SKKN Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trong dạy học Lịch sử THPT lớp 12

SKKN Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trong dạy học Lịch sử THPT lớp 12

Cách đây không lâu, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể xây dựng theo Nghị quyết số 29- NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, dư luận xôn xao chuyện Bộ giáo dục và đào tạo có ý tưởng “khai tử” môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Điều này,khiến cho không chỉ các nhà khoa học lịch sử, giáo viên giảng dạy môn Lịch sử bất bình mà làm cho dư luận xã hội cũng lên tiếng phản đối.

 Đề án “gạch tên” môn Sử của Bộ GD & ĐT khiến cho nhiều người thất vọng. Vì những gì mà Bộ GD & ĐT đã làm, tạo nên thực trạng giáo dục hiện nay. Vấn đề thờ ơ, lạnh nhạt với môn Sử ngày càng trầm trọng. Thay vì Bộ giáo dục và đào tạo tăng cường cải thiện tình hình, khắc phục hạn chế thúc đẩy môn Sử thì nay lại chủ trương thay đổi bằng phương pháp hoàn toàn mới, dù môn Sử vẫn được dạy ở một số môn tích hợp nhưng đến giai đoạn quan trọng nhất bậc Trung học phổ thông thì lại tích hợp với các môn học khác nhau.

 Mục tiêu của giáo dục là hướng tới sự phát triển toàn diện của học sinh. Trong giai đoạn phát triển, các môn xã hội rất quan trọng trong hình thành nhân cách, bản lĩnh và năng lực tư duy của con người. Bây giờ học sinh bỏ môn Sử thì sẽ gây hậu quả to lớn. Một thế hệ trẻ sẽ lớn lên, trở thành công dân chỉ biết lơ mơ, thậm chí biết sai về lịch sử dân tộc, không biết cội nguồn tổ tiên, những thành tựu dựng nước và giữ nước của cha ông. Đặc biệt trong bối cảnh đất nước, láng giềng, khu vực quốc tế như hiện nay, cho thấy vấn đề chủ quyền, hội nhập là rất hệ trọng.

 

doc 19 trang thuychi01 9814
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trong dạy học Lịch sử THPT lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	1. Mở đầu
	1.1. Lý do chọn đề tài
	Cách đây không lâu, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể xây dựng theo Nghị quyết số 29- NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, dư luận xôn xao chuyện Bộ giáo dục và đào tạo có ý tưởng “khai tử” môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Điều này,khiến cho không chỉ các nhà khoa học lịch sử, giáo viên giảng dạy môn Lịch sử bất bình mà làm cho dư luận xã hội cũng lên tiếng phản đối.
	Đề án “gạch tên” môn Sử của Bộ GD & ĐT khiến cho nhiều người thất vọng. Vì những gì mà Bộ GD & ĐT đã làm, tạo nên thực trạng giáo dục hiện nay. Vấn đề thờ ơ, lạnh nhạt với môn Sử ngày càng trầm trọng. Thay vì Bộ giáo dục và đào tạo tăng cường cải thiện tình hình, khắc phục hạn chế thúc đẩy môn Sử thì nay lại chủ trương thay đổi bằng phương pháp hoàn toàn mới, dù môn Sử vẫn được dạy ở một số môn tích hợp nhưng đến giai đoạn quan trọng nhất bậc Trung học phổ thông thì lại tích hợp với các môn học khác nhau.
	Mục tiêu của giáo dục là hướng tới sự phát triển toàn diện của học sinh. Trong giai đoạn phát triển, các môn xã hội rất quan trọng trong hình thành nhân cách, bản lĩnh và năng lực tư duy của con người. Bây giờ học sinh bỏ môn Sử thì sẽ gây hậu quả to lớn. Một thế hệ trẻ sẽ lớn lên, trở thành công dân chỉ biết lơ mơ, thậm chí biết sai về lịch sử dân tộc, không biết cội nguồn tổ tiên, những thành tựu dựng nước và giữ nước của cha ông. Đặc biệt trong bối cảnh đất nước, láng giềng, khu vực quốc tế như hiện nay, cho thấy vấn đề chủ quyền, hội nhập là rất hệ trọng.
	Vì thế hơn bao giờ hết, không thể lãng quên lịch sử, đánh mất mình.
	Giáo dục lòng yêu nước qua môn Lịch sử góp phần hình thành nhân cách, bản lĩnh, tư duy của học sinh, cần phải coi là môn cơ sở, cơ bản nhất hoặc môn bắt buộc. 
	Có nhiều tài liệu đã đề cập đến việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh qua môn Lịch sử, nhưng trong bối cảnh nền giáo dục đang có nhiều đổi mới mang tính tổng thể như hiện nay - đặc biệt khi môn Sử đang không được coi trọng. Tôi muốn bàn nhiều đến vấn đề “Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trong dạy học Lịch sử THPT lớp 12”, để xã hội có sự nhìn nhận và đánh giá đúng mức, chính xác về giá trị của môn Sử trong mục tiêu phát triển toàn diện học sinh mà giáo dục Việt Nam đề ra.
	1.2. Mục đích nghiên cứu
	Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh thông qua môn Lịch sử là hoạt động có rất nhiều ưu thế.
	Thông qua môn Lịch sử, học sinh có hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người trong lịch sử dựng nước và giữ nước, về các di tích lịch sử, di tích văn hóa-nghệ thuật và những kinh nghiệm lao động của nhân dân ta. Từ đó, học sinh nhận thức đúng đắn về cuộc sống của quá khứ và hiện tại.
	Trên cơ sở đó, xây dựng cho các em niềm tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất, lao động cần cù, thông minh sáng tạo, tự hào về thiên nhiên bình dị và thơ mộng, về bản sắc văn hóa dân tộc. Chính điều đó làm cho học sinh gắn bó với mảnh đất quê hương, có ý thức bảo vệ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
	Với tầm quan trọng đó của môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông, đề tài “Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trong dạy học Lịch sử THPT lớp 12” mà tôi đề cập sẽ giúp ích rất nhiều trong nhận thức của xã hội về môn Lịch sử.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Đề tài “Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trong dạy học Lịch sử THPT lớp 12”, sẽ nghiên cứu về nhận thức, tác dụng và hiệu quả thực tiễn của việc giáo dục lòng yêu nước trong dạy học lịch sử THPT cho học sinh- đặc biệt là học sinh lớp 12.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết, phương pháp điều tra khảo sát thực tế và thu thập thông tin.
	2. Nội dung của đề tài “Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trong dạy học Lịch sử THPT lớp 12”.
	2.1. Cơ sở lý luận
	Trên thế giới hầu hết các nước văn minh xem Lịch sử là môn cơ bản nhất và bắt buộc trong nền giáo dục quốc dân. “Với yêu cầu của giáo dục phổ thông, môn học nào cũng quan trọng, nhưng xét về chức năng giáo dục thì các môn quốc ngữ, quốc sử và toán học là cơ bản nhất, hay còn gọi là cốt yếu, cốt lõi nhất và đều mang tính bắt buộc”[1].
	Khi nhắc đến việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh, nhà giáo dục Xô Viết Sukhomlin viết: “ Đối với mỗi con người chúng ta. Tổ quốc bắt đầu từ 1 cái nhỏ bé dường như không lộng lẫy lắm và không có gì nổi bật”
	Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh bắt đầu từ việc giáo dục cho các em nhận thức được tình yêu quê hương đất nước, ý thức xã hội chủ nghĩa gắn chặt với nhau, tạo nên sức mạnh của con người Việt Nam trong thời đại mới. Nhiệm vụ đó, đòi hỏi nhà trường một mặt chuẩn bị tình cảm và năng lực để học sinh tham gia sự nghiệp cách mạng chung của cả nước; mặt khác giáo dục các em lòng yêu quê hương, yêu con người, yêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta; năng lực sẵn sàng tham gia lao động sản xuất, chiến đấu và bảo vệ quê hương đất nước.
	Như vậy, giáo dục lòng yêu nước trong dạy học lịch sử THPT được tiến hành thường xuyên với nội dung, phương pháp phù hợp sẽ giúp ích rất nhiều cho việc giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ, kích thích được lòng yêu hương, lòng tự hào dân tộc góp phần phát triển toàn diện học sinh.
	2.2. Thực trạng của vấn đề “Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trong dạy học Lịch sử THPT lớp 12”.
	Giáo dục lòng yêu quê hương phải gắn chặt với lòng yêu nước. Tình yêu quê hương thống nhất với tình yêu Tổ quốc. Giáo dục lòng yêu quê hương cho học sinh được thực hiện trên cơ sở những sự kiện, trên những mảnh đất, con người ở địa phương chứ không phải hô hào chung chung. Giáo dục không tách rời giáo dưỡng. 
	Nhưng các tiết học ngoại khóa, tham quan thực tế các di tích Lịch sử hầu như chưa được quan tâm.
	Giáo dục lòng yêu nước không chỉ dừng lại ở giáo dục tình cảm mà phải hướng tình cảm vào hoạt động cách mạng, thể hiện bằng những hành động cụ thế. Có sự kết hợp lý trí- tình cảm trong giáo dục tư tưởng. Điều kiện có tính quyết định đến thành bại của việc giáo dục tình cảm là đòi hỏi nhà giáo dục phải được giáo dục. Nghĩa là muốn giáo dục lòng yêu nước cho học sinh thì người giáo viên phải thực sự rung động với những sự kiện lịch sử oanh liệt do các thế hệ cha ông làm nên, đồng thời phải nhiệt tình cách mạng và lý tưởng kiên định.
	Nhưng thực chất, hiện nay có nhiều giáo viên chưa thể hiện điều đó qua mỗi bài giảng Lịch sử, dẫn đến chưa đưa được nhân vật, sự kiện Lịch sử chạm đến trái tim học sinh.
	Giáo dục lòng yêu nước qua các tiết dạy Lịch sử phải theo phân phối chương trình của bộ môn Lịch sử tại trường THPT, nên đôi lúc giáo viên còn xem nhẹ, không chý ý đến vấn đề này, mà chỉ lên kế hoạch giảng dạy để đảm bảo khung phân phối chương trình mà Bộ đề ra.
	Chính vì vậy, nhiều học sinh ngày càng thờ ơ và lạnh nhạt với môn Lịch sử. Xã hội có nhiều ý tưởng không mặn mà với Lịch sử.
	Để giải quyết một số hạn chế, tồn tại nêu trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp của riêng mình để góp phần giải quyết phần nào thực trạng của môn Lịch sử hiện nay.
	2.3. Giải pháp của vấn đề “Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trong dạy học Lịch sử THPT lớp 12”.
	Bộ môn Lịch sử là môn học có nhiều lợi thế trong giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh. Trong quá trình thực hiện giáo viên cần kết hợp nhiều phương pháp, phương tiện dạy học như kể chuyện, sử dụng phim tư liệu, tranh ảnh, âm nhạc, văn họcđể phát huy sức mạnh của từng biện pháp, từ đó mới có tác dụng tổng hợp.
	2.3.1. Sử dụng văn thơ.
	Trong chiều dài của lịch sử dân tộc Việt Nam, cha ông ta đã biết sử dụng vũ khí rất hiệu quả là chiến tranh tâm lý, cụ thể qu thơ văn, thư từ để khích lệ tinh thần yêu nước của quân sĩ gây hoang mang cho kẻ thù.
	Trong cuộc kháng chiến chống Pháp va chống Mĩ, giới văn nghệ sĩ luôn theo sát cuộc chiến, sáng tác những tác phẩm văn học phản ánh chân thực sinh động cuộc kháng chiến của nhân dân ta, không chỉ có tác dụng to lớn trong động viên tinh thần của nhân dân lúc bấy giờ mà còn giúp cho thế hệ trẻ sau này có cái nhìn toàn diện về những ngày lịch sử đã diễn ra, giúp các được sống lại một thời quá khứ hào hùng của dân tộc.
	Ví dụ: Khi dạy bài 20 – Lịch sử lớp 12 “ Cuộc kháng chiến toàn quốc chống hực dân Pháp kết thúc”
	Sau khi khái quát về kết quả về kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ. Ta có thể trích dẫn mấy câu thơ của nhà thơ Tố Hữu như sau:
	“ Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt
	Máu trộn bùn non
	Gan không núng, chí không mòn” [3]
	Những câu thơ đó đã mô tả sự gian khổ của người lính khiến học sinh rất xúc động về những hình ảnh mà mình thu nhận được. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục tình thần cảm phục đối với công lao của các thế hệ đi trước, đồng thời cũng góp phần nâng cao ý thức bảo vệ quê hương, đất nước trong nhận thức của các em.
	2.3.2. Kể chuyện
	Kể chuyện lịch sử là một phương pháp dùng lời nói để diễn tả một cách sinh động, hấp dẫn, có hình ảnh về một câu chuyện xảy ra trong quá khứ.
	Câu chuyện có khi chỉ là những mảng sự kiện, biến cố lịch sử có liên quan đến nội dung bài học, có khi là những tình tiết liên quan đến các nhân vật lịch sử, có khi chỉ là giải thích cho một địa danh, một khái niệm, thuật ngữ trong bai học.
	Kể chuyện là phương pháp thông dụng nhất trong dạy học lịch sử, cung cấp những kiến thức mà sách giáo khoa không cung cấp hết.
	Kể chuyện lịch sử có tác dụng giáo dục đạo đức, tư tưởng tình cảm cho học sinh. Mỗi câu chuyện là một tấm gương phản ánh bao điều tốt xấu, thiện ác, những tấm lòng cao thượng của các anh hùng dân tộc, cũng như nhân cách xấu xa của bọn phản bội bán nước.
	Phương tiện chính để kể chuyện là ngôn ngữ. Ngôn ngữ kể chuyện phải gây ấn tượng, cảm xúc mạnh mẽ đến học sinh. Khi kể chuyện phải luôn thay đổi nhịp điệu khi nhanh khi chậm, lúc cao lúc thấp, lúc hùng hồn lúc thiết tha, tránh kể chuyện với giọng đều đều, buồn tẻ, hờ hững.
Khi trình bày diễn biến một cuộc chiến tranh hay một cuộc khởi nghĩa, giáo viên ngoài sử dụng lược đồ, sa bàn trong quá trình tường thuật sự kiện, có thể có những câu chuyện liên quan.
	Ví dụ: Trong bài 20 Lịch sử lớp 12 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc”.
	Khi kể về các trận đánh, giáo viên kể những câu chuyện về tấm gương hi sinh của các anh hùng dân tộc như Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chén giá pháo, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng
	Học sinh sẽ cảm động, khâm phục tinh thần hi sinh quên mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước của các anh, từ đó có những nhận thức đúng đắn về vai trò, nghĩa vụ của mình trong giai đoạn hiện nay.
	Kể chuyện về một nhân vật lịch sử cụ thể.
	Lịch sử Việt Nam là lịch sử của các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước nên từ xưa đến nay, mỗi thời đại đều xuất hiện những nhân vật lịch sử nổi bật như Bà Trưng, bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
	Khi kể về nhân vật lịch sử, tùy thời lượng bài học mà giáo viên có cách kể chuyện phù hợp.Có thể giới thiệu tài năng đức độ, cũng có thể chỉ kể những mẩu chuyện nhỏ thậm chí một trận đánh cụ thể để nêu bật vai trò của nhân vật lịch sử đó.
	Ví dụ: Bài 20- Lịch sử lớp 12 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp kết thúc”. Ở mục II.1 “Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 -1954”.
	Khi trình bày diễn biến giáo viên lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử: Bế Văn Đàn.
	Đông Xuân 1953 -1954, Bế Văn Đàn làm liên lạc Tiểu đoàn cùng đơn vị hành quân đi chiến dịch. Một đại đội của Tiểu đoàn 251 được giao nhiệm vụ bao vây địch ở Mường Pồn (Lai Châu). Thấy lực lượng ta ít, địch tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả hai đợt chúng đều bị quân ta đánh bại. Tình hình chiến đấu hết sức căng thẳng. ĐỊch liều chết chống ta, ta kiên quyết ngăn chặn.
	Bế Văn Đàn vừa đi công tác về đã xung phong làm nhiệm vụ. Đồng chí vượt qua lưới đạn dày đặc của địch truyền mệnh lệnh cho đại đội kịp thời chu đáo.
	TÌnh hình chiến đấu ngày càng ác liệt, đồng chí được lệnh ở lại đại đội chiến đấu.Khi quân địch phản kích đợt 3, địch ddien cuồng mở đường tiến. Đại đội thương vong chỉ có 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương nhưng đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên không bắn được do xạ thủ hi sinh, còn khẩu trung liên của Chu Văn Pù không bắn được vì chưa tìm được chỗ đặt súng.
	Không do dự, Bế Văn Đàn rời khỏi công sự, lao đến cầm hai chân trung liên đặt lên vai mình nói như ra lệnh: “Kẻ thù trước mặt,đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi”. Khẩu trung liên nhả đạn về phía địch, đẩy lùi đợt phản kích.
	Bế Văn Đàn mình đầy thương tích, đồng chí đã anh dũng hi sinh, hai tay còn ghì chặt chân súng trên vai. Đồng chí được kết nạp Đảng tại trận địa.[4]
	Hành động của anh hùng Bế Văn Đàn được hun đúc thành ý chí quật cường, quyết tâm quét sạch quân thù cho đồng đội, là biểu tượng của tinh thần dân tộc, lòng yêu nước kiên cường sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân.
	Từ đó, học sinh sẽ thấy khâm phụ và ghi nhớ công lao các anh hùng có công với độc lập tự do mà các em đang hưởng ngày nay, các em sẽ biết được được mình phải làm gì để xứng đáng với sự hi sinh đó.
Kể chuyện về địa danh
	Đất nước Việt Nam có rất nhiều địa danh gắn liền với các sự kiện lịch sử, vì vậy giáo viên có thể kể chuyện về các chiến công oanh liệt của quân dân ta gắn với các địa danh đó.
	Ví dụ: Bài 22- Lịch sử 12 “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống Mĩ xâm lược. Miền Bắc vừa sản xuất vừa làm nghĩa vụ hậu phương”
	Giáo viên có thể dựng lại vụ thảm sát của lính Mĩ ở Mĩ Lai- huyện Sơn Tịnh – Quảng Ngãi để học sinh thấy được sự tàn ác của lính Mĩ và sự thảm khốc của chiến tranh.
	Kể chuyện về những quyết định tạo nên những bước ngoặt quan trọng đối với đất nước.
	Ví dụ: Bài 20- Lịch sử Việt Nam “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp kết thúc”
	Khi giảng về cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, giáo viên kể về quyết định quan trọng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi thay đổi từ chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” sang chiến lược “đánh chắc, tiến chắc”. Quyết định này đã tạo nên bước ngoặt lịch sử, làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.[5]
	2.3.3.Sử dụng tranh ảnh lịch sử.
	Trong dạy học lịch sử, giáo viên thường sử dụng rất nhiều đồ dùng dạy học hỗ trợ, trong đó phương pháp đơn giản mà hiệu quả là khai thác tranh ảnh, kênh hình trong sách giáo khoa hoặc tư liệu từ bên ngoài. Những bức ảnh tư liệu có tính chính xác cao, phản ánh chân thực sự kiện lịch sử đó. Khi dạy chúng ta cần sử dụng những bức ảnh phù hợp với nội dung bài học và mục tiêu của giáo viên về vấn đề giáo dục lòng yêu nước cho học sinh.
	Ví dụ: Bài 22 – Lịch sử lớp 12 “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống Mĩ xâm lược. Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất làm nghĩa vụ hậu phương”
	Khi giáo viên nói về tội ác của quân Mĩ đối với nhân dân miền Nam trong chiến lược chiến tranh cục bộ, giáo viên có thể kết hợp vừa giảng bài vừa minh họa bằng bức ảnh “Thảm sát Mĩ Lai”.
	Những bức ảnh này do nhiếp ảnh Ron Hacberle chụp khi ông tham gia chiến dịch với tư cách phóng viên quân đội chính thức nhằm cung cấp chứng cứ cho thống kê quân sự “đếm xác”. Ông đã cung cấp những tấm ảnh này cho nhà báo Seymou Hersh nhằm vạch trận tội ác của lính Mĩ tại Mĩ Lai.
	Bức ảnh này chụp lại những hành động của Đại đội Charlie thuộc Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 20 Sư đoàn 23 của quân đội Mĩ khi tấn công vào những thường dân thuộc làng Mĩ Lai huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi (16/3/1968).
	Binh lính Mĩ xả súng giết chết người già, phụ nữ, trẻ em. Những cơ thể phụ nữ còn hằn dấu vết bị làm nhục. 504 người thiệt mạng, không một lính Mĩ nào bị bắn. Quân đội Mĩ che đậy vụ việc hơn 1 năm rưỡi cho đến khi nhà báo Seymou Hersh điều tra ra và cho công chúng cả thế giới biết sự thật.
	Vụ thảm sát Mĩ Lai là một vết nhơ đối với nước Mĩ. Tin tức kinh hoàng của vụ thảm sát, những hình ảnh chân thực về vụ việc làm nóng lên phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Nhân dân Mĩ – thế giới đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, đòi Mĩ rút quân về nước.[6]
	Khi xem được những bức ảnh này, học sinh sẽ thấy được sự tàn bạo dã man của quân Mĩ trong chiến tranh Việt Nam. Từ đó giáo dục các em lòng yêu nước, yêu nhân dân, cương quyết chống chiến tranh bảo vệ hào bình.
	2.3.4. Sử dụng ca khúc cách mạng.
	Nhạc cách mạng hay còn ọi là nhạc đỏ là những ca khúc hát về cách mạng 
	và những gì liên quan đến cuộc kháng chiến đầy gian khổ của nhân dân ta. Lắng nghe và cảm nhận cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ nhưng vẫn hào sảng khí thế, tươi vui để biết trân trọng những gì ta đang được hưởng hôm nay, phấn đấu vững tin vượt qua gian khó góp phần xây dựng đất nước ngày mai tươi sáng.
	Ví dụ: Khi dạy bài 20- lịch sử lớp 12, phần chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, giáo viên cho học sinh xem đoạn phim tưu liệu về việc kéo pháo vào trận địa của bộ đội ta và cho các em nghe bài hát “Hò kéo pháo” của nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác
	Khi dạy bài 22- Lịch sử lớp 12, để tăng tính hấp dẫn của bài học, để học sinh hình dung được cuộc kháng chiến vô cùng gian khổ, ác liệt dọc theo cung đường Trường Sơn, cuộc chi viện sức người, sức của từ miền Bắc vào miền Nam, giáo viên cho học sinh nghe bài hát “Đường Trường Sơn xe anh qua” (Văn Dung); Lá đỏ (thơ- Nguyễn ĐÌnh Thi , nhạc- Hoàng Hiệp)[7]
	Khi nghe được những bài hát này, các em sẽ hình dung được những gian khổ của các anh chị, biết tri ân các bà các mẹ Việt Nam anh hùng, các chiến sĩ đã hi sinh cho chúng ta có cuộc sống êm đẹp, ấm áp như hôm nay.
	Ca khúc sáng tác từ 1945 -1975, là những bản hùng ca cách mạng thể hiện đậm nét truyền thống yêu nước, ý chí quật cường, niềm tự hào dân tộc. Khi nghe được những ca khúc đó sẽ khiến cho các em có cái nhìn đúng hướng hơn, sống có ý nghĩa hơn trong hiện tại và tương lai.
	2.3.5. Sử dụng phim tài liệu
	Phim tài liệu là những minh chứng chân thật, sinh động cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta, có hình ảnh và âm thanh tạo cho học sinh cảm giác nhưu đang sống cùng sự kiện đó. Điều này giúp các em cảm nhận được sự kiện lịch sử một cách sâu sắc, tác động trực tiếp đến tâm tư, tình cảm của các em, phim tư liệu được dùng để minh họa cho các trận đánh, các chiến dịch.	
Ví dụ: Bài 20- lịch sử 12, giáo viên khi dạy về diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ thì cho học sinh xem một số đoạn phim tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ như đồi Him Lam, việc đào hào khép chặt vòng vây ở phân khu Mường Thanh, trận đồi A1
	Ví dụ: Bài 23 – Lịch sử 12 “Khôi phục va phát triển kinh tế xã hội. Giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975), Khi dạy về Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giáo viên cho các em xem những đoạn phim tư liệu về chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế- Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh[8]
	Khi được xem phim các em sẽ hứng thú, tiếp thu bài nhanh, nhớ lâu và chính xác.Những hình ảnh âm thanh, lời bình sâu sắc sẽ khiến học sinh hình dung được bối cảnh, diễn biến chân thực của những chiến dịch đó.
	Giúp học sinh rạch ròi phân biệt đúng sai, căm thù kẻ xâm lược, yêu thương đồng bào, kính trọng những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh. Các em có thấy được sự khủng khiếp của chiến tranh mới biết trân trọng hòa bình và đóng góp công sức cho công cuộc gìn giữ hòa bình.
	Tùy vào lượng kiến thức bài học đó để đưa vào những phim tư liệu phù hợp, vừa hỗ trợ tăng tính hấp dẫncho học sinh vừa có tác dụng giáo dục lòng yêu nước cho học sinh.
	2.3.6. Giáo dục qua di tích lịch sử
	Đặc trưng cơ bản nhất của lịch sử Việt Nam là đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, vì vậy trên lãnh thổ Việt Nam nơi nào cũng có các di tích lịch sử gắn với sự phát triển của đát nước.
	Trong quá trình dạy học lịch sử, giáo viên khai thác các di tích này nhằm phục vụ cho bà học (có thể nội khóa hoặc ngoại khóa). Khi đến với các di tích lịch sử các em được cụ thể hóa một cách sinh động nhất, góp phần tích cực trong việc gắn liền nhà trường và đời sống xã hội.
	Để có thể làm tốt việc giảng dạy qua các di tích lịch sử cách mạng, giáo viên lựa chọn những di tích phù hợp với bài học, tốt nhất là nằm tại địa phương mình để thu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_long_yeu_nuoc_cho_hoc_sinh_trong_day_hoc_lich.doc