảng, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên và các tổ chức khác trong nhà trường. Cung cấp, tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở, phòng Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và thực hiện chuyên đề: “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2013-2016”. Xây dựng các kế hoạch có tính chất chiến lược lâu dài, kết hợp triển khai theo từng mảng công việc, giao trách nhiệm cho các giáo viên kết hợp lồng ghép đưa vào chỉ tiêu của các đoàn thể (công đoàn, đoàn thanh niên) trong nhà trường thực hiện các nhiệm vụ về giáo dục phát triển vận động cho trẻ, trong đó có giáo dục phát triển thể chất, tạo sự đồng thuận, nhất trí trong Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. 
Sử dụng các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức một số tiết dạy thực nghiệm có thực hiện giáo dục thể chất, qua đó cho giáo viên thấy rõ được tác dụng, hiệu quả của việc thực hiện giáo dục thể chất trong công tác giáo dục trẻ.
Tổ chức một số buổi hội thảo chuyên đề về giáo dục phát triển vận động trong thực hiện giảng dạy trẻ ở trường mầm non Thị Trấn Vĩnh Lộc.
2.3.3. Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về xây dựng kế hoạch và thực hiện giáo dục thể chất cho trẻ dưới nhiều hình thức.
Đội ngũ giáo viên là người tác động trực tiếp đến quá trình nhận thức, tiếp thu của trẻ. Vậy để đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục ngày càng cao, đòi hỏi người giáo viên phải nắm bắt kịp thời và phải có trình độ nhận thức cao, nhiệt tình sáng tạo trong chuyên môn và là người mẹ thứ hai của các cháu. Ý thức được điều này tôi đã tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về xây dựng kế hoạch và thực hiện chuyên đề phát triển vận động trong đó có giáo dục thể chất cho trẻ bằng cách:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện giáo dục thể chất cho trẻ.
Ngay từ đầu mỗi năm học, tôi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, kế hoạch sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, tháng, năm học đều có nội dung bồi dưỡng về chuyên đề phát triển vận động để cho giáo viên được biết, qua đó tôi chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch thực hiện chuyên đề phát triển vận động dựa trên kế hoạch của nhà trường, kế hoạch được xây dựng cụ thể theo năm học, từng tháng/chủ đề và cụ thể từng tuần và phải đảm bảo các nội dung chủ yếu: Tên chủ đề; tên bài dạy trong tuần( chủ đề nhánh); bộ công cụ tập thể dục như thế nào? Sưu tầm, tổ chức trò chơi gì?; vận động phụ huynh những gì phục vụ cho chuyên đề. Từ đó nhằm thúc đẩy giáo viên có cơ hội tìm hiểu sâu về phát triển vận động cho trẻ qua các bài tập thể dục hằng ngày để nâng cao trình độ kiến thức và khả năng thực hành, khả năng triển khai các hoạt động thể dục ở trong nhà trường có hiệu quả và phát huy được tích tích cực của chuyên đề trong các hoạt động của trẻ.
- Bồi dưỡng qua việc tổ chức chuyên đề, thao giảng các hoạt động giáo dục thể chất.
Trong công tác quản lý chỉ đạo thực hiện chuyên môn, tôi đặc biệt chú ý đến hoạt động như tổ chức chuyên đề, thao giảng có thực hiện giáo dục thể chất. Có thể nói đây là một việc làm rất cần bởi vì các hoạt động với các đề tài cụ thể sẽ là những ví dụ sinh động giúp cho giáo viên mắt thấy, tai nghe những gì mình được học ở lý thuyết. Nhận thức được điều này tôi thường xuyên tham mưu với hiệu trưởng tổ chức chuyên đề theo kế hoạch định hình chuyên đề đầu năm của nhà trường, của tổ đề ra là giáo dục thể chất phù hợp với từng đề tài, chủ điểm để cho toàn giáo viên được dự và đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy, sau mỗi lần tổ chức chuyên đề, tôi tiếp tục cho giáo viên thực hiện đại trà, đồng thời tiến đến công tác kiểm tra và đánh giáo chuyên đề, để bổ sung những hạn chế để giáo viên kịp thời điều chỉnh.
Ngoài ra tôi còn tổ chức các đợt thao giảng có thực hiện giáo dục thể chất, ở cấp trường mỗi tháng một lần để phát động phong trào trong cán bộ giáo viên tham gia đổi mới phương pháp giảng dạy. Mỗi khi thao giảng một hoạt động nào đó từng giáo viên ai cũng phải tổ chức hoạt động và được góp ý, qua đó các giáo viên có thể trao đổi, chia sẻ rút kinh nghiệm và học tập lẫn nhau trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ.
- Bồi dưỡng qua các phong trào thi đua.
Trong kế hoạch năm học, nhà trường có tổ chức các đợt thi đua: “Chào mừng ngày nhà giáo việt nam”, ngày “Quốc tế phụ nữ”. Tôi đã kết hợp, tham mưu với hiệu trưởng lồng ghép, phát động nội dung thi giảng dạy có thực hiện chuyên đề phát triển vận động để phát động phong trào học tập lẫn nhau về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục thể chất. Qua đây sẽ giúp cho

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_chi_dao_giao_vien_nang_cao_chat_luong_giao_du.doc