Vận dụng kết hợp kĩ thuật khăn phủ bàn và kĩ thuật X - Y - Z trong dạy học một số bài lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945 Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Triệu Sơn 2

Vận dụng kết hợp kĩ thuật khăn phủ bàn và kĩ thuật X - Y - Z trong dạy học một số bài lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945 Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Triệu Sơn 2

Ngày nay, trước những đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như đặc điểm tâm sinh lí người học, trong môi trường hội nhập và phát triển thì đổi mới giáo dục là hết cần thiết. Vấn đề này đã được đặt ra từ những năm đầu của thập kỉ 60 của thế kỉ XX.

Trong những năm gần đây, việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được hưởng ứng và tích cực đẩy mạnh trong các trường học ở tất cả các cấp, các bộ môn. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông bao gồm đổi mới về chương trình, về sách giáo khoa, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong đó, trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

 Để vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh nhanh chóng đi vào thực tiễn giáo dục, đã có rất nhiều các nghiên cứu cho ra đời một số kĩ thuật dạy học tích cực như: kĩ thuật mảnh ghép, phòng tranh, khăn phủ bàn, X-Y-Z, KWL Song một thực tế rằng, không phải giáo viên nào cũng hiểu rõ, hiểu đúng, thực hành tốt việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Hơn nữa, nhiều khi các kĩ thuật trên lại không hoàn toàn phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nơi, từng đối tượng học sinh, nhất là khu vực miền núi.

Từ thực tế trên tôi đã mạnh dạn sử dụng kết hợp một số kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử, đó là:

 “Vận dụng kết hợp kĩ thuật khăn phủ bàn và kĩ thuật X-Y-Z trong dạy học một số bài lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1945” lịch sử lớp 12 ở trường THPT Triệu Sơn 2.

 

doc 14 trang thuychi01 16723
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng kết hợp kĩ thuật khăn phủ bàn và kĩ thuật X - Y - Z trong dạy học một số bài lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945 Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Triệu Sơn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trước những đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như đặc điểm tâm sinh lí người học, trong môi trường hội nhập và phát triển thì đổi mới giáo dục là hết cần thiết. Vấn đề này đã được đặt ra từ những năm đầu của thập kỉ 60 của thế kỉ XX.
Trong những năm gần đây, việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được hưởng ứng và tích cực đẩy mạnh trong các trường học ở tất cả các cấp, các bộ môn. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông bao gồm đổi mới về chương trình, về sách giáo khoa, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giátrong đó, trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
 Để vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh nhanh chóng đi vào thực tiễn giáo dục, đã có rất nhiều các nghiên cứu cho ra đời một số kĩ thuật dạy học tích cực như: kĩ thuật mảnh ghép, phòng tranh, khăn phủ bàn, X-Y-Z, KWL Song một thực tế rằng, không phải giáo viên nào cũng hiểu rõ, hiểu đúng, thực hành tốt việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Hơn nữa, nhiều khi các kĩ thuật trên lại không hoàn toàn phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nơi, từng đối tượng học sinh, nhất là khu vực miền núi.
Từ thực tế trên tôi đã mạnh dạn sử dụng kết hợp một số kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử, đó là:
 “Vận dụng kết hợp kĩ thuật khăn phủ bàn và kĩ thuật X-Y-Z trong dạy học một số bài lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1945” lịch sử lớp 12 ở trường THPT Triệu Sơn 2.
1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học lịch sử ở trường THPT Triệu Sơn 2 
- Nghiên cứu quá trình học tập lịch sử của học sinh lớp 12.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về kĩ thuật dạy học khăn phủ bàn và kĩ thuật X-Y-Z trong dạy học lịch sử.
1.4. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng đa dạng các phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử ở trường THPT.
 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lí luận
Trong Luật giáo dục	 công bố năm 2005, Điều 28.2 có ghi “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
Theo nghiên cứu đã chứng minh, chúng ta có thể nhớ được 5% những điều ta nghe; 10% những gì ta đọc; 20% những gì ta áp dụng; 30% từ những buổi trình bày, trình diễn; 50% từ các hoạt động thảo luận; 85% từ hành động và giải thích cho người khác. Hơn nữa, sau một thời gian kiến thức bị lão hóa đi nhiều. Song với dạy và học tích cực có thể hạn chế được tình hình trên. Cụ thể theo nghiêm cứu như sau:
Giải thích
Giải thích và minh họa
Giải thích, minh họa và trải nghiệm
Những gì nhớ sau 
3 tuần
70%
72%
85%
Những gì nhớ sau 
3 tháng
10%
32%
65%
2.2. Cơ sở thực tiễn
Từ nghiên cứu trên cho thấy, việc dạy và học theo hướng tích cực, là rất cần thiết. Đặc biệt đối với bộ môn Lịch sử - một bộ môn mang tính cụ thể, quá khứ, cần ghi nhớ cao trong khi học sinh sợ học, không hứng thú với bộ môn này.
Học tích cực đặt học sinh vào trong những tình huống bắt buộc học sinh phải đọc, phát biểu, nghe, suy nghĩ kĩ càng và viết. Học tích cực lôi cuốn học sinh tham gia vào giải quyết vấn đề, trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, thảo luận, giải thích, tranh luận, hoặc động não trong lớp học. Để học sinh học tích cực thì cần thiết phải có sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên bằng các hình thức, phương pháp, đặc biệt là các kĩ thuật dạy học cụ thể khác nhau.
Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.
	Học tích cực đặt học sinh vào trong những tình huống bắt buộc học sinh phải đọc, phát biểu, nghe, suy nghĩ kĩ càng và viết. Học tích cực lôi cuốn học sinh tham gia vào giải quyết vấn đề, trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, thảo luận, giải thích, tranh luận hoặc động não trong lớp học.
	Kĩ thuật dạy học tích cực là những biện pháp, cách thức hành động của GV và HS nhằm tạo điều kiện để học sinh : “Suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, làm nhiều hơn”. Từ nghiên cứu đã cho ra đời một số kĩ thuật dạy học tích cực như: kĩ thuật mảnh ghép, phòng tranh, khăn phủ bàn, X-Y-Z, KWL
	Kĩ thuật khăn phủ bàn là kĩ thuật tổ chức học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm giúp nâng cao hiệu quả học tập, rèn kĩ năng tổng hợp, đánh giá, rút ra kết luận.
	Kĩ thuật X-Y-Z là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm. X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến phải đưa ra, Z là số phút dành cho mỗi người. Kĩ thuật X-Y-Z giúp học sinh đạt được mục tiêu học tập thông qua hợp tác theo nhóm, đồng thời tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học tập cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau
Trong vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh đã có rất nhiều các nghiên cứu cho ra đời một số kĩ thuật dạy học tích cực như: kĩ thuật mảnh ghép, phòng tranh, khăn phủ bàn, X-Y-Z, KWL 
	Song một thực tế rằng, không phải giáo viên nào cũng hiểu rõ, hiểu đúng, thực hành tốt việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. 
	Hơn nữa, mỗi kĩ thuật lại có ưu điểm và hạn chế của nó. Do vậy khi vận dụng vào thực tế giảng dạy nhiều khi các kĩ thuật trên lại không hoàn toàn phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nơi, từng đối tượng học sinh, nhất là khu vực miền núi.	
	Vì vậy, tôi luôn trăn trở làm thế nào để phát huy hết các ưu điểm và khắc phục được các hạn chế của các kĩ thuật trên. Trong đó, tôi chú ý đến hai kĩ thuật là kĩ thuật khăn phủ bàn và kĩ thuật X-Y-Z. Ví dụ như: Xử lí kết quả hoạt động nhóm X-Y-Z như thế nào? Trong điều kiện cơ sở vật chất lớp học của hầu hết các trường học hiện nay thì làm thế nào để trình bày trên kĩ thuật khăn phủ bàn? 
Đối với kĩ thuật khăn phủ bàn, cách tiến hành được thực hiện như sau:
- Chia học sinh thành nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0
- Trên giấy A0 chia thành các phần, gồm phần chính ở giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm, phần chính giữa là ý kiến chung của toàn nhóm
- Mỗi thành viên ngồi vào vị trí tương ứng và làm việc độc lập và hoàn thành nhiệm vụ của mình vào phần giấy được chia trên giấy A0.
- Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của giấy A0 theo sơ đồ sau:
Ý kiến chung của cả nhóm
Viết ý kiến cá nhân
Viết ý kiến cá nhân
Viết ý kiến
cá nhân
Viết ý kiến
cá nhân
2
1
3
4
Ưu điểm của kĩ thuật này là giúp học sinh đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như hợp tác; mọi kết quả làm việc của học sinh được lưu lại và ghi nhận trên phiếu học tập. Song khi áp dụng vào thực tiến giáo dục trong các cơ sở giáo dục nước ta nói chung, đặc biệt ở các trường học miền núi hiện nay còn nhiều khó khăn và hạn chế. Với số lượng học sinh đông 40 học sinh/lớp, 4 học sinh/bàn thì việc sắp xếp đặt phiếu học tập là giấy A0 để mỗi học sinh có một góc trên phiếu học tập là rất khó khăn, buộc phải di chuyển bàn ghế mới có thể thực hiện được. Như vậy, để hoàn thành kĩ thuật dạy học trên, phải mất rất nhiều thời gian mà chỉ giải quyết được một đơn vị kiến thức nhất định. Rõ ràng, trong điều kiện cơ sở vật chất hiện tại thì áp dụng máy móc kĩ thuật trên sẽ đạt hiệu quả không cao. Vì vậy, tôi chỉ áp dụng kí thuật trên để trình bày kết quả hoạt động nhóm của học sinh. 
Trong dạy học lịch sử, có những bài có những đơn vị kiến thức có bố cục tương tự nhau. Nếu dạy học theo cách thông thường, lần lượt, tuần tự sẽ mất nhiều thời gian và gây nhàm chán do sự lặp lại phương pháp và kĩ thuật tiến hành. Trong trường hợp đó, hoạt động nhóm là phù hợp và có thể khắc phục được hạn chế trên, thì kĩ thuật X-Y-Z là một kĩ thuật dạy học phát huy được tính tích cực trong hoạt động nhóm.
Đối với kĩ thuật X-Y-Z, cách tiến hành như sau: Ví dụ giáo viên sử dụng kĩ thuật 8-3-5. Tức là 8 học sinh một nhóm, mối học sinh viết ra 3 ý kiến trong vòng 5 phút. Kết quả của học sinh các nhóm trình bày trên phiếu học tập. Với kĩ thuật trên sẽ phát huy được tính tích cực của mỗi cá nhân cũng như khuyến khích được sự hợp tác, chia sẻ trong nhóm. Song khó khăn khi vận dụng kĩ thuật trên là xử lí kết quả vận động của học sinh như thế nào cho có hiệu quả? Với một lớp 40 học sinh thì phải chia tối thiểu 5 nhóm trở lên. Nếu tất cả cùng làm một nhiệm vụ giống nhau, giáo viên sẽ phải lần lượt nhận xét, sửa bài lần lượt cho 5 nhóm. Như vậy, sẽ mất nhiều thời gian mà lại lặp lại, nhàm chán, không hứng thú, học sinh khó khăn khi ghi chép nội dung bài học. Trên cơ sở đó, tôi mạnh dạn điều chỉnh kĩ thuật X-Y-Z cho phù hợp với thực tế giảng dạy trong điều kiện hiện tại cũng như mạnh dạn kết hợp kĩ thuật khăn phủ bàn và kĩ thuật X-Y-Z để giảng dạy học một số bài lịch sử. 
2.3. Tổ chức “Vận dụng kết hợp kĩ thuật khăn phủ bàn và kĩ thuật X-Y-Z trong dạy học một số bài lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1945” lịch sử lớp 12 ở trường THPT Triệu Sơn 2.
2.3.1. Chuẩn bị phương tiện dạy học
- Vận dụng kĩ thuật X-Y-Z cho học sinh thảo luận nhóm nội dung cần tìm hiểu và yêu cầu trình bày trên phiếu học tập lớn (các mảnh ghép của khăn phủ bàn) do giáo viên chuẩn bị. Để phù hợp với điều kiện hiện tại, tôi điều chỉnh kĩ thuật X-Y-Z như sau: X là số nhóm, Y là số người trong một nhóm, Z là số thời gian dành cho nhóm.
- Vận dụng kĩ thuật khăn phủ bàn để học sinh trình bày, sửa chữa, bổ sung và kết luận vấn đề dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên. Để khắc phục tình trạng cơ sở vật chất khó khăn khi học sinh đặt giấy A0 (“khăn phủ bàn”) để trình bày kết quả, tôi chia cắt giấy A0 (“khăn trải bàn”) thành các mảnh ghép tùy thuộc vào từng nội dung cần tìm hiểu. Sau khi có kết quả hoạt động của học sinh thì dùng nam châm để ghép các mảnh ghép thành “khăn phủ bàn” trên bảng đen.
	Như vậy, với cách vận dụng kết hợp trên không phải di chuyển bàn ghế lại giúp học sinh tích cực hoạt động thảo luận, hợp tác làm việc, đóng góp công sức của mình vào kết quả chung. Kết quả học tập của học sinh được ghi nhận và dùng để tổng hợp, đánh giá, rút ra kết luận. Do đó sẽ kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh khi tham gia bài học. Đồng thời, vừa tổng hợp được kiến thức một cách có hệ thống, học sinh thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa các đơn vị kiến thức, tránh được sự rời rạc, lặp lại và nhàm chán.
2.3.2. Vận dụng cụ thể ở một số bài lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1945
 	Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 – Mục I.3: Những chuyển biến về kinh tế và giai cấp xã hội Việt Nam:
 	Phần thảo luận:
	- Bước 1: Giáo viên dùng kĩ thuật X-Y-Z để chia nhóm 5-7-5 để thảo luận các nội dung sau:
+ Nhóm 1: Đặc điểm và thái độ cách mạng của giai cấp địa chủ?
+ Nhóm 2: Đặc điểm và thái độ cách mạng của giai cấp nông dân?
+ Nhóm 3: Đặc điểm và thái độ cách mạng của giai cấp tư sản? 5 phút
+ Nhóm 4: Đặc điểm và thái độ cách mạng của giai cấp tiểu tư sản?
+ Nhóm 5: Đặc điểm và thái độ cách mạng của giai cấp công nhân?
	- Bước 2: Giáo viên phát phiếu học tập (các mảnh ghép “khăn phủ bàn”) bằng giấy khổ lớn A0 hoặc giấy khổ nhỏ A4 (kết hợp chiếu trên máy chiếu vật thể) đã chuẩn bị trước theo sơ đồ dưới và bút dạ để học sinh trình bày kết quả.
	- Bước 3: Học sinh thảo luận nhóm và trình bày kết quả lên phiếu học tập do giáo viên phát theo thời gian qui định. 
Giáo viên giám sát, đôn đốc học sinh hoạt động. 
`Phần trình bày:
	- Bước 4: Giáo viên lần lượt gọi các nhóm cử đại diện lên treo và trình bày kết quả. Sau mỗi nhóm trình bày, giáo viên gọi các học sinh khác nhận xét, sửa chữa, bổ sung. Giáo viên chốt ý, học sinh đồng thời ghi chép vào vở.
	- Phần trình bày kết quả trên bảng được sắp xếp theo trình tự và bố cục của kĩ thuật “khăn phủ bàn” như sơ đồ sau:
Nhóm 2: - Nông dân chiếm 90%
Bị cướp đoạt Rđ, thuế khóa nặng
nề => Mâu thuẫn sâu sắc với
Pháp và ĐC PK. Là lực
lượng đông đảo và 
hăng hái nhất
của CM
- DTVN >< Thực dân Pháp
Nông dân >< Địa chủ
- G/c công nhân đủ phẩm chất lãnh đạo CM
Nhóm 1:- Phần lớn ĐC làm tay sai cho Pháp -> Là đối 
tượng CM
- Một bộ phận ĐC vừa
và nhỏ -> ít nhiều
có tinh thần DT
Nhóm 5: 
Công nhân có
khoảng 22 vạn,
chiếm 1% DS, bị bóc
lột thậm tệ, có đầy đủ
 các đặc điểm của
công nhân quốc tế (...)
lại có các đặc điểm
riêng (...) nên rất
hăng hái và
kiên định
CM
Nhóm 3: 
Tư sản bị 
phân hóa thành
2 bộ phận:
- TS mại bản: ôm chân ĐQ => Là đối
tượng CM
- TS DT: Kinh
doanh độc lập, bị
Pháp chèn ép => ít 
nhiều có tinh thần
yêu nước song
rất dễ thỏa 
hiệp
Nhóm 4: Tiểu tư sản bao gồm HS,
SV, viên chức, buôn bán nhỏ  Có tri thức
nhưng bị Pháp khinh rẻ, bạc đãi. Do đó, TTS rất yêu
nước, hăng hái CM nhưng lại dễ dao động tư tưởng
	- Bước 5: Giáo viên đặt câu hỏi chung cho cả lớp: Trên cơ sở theo dõi kết quả hoạt động nhóm em hãy cho biết xã hội Việt Nam nổi lên mâu thuẫn nào? Giai cấp nào có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam? 
Sau khi cho học sinh trả lời, thảo luận, giáo viên ghi kết luận vào phần chính giữa.
Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 - Mục II.2: Hoạt động của tiểu tư sản, tư sản và công nhân Việt Nam.
	Phần thảo luận:
7 phút
	- Bước 1: Giáo viên dùng kĩ thuật X-Y-Z để chia nhóm 6-6-7 để thảo luận các nội dung sau:
	+ Nhóm 1 và 4: Nguyên nhân? Các hoạt động đấu tranh của 
tư sản dân tộc (1919-1926)? Kết quả, ý nghĩa?
	+ Nhóm 2 và 5: Nguyên nhân? Các hoạt động đấu tranh của giai 
cấp tiểu tư sản (1919-1926)? Kết quả, ý nghĩa?
	+ Nhóm 3 và 6: Nguyên nhân? Các hoạt động đấu tranh của giai cấp công nhân (1919-1925)? Kết quả? Nhận xét tính chất phong trào công nhân Ba Son?
	- Bước 2: Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm 1, 2, 3 (các mảnh ghép “khăn phủ bàn”) bằng khổ giấy lớn A0 hoặc khổ giấy nhỏ A4 (kết hợp chiếu trên máy chiếu vật thể) đã chuẩn bị trước theo sơ đồ dưới và bút dạ để học sinh trình bày kết quả. Còn học sinh nhóm 4, 5, 6 trình bày vào phiếu học tập tự chuẩn bị.
	- Bước 3: Học sinh thảo luận nhóm và trình bày kết quả lên phiếu học tập do giáo viên phát theo thời gian qui định.
	Giáo viên quan sát, đôn đốc học sinh hoạt động
	Phần trình bày
	- Bước 4: Giáo viên lần lượt gọi các nhóm 1, 2, 3 cử đại diện lên treo và trình bày kết quả. Sau mỗi nhóm trình bày, giáo viên gọi các học sinh nhóm 3, 4, 5 nhận xét, sửa chữa, bổ sung. Giáo viên chốt ý, học sinh ghi chép vào vở.
	Phần trình bày kết quả trên bảng được sắp xếp theo trình tự và bố cục của kĩ thuật “khăn phủ bàn” như sơ đồ sau:
 Nhóm 1: 
 - Nguyên nhân:
 Do bị Pháp chèn
 ép, cạnh tranh.
 - Hoạt động: 
 + “Chấn hưng nội hóa,
 bìa trừ ngoại hóa”
 + Chống độc quyền
 + Thành lập
 Đảng lập Hiến,
 nhóm chính trị
 để đòi TD-DC
- Kết quả:
 Thất bại
 Nhóm 2: 
 - Nguyên nhân:
Bị bạc đãi, khinh rẻ
- Hoạt động:
+ Thành lập các tổ chức 
chính trị 
+ Xuất bản sách báo tiến bộ như:
 An Nam Trẻ, .
 + Tổ chức các buổi
 tinh tinh, biểu tình sôi
 nổi đòi TD-DC như:
 Đòi phá PBC, để tang
 PCT 
 - Kết quả: Bị Pháp đàn 
 áp
 Nhóm 3: 
 - Nguyên nhân: Bị bóc lột thậm tệ
 - Hoạt động: Bãi công lẻ tẻ
 + 8/1925: Công nhân Ba Son bãi công
 à Đánh dấu chuyển sang đấu tranh tự
 giác
 - Kết quả : Thất
 bại
 - Nguyên nhân : tự phát
 lẻ tẻ, thiếu đường lối 
 chính trị
 - Chứng tỏ : Bế tắc, 
 khủng hoảng
- Bước 5: Giáo viên đặt câu hỏi chung cho cả lớp: Trên cơ sở theo dõi kết quả hoạt động nhóm em có nhận xét, đánh giá gì về phong trào cách mạng Việt Nam giai đoạn 1919-1926? 
Sau khi cho học sinh trả lời, thảo luận, giáo viên ghi kết luận vào phần chính giữa.
Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Mục II.4: Chuẩn bị khởi nghĩa tiến tới giành chính quyền.
Phần thảo luận:
- Bước 1: Giáo viên dùng kĩ thuật X-Y-Z để chia nhóm 4-8-7 để thảo luận các nội dung sau:
7 phút
+ Nhóm 1: Vai trò của lực lượng chính trị trong CM?
	Đảng và mặt trận Việt Minh đã chuẩn bị lực lượng
	chính trị cho CM như thế nào?
+ Nhóm 2: Vai trò của lực lượng vũ trang trong CM?
	Đảng và mặt trận Việt Minh đã chuẩn bị lực lượng
	vũ trang cho CM như thế nào?
+ Nhóm 3: Vai trò của căn cứ địa trong CM? Đảng và mặt
trận Việt Minh đã chuẩn bị căn cứ địa cho CM 
như thế nào?
	+ Nhóm 4: Quần chúng nhân dân được tập dượt như thế nào
- Bước 2: Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm 1, 2, 3, 4 (các mảnh ghép “khăn phủ bàn”) bằng khổ giấy lớn A0 hoặc khổ giấy nhỏ A4 (kết hợp chiếu trên máy chiếu vật thể) đã chuẩn bị trước theo sơ đồ dưới và bút dạ để học sinh trình bày kết quả
- Bước 3: Học sinh thảo luận nhóm và trình bày kết quả lên phiếu học tập do giáo viên phát theo thời gian qui định.
Giáo viên quan sát, đôn đốc học sinh hoạt động
	Phần trình bày
	- Bước 4: Giáo viên lần lượt gọi các nhóm 1, 2, 3, 4 cử đại diện lên treo và trình bày kết quả. Sau mỗi nhóm trình bày, giáo viên gọi các học sinh khác nhận xét, sửa chữa, bổ sung. Giáo viên chốt ý, học sinh ghi chép vào vở.
	Phần trình bày kết quả trên bảng được sắp xếp theo trình tự và bố cục của kĩ thuật “khăn phủ bàn” như sơ đồ sau:
Trước 8/1945: Đảng và nhân dân ta đã sẵn sàng
nổi dậy khi có thời cơ
 Nhóm 1:
 - Đến năm 1942:
 + Tại Cao Bằng: Hội cứu quốc có ở khắp các châu
	 + Ở Bắc, Trung Kì: Các Hội Phản đế đổi thành hội
	Cứu quốc.
	- Đến năm 1943: Các t/c VM và Hội Cứu
	quốc được xây dựng khắp cả nước
	- Năm 1944: Thành lập Hội Văn 
	hóa cứu quốc
Nhóm 4: 
- 4/1944:
Tổng bộ Việt 
Minh ra chỉ thị
“Sửa soạn khởi nghĩa” kêu gọi ND “sắm sửa vũ khí” => ND bí mật may cờ, rèn vũ khí
- 3->8/1945: Cao trào kháng Nhật diễn ra trên cả nước, quần chúng được tập dượt đấu 
tranh
- 16/4/1945: 
UBDT giải
phóng
thành
lập
Nhóm 2: 
- 2/1941:
Thành lập trung 
đội cứu quốc quân I.
- 9/1941: Trung đội 
cứu quốc quân II ra đời
- 22/12/1944: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được ra đời
- 15/5/1945: Cứu quốc quân hợp nhất với VN
tuyên truyền giải 
phóng quân thành
VN giải phóng
quân
Nhóm 3: 
- Duy trì căn cứ Bắc Sơn - Vỡ Nhai
- 1941: thành lập thêm căn cứ Cao Bằng, 
sau phát triển thành căn cứ Cao - Bắc - Lạng
- 6/1945: Khu giải phóng Việt Bắc thành lập gồm 6 tỉnh:
Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái
	- Bước 5: Giáo viên đặt câu hỏi chung cho cả lớp: Trên cơ sở theo dõi kết quả hoạt động nhóm em có nhận xét, đánh giá gì về phong trào cách mạng Việt Nam giai đoạn 1919-1926? 
 Sau khi cho học sinh trả lời, thảo luận, giáo viên ghi kết luận vào phần chính giữa.
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
3.1. Kết quả đạt được
	Từ thực tế giảng dạy, tôi đã mạnh dạn vận dụng kết hợp kĩ thuật khăn phủ bàn và kĩ thuật X-Y-Z trong dạy học một số bài lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1945 ở lịch sử lớp 12, trong năm học 2015-2016 tại các lớp 12C5, 12C6 trường THPT Triệu Sơn 2.
	Sau khi đưa vào sử dụng tôi thấy hiệu quả rõ rệt:
- Hầu hết học sinh hứng thú, tích cực tham gia vào quá trình thảo luận nhóm và trình bày, thuyết trình nội dung thảo luận của nhóm mình.
	- Học sinh tự tìm hiểu, tự chiếm lĩnh kiến thức nên các em nắm vững, khắc sâu được kiến thức một cách có hệ thống, logic.
	- Từ sự phân tích, trao đổi, thậm chí tranh luận giữa các nhóm giúp các em rút ra được đánh giá, kết luận và vấn đề thảo luận
	- Qua đó, các em được rèn luyện kĩ năng trình bày, thuyết trình, phân tích, rút ra kết luận, đánh giá vấn đề.
	- Qua đây giúp các em hình thành phương pháp và kĩ năng tự học, tự nghiên cứu.
	- Kết quả cụ thể được biểu hiện trong chỉ tiêu chất lượng bộ môn Lịch sử năm học 2015-2016 
Tỉ lệ Tb 
(%)
Năm học 2014-2015
(Các lớp 12B5, 12B6)
Năm học 2015-2016
(Các lớp 12C5, 12C6) 
Giỏi
15/60 = 25%
22/65 = 33,9%
Khá
31/60 = 51,7%
37/65 = 56,9%
Trung bình
10/60 = 16,6%
 6/65 = 9,2%
Yếu
 4/60 = 6,7%
 Không
Kém
 Không
 Không
Với kinh nghiệm trên tôi tự thấy đã tham gia tích vào đổi mới phương

Tài liệu đính kèm:

  • docvan_dung_ket_hop_ki_thuat_khan_phu_ban_va_ki_thuat_x_y_z_tro.doc
  • docSKKN - MỤC LỤC 2017.doc
  • docTAI LIEU THAM KHAO - SKKN 2017.doc