Sáng kiến Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM vào tổ chức các hoạt động cho trẻ tại lớp mẫu giáo nhỡ B4 – khu thôn văn

Sáng kiến Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM vào tổ chức các hoạt động cho trẻ tại lớp mẫu giáo nhỡ B4 – khu thôn văn

STEAM là phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, do đó trẻ được tiếp cận phương pháp giáo dục này có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập và làm việc vượt trội.

Dưới sự hướng dẫn của cô giáo, mỗi kỹ năng hay kiến thức sẽ trở nên có ý nghĩa hơn với trẻ khi bài học đó gắn liền với việc các bé, các bé đã tạo ra những sản phẩm sáng tạo như: chong chóng quay, máy bay phản lực, những bộ trang phục độc đáo được làm ra đồ dùng, đồ chơi mà mình yêu thích, từ đó sẽ tác động

mạnh mẽ đến sự hứng thú và say mê tìm tòi của trẻ. Hiểu được sự quan trọng của phương pháp dạy học STEAM, Ban giám hiệu trường Mầm non B xã Thanh liệt đã đưa phương pháp dạy học này vào kế hoạch giáo dục để giảng dạy tại các lớp.

Hưởng ứng tích cực phương pháp dạy học tiên tiến được nhà trường triển khai, giáo viên lớp mẫu giáo nhỡ B4 – Khu Thôn văn cũng đã mạnh dạn áp dụng phương pháp giáo dục STEAM vào các hoạt động hàng ngày. Từ việc tạo không gian, môi trường ngập tràn năng lượng khám phá như một xưởng cơ khí của lớp mẫu giáo nhỡ B4 với các dụng cụ phong phú, các bạn nhỏ 4- 5 tuổi được thử sức với các hoạt động khoan, cưa, xẻ gỗ. bắt ốc vít, đóng đinh Có bạn còn nói với cô “Cô ơi, con lắp ô tô để chở cô đi chơi nhé”, rồi có một số bạn còn hỏi xem cô có cần sửa cái gì không, có bàn ghế nào gẫy cô cứ bảo con. Hằng ngày, các cô giáo thường xuyên bổ sung, cung cấp thêm các dụng cụ đồ chơi mới nhằm tạo sự hứng thú với trẻ, giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng, sự sáng tạo của cá nhân, bên cạnh đó trong các góc chơi khám phá các bé cùng được say sưa tìm hiểu về sự vật hiện tượng xung quanh, tự tìm ra kết luận và cách giải quyết vấn đề, các cô giáo luôn hỗ trợ, động viên, kích thích sự tương tác của trẻ với thế giới xung quanh để trẻ phát triển một cách toàn diện.

 

docx 7 trang Huỳnh Nga 07/02/2023 14202
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM vào tổ chức các hoạt động cho trẻ tại lớp mẫu giáo nhỡ B4 – khu thôn văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM vào tổ chức các hoạt động cho trẻ tại lớp mẫu giáo nhỡ B4 – khu thôn văn
STEAM là phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, do đó trẻ được tiếp cận phương pháp giáo dục này có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập và làm việc vượt trội.....
Dưới sự hướng dẫn của cô giáo, mỗi kỹ năng hay kiến thức sẽ trở nên có ý nghĩa hơn với trẻ khi bài học đó gắn liền với việc các bé, các bé đã tạo ra những sản phẩm sáng tạo như: chong chóng quay, máy bay phản lực, những bộ trang phục độc đáo	được làm ra đồ dùng, đồ chơi mà mình yêu thích, từ đó sẽ tác động
mạnh mẽ đến sự hứng thú và say mê tìm tòi của trẻ. Hiểu được sự quan trọng của phương pháp dạy học STEAM, Ban giám hiệu trường Mầm non B xã Thanh liệt đã đưa phương pháp dạy học này vào kế hoạch giáo dục để giảng dạy tại các lớp.
Hưởng ứng tích cực phương pháp dạy học tiên tiến được nhà trường triển khai, giáo viên lớp mẫu giáo nhỡ B4 – Khu Thôn văn cũng đã mạnh dạn áp dụng phương pháp giáo dục STEAM vào các hoạt động hàng ngày. Từ việc tạo không gian, môi trường ngập tràn năng lượng khám phá như một xưởng cơ khí của lớp mẫu giáo nhỡ B4 với các dụng cụ phong phú, các bạn nhỏ 4- 5 tuổi được thử sức với các hoạt động khoan, cưa, xẻ gỗ. bắt ốc vít, đóng đinhCó bạn còn nói với cô “Cô ơi, con lắp ô tô để chở cô đi chơi nhé”, rồi có một số bạn còn hỏi xem cô có cần sửa cái gì không, có bàn ghế nào gẫy cô cứ bảo con. Hằng ngày, các cô giáo thường xuyên bổ sung, cung cấp thêm các dụng cụ đồ chơi mới nhằm tạo sự hứng thú với trẻ, giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng, sự sáng tạo của cá nhân, bên cạnh đó trong các góc chơi khám phá các bé cùng được say sưa tìm hiểu về sự vật hiện tượng xung quanh, tự tìm ra kết luận và cách giải quyết vấn đề, các cô giáo luôn hỗ trợ, động viên, kích thích sự tương tác của trẻ với thế giới xung quanh để trẻ phát triển một cách toàn diện.
Ngoài góc STEAM với đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú trẻ
còn được tự do sáng tạo và hòa mình vào các góc chơi khác trong lớp như góc tạo hình, góc gia đình, góc khám phá	Sự sắp xếp đa dạng, hấp dẫn, mỗi góc chơi
đều mang đến cho trẻ những hoạt động lý thú và còn giúp cho sự phát triển kỹ năng của trẻ.
* Góc tạo hình:
Ở chủ đề này trẻ sẽ được làm dự án: “Bàn tay rô bốt” đây là một hoạt động STEAM rất bổ ích và thú vị. Đem lại cho trẻ nhiều kiến thức bổ ích qua thực hiện
hoạt động.
Về kiến thức khoa học: Trẻ nắm được cấu tạo bàn tay, các đốt ngón tay, làm thế nào để các ngón tay cử động được
Về toán học: Trẻ sẽ được học về số lượng, đo lường, dài ngắn.
Kỹ năng hoạt động nhóm: Trẻ có thể hợp tác với các bạn hoặc bố mẹ, cùng nhau phân chia công việc.
Với những nguyên liệu như: giấy bìa, ống hút, dây chỉ, băng dính 2 mặt	Đầu
tiên bạn đặt bàn tay lên giấy bìa rồi vẽ đường viền theo các ngón tay, sau đó dùng kéo cắt theo các đường viền đó. Bạn hãy cắt ống hút ra thành các đoạn nhỏ và dùng băng dính để dính lên các đốt ngón tay. Cuối cùng là phần luồn dây chỉ vào các ống hút. Với đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, các bạn nhỏ đã tạo ra cho mình chiếc bàn tay rô bốt vô cùng xinh xắn và còn rất nhiều hoạt động lý thú khác nữa	Được hoạt động, khám phá, lại được thỏa sức sáng tạo
làm cho trẻ mạnh dạn và tự tin hơn.
* Góc khám phá:
Với dự án: “Làm bè nổi trên mặt nước”
Về kiến thức khoa học: trẻ hiểu được vật chìm, vật nổi, sự thăng bằng làm thế nào để bè không bị chìm.
Ứng dụng kỹ thuật lắp ráp: Trẻ biết được cấu tạo của một chiếc bè gồm những phần cơ bản nào
Toán học: Dạy trẻ phân biệt độ dài, thế nào là bằng nhau, như thế nào tạo được sự thăng bằng của 1 đồ vật.
Bên cạnh đó giúp cho trẻ vận dụng tính sáng tạo, sự trải nghiệm thông qua hoạt động STEAM này.
Bằng các nguyên vật liệu sẵn có và dễ tìm như: ống hút, kéo, giấy A4, hồ dán, sáp màu, hộp sữa	Từ đôi bàn tay khéo léo, các bé yêu đã tạo ra được vô vàn
sản phẩm sinh động và hấp dẫn. Làm ra những sản phẩm là niềm yêu thích vô cùng với trẻ, với các vật liệu đơn giản trẻ đã sáng tạo để cho ra sản phẩm:
“Làm bè nổi trên mặt nước” Với các hoạt động trải nghiệm tại góc khám phá các bé đã lần lượt khám phá và chơi theo cách nghĩ của riêng mình. Hy vọng với dự án này, thông qua các trò chơi vật nổi, vật chìm, sự thăng bằng trẻ có thể vừa học vừa chơi, thỏa sức sáng tạo để mang lại sự cảm hứng và chắp cánh cho những ước mơ của mình.
Hy vọng với phương pháp giáo dục STEAM này các con sẽ được thỏa sức sáng tạo và phát triển tài năng của mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_ung_dung_phuong_phap_giao_duc_steam_vao_to_chuc_ca.docx