SKKN Biện pháp chỉ đạo giáo viên hình thành kỹ năng năng sống cho trẻ trong trường mầm non Tam Chung

SKKN Biện pháp chỉ đạo giáo viên hình thành kỹ năng năng sống cho trẻ trong trường mầm non Tam Chung

Kỹ năng sống là những năng lực tâm lý - xã hội, là hành động tích cực, có liên quan đến kiến thức và thái độ, trực tiếp hướng vào hoạt động của cá nhân, hoặc tác động vào người khác, hoặc hướng vào những hoạt động là thay đổi môi trường xung quanh, giúp mỗi cá nhân ứng phó có hiệu quả với các yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày.

 Các kỹ năng sống cần và có thể giáo dục cho trẻ mầm non là kỹ năng nhận thức, kỹ năng vận động, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ và tự vệ, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác

 Trong công tác chăm sóc trẻ em đặc biệt là trẻ em mầm non việc dạy kỹ năng sống cho trẻ rất quan trọng đó là cơ hội tốt để sớm hình thành cho trẻ những hành vi kỹ năng cần thiết cho cuộc sống mà con người ta ai cũng cần phải có qua đó giáo dục ý thức tự giác, tự lập, làm chủ bản thân, tính bao dung độ lượng và biết nghĩ đến mọi người xung quanh.

 Trẻ em mầm non dễ nhớ mà mau quên nếu chúng ta mà không giáo dục ngay từ tuổi măng non và thường xuyên để tạo thói quen cho trẻ thì khi trẻ đã lớn lên việc vận dụng kỹ năng sống cho trẻ gặp nhiều khó khăn qua thực tế trẻ em nói chung và học sinh ở trường mầm non Tam Chung nói riêng.

 

doc 18 trang thuychi01 7445
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp chỉ đạo giáo viên hình thành kỹ năng năng sống cho trẻ trong trường mầm non Tam Chung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 . Lý do chọn đề tài
 Kỹ năng sống là những năng lực tâm lý - xã hội, là hành động tích cực, có liên quan đến kiến thức và thái độ, trực tiếp hướng vào hoạt động của cá nhân, hoặc tác động vào người khác, hoặc hướng vào những hoạt động là thay đổi môi trường xung quanh, giúp mỗi cá nhân ứng phó có hiệu quả với các yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày.
 Các kỹ năng sống cần và có thể giáo dục cho trẻ mầm non là kỹ năng nhận thức, kỹ năng vận động, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ và tự vệ, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác
 Trong công tác chăm sóc trẻ em đặc biệt là trẻ em mầm non việc dạy kỹ năng sống cho trẻ rất quan trọng đó là cơ hội tốt để sớm hình thành cho trẻ những hành vi kỹ năng cần thiết cho cuộc sống mà con người ta ai cũng cần phải có qua đó giáo dục ý thức tự giác, tự lập, làm chủ bản thân, tính bao dung độ lượng và biết nghĩ đến mọi người xung quanh.
 Trẻ em mầm non dễ nhớ mà mau quên nếu chúng ta mà không giáo dục ngay từ tuổi măng non và thường xuyên để tạo thói quen cho trẻ thì khi trẻ đã lớn lên việc vận dụng kỹ năng sống cho trẻ gặp nhiều khó khăn qua thực tế trẻ em nói chung và học sinh ở trường mầm non Tam Chung nói riêng.
 Căn cứ vào chương trình giáo dục mầm non, Hiệu trưởng lựa chọn xây dựng kế hoạch giáo dục trong đó bao gồm cả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để triển khai cho giáo viên thực hiện lồng ghép trong các chủ đề của năm học.
 Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải đảm bảo linh hoạt, nhẹ nhàng, phù hợp với từng hoạt động, từng tình huống cụ thể. Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi cá nhân để sống tích cực, sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các em hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng sử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực. Theo UNESCO, trẻ 8 tuổi đã là quá trễ để giáo dục kỹ năng sống. Vì đến độ tuổi này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các thói quen, trừ khi có sự thay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm giá trị sau độ tuổi này. Trẻ từ dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường sống xung quanh, như giọng nói của người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc với trẻ,. tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cần được tiến hành từ bậc học mầm non. “Kỹ năng sống  cho trẻ mầm non” chính là một sự chuẩn bị quan trọng nhất, là một nền tảng giúp hình thành nên cách sống tích cực của trẻ. Với những tình huống gần gũi với trẻ như: Giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ thân thể, nhận biết được những điều an toàn hay nguy hiểm với bản thân, ứng phó với những tình huống bất ngờ, ứng xử văn minh, lịch sự Qua những tình huống này, trẻ  sẽ có những kinh nghiệm trong cuộc sống, nhận biết điều gì nên làm và không nên làm. Nhưng thực tế chương trình giáo dục mầm non không có những hoạt động giáo dục kỹ năng sống riêng biệt chỉ lồng ghép giáo dục tích hợp qua các hoạt động trong ngày ở mức đơn giản, giáo viên chưa biết cách tận dụng các cơ hội trong ngày, chưa biết chọn  nội dung phù hợp với trẻ để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ  nên hiệu quả chưa cao. "Trong mỗi đứa trẻ đều có những tài năng tiềm ẩn. Sự chuẩn bị kỹ càng từ lúc đầu đời chính là chìa khóa thành công cho tương lai mỗi cháu” (Maria Montessori) Chính vì những lí do trên tôi chọn đề tài “ Biện pháp chỉ đạo giáo viên hình thành kỹ năng năng sống cho trẻ trong trường mầm non Tam Chung”: để nghiên cứu
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 - Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ ở trường mầm non Tam Chung.
 - Khảo sát thực trạng giáo viên trong việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống ở lớp mình.
 - Giáo dục kỹ năng sống tạo cơ hội cho trẻ vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn gần gũi với đời sống hàng ngày.
 - Xây dựng một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại trường mầm non Tam chung.
 - Nghiên cứu đề tài nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện  cho trẻ ở trường mầm non  và chuẩn  bị tốt tâm thế cho trẻ vào học trường phổ thông và sự phát triển sau này của trẻ.
 - Đề xuất một số biện pháp  pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục kĩ năng sống  cho trẻ ở trường mầm non Tam chung huyện Mường Lát.
 - Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tư vấn tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học với các bậc cha mẹ cho toàn thể đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Các biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non Tam chung.
 - Học sinh mầm non và phụ huynh học sinh nhà trường
 - Giáo viên trường mầm non Tam Chung 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 + Phương pháp nghiên cứu lý luận:
 - Nghiên cứu các tài liệu, Mạng intenet, sách, báo, tạp chí giáo dục mầm non có liên quan đến đề tài.
 + Phương pháp quan sát:
 - Quan sát các hoạt động của cô và trẻ trong trường mầm non để đánh giá nhận xét về việc giáo viên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
 + Phương pháp đàm thoại:
 - Đàm thoại với phụ huynh, giáo viên và trẻ để tìm hiểu các phương pháp và nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non ở trường và gia đình.
 + Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm:
 - Nghiên cứu các biện pháp chỉ đạo về công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non  để tìm ra các giải pháp hoàn hảo nhất bổ ích cho thực tiễn.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Những cơ sở lý luận của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
* Quan niệm về kỹ năng sống
 Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kỹ năng sống  là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
 Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), kỹ năng sống  là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng và tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng.
 Theo UNESCO, kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục đó là: Học để biết, gồm các kỹ năng tư duy như giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định, nhận thức được hậu quả. Học làm người gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, cảm xúc, tự nhận thức, tự tin. Học để sống với người khác, gồm các kỹ năng xã hội như; giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông. Học để làm, gồm kỹ năng  thực hiện công việc và các nhiệm vụ như kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm. Khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
* Bản chất của kỹ năng sống 
 Bản chất của kỹ năng sống là kỹ năng tự quản bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả.
Theo UNÉCO,WHO và UNICEF, có thể xem kỹ năng sống gồm các cốt lõi sau:
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng suy nghĩ, tư duy phân tích có phê phán
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Kỹ năng ra quyết định
Kỹ năng tư duy sáng tạo
Kỹ năng giao tiếp ứng sử cá nhân
Kỹ năng tự nhận thức và tự tin của bản thân, xác định giá trị
Kỹ năng thể hiện sự cảm thông
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc.
* Ở Việt Nam
 - Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình: Tự nhận thức, xác định giá trị, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin..
 -  Nhóm các kỹ năng  ra quyết định một cách có hiệu quả: tìm kiếm và xử lý thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề.
 - Kỹ năng sống thay đổi theo nền văn hoá và hoàn cảnh xã hội. Vì vậy, trong quá trình dạy kỹ năng sống, cần xem xét các yếu tố văn hoá và xã hội có ảnh hưởng đến việc ra quyết định hay lựa chọn hành động.
* Sự cần thiết giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
 - Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội.
 Thực tế cho thấy có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng.
 - Kỹ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh.
 - Kỹ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người.
 - Giáo dục kỹ năng sống sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội. Giáo dục kỹ năng sống còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được công nhận trong luật pháp Việt Nam và Quốc Tế.
* Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ.
 Trẻ thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động, hiện nay thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỷ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
 Giáo dục kỹ năng sống  giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước sức ép của cuộc sống và sự lôi kéo thiếu lành mạnh, giúp các em xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống an toàn, lành mạnh và phát triển tốt hơn.
* Đối với trẻ mầm non
 Kỹ năng sống cho trẻ mầm non là: Trẻ em hiếu động, hay tò mò và luôn muốn khám phá những điều mới lạ. Trong khi đó, cuộc sống luôn chứa đựng những nguy hiểm bất ngờ mà chính người lớn cũng không thể lường trước được. Chỉ một phút sơ suất, trẻ có thể gặp phải những tổn hại và mất mát lớn lao. Chính vì vậy, quan tâm giáo dục dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là rất cần thiết nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những việc gì nên làm và không nên làm tờ đó dần hình thành nhân cách sống cho trẻ.
 Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống..
 Trẻ em trong giai đoạn này đều phụ thuộc vào sự hướng dẫn của giáo viên, trẻ tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách, do đó cần giáo dục kỹ năng sống  cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ.
* Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống:
 Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là để giúp người học có khả năng làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh và có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Nội dung giáo dục  kỹ năng sống cho trẻ em  phải hết sức đơn giản và gần gũi với trẻ. Chúng ta dạy kỹ năng sống cho trẻ chính là chúng ta dạy trẻ biết sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Trẻ sẽ có được những mối liên kết mật thiết với các bạn khác trong lớp, biết chia sẻ, chăm sóc, lắng nghe, trình bày và diễn đạt được ý của mình trong nhóm bạn. Và điều quan trọng và chúng ta mong muốn là sẽ giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới qua việc phát triển các kỹ năng cho trẻ. Nếu chỉ suy ngẫm và trò chuyện thôi thì chưa đủ, cần có các kỹ năng ứng dụng vào thực tế. Ngay tại trường, lớp trẻ cần được trải nghiệm, trẻ được hoạt động thực hành các kỹ năng sống trực tiếp dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiêm giúp trẻ hiểu kết quả của hành vi ứng xử của mình.
 Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng giai đoạn trẻ từ 0 - 8 tuổi là giai đoạn học tập quan trong nhất khi bộ não hình thành các kết nối quan trọng. Các kết nối này được hình thành khi trẻ tiếp nhận các kích thích bên ngoài như âm thanh, ánh sáng và bộ não bắt đầu hệ thống các kết nối lại. Từ đó trẻ có thể học tiếp thu và xử lý thông tin một cách nhanh chóng. Nếu chúng ta làm cho những liên kết này mạnh mẽ ở giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ từ 0 - 8 tuổi thì càng tạo nền tảng vững chắc cho khả năng học tập của trẻ sau này.
 Nhưng một thực tế là các bậc phụ huynh ít ai biết rằng kiến thức mà trẻ tiếp thu trong những năm đầu đời là những kỹ năng sống căn bản của một con người như: kỹ năng nói, kỹ năng đọc, kỹ năng xã hội. Và nâng cao hơn là kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng thương lượng kỹ năng thuyết trình
 Trong đó môi trường giáo dục quyết định 40% - 70% sự phát triển của não bộ, 30% - 60% còn lại là do yếu tố di truyền. Vì vậy mà môi trường giáo dục có ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể giáo dục. Viện nghiên cứu Giáo dục từ sớm – NIEER chỉ ra rằng: “Những trẻ tham dự chương trình mầm non chất lượng cao vào mẫu giáo với các kỹ năng đọc tốt hơn, lượng từ vựng phong phú hơn và những kỹ năng toán học cơ bản tốt hơn so với những trẻ không tham gia”.
 Tuy nhiên kỹ năng sống cho trẻ không chỉ được xây dựng từ môi trường xã hội, ở lớp, ở trường mà quan trọng nhất kỹ năng sống được hình thành trong môi trường gia đình. Bởi thế, các bậc cha mẹ phải tự mình nắm vững và biết cách dạy kỹ năng sống cho trẻ một cách khoa học và hiệu quả nhất.
 Các hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong trường mầm non:
 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ có thể tiến hành trong tất cả các hoạt động giáo dục hàng ngày như: vui chơi, học tập, chăm sóc sức khỏe, lao động vừa sức, lễ hội, tham quan. Mỗi hoạt động có ưu thế riêng đối với việc dạy những kỹ năng sống cần thiết với cuộc sống của trẻ. Để có được kỹ năng sống trẻ cần phải có thời gian, trong một quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của người lớn và bạn bè.
2.2 Thực trạng công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ở trường mầm non Tam Chung huyện Mường Lát 
 *. Đặc điểm tình hình nhà trường:
 Trường mầm non Tam Chung có nhiều điểm trường lẻ nằm cách xa trung tâm xã. Khu xa nhất cách trung tâm xã 21km, đường xá giao thông đi lại quá khó khăn. Trong những năm qua, việc chỉ đạo giáo viên thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non Tam Chung còn có nhiều hạn chế do trình độ giáo viên không đồng đều, chủ yếu là học hệ đào tạo bổ túc từ trung học cơ sở đến bổ túc trung học phổ thông. Cụ thể có 9/17 giáo viên có bằng bổ túc trung học cơ sở lên bằng bổ túc trung học phổ thông; Có 14/17 giáo viên đã qua đào tạo trình độ đại học hệ vừa học vừa làm.
 Nhà trường có tới 73% số giáo viên là người dân tộc thiểu số. Nhiều giáo viên phát âm tiếng phổ thông còn chưa chuẩn, nặng tiếng địa phương điều này làm ảnh hưởng đến kiến thức truyền thụ cho học sinh trong quá trình dạy học.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường còn nhiều thiếu thốn và xuống cấp, còn thiếu phòng học, thiếu bàn ghế học sinh, sân chơi ở các khu lẻ còn là sân đất tạm bợ, không có đồ chơi, không có tường rào bao quanh, phòng học chật hẹp không đủ diện tích, nhà trường vẫn còn 3 phòng học tạm bằng tranh tre nứa lá và 1 phòng học nhờ nhà dân. Đây là những khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của giáo viên cũng như chất lượng giáo dục trẻ. 
 Mặt khác đặc điểm học sinh của trường Mầm non Tam Chung có tới 99% là học sinh dân tộc thiểu số. Trong đó có 56% là người dân tộc HMông còn lại là dân tộc Thái. Đặc thù của học sinh dân tộc HMông phát âm không chuẩn tiếng Việt, để dạy cho trẻ nói thành thạo tiếng Việt là một điều khó khăn đối với giáo viên chưa nói đến dạy các kỹ năng sống cho trẻ, có nhiều phụ huynh người dân tộc Mông không nói được tiếng Kinh, đặc biệt là mẹ của các cháu. Đây là nguyên nhân yêu cầu giáo viên phải quan tâm thường xuyên tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ trước, sau đó mới đến dạy kiến thức và dạy các kỹ năng sống hàng ngày cho trẻ. Vì vậy các cháu học sinh ở đây phải chịu thiệt thòi chậm hơn các bạn cùng trang lứa một “nhịp”.
 Mặt bằng dân trí của xã không đồng đều, việc bất đồng ngôn ngữ là việc khó khăn nhất đối với giáo viên trong nhà trường đặc biệt là đối với phụ huynh học sinh người Mông vì giáo viên là người dân tộc Kinh và dân tộc Thái. Ở các điểm trường lẻ có đến 4 bản là dân tộc HMông, đa số phụ huynh học sinh không hiểu, không nói được tiếng phổ thông dẫn đến việc khó khăn hạn chế trong phối kết hợp giữa giáo viên với phụ huynh trong giao tiếp, tuyên truyền vận động trẻ đến trường.
 Tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ người mũ chữ ở bản Mông còn khá cao, đời sống của nhân dân còn nghèo nàn lạc hậu, sinh nhiều con, cuộc sống chủ yếu bằng tự cung tự cấp. Bên cạnh đó phụ huynh thiếu quan tâm, chăm sóc giáo dục kỹ năng sống cho con. Kinh  phí hỗ trợ cho hoạt động chuyên môn còn hạn hẹp, kinh phí chi cho công tác tuyên truyền kiến thức giáo dục các bậc cha mẹ còn hạn chế .
 Tranh ảnh, panô, áp phích để tuyên truyền về công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ còn thiếu thốn.
 Từ những khó khăn bất cập nêu trên bản thân là người cán bộ quản lý tôi luôn lo lắng suy nghĩ trăn trở làm sao để tìm ra những biện pháp hữu hiệu phù hợp nhất để chỉ đạo giáo viên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với đối tượng giáo viên và học sinh của trường mình để dần đưa chất lượng của nhà trường ngày càng cao hơn.
 Vì vậy việc chỉ đạo giáo viên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại trường mầm non Tam Chung là việc làm rất cần thiết từ đó góp phần giúp cho trẻ phát triển toàn diện, hướng cho giáo viên tiếp cận phương pháp đổi mới giáo dục mầm non, đổi mới phương pháp dạy học và hình thành giáo dục các kỹ năng sống cần thiết đối với trẻ để từ đó không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 
2.2.1. Công tác chỉ đạo giáo viên về dạy trẻ kỹ năng sống của Ban giám hiệu.
 Trong những năm qua việc chỉ đạo chuyên môn ở trường chỉ tập trung chỉ đạo giáo viên các khối lớp thực hiện dạy trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới của Bộ giáo dục ban hành và thực hiện lồng ghép các chuyên đề như: Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục luật an toàn giao thông, giáo dục tiết kiệm năng lượng hiệu quả .. thông qua các chuyên dề này cũng có các kỹ năng sống dạy cho trẻ nhưng còn chưa cụ thế, lồng ghép chung chung vì vậy  hiệu quả còn thấp. Ban giám hiệu kiểm tra đánh giá dựa trên mục đích yêu cầu mà chuyên đề Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai chứ chưa thực sự quan tâm chỉ đạo cụ thể đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đến cán bộ giáo viên.
2.2.2 .Nhận thức của giáo viên và phụ huynh về việc dạy trẻ kỹ năng sống
 Qua khảo sát điều tra 17 giáo viên, 70 phụ huynh và 82 trẻ tại khu chính của trường nhận thức về công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non cụ thể như sau :
     Mức độ
Giáo viên
Tổng số : 17
Phụ huynh
Tổng số : 70
Số lượng
%
Số lượng
%
Rất quan trọng
02
 11,7
08
11,4 
Quan trọng
06
 35,2
13
 18,5
Bình thường
9
 53,1
42
 60
Không quan trọng
0
 0
07
 10,1
 Qua kết quả điều tra ở bảng trên cho thấy: Việc nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đa số giáo viên và phụ huynh đã quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
2.2.3. Kết quả điều tra trên trẻ về các kỹ năng sống
 Qua khảo sát một số kĩ năng sống ở 82 trẻ của các lớp mẫu giáo từ nhà trẻ đến 5 tuổi ở khu chính ( Thời điểm tháng 9 năm 2017)kết quả như sau :
TT
Hệ thống
câu hỏi đàm thoại
Trẻ trả lời câu hỏi đúng
Trẻ trả lời câu hỏi sai
Trẻ không trả lời
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
01
Con có biết những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước là gì?
35
42,6
44
53,6
03
3,8
02
Làm thế nào để bảo vệ nguồn nước sạch ?
36
43,9
42
51,2
04
4,9
03
Trồng cây xanh để làm gì ?
37
45
41
50
04
5
04
Điều gì sẽ sảy ra khi mọi người không bỏ rác vào thùng rác
38
46
41
50
03
3,8
05
Khi thấy bạn khạc, nhổ bừa bãi cháu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_chi_dao_giao_vien_hinh_thanh_ky_nang_nang_son.doc