SKKN Biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non huyện Hà Trung
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, với nhiệm vụ trọng tâm là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục đào tạo đổi mới toàn diện và sâu sắc.
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chiến lược phát triển giáo dục mầm non đến năm 2020 đã đưa ra những quan điểm phát triển giáo dục mầm non trong đó xác định "vị trí của giáo dục mầm non là đặt nền tảng cho sự phát triển và hình thành nhân cách đầu tiên của con người thông qua hệ thống giáo dục quốc dân, tạo tiền đề cho trẻ bước vào tiểu học". Đây chính là nền tảng vững chắc cho các cấp học, bậc học sau này.
Chất lượng giáo dục mầm non do đội ngũ giáo viên mầm non quyết định. Họ là nhân tố trung tâm của quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo. Vai trò của ngành chỉ được thể hiện và phát huy bằng chính vai trò của người giáo viên mầm non, chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục mầm non vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cả về trình độ và phẩm chất năng lực.
Nghị Quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII đã chỉ rõ " Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức, đủ tài. Do đó phải đào tạo giáo viên có chất lượng cao thực hiện được chương trình giáo dục thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hoá, nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên.". Và Chỉ thị 40/BBTTW đã chỉ rõ phải bồi dưỡng năng lực năng lực cho cán bộ giáo viên." [2]
MỤC LỤC Nội dung Trang Mục lục 01 I. Mở đầu 02 1. Lý do chọn đề tài 02 2. Mục đích nghiên cứu 03 3. Đối tượng nghiên cứu 03 4. Phương pháp nghiên cứu 03 II. NỘI DUNG 03 1. Cơ sở lý luận 03 2.Thực trạng 04 3. Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 07 Biện pháp 1: 07 Biện pháp 2: 08 Biện pháp 3 08 Biện pháp 4: 10 Biện pháp 5: 10 4. Hiệu quả của sáng kiến 11 III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 11 1. Kết luận 11 2. Kiến nghị 12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 I. MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, với nhiệm vụ trọng tâm là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục đào tạo đổi mới toàn diện và sâu sắc. Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chiến lược phát triển giáo dục mầm non đến năm 2020 đã đưa ra những quan điểm phát triển giáo dục mầm non trong đó xác định "vị trí của giáo dục mầm non là đặt nền tảng cho sự phát triển và hình thành nhân cách đầu tiên của con người thông qua hệ thống giáo dục quốc dân, tạo tiền đề cho trẻ bước vào tiểu học". Đây chính là nền tảng vững chắc cho các cấp học, bậc học sau này. Chất lượng giáo dục mầm non do đội ngũ giáo viên mầm non quyết định. Họ là nhân tố trung tâm của quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo. Vai trò của ngành chỉ được thể hiện và phát huy bằng chính vai trò của người giáo viên mầm non, chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục mầm non vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cả về trình độ và phẩm chất năng lực. Nghị Quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII đã chỉ rõ " Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức, đủ tài. Do đó phải đào tạo giáo viên có chất lượng cao thực hiện được chương trình giáo dục thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hoá, nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên...". Và Chỉ thị 40/BBTTW đã chỉ rõ phải bồi dưỡng năng lực năng lực cho cán bộ giáo viên..." [2] Trong bối cảnh đổi mới của nền kinh tế xã hội của đất nước với sự phát triển chung của nền giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương đất nước, giáo dục mầm non bậc học nền tảng cũng cần phải quan tâm xây dựng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục. Đặc biệt từ năm học 2008 - 2009 thực hiện chủ đề Đổi mới công tác quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin" thì công tác xây dựng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên càng trở nên cấp bách. Hiện nay, huyện Hà Trung chất lượng, hiệu quả của giáo dục mầm non tuy đã có nhiều chuyển biến đáng kể cả về quy mô và chất lượng. Đội ngũ cán bộ giáo viên ngày chuẩn hóa cơ đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục. Bên cạnh những kết quả đạt được công tác huy động trẻ nhà trẻ, chất lượng giáo dục toàn diện còn thấp so với yêu cầu; thêm vào đó, trình độ đào tạo của giáo viên không đồng đều, đào tạo từ nhiều nguồn, một bộ phận giáo viên có trình độ chuẩn nhưng năng lực giáo dục hạn chế không tương xứng với trình độ dẫn đến những hạn chế trong công tác giáo dục trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, cơ bản là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực của giáo viên còn hạn chế, giáo viên chưa biết xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức các hoạt động giáo dục mang tính gò bó áp đặt, dập khuôn, máy móc, phổ thông hoá..Việc bồi dưỡng thường xuyên sau đào tạo tại các cơ sở giáo dục chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, vấn đề bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên các trường mầm non ở tất cả các địa phương trong giai đoạn hiện nay là hết sức cấp bách và cần thiết. Với những lý do trên, bản thân là một chuyên viên công tác tại phòng Giáo dục và Đào tạo, trong quá trình chỉ đạo chuyên môn tại các trường mầm non trên địa bàn huyện nhận thấy vấn đề này cần thiết phải được đặt ra nghiên cứu một cách nghiêm túc, khoa học để nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non huyện Hà Trung ” nhằm đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển giáo dục của huyện nhà. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá thực trạng về đội ngũ giáo viên trường mầm non từ đó đề ra các giải pháp nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên phù hợp với sự phát triển chung của sự nghiệp giáo dục và đào tạo và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non huyện Hà Trung. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Nhóm phương pháp thực tiễn, khảo sát, thu thập, phân tích các tài liệu, số liệu thực tiễn II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Có thể nói giáo viên mầm non là người thầy đặt nền móng đầu tiên cho việc đào tạo nhân cách trẻ - con người mới cho xã hội mới- xã hội Xã hội chủ nghĩa. Trong trường mầm non người giáo viên giữ một vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ. Người giáo viên phát hiện và định hướng năng khiếu thẩm mỹ ban đầu của trẻ, đây là bước định hướng cho sự phát triển nhân cách trẻ một cách toàn diện. Không có bậc học nào mà sự gắn bó qua lại giữa người dạy và người học lại gần gũi và mật thiết như bậc học mầm non. Mối quan hệ giữa cô và trẻ là mốa quan hệ cô- trò, là mẹ- con, là chị- em, là bạn bè thật gần gũi tạo cho trẻ một cảm giác như chính ở trong gia đình của mình. Đó là mối quan hệ rất gần gũi với trẻ và hình ảnh đó theo trẻ trong suốt cuộc đời, in đậm trong tâm trí của trẻ. Để đạt được mục tiêu giáo dục trẻ đã đề ra, thì người giáo viên trước hết phải tạo được môi trường thích hợp nhằm kích thích trẻ phát triển cả về thể chất và trí tụê. Bởi thế ngoài vấn đề nhân cách, người giáo viên mầm non phải có trình độ, kiến thức chuyên môn vững vàng, hiểu biết xã hội và năng khiếu sư phạm. Vì vậy, việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên là việc rất cần thiết, thường xuyên và liên tục. Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa VII), Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII), Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa IX) đều khẳng định định mục tiêu giáo dục cho đất nước: Phải đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ, đặc biệt là nguồn nhân lực để đáp ứng công cuộc "công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước" Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/6/2004 nêu mục tiêu thực hiện chiến lược phát triển giáo dục: Xây dựng đội ngũ nhà giáo được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đồng bộ cơ cấu, đặc biệt nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo. Để đạt mục tiêu đó "Chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ nhà giáo..." 2. Thực trạng về năng lực của đội ngũ giáo viên: 2.1. Thực trạng chung Hà Trung là một huyện nằm phía bắc của tỉnh có 25 xã, Thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi thấp, 5 xã có đạo Thiên chúa giáo có 2 dân tộc Kinh và mường cùng sinh sống. Trong những năm qua, ngành giáo dục Hà Trung nói chung, bậc học mầm non nói riêng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh hoá. Đảng bộ, chính quyền các xã, thị trấn, các cơ quan đoàn thể quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, các điều kiện cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng; văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, nhận thức của cán bộ nhân dân về giáo dục mầm non có sự chuyển biến rõ rệt; Quốc phòng, an ninh được giữ vững; đời sông vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao làm tiền đề cho giáo dục mầm non phát triển. Đội ngũ cán bộ giáo viên bậc học mầm non 100% đạt trình độ chuẩn, giáo viên yêu nghề, yêu trẻ, tâm huyết với nghề nghiệp. Đặc biệt Quyết định 402/2012/ QĐ - UBND tỉnh Thanh Hoá về chuyển đổi các trường mầm non Bán công sang công lập, theo đó là giáo viên được chuyển vào biên chế, từ đó đời sống của giáo viên phần nào được cải thiện đây là cơn gió mới, là động lực thúc đẩy cán bộ giáo viên tích cực tự học tập, tự bồi dưỡng phấn đấu vươn lên nâng cao chất lượng về mọi mặt. 2.2. Thực trạng về giáo dục Bậc học mầm non huyện Hà Trung có toonge số 25 trường mầm non Trong đó: 01 trường thuộc thị trấn 07 trường miền núi 17 trường nông thôn - Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên: 426 (So với nhu cầu thiếu 168 ) Trong đó: Cán bộ quản lý: 58 Giáo viên: 342 ( thiếu Nhân viên: 26 - Trình độ của cán bộ giáo viên * Cán bộ quản lý: TS Trình độ chuyên môn Trình độ lý luận Trình độ Tin học Đại học Cao đẳng Trung học QLGD LLCT SL % SL % SL % 58 52 89,7 5 8,6 01 1,7 58 42 58 * Giáo viên và nhân viên: Tổng Số Trình độ chuyên môn Trình Độ tin Học Lý luận Chính Trị Đại học Cao đẳng Trung học SL % SL % SL % 368 153 41,6 109 29,6 106 28,8 293 5 Qua các số liệu trên cho thấy: Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên còn thiếu nhiều phần nào ảnh hưởng đến công tác phân công lao động, - Đội ngũ cán bộ quản lý: 100% có trình độ đào tạo từ THSP trở lên, tỷ lệ trình độ ĐH, CĐ đạt tỷ lệ cao 98,3%, THSP chiếm 1,7%. - Đối với giáo viên và nhân viên tỷ lệ ĐH, CĐ đạt 71,2%.; THSP chiếm 28,8% 2. Kết quả xếp loại cán bộ giáo viên theo Chuẩn trong 2 năm qua: *. Xếp loại cán bộ quản lý theo Chuẩn Năm học TS CBQL Kết quả xếp loại Loại xuất sắc Loại khá Loại TB Loại yếu SL % SL % SL % SL % 2015-2016 61 25 41 25 41 11 18 0 2016-2017 58 25 43,1 20 34,5 13 22,4 0 * Chất lượng đội ngũ giáo viên: Năm học TS giáo viên Kết quả xếp loại Xuất sắc Loại khá Loại TB Giáo viên giỏi SL % SL % SL % Huyện Tỉnh 2015-2016 328 91 27,7 195 59,5 42 12,8 38 - 2016-2017 324 98 30,2 191 59 35 10,8 77 5 - Nhìn chung đội ngũ cán bộ, giáo viên trong toàn huyện đều có lập trường tư tưởng vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo và đường lối đổi mới của Đảng. Việc giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ giáo viên đã trở thành nề nếp sinh hoạt ở các trường. Công tác tư tưởng đã bám sát chủ trương đường lối mới của Đảng, triển khai một cách sâu rộng NQTW2 (khoá VIII) về nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo. - Trong những năm qua hầu hết cán bộ, giáo viên nhân viên của các trường đều được đào tạo tương đối hoàn chỉnh tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn cao, số còn lại cũng được học qua các lớp bồi dưỡng. Đây là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Cán bộ quản lý giáo viên và nhân viên trường học có trình độ đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 75,1%. Hàng năm từ 38 đến 77 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp huyện và có 5 đến 6 giáo viên giỏi cấp Tỉnh. - Để thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, đội ngũ cán bộ giáo viên trong huyện đã không ngừng đổi mới phương pháp, tổ chức các hoạt động theo phương châm lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính chủ động sáng tạo của trẻ. Phòng giáo dục và đào tạo thường xuyên tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học đối với từng bộ môn, vì vậy đến nay cơ bản giáo viên đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học; hoạt động nghiên cứu khoa học và tổng kết sáng kiến kinh nghiệm được duy trì hàng năm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giảng dạy. Bên cạnh đó còn một bộ phận giáo viên do năng lực hạn chế, vì vậy giáo viên xếp loại xuất sắc chiếm tỷ lệ còn thấp, chủ yếu là giáo viên xếp loại khá và trung bình. Nguyên nhân: Qua trao đổi với cán bộ quản lý ở các trường và giáo viên, đồng thời qua kiểm tra thực tế tại các trường, thì 100% giáo viên được hỏi đều nhận thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Song trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn: - Một số giáo viên còn thiếu tài liệu để nghiên cứu. Tuy nhiên chủ yếu là trình độ năng lực chuyên môn còn hạn chế, chưa được bồi dưỡng thường xuyên. Bên cạnh đó thời gian lao động kéo dài từ sáng đến chiều tối với mức thu nhập chưa tương xứng với công sức bỏ ra. - Điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được với yêu cầu giáo dục hiện nay. - Một số giáo viên tuổi đời cao, khả năng tiếp cận với phương pháp mới còn hạn chế như: Chưa biết xây dựng kế hoạch, năng khiếu sư phạm, khả năng phân tích đánh giá các hoạt động sư phạm, đặc biệt là chưa nắm được thông tin cần thiết của ngành về chuyên môn. Tất cả những khó khăn đó đều có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ. Vậy muốn nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ phải từng bước khắc phục những khó khăn, đặc biệt là khó khăn từ phía giáo viên, giúp họ có những điều kiện thuận lợi nhất để họ có thể thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên chính là cách tốt nhất nhằm nâng cao khả năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mỗi giáo viên. Bởi vì năng lực chuyên môn của người giáo viên mầm non không đơn thuần là dạy học như ở trường Phổ thông, mà nó bao hàm cả nuôi và dạy, cả chăm sóc và giáo dục trẻ. Giữa chăm sóc và giáo dục trẻ là hai nhiệm vụ luôn luôn được thực hiện một cách song song, đan xen và gắn quện vào nhau, thống nhất và bổ trợ cho nhau trong một quả trình giáo dục trẻ một cách trọn vẹn. Do đó công tác bồi dưỡng chuyênn môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non phải đề cập đến nhiều vấn đề, nhiều mặt một cách đa dạng và phong phú, nhằm giúp cho giáo viên mầm non không những vững vàng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục mà còn có khả năng chăm sóc trẻ một cách tốt nhất phù hợp với trẻ ở từng độ tuổi phát triển. Như thế người giáo viên mầm non không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc- giáo dục trẻ mà còn là người tổ chức tài ba đối với trẻ. Để đạt được điều đó người chỉ đạo chuyên môn phải quan tâm đúng mức đến vấn đề bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và điều kiện về trợ cấp kinh phí cho giáo viên mầm non. 3.Cấc biện pháp thực hiện: Biện pháp 1: Bồi dưỡng thông qua kiểm tra, dự giờ trực tiếp trao đổi kinh nghiệm.: Đây là biện pháp giúp cho giáo viên nắm vững phương pháp, cách thức lên lớp. Nhằm giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình chăm sóc- giáo dục trẻ. Thông qua đó người giáo viên năng lực sư phạm và trình độ chuyên môn được nâng lên rõ rệt. Bởi đã khắc phục được những thiếu sót, sai lầm mắc phải, những hạn chế . Đồng thời qua đó người cán bộ nắm được tình hình thực tế để từ đó rút được kinh nghiệm chỉ đạo, bồi dưỡng chung cho toàn huyện. Trong năm qua đã kiểm tra tra được 57 giáo viên. Trong dó xếp loại: Tốt: 5, Khá: 44, Trung bình: 8 Sau kiểm tra 100% giáo viên được tổ chức rút kinh nghiệm. Từ đó khắc phục được tình trạng giáo viên tuỳ tiện cắt xén chương trình. Kết quả về kinh nghiệm sư phạm, cũng như năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên được nâng lên rõ rệt ở những lần kiểm tra sau. Biện pháp 2: Bồi dưỡng cho cán bộ quản lý chỉ đạo chuyên môn: Để đội ngũ giáo viên đạt chất lượng tốt, thì trước hết phải bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý chỉ đạo chuyên môn trong các nhà trường có trình độ chuyên môn và năng lực lãnh đạo một cách vững vàng. Bởi vì đây là những người trực tiếp chỉ đạo về chuyên môn tại các nhà trường, trực tiếp chỉ đạo cho giáo viên thực hiện chương trình chăm sóc- giáo dục trẻ. Công tác bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý chỉ đạo về chuyên môn được tốt nhất, thì hàng năm xây dựng kế hoạch để đội ngũ này cùng tham gia trực tiếp công tác kiểm tra, dự giờ đánh giá giáo viên. Đây là biện pháp bồi dưỡng một cách trực tiếp, giúp cho đội ngũ quản lý này nắm bắt được tình hình thực tế còn thiếu sót từ giáo viên và ngay chính lĩnh vực của mình trực tiếp chỉ đạo. Ngoài ra còn có kế hoạch tổ chức giao ban chuyên môn thường kỳ vào tuần thứ tư hàng tháng để cán bộ quản lý chỉ đạo chuyên môn tiếp thu và nắm bắt được những thông tin về nhiệm vụ thực hiện chuyên môn của giáo viên, nhằm giúp cho các nhà trường tháo gỡ được những vướng mắc trong công tác chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt hàng năm tổ chức cho cán bộ quản lý chuyên môn tham gia chấm thi giáo viên giỏi, chấm sáng kiến kinh nghiệm để họ tích luỹ thêm kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo chuyên môn. * Biện pháp xây xựng điểm: Hàng năm phòng giáo dục đều chỉ đạo xây dựng trường mầm non thị Trấn là trường trọng điểm chất lượng cao của huyện. Đây là trường được chỉ đạo dạy điểm, áp dụng các phương pháp mới, các chuyên đề và chỉ đạo cho các trường xây dựng mô hình lớp điển hình. Trong quá trình xây dựng trường điểm, lớp điểm giúp cho người quản lý rút được kinh nghiệm chỉ đạo, nắm được những khó khăn của giáo viên trong công tác giáo dục trẻ. Từ đó có biện pháp cụ thể để giải quyết chung cho toàn bộ đội ngũ giáo viên và ở trường điểm, lớp điểm trẻ thành kiểu mẫu cho chất lượng, tạo bước đi vững chắc khi triển khai đại trà. Biện pháp 3: Bồi dưỡng thường xuyên sau đào tạo: * Động viên khuyến khích giáo viên tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Đây là biện pháp để phát huy tính tích cực của giáo viên. Trong tất cả mọi công việc thì yếu tố tự giác, tích cực có vai trò quan trọng tạo nên thành công. Đối với cán bộ quản lý cần phải động viên khuyến khích giáo viên tự giác học tập, nâng cao trình độ chuyên môn bằng nhiều hình thức. Ví dụ như: Chăm lo đời sống, tinh thần giúp cho giáo viên thực sự yên tâm công tác. Thực hiện tốt công khai, công bằng, hiệu quả, động viên khích lệ giáo viên kịp thời. Tổ chức cho 100% giáo viên tham gia học tập chương trình bồi dưỡng thường xuyên các chu kỳ. Đây là biện pháp tốt nhất giúp cho giáo viên cập nhật thông tin mới về giáo dục mầm non, tiếp cận được với khoa học giáo dục mới nhất nhằm bổ xung vào công tác chăm sóc- giáo dục trẻ. Bằng hình thức thành lập ban chỉ đạo bồi dưỡng thường xuyên các cấp, thành lập các cụm bồi dưỡng thường xuyên kiểm tra, giải đáp thắc mắc, giúp cho giáo viên cách học, cách ghi chép, cập nhật thông tin một cách chính xác để nâng cao trình độ chuyên môn. * Biện pháp tổ chức cho cán bộ giáo viên học các mô đun ưu tiên và bồi dưỡng thường xuyên bằng hình thức học qua mạng các mô đun nâng cao: Đây là biện pháp tiện lợi, bổ ích giúp cho giáo viên chủ động về thời gian và có thể học mọi lúc, mọi nơi, nghiên cứu các hình thức, phương pháp phong phú giúp cho giáo viên nắm được kiến thức, vận dụng có hiệu quả vào thực tế của lớp mình từi đó nân cao năng lực chuyên môn một cách tốt nhất. Trong năm 100% giáo viên học các mô đun ưu tiên có 75 cán bộ giáo viên học các mô đun nâng cao qua mạng * Biện pháp hội thảo, chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm. Bằng cách thông qua hội thảo điển hình, chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm nhằm giúp giáo viên học tập lẫn nhau những sáng kiến điển hình về mọi mặt. Thông qua các hội nghị, hội thảo chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm được phổ biến rộng rãi trở thành tài sản trí tuệ chung cho mọi người kế thừa và phát huy. Tổ chức các chuyên đề có sử dụng băng hình, vidio, các tiết dạy mẫu được thực hiện trong tiết mẫu, chương trình giáo dục từ xa, hoạt động vui chơi của trẻ, hoạt động chăm sóc vệ sinh dinh dưỡng, phòng bệnh qua hệ thống băng hình giúp cho giáo viên mở rộng tri thức, nắm vững thêm phương pháp, bổ xung cho bản thân những thủ thuật sư phạm, củng cố hệ thống kiến thức về chương trình chăm sóc- giáo dục trẻ. Qua đó giáo viên tiết kiệm được thời gian, chủ động trong mọi hoạt động. * Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức cho giáo viên dự các lớp tập huấn, bồi dướng chuyên môn trong dịp hè, giúp cho giáo viên cập nhật được những chuyên đề mới với sự thay đổi mang tính thời sự. Hàng năm sau khi tiếp thu chuyên đề tại Sở GD & ĐT, phòng giáo dục đều triển khai lớp tập huấn tại huện cho cán bộ chỉ đạo chuên môn và giáo viên cốt cán, Đồng thời chỉ đạo triển khai ngay tại các nhà trường để 100% giáo viên được học tập . Biện pháp 4: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng - đồ chơi. Có thể nói muốn nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ, ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên thì cơ sở vật chất có yếu tố quan trọng trong việc
Tài liệu đính kèm:
- skkn_bien_phap_boi_duong_nang_cao_nang_luc_chuyen_mon_cho_do.doc