SKKN Sử dụng kiến thức văn học để nâng cao hiệu quả dạy bài “phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925” ở chương trình Lịch sử lớp12 – THPT

SKKN Sử dụng kiến thức văn học để nâng cao hiệu quả dạy bài “phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925” ở chương trình Lịch sử lớp12 – THPT

Nhằm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực - chủ động của học sinh; những năm gần đây các trường phổ thông đã chú ý đến việc đổi mới soạn - giảng giáo viên và tổ chức học tập ở học sinh, trong đó coi trọng vị trí, vai trò của người học - vừa là đối tượng - vừa là chủ thể. Thông qua quá trình học tập, dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải tích cực, chủ động cải biến chính mình.

Phương pháp dạy học liên môn, gây hứng thú cho học sinh trong từng tiết học là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Dạy học liên môn Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử làm cho học sinh nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục thống nhất, khắc phục tình trạng nắm kiến thức lịch sử một cách rời rạc.

Trong những năm gần đây kết quả các kì thi đại học, cao đẳng cho thấy đa số học sinh không nắm được những kiến thức của Lịch sử dân tộc, tỉ lệ điểm môn lịch sử đạt trên điểm trung bình rất thấp, điều đó làm cho chúng ta không khỏi băn khoăn và càng thấy sự cấp bách của việc thay đổi phương pháp dạy học.

Bản thân là một giáo viên dạy lịch sử nhiều năm và cũng được dự nhiều tiết dạy của các thầy cô có nhiều kinh nghiệm, tôi nhận ra những khó khăn trong việc giảng dạy lịch sử cũng như những cái hay mà thầy cô áp dụng trong từng tiết dạy. Từ đó, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng kiến thức văn học để nâng cao hiệu quả dạy bài “phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925” ở chương trình lịch sử lớp12 – THPT .

 

doc 22 trang thuychi01 5911
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng kiến thức văn học để nâng cao hiệu quả dạy bài “phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925” ở chương trình Lịch sử lớp12 – THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
SỬ DỤNG KIẾN THỨC VĂN HỌC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY BÀI: “PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925” Ở CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 12 - THPT
Người thực hiện: Phạm Thị Phương
 	Chức vụ:	 Giáo viên
 	SKKN thuộc môn : Lịch Sử
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu 
1
1.1. Lí do chọn đề tài 
1
1.2. Mục đích nghiên cứu 
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
1
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 
2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
3
2.3.1. Xây dựng kế hoạch chung 
3
2.3.2. Thiết kế tiến trình sử dụng kiến thúc văn học trong dạy bài: “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925” 
5
2.3.3. Thiết kế giáo án minh hoạ 
7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
16
3. Kết luận, kiến nghị
17
3.1. Kết luận
17
3.1.1. Những bài học kinh nghiệm:
17
3.1.2. Khả năng ứng dụng và triển khai của sáng kiến kinh nghiệm
17
3.2. Kiến nghị
17
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nhằm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực - chủ động của học sinh; những năm gần đây các trường phổ thông đã chú ý đến việc đổi mới soạn - giảng giáo viên và tổ chức học tập ở học sinh, trong đó coi trọng vị trí, vai trò của người học - vừa là đối tượng - vừa là chủ thể. Thông qua quá trình học tập, dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải tích cực, chủ động cải biến chính mình. 
Phương pháp dạy học liên môn, gây hứng thú cho học sinh trong từng tiết học là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Dạy học liên môn Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử làm cho học sinh nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục thống nhất, khắc phục tình trạng nắm kiến thức lịch sử một cách rời rạc. 
Trong những năm gần đây kết quả các kì thi đại học, cao đẳng cho thấy đa số học sinh không nắm được những kiến thức của Lịch sử dân tộc, tỉ lệ điểm môn lịch sử đạt trên điểm trung bình rất thấp, điều đó làm cho chúng ta không khỏi băn khoăn và càng thấy sự cấp bách của việc thay đổi phương pháp dạy học.
Bản thân là một giáo viên dạy lịch sử nhiều năm và cũng được dự nhiều tiết dạy của các thầy cô có nhiều kinh nghiệm, tôi nhận ra những khó khăn trong việc giảng dạy lịch sử cũng như những cái hay mà thầy cô áp dụng trong từng tiết dạy. Từ đó, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng kiến thức văn học để nâng cao hiệu quả dạy bài “phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925” ở chương trình lịch sử lớp12 – THPT .
	1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần quan trọng trong việc trang bị kiến thức cần thiết, liên kết hệ thống kiến thức giữa các môn học với nhau, đặc biệt là kiến thức văn học với môn lịch sử để các em mở rộng vốn hiểu biết để phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh, yêu cầu đặt ra là: Giáo viên nên kết hợp phương pháp dạy học tích hợp liên môn Văn - Sử - Địa trong một bài học sẽ làm thay đổi được tâm lí, tạo sự bất ngờ, không làm cho học sinh bị nhàm chán 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ nghiên cứu áp dụng tư liệu văn học trong bài 12:“phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925” để nâng cao hiệu quả trong việc dạy và học phần lịch sử Việt Nam ở chương trình lớp 12 – THPT, cho đối tượng học sinh lớp 12.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý thuyết thông qua việc thu thập, sưu tầm tài liệu, giáo trình liên quan đến đề tài.
 Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin thông qua tìm hiểu tâm lí học sinh. Phương pháp thống kê, xử lý thông tin thông qua việc kiểm tra kiến thức lịch sử ở học sinh. 
Lập dàn ý, bố cục đề tài và chọn lọc các phương pháp thực hiện phù hợp.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Theo tinh thần các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT: Công văn số 3535/BGDĐT – GDTrH ngày 27 tháng 5 năm 2013 về việc hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác; công văn số 791/HD – BGDĐT ngày 25 tháng 6 năm 2013 về hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông; công văn số 5555/ BGDĐT – GDTrH ngày 8 tháng 10 năm 2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng; các công văn hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học hàng năm. Theo đó, từ năm học 2013 – 2014, các trường THPT đã chủ động trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục dựa vào mục tiêu giáo dục quy định trong chương trình để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường. Theo đó, việc đổi mới phương pháp dạy và học đối với các môn học ở cấp THPT trong đó có môn lịch sử là vấn đề cần thiết hiện nay ở các nhà trường THPT. 
Dạy học lịch sử là một quá trình giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của lịch sử nhân loại nói chung cũng như những kiến thức của lịch sử dân tộc nhằm phục vụ cho việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Lịch sử nó vốn tồn tại khách quan và đã diễn ra trong quá khứ cho nên muốn học sinh tiếp thu được vấn đề đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn các phương pháp dạy học khác nhau sao cho đạt kết quả cao.
Với phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm, học sinh chủ động lĩnh hội tri thức càng đòi hỏi người thầy giáo phải khai thác triệt để các phương pháp dạy học tích cực để thu hút sự chú ý của học sinh. 
Chúng ta cũng thường nghe nói “Dạy học là một nghệ thuật”, đã nói là “nghệ thuật” thì bằng mọi cách người giáo viên phải có kĩ năng vận dụng các phương pháp để truyền đạt kiến thức cho học sinh, tùy theo nội dung của từng tiết học mà giáo viên viên lựa chọn phương pháp phù hợp với đặc trưng của bộ môn và từng đối tượng học sinh. Không những thế giáo viên còn rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, nghiên cứu, phân tích, so sánh, tổng hợpvà đặc biệt là phải có sự liên hệ giữa các môn học với nhau.
Để đánh giá một tiết dạy có hiệu quả hay không đều do kĩ năng vận dụng tốt các phương pháp giúp học sinh hiểu bài, nắm bài và vận dụng thực tế vào cuộc sống.
Chính vì thế bên cạnh việc sử dụng kết hợp tốt các phương pháp dạy học, giáo viên cũng cần liên hệ và sử dụng các môn học có liên quan theo hướng tích hợp.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 “Lịch sử là sự kiện”. Đó là một tổng kết mang tính chất kinh điển. Bản thân những sự kiện lịch sử vốn đã khô khan, nhất là những bài, những chương viết về các trận đánh có rất nhiều những con số về ngày, tháng, năm xảy ra sự kiện hoặc những số liệu về các thành tựu đã đạt được trên mọi lĩnh vực. Để chuyển tải cho học sinh những số liệu một cách khô cứng như vậy, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở cấp THPT nói chung giảng dạy một cách khô khan, cứng nhắc, nặng về cung cấp kiến thức, sự kiện một cách đơn thuần, do vậy không gây được hứng thú học tập cho học sinh trong việc tiếp thu bài học. Tình hình này lại càng trở nên đáng lo ngại hơn khi mà trường THPT Thạch Thành 1 chúng tôi, một trường đóng trên địa bàn khu vực miền núi, mặt bằng kinh tế, giáo dục cũng như dân trí thấp, đang thiếu thốn về cơ sở vật chất – kĩ thuật thông tin, nên rất khó khăn trong công tác giảng dạy. Mặt khác, tài liệu tham khảo cũng chưa đủ, nếu không muốn nói là rất thiếu. Trong tình trạng đó, đại đa số giáo viên THPT chỉ biết bám vào sách giáo khoa một cách lệ thuộc, truyền thụ kiến thức đơn thuần theo phương pháp “đọc - ghi”, làm cho tiết học trở nên khô khan đối với học trò. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho học sinh không thích học bộ môn Lịch Sử. 
Cá nhân tôi đã có 15 năm liên tục giảng dạy lịch sử, đã trải qua nhiều môi trường giảng dạy (do phải chuyển trường), từ thực tế đó tôi đã có điều kiện để dự rất nhiều giờ của các đồng nghiệp khác nhau. Qua dự giờ, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm mà bản thân tôi cho là rất quý giá. Một trong số những kinh nghiệm đó là: khi áp dụng kiến thức văn học vào việc giảng dạy Lịch sử rất gây hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu bài. Điều này cũng đã được nhiều đồng nghiệp của tôi thừa nhận và học hỏi sau khi họ dự giờ của cá nhân tôi. Từ kinh nghiệm này, nhiều giáo viên đã bước đầu mạnh dạn đưa kiến thức văn học vào trong bài giảng nhằm minh họa cho một số sự kiện Lịch sử trong bài dạy. Những tiết học như vậy trở nên sinh động hẳn. Khi cô giáo đọc thơ minh hoạ, cả lớp chăm chú lắng nghe và tỏ ra rất thích thú, sau tiết học, nhiều em còn nhờ cô giáo đọc để chép vào sổ tay. Những tiết học như thế đã để lại trong lòng các em những ấn tượng lâu bền. Chắc chắn những sự kiện trong bài học Lịch sử sẽ lưu lại trong ký ức các em sâu hơn, lâu hơn. Qua trao đổi với các đồng nghiệp một cách chân tình, tôi đã nhận được sự tán thưởng nồng nhiệt của họ. Chính nhiều người trong số các đồng nghiệp của tôi cũng đã thừa nhận rằng họ đã thể nghiệm nhiều lần dạy hai cách ở 1 tiết học: một là không vận dụng kiến thức thơ văn, hai là có vận dụng kiến thức thơ văn vào trong tiết dạy thì thấy chất lượng hai tiết dạy hoàn toàn khác nhau, kể cả tâm lý, hứng thú của người dạy cũng hoàn toàn khác nhau.
Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến này với hy vọng là “sáng kiến kinh nghiệm” này sẽ góp một tiếng nói riêng và cung cấp cho các đồng nghiệp một số kinh nghiệm tâm đắc được đúc rút từ lý luận và thực tiễn bản thân trong 15 năm kinh nghiệm dạy học.
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xây dựng kế hoạch chung
* Nội dung kiến thức của bài học được tích hợp với kiến thức văn học: 
- Mục I.1. Chính sách khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp. 
- Mục I.2. Các chính sách về chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp. 
- Mục I.3.Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam
- Mục II.1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài
- Mục II.2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam
- Mục II.3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc 
* Những kiến thức văn học được sử dụng để tích hợp dạy học các nội dung kiến thức trong bài: “phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925” chương trình lịch sử 12 là:
- Ca dao, thục ngữ: 
- Những tác phẩm của Hồ Chí Minh: 
+ Tác phẩm: “Tuyên ngôn độc lập”.
+ Nội dung: Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
- Những tác phẩm của nhà yêu nước Phan Bội Châu: 
+ Bài thơ “Á Tế Á Ca” :
+ Bài thơ: “Lưu biệt khi xuất dương”.
- Các tác phẩm văn học như: truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam; tác phẩm “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng (Ngữ văn 11), tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao .
- Nội dung: Bản yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm:
- Những tác phẩm của nhà thơ Chế Lan Viên
+ Tác phẩm: Người đi tìm hình của nước 
- Những tác phẩm của nhà thơ Tố Hữu
+ Tác phẩm: Theo chân Bác
* Thời lượng: 2 tiết 
* Thời điểm để thực hiện: học kì I của năm học.
* Đối tượng dạy học: là học sinh lớp 12.
* Phương tiện hỗ trợ giảng dạy: Máy tính, máy chiếu
2.3.2. Thiết kế tiến trình sử dụng kiến thức văn học trong dạy bài: “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925” 
- Mục I.1. Chính sách khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp. 
Để giúp cho học sinh hiểu được chính sách bóc lột của thực dân Pháp đối với nhân dân ta và giáo dục lòng căm thù giặc cho học sinh và có thái độ thương yêu những người lao động chân chính, khi giảng đến phần “Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vào nông nghiệp và khai mỏ” giáo viên có thể minh họa bằng hình thức trình chiếu những câu thơ:
“ Em đi ra Hòn Gai cuốc mỏ
Anh đi vào đất đỏ làm phu
Đổi thân được mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng”
Hoặc:
“ Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng, khi về bụng beo”
Hay:
“ Cao su đi dễ khó về
Khi đi mất vợ, khi về mất con”
Hoặc trích dẫn nội dung tác phẩm: “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh:
“Chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. 
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân vô cùng tàn nhẫn”
Hoặc để làm sáng tỏ: “Thuế khoá trong bất cứ thời gian nào cũng là nguồn bóc lột chủ yếu của thực dân đế quốc nói chung và thực dân Pháp đối với nhân dân Đông Dương nói riêng” giáo viên có thể trích dẫn tư liệu sau:
“ Thuế đến cả phấn son phường phố
Thuế môn bài, thuế đuốc, thuế đèn
Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền
Thuế rừng tre gỗ, thuế tiền bán buôn
Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt
Thắt chặt dần như thắt chỉ xe”
(Á tế á ca)
- Mục I.2. Các chính sách về chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp. 
Để chứng tỏ chính sách bóc lột thâm độc của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, bác bỏ luận điệu “ Khai phá văn minh” của mẫu quốc. Và qua đó giáo dục lòng yêu nước, lòng căm thù giặc cho học sinh. Giáo viên có thể trích dẫn bằng hình thức trình chiếu nội dung tác phẩm: “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh như:
“Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước, thương nòi của ta. Chúng tắm những cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược”
- Mục I.3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam
Giáo viên có thể nhắc đến truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam hay tác phẩm “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng (Ngữ văn 11) để thấy được hình ảnh nông thôn và thành thị nước ta trước Cách mạng tháng Tám. 
Giảng về giai cấp nông dân Việt Nam bị bần cùng hóa không lối thoát, ta có thể nhắc đến hình ảnh chị Dậu, hay “Chí Phèo” – người nông dân hiền lành lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh. 
- Mục II.1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài
Khi nhắc đến hoạt động của Phan Bội Châu, giáo viên có thể cho học sinh liên hệ, nhớ lại bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” của ông.
- Mục II.2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam
Khi giới thiệu về tổ chức Tâm tâm xã, giáo viên cần làm sáng tỏ gương hy sinh anh dũng quên mình của liệt sĩ Phạm Hồng Thái trong vụ ám sát toàn quyền Méc-lanh. Sau khi kể tóm tắt về tiểu sử và quá trình hoạt động cách mạng của Phạm Hồng Thái và tường thuật cụ thể chi tiết vụ ám sát tên toàn quyền Méc-lanh tại Sa Diện – Trung Quốc, giáo viên có thể sự dụng đoạn thơ trích trong “Từ điển nhân vật lịch sử” của Trần Huy Liệu hoặc câu thơ về Phạm Hồng Thái của Tố Hữu như sau để khắc họa nhân vật lịch sử nói trên.
“Một tấm lôi đình kinh vũ trụ
Tấm gan trung nghĩa động thần minh
Chiếc thân đã gửi cho dòng nước
Trang sử còn ghi mãi tính danh”
(Trần Huy Liệu-Từ điển nhân vật lịch sử)
hoặc:
“Sống làm quả bom nổ
Chết làm dòng nước xanh”
(Phạm Hồng Thái - Tố Hữu-SĐD)
Giáo viên nên lưu ý, sau khi đọc thơ phải cắt nghĩa cho các em hiểu một số từ, khái niệm mang tính tượng trưng như: 
“Một tiếng lôi đình kinh vũ trụ”,
“Chiếc thân đã gửi cho dòng nước”
- Mục II.3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc 
Để giúp học sinh dễ nhớ được các mốc lịch sử và giáo dục cho học sinh tình cảm của mình dành cho Bác Hồ khi giảng dạy nội dung này giáo viên có thể trích dẫn những nội dung kiến thức văn học sau:
+ Thời gian Nguyễn Ái Quốc ở Pháp ( 1917- 1923):
Khi giảng đến sự kiện ngày 18/6/1919, giáo viên có thể trích dẫn bằng hình thức trình chiếu nội dung: Bản yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm:
1. Tổng ân xá những người bản xứ bị tù chính trị.
2.Cải cách nền pháp lí Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm pháp lí như người châu âu. Xóa bỏ hoàn toàn những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
4. Tự do lập hội và hội họp.
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
6. Tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả các tỉnh cho người bản xứ.
7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
8. Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ.
( Trích: Bản yêu sách của nhân dân An Nam)
Hoặc khi giảng đến sự kiện tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lê-nin. Giáo viên có thể trích dẫn bằng hình thức trình chiếu tác phẩm: Người đi tìm hình của nước – của nhà thơ Chế Lan Viên. 
“Luận cương đến Bác Hồ và người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê Nin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin
Bác reo lên một mình như nói cùng đất nước
“Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi”
Hình của Đảng lồng trong hình của nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”
(Người đi tìm hình của nước –Chế Lan Viên)
+ Thời gian Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô ( 1923-1924). 
Giáo viên có thể trích dẫn bằng hình thức trình chiếu tác phẩm: Người đi tìm hình của nước – của nhà thơ Chế Lan Viên, hay tác phẩm: Theo chân Bác - của Tố Hữu. 
Tuyết Mát cơ va sáng ấy lạnh trăm lần
Trông tuyết trắng như đọng nghìn nước mắt
Lê Nin mất rồi nhưng Bác chẳng dừng chân
Luận cương của Lê Nin theo người về quê Việt
Biên giới còn xa nhưng Bác đã đến rồi
Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đá
 Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai
(Trích: Người đi tìm hình của nước- Chế Lan Viên)
Hoặc:
Tháng giêng, Mạc Tư Khoa tuyết trắng
Một người đi quên rét buốt xương
Anh tìm ai? Lê-nin vĩ đại
Tinh hoa trên đất chất kim cương”
( Trích: Theo chân Bác- Tố Hữu)
2.3.3. Thiết kế giáo án minh hoạ
Trong khuôn khổ và phạm vi giới hạn của đề tài tôi xin phép được thiết kế giáo án minh hoạ tiết 2 của bài (tức tiết 15 theo phân phối chương trình) 
BÀI 12. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM 
TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925
(Tiết PPCT: 15)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Trình bày được những hoạt động của Tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam từ 1919 đến 1925. Nhận xét được các hoạt động đó.
- Trình bày được những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1919 – 1925. Phân tich, đánh giá được những công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam. 
2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử trong bối cảnh cụ thể của đất nước và thế giới.
3. Thái độ
- Nhận thức đúng về khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam.
- Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất để giành độc lập, tự do cho dân tộc.
4. Định hướng năng lực hình thành
- Năng lực chung: hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt: tái hiện sự kiện lịch sử, thực hành khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan đến bài học, liên hệ, so sánh 
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC
- Thiết bị dạy học: máy chiếu, máy tính, lược đồ về hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc các tranh ảnh có liên quan.
- Tài liệu dạy học: sách giáo khoa, sách giáo viên, tư liệu lịch sử lớp 12... các tài liệu tham khảo có liên quan.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP/KHỞI ĐỘNG/GIỚI THIỆU/DẪN DẮT/NÊU VẤN ĐỀ
1. Mục tiêu: 
- Sử dụng hình ảnh Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và con tàu Đô đốc La – tu – sơ Tơ – rê – vin để tạo ra tình huống dẫn dắt học sinh liên hệ kiến thức đã được học trước để kết nối có hệ thống và nắm sâu kiến thức mới.
2. Phương thức: GV yêu cầu học sinh quan sát các hình ảnh, nhớ lại kiến thức đã được 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_kien_thuc_van_hoc_de_nang_cao_hieu_qua_day_bai.doc