Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường THPT

Môn lịch sử là bộ môn có vai trò quan trọng, qua đó học sinh có thể hiểu biết về lịch sử dân tộc và thế giới, từ đó hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. Tuy nhiên, thực trạng của việc dạy và học lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện còn những tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng lịch sử rất khô khan với nhiều sự kiện lịch sử nặng về chiến tranh cách mạng, ít đề cập về lịch sử văn hóa, nghệ thuật, chưa xen kẽ với văn học, khoa học…nên chưa tạo được sự hứng thú học sử đối với học sinh. Học sinh còn hiểu một cách rời rạc, không nắm được mối quan hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn. Yêu cầu hiểu biết lịch sử, nhu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai đặt cho giáo viên lịch sử nhiệm vụ: Làm thế nào nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử, kích thích sự hứng thú học lịch sử cho học sinh. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên dạy lịch sử không chỉ có kiến thức vững vàng về bộ môn lịch sử mà còn phải có những hiểu biết vững chắc về các bộ môn địa lý, văn học, nghệ thuật, khoa học…để vận dụng vào bài giảng lịch sử làm phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng.

Trong chương trình phổ thông, giáo viên có thể sử dụng phương pháp tích hợp trong hầu hết các bài dạy, từ đó làm tăng hứng thú cho học sinh.

Trong giảng dạy bộ môn Lịch sử, người giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc làm sống lại các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào những kiến thức trong sách giáo khoa thì khó có thể tạo dựng lại không khí lịch sử cần thiết để thu hút các em đi sâu tìm hiểu, khám phá quá khứ của dân tộc, của thế giới. Để tạo nên những cảm xúc thực sự trước những sự kiện thì việc vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy lịch sử là điều cần thiết, nó góp phần làm cho bài giảng trở nên sinh động và hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh.

doc 35 trang Mai Loan 26/03/2025 1550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
 Lịch sử cũng như các môn học khác, có vai trò tác động đến con người không chỉ 
về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng, tình cảm. Bên cạnh đó, còn góp phần xây dựng con 
người phát triển về "Đức - Trí - Thể - Mĩ" ở những mức độ khác nhau. Nếu Văn học 
giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong thơ ca để càng yêu quý hơn con 
người, dân tộc Việt Nam thì thông qua Lịch sử ở trường trung học phổ thông nhằm 
giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch 
sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng 
yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực 
tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống xã hội. Bởi “ Bắt 
nguồn từ một sự thực là trong khoa học Lịch sử có những yếu tố nghệ thuật”.
 Mặc dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ, 
nhưng hiện nay, việc dạy và học lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện còn những 
tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng lịch sử rất khô khan, nhiều sự kiện nên chưa 
tạo được hứng thú học lịch sử đối với học sinh và một thực tế đáng buồn là học sinh 
không thích học môn Lịch sử, xem nhẹ môn Lịch sử. Các em tiếp thu kiến thức một 
cách hời hợt, rời rạc, nông cạn về kiến thức lịch sử, không nắm được mối liên hệ 
hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn Vì 
đa phần các em cho rằng học Lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan, Lịch 
sử là một môn học nghiên cứu về quá khứ mà quá khứ là cái đã qua không thể thay 
đổi nên chỉ học cho qua chứ không có gì vận dụng vào thực tế. 
 Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân gây nên song cơ bản không phải do bản thân 
môn Lịch sử mà do quan niệm, phương pháp dạy học chưa phù hợp, chưa đáp ứng 
được 2 yêu cầu môn học đề ra. Giáo viên dạy Lịch sử chưa phát huy được thế mạnh 
của bộ môn, chưa chỉ ra cho các em nhận thức được đây là bộ môn khoa học, cần 
phải só sự học tập, nghiên cứu nghiêm túc. Giáo viên chưa thực hiện được không khí 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nghiên cứu phương pháp tích hợp kiến thức liên 
môn trong giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Năm học 2017 - 
2018
7. Mô tả về bản chất của sáng kiến
 7.1. Về nội dung của sáng kiến
 - Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói 
chung và dạy học Lịch Sử nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện 
đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo 
dục. 
 - Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn 
học với môn Lịch Sử, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là 
con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau “Từ 
những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong 
việc xây dựng chương 3 trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ 
thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá 
trình dẫn đến trạng thái này” 
 Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy 
trong các trường phổ thông. Tuy nhiên đây là một hình thức dạy học mới, giáo viên 
chưa được tiếp xúc nhiều và chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy việc vận dụng 
kiến thức liên môn trong giảng dạy các bộ môn còn gặp nhiều khó khăn lúng túng
 Môn lịch sử là bộ môn có vai trò quan trọng, qua đó học sinh có thể hiểu biết về 
lịch sử dân tộc và thế giới, từ đó hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. Tuy 
nhiên, thực trạng của việc dạy và học lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện còn 
những tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng lịch sử rất khô khan với nhiều sự kiện 
lịch sử nặng về chiến tranh cách mạng, ít đề cập về lịch sử văn hóa, nghệ thuật, chưa 
xen kẽ với văn học, khoa họcnên chưa tạo được sự hứng thú học sử đối với học 
sinh. Học sinh còn hiểu một cách rời rạc, không nắm được mối quan hệ hữu cơ giữa 
các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn. Yêu cầu hiểu biết 
lịch sử, nhu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai đặt cho giáo viên lịch sử nhiệm vụ: (Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi)
 Cũng bằng phương pháp trên ta áp dụng khi dạy về "Cuộc kháng chiến chống 
Tống thời Lý" (bài 19 - lịch sử 10)
 Năm 1077, 30 vạn quân Tống tràn sang nước ta đã bị đánh tan trên trận tuyến 
sông như Nguyệt. Học đến đây giáo viên tích hợp kiến thức môn Địa lý, sử dụng bản 
đồ để học sinh hình dung được địa hình và vị trí của sông Như Nguyệt (Bắc Ninh). 
Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng thêm thơ ca bài “Thơ thần” mà Lý Thường Kiệt 
cho người đọc bên đền Trương Hống, Trương Hát với tư cách là nghệ thuật chiến 
tranh tâm lí của Lý Thường Kiệt:
 “Sông núi nước Nam vua Nam ở 
 Rành rành định phận ở sách trời 
 Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
 Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời” 
 Bài thơ như một lời hiệu triệu, nức lòng toàn quân, toàn dân, khiến cho tinh thần, ý 
chí quyết tâm của quân dân ta ngày càng tăng. Đồng thời cũng là lời cảnh cáo đanh 
thép với kẻ thù về những hành động sai trái của chúng, khiến kẻ thù khiếp vía. Lược đồ trận Ngọc Hồi - Đống Đa
Đồng thời tích hợp kiến thức môn Ngữ văn để nói về hình ảnh người anh hùng áo 
vải Tây Sơn với ý chí quyết tâm đánh giặc bảo vệ nền độc lập dân tộc 
 “Đánh cho để dài tóc
 Đánh cho để đen răng
 Đánh cho nó chích luân bất phẩn 
 Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn 
 Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
 Bên cạnh đó phần nào cũng vạch rõ bộ mặt phản dân bất tài của bè lũ Lê Chiêu 
Thống.Với thắng lợi lẫy lừng đó không thể không nhắc đến công lao to lớn của 
Quang Trung - Nguyễn Huệ người anh hùng áo vải mà chính vợ ông là công chúa 
Ngọc Hân đã ghi lại sự nghiệp của chồng mình như sau : 
 “Mà nay áo vải cờ đào 
 Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình” 
 Khi dạy bài 19:“Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 
1858 đến trước năm 1873) (Lịch sử lớp 11- cơ bản) về tình hình Việt Nam giữa thế 
kỷ XIX, trước khi Pháp xâm lược, Việt Nam là nước độc lập có chủ quyền, kinh tế 
có những bước phát triển nhưng đã bộc lộ những suy yếu.....Ở phần này giáo viên có Toàn dân khởi nghĩa chính quyền về tay” 
 Học sinh sẽ chú ý lắng nghe, khi được gọi nhận xét, các em có khả năng nhận 
xét được không khí trong cuộc khởi nghĩa khi liên tưởng đến những sự kiện mình 
đang học bằng hình ảnh miêu tả của bài thơ. Đồng thời còn giúp các em đánh giá 
đúng vai trò của quần chúng nhân dân là những người làm nên lịch sử - Là động lực 
chính đưa cách mạng đến thành công. 
 Hay khi dạy bài 20 “ Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm 
lược kết thúc” (Lịch sử 12), giáo viên dùng kiến thức môn Địa lý để xác định cho 
học sinh thấy vị trí địa lý của Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn nằm ở phía 
tây rừng núi Tây Bắc, gần biên giới với Lào, có vị trí then chốt ở Đông Dương và 
Đông Nam Á sau đó trình bày diễn biến trên bản đồ. Sau khi khái quát về kết quả 
của chiến dịch Điện Biên phủ, giáo viên có thể trích dẫn mấy câu thơ của Tố Hữu 
như sau: 
 “ 56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt
 Máu trộn bùn non 
 Gan không núng, chí không mòn”. 
 Không chỉ mô tả về khí thế của chiến dịch mà còn hướng cho học sinh đi tìm 
hiểu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, ta thấy rằng 
các em rất xúc động về những hình ảnh mà mình thu nhận được. Điều này có ý 
nghĩa rất lớn trong việc giáo dục tinh thần cảm phục đối với công lao của các thế hệ 
đi trước. Đồng thời cũng góp phần nâng cao ý thức bảo vệ quê hương đất nước trong 
nhận thức của các em.
 Khi nói về ý nghĩa “Chiến thắng của Điện Biên phủ” giáo viên trích câu thơ: 
 “Chín năm làm một Điện Biên 
 Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng” 
 Khi dạy bài 9: "Vương quốc Campuchia và vương Lào" (lịch sử lớp 10 - cơ bản), 
giáo viên tích hợp môn Kiến trúc bằng cách cho học sinh xem các hình ảnh: Đền 
Ăng-co-vát (Căm pu chia), tháp Thạt Luổng (Lào)... để học sinh thấy được trình độ Đôi rồng đá thềm trước Điện Kính Thiên
 Bài 36: "sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân" (lịch sử lớp 
10- cơ bản): giáo viên tích hợp môn GDCD bằng cách cho học sinh xem bức ảnh “ 
Lao động trẻ em trong hầm mỏ ở Anh”. Giáo viên đưa ra câu hỏi cho học sinh thảo 
luận: Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em? Liên hệ với trẻ em ngày nay, 
công ước về quyền trẻ em Từ đó thấy được tính ưu việt của chế độ ta. Đồng thời 
liên hệ ngay ở địa phương: Một số trẻ em chưa đến tuổi lao động cũng đã bỏ học đi 
làm và bị bóc lột sức lao động mà không biết.
 Hay trong bài 22: “ Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 
nhất của thực dân Pháp" (lịch sử lớp 11- cơ bản), giáo viên cho học sinh xem các 
bức tranh “Nông dân, công nhân Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc” Từ đó học 
sinh thấy rõ chính sách khai thác, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp đối với nước ta. 
 Lịch sử giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về Văn học, như phải hiểu hoàn cảnh tác 
phẩm đó ra đời như thế nào mới hiểu hết được dụng ý nghệ thuật cũng như nội dung 
sâu sa mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì. Ngược lại Văn học, Địa lý, GDCD, 
kiến trúc, Mĩ thuật... làm cho các sự kiện, các kiến thức của lịch sử dễ dàng thấm 
vào tiềm thức của con người. Nói về sự hỗ trợ của Lịch sử đối với các môn học 
khác, G. Elton đã nói “Nhà sử học cũng có thể dạy cho các khoa học khác rất nhiều đặc điểm của văn hóa Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV mang đậm tư tưởng yêu 
nước, tự hào và độc lập dân tộc.
2. Về tư tưởng tình cảm
 Qua tích hợp kiến thức về tôn giáo (Nho giáo, Phật giáo) văn học, nghệ thuật, 
khoa học quân sựgiúp học sinh khắc sâu lòng yêu nước, bồi dưỡng niềm tự hào về 
văn hóa dân tộc . Từ đó nâng cao ý thức trân trọng, bảo tồn và phát huy sáng tạo các 
giá trị văn hóa – lịch sử của quê hương, đất nước.
3. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy, phát hiện những nét đẹp trong văn hóa.
II. Thiết bị và tư liệu dạy học
- Tranh ảnh minh họa có liên quan đến bài học: Phật Tổ, Khổng Tử, Lão Tử, các 
chùa tiêu biểu ở nước ta từ thế kỉ X – XV (chùa Dâu, chùa Phật tích, chùa Keo, chùa 
Một Cột), chân dung Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi
- Thơ văn: bài Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt), trích đoạn trong “Hịch Tướng 
sĩ” (Trần Quốc Tuấn), “Bình Ngô Đại Cáo” (Nguyễn Trãi)...
- Tư liệu về Nho giáo, Phật giáo, chùa Một Cột, tháp Bình Sơn, súng thần cơ
- Phiếu học tập và phiếu kiểm tra đánh giá cuối giờ học.
III. Tiến trình tổ chức giờ dạy – học
1. Ổn định lớp 10 D2
2. Dẫn dắt vào bài mới
 Các em thân mến! Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết về đất nước một cách 
thật bình dị mà sâu sắc:
 “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
 Đất nước có trong cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể
 Đất nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn.”
 Đất nước có từ ngày xửa ngày xưa, đất nước là hình hài của quá trình lao 
động, chiến đấu không ngừng của bao thế hệ cha ông. Quá trình ấy đã kết tụ thành 
những giá trị văn hóa bản địa vững chắc, khẳng định sự trường tồn của quốc gia dân 
tộc. 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_nham_nang.doc
  • docBìa SKKN - Tuấn sử (1).doc
  • docMau 1.1_ Don de nghi cong nhan sang kien cap co so (1) (1).doc
  • docxMỤC LỤC SKKN 2018 (1) (1).docx