SKKN Nâng cao hứng thú học tập môn lịch sử Việt Nam giai đoạn 1946 - 1954 bằng phương pháp lồng ghép âm nhạc và kể chuyện nhân vật lịch sử trong giảng dạy Lịch sử 12

SKKN Nâng cao hứng thú học tập môn lịch sử Việt Nam giai đoạn 1946 - 1954 bằng phương pháp lồng ghép âm nhạc và kể chuyện nhân vật lịch sử trong giảng dạy Lịch sử 12

 Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo những con người phát triển toàn diện, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi môn học ở nhà trường phổ thông với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ, trong đó có môn Lịch sử.

 Đối với bất cứ nước nào, môn Lịch sử đều có chức năng quan trọng trong đào tạo năng lực của học sinh, đào tạo con người có bản sắc dân tộc, có tư duy độc lập sáng tạo. Riêng đối với Việt nam, lịch sử càng giữ vai trò cực kì quan trọng gắn với sự tồn vong của quốc gia - dân tộc. Năm 1941, khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biên soạn quyển "Lịch sử nước ta" bằng thơ lục bát và mở đầu bằng 2 câu:

 ".Dân ta phải biết sử ta

 Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam."

 Biết để tường tận nguồn gốc mình mà đấu tranh giành độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Có thể khẳng định rằng, tác dụng của môn lịch sử không chỉ cung cấp kiến thức về quá khứ ("giáo dưỡng") mà còn có tác dụng về tình cảm phẩm chất, đạo đức, quan điểm chính trị ("giáo dục") nhận thức tư tưởng và khả năng hành động ("phát triển").

 Thế nhưng, trong nhiều năm qua, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, chất lượng học tập lịch sử ngày càng giảm sút, đến mức báo động. Những năm gần đây nhiều báo, tạp chí, ở Trung ương và địa phương đã lên tiếng về tình trạng giảm sút chất lượng một cách nghiêm trọng về môn lịch sử. Một cuộc điều tra với chủ đề: "Thanh niên Hồ Chí Minh trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc" đã thu được những số liệu đáng buồn như sau: Trong số 1800 người được hỏi thì có 39% không biết Hùng Vương là ai, 65% không biết Trương Định; 49% nói sai về Trần Quốc Toản; 64% trong số 468 sinh viên của một số trường học hỏi không biết gì về Lương Thế Vinh, về anh hùng Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Dót, Bế Văn Đàn.; 83% học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên không biết về các nhân vật, sự kiện lịch sử đặt tên cho các đường phố, mà họ đang sống hay rất quen thuộc.

 

doc 22 trang thuychi01 10881
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hứng thú học tập môn lịch sử Việt Nam giai đoạn 1946 - 1954 bằng phương pháp lồng ghép âm nhạc và kể chuyện nhân vật lịch sử trong giảng dạy Lịch sử 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
A. Mở đầu
01
I. Lý do chọn đề tài 
01
II. Mục đích nghiên cứu
02
III. Đối tượng nghiên cứu 
02
IV. Phương pháp nghiên cứu
02
B. Nội dung 
03
I. Cơ sở lý luận của vấn đề
03
II. Thực trạng của vấn đề
04
III. Giải pháp thực hiện 
05
1. Phương pháp lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử trong 
giảng dạy lịch sử 
05
2. Phương pháp sử dụng âm nhạc trong dạy học lịch sử 12, phần lịch sử Việt Nam (1946 - 1954) 
13
3. Hiệu quả
19
C. Kết luận, kiến nghị
19
1. Bài học kinh nghiệm
19
2. Kiến nghị, đề xuất
20
Phụ lục
21
Tài liệu tham khảo
A. MỞ ĐẦU
	I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo những con người phát triển toàn diện, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi môn học ở nhà trường phổ thông với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ, trong đó có môn Lịch sử.
	 Đối với bất cứ nước nào, môn Lịch sử đều có chức năng quan trọng trong đào tạo năng lực của học sinh, đào tạo con người có bản sắc dân tộc, có tư duy độc lập sáng tạo. Riêng đối với Việt nam, lịch sử càng giữ vai trò cực kì quan trọng gắn với sự tồn vong của quốc gia - dân tộc. Năm 1941, khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biên soạn quyển "Lịch sử nước ta" bằng thơ lục bát và mở đầu bằng 2 câu:
	 "...Dân ta phải biết sử ta
 Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam..."
	Biết để tường tận nguồn gốc mình mà đấu tranh giành độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Có thể khẳng định rằng, tác dụng của môn lịch sử không chỉ cung cấp kiến thức về quá khứ ("giáo dưỡng") mà còn có tác dụng về tình cảm phẩm chất, đạo đức, quan điểm chính trị ("giáo dục") nhận thức tư tưởng và khả năng hành động ("phát triển").
	Thế nhưng, trong nhiều năm qua, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, chất lượng học tập lịch sử ngày càng giảm sút, đến mức báo động. Những năm gần đây nhiều báo, tạp chí, ở Trung ương và địa phương đã lên tiếng về tình trạng giảm sút chất lượng một cách nghiêm trọng về môn lịch sử. Một cuộc điều tra với chủ đề: "Thanh niên Hồ Chí Minh trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc" đã thu được những số liệu đáng buồn như sau: Trong số 1800 người được hỏi thì có 39% không biết Hùng Vương là ai, 65% không biết Trương Định; 49% nói sai về Trần Quốc Toản; 64% trong số 468 sinh viên của một số trường học hỏi không biết gì về Lương Thế Vinh, về anh hùng Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Dót, Bế Văn Đàn...; 83% học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên không biết về các nhân vật, sự kiện lịch sử đặt tên cho các đường phố, mà họ đang sống hay rất quen thuộc.
 	Vì vậy, trong dạy học mục đích của các môn học nói chung và của môn lịch sử nói riêng ở phổ thông đều góp phần đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục chung của Đảng và Nhà nước trên cơ sở nội dung của môn học. Vậy nên cũng như các môn học khác, bộ môn lịch sử có nhiệm vụ “Hoàn chỉnh vốn kiến thức ở trình độ kiến thức phổ thông của học sinh về lịch sử để làm cơ sở cho sự hình thành thế giới quan khoa học và đạo đức công dân xã hội chủ nghĩa của lao động mới trên đất nước ta”. Để hoàn thành nhiệm vụ này, bộ môn lịch sử phải cung cấp đầy đủ cho học sinh những tri thức cần thiết về quá trình phát triển hợp quy luật của lịch sử dân tộc và thế giới. Nhưng do đặc điểm của bộ môn lịch sử học sinh không thể trực tiếp “Trực quan sinh động” với sự kiện đã qua, cho nên trong giai đoạn nhận thức cảm tính của các em không thể có cảm giác và tri giác về sự kiện. Vì vậy giáo viên phải tìm cách dạy như thế nào để cho học sinh cảm thấy thích học lịch sử và có như vậy học lịch sử mới đạt được hiệu quả cao. 
 Qua nhiều năm giảng dạy, qua kết quả khảo sát tôi rút ra những nhận xét sau:
	- Phần đông số học sinh không thích học môn lịch sử.
	- Tình trạng xem nhẹ bộ môn, coi đây là bộ môn phụ nên trong giờ học có học sinh lén làm việc riêng hoặc nói chuyện riêng
	- Giáo viên tự độc diễn trên bảng (giảng, đọc, học trò chép). Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh nhìn sách giáo khoa trả lời.
	- Giáo viên trình bày bài giảng học sinh không hiểu, chóng quên, không khơi dậy niềm đam mê, tìm tòi tính độc lập suy nghĩ của học sinh
	- Kì kiểm tra thì ít học bài, chủ yếu là quay cóp, chép bài bạn... 
	Để cho học sinh hiểu và hứng thú hơn trong việc học lịch sử thì tôi đã sử dụng phương pháp "Nâng cao hứng thú học tập môn lịch sử Việt Nam giai đoạn 1946 - 1954 bằng phương pháp lồng ghép âm nhạc và kể chuyện nhân vật lịch sử trong giảng dạy lịch sử 12" giúp học sinh nắm được nhân vật, sự kiện lịch sử một cách cụ thể hơn qua đó để bồi dưỡng nhân cách đạo đức, lí tưởng tốt đẹp cho học sinh. Nhất là những nhân vật lịch sử, những bài hát cách mạng ở giai đoạn 1946 - 1954 phần lịch sử Việt Nam lịch sử 12, đây là giai đoạn có rất nhiều anh hùng, những tấm gương đã góp vào chiến thắng của lịch sử dân tộc. Trong đó, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu" làm cho cả thế giới phải khen ngợi. 
 	II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	 Với những lý do trên và qua nhiều năm dạy học Lịch sử 12 tôi xin nêu kết quả học tập bằng thống kê kết quả học sinh ở năm học 2013 - 2014 với số lượng học sinh yếu kém còn nhiều, số lượng học sinh khá, giỏi ít. Cụ thể như sau: học sinh yếu kém là 11 em chiếm 11%, TB là 55 em chiếm 61%, khá là 20 em chiếm 22%, giỏi là 3 em chiếm 3%.
	Nhằm góp một phần giúp các em học sinh có những kiến thức lịch sử nhất định để trang bị cho kỳ thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi tỉnh; Khắc phục tình trạng “học vẹt” lịch sử. Mục đích chuyển từ “giáo viên là trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm”. 
	III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
   	Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài là học sinh khối 12 Trung Tâm GDTX
	IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
	- Giáo viên chịu tìm tòi nghiên cứu sách tham khảo, nắm kiến thức cơ bản sách giáo khoa. 
	- Kết hợp các phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp, tích hợp là cần thiết và phải có tính sáng tạo. 
	- Khảo sát, thảo luận, sưu tầm những bài ca đi cùng năm tháng, tranh ảnh các nhân vật lịch sử. Cuối cùng là kiểm tra đánh giá kết quả. 
	Việc sử dụng phương pháp kể chuyện nhân vật và sử dụng âm nhạc cho học sinh sẽ:
     	+ Giúp các em chú tâm vào bài học.
     	+ Huy động được vốn kiến thức, những hiểu biết sẵn có của học sinh.  
     	+ Thu hút học sinh hăng say tìm hiểu, kích thích học sinh tranh luận, phản biện ý kiến.
B. NỘI DUNG
   I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
	Trong chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QQĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã nêu: "phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, điều kiện của từng lớp học. Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác rèn luyện, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh".
	Lịch sử là một dòng chảy không bao giờ ngừng nghỉ. Học quá khứ để nhận thức hiện tại và phán đoán tương lai, đó là đặc thù của môn lịch sử. Muốn học tốt lịch sử phải tường minh ba vấn đề: Thời gian, không gian và con người. Đặc trưng nổi bật của nhận thức lịch sử là con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ. Lịch sử không phải là một bộ môn chính trị, nhưng lịch sử gần với chính trị. 
Hướng dẫn học sinh tự học, tự tiếp cận vấn đề là một trong những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực. Mỗi một tiết dạy, giáo viên có một phương pháp riêng, tìm ra những con đường để học sinh tiếp nhận nội dung bài học một cách thoải mái, tự giác. Trong chương trình lịch sử lớp 12 rất nhiều bài học giáo viên có thể vận dụng phương pháp kể chuyện và ứng dụng âm nhạc để dạy học thu hút học sinh, tạo xúc cảm học tập lịch sử cho học sinh thông qua trình bày miệng của giáo viên. Vì lời nói là phương tiện dạy học quan trọng nhất, lời giảng của giáo viên là nguồn kiến thức sinh động nhất, tác động mạnh mẽ đến tư duy và tình cảm, khơi dậy những xúc cảm tích cực của học sinh. Ngôn ngữ sẽ giúp cho người giáo viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ dạy học lịch sử về cả ba mặt: kiến thức, kĩ năng, tư tưởng thái độ học sinh, khơi dậy trong các em những xúc cảm lịch sử. Bởi vậy, "ngôn ngữ rõ ràng, giàu hình ảnh, hấp dẫn của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn tới trí tuệ và trái tim học sinh". Bên cạnh lời nói thì có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy đó là máy chiếu vì nhân vật lịch sử, đặc biệt là âm nhạc có nhiều vai trò trong đời sống xã hội, có sức ảnh hưởng lớn, là chứng nhân lịch sử, nhiều bài hát ra đời ghi lại các sự kiện lịch sử, nhiều bài hát là vũ khí chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, là nguồn động viên khích lệ tinh thần cho bộ đội ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Hiện nay học sinh trường Trung Tâm GDTX tuyệt đại đa số không muốn tiếp xúc với môn học này. Khi học một giờ lịch sử, nhiều học sinh xem đó là một giờ “tra tấn tinh thần và thể xác”. Nào là “chủ trương”, nào là “chính sách”, nào là “đường lối” nó chẳng khác gì cán bộ đi học Nghị quyết.
Năm học 2012 - 2013, khi nghe tin Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố sáu môn thi tốt nghiệp, trong đó không có môn Lịch sử, các học sinh trường THPT Nguyễn Hiền ở Thành phố Hồ Chí Minh đã reo mừng và xé đề cương ôn thi môn Sử. Đây là một hành động phản cảm nhưng cũng nói lên thực trạng rất báo động của bộ môn Lịch sử trong hệ thống giáo dục của nước ta hiện nay.
Theo qui chế thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm học 2014 - 2015 đối với học sinh Trung tâm GDTX ngoài hai môn thi bắt buộc là Văn và Toán các em có quyền lựa chọn hai môn thi trong số năm môn là: Sử, Địa, Lý , Hóa, Sinh thì môn Lịch sử rất ít học sinh chọn thi.
Vậy làm sao để môn học Lịch sử hấp dẫn, làm sao để học sinh yêu thích môn Lịch sử?
Mặc dù đội ngũ giáo viên dạy sử ở các trường phổ thông đang rất cố gắng đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả của bài học nhưng kết quả không có mấy chuyển biến. Khi hỏi về một nhân vật lịch sử Việt Nam, một bộ phim lịch sử Việt Nam học sinh trở nên “mù tịt”, nhưng khi nói về một bộ phim lịch sử Trung Quốc thì có nhiều học sinh kể vanh vách. Học xong bài học là trả lại cho thầy cô. Thật là một thực trạng đáng báo động. 
Một hiện tượng phổ biến bây giờ của học lịch sử là chủ yếu học thuộc lòng, ghi nhớ một cách máy móc, đối phó với thi cử: thiếu kỹ năng miêu tả, phân tích, tổng hợp, đánh giá về một sự kiện lịch sử.
Bên cạnh đó vấn đề thực tế vẫn còn tồn đọng nhiều năm nay ở các trường THPT giáo viên chú trọng giành nhiều thời gian hơn cho việc đầu tư giảng dạy mà ít tìm tòi sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học. Trong công tác này giáo viên phần lớn lại chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức hơn là tập và dẫn cho học sinh tự học - tự tìm tòi nghiên cứu về một sự kiện vấn đề mới của tiết sau học để bài học có hiệu quả tốt nhất, kích thích sự say mê tìm tòi của các em.
Với kinh nghiệm của tôi đứng trên bục giảng, tôi thấy rằng một phương pháp làm cho học sinh hứng thú và say mê học môn lịch sử đó là sử dụng âm nhạc và kể chuyện nhân vật lịch sử. Vì âm nhạc và nhân vật lịch sử có khắp các bài học, tức là lịch sử phải có không khí, phải hấp dẫn, có dấu ấn trong bài học. Bởi học sinh ham thích môn lịch sử là thành công lớn của người dạy.
Để hoàn thành nhiệm vụ đó đòi hỏi giáo viên phải tìm hiểu bài hát có giá trị, có ý nghĩa và nhân vật lịch sử điển hình để vận dụng vào bài giảng lịch sử làm phong phú và hấp dẫn thêm.
	Trước thực trạng trên, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang có rất nhiều giải pháp về cơ chế, chính sách để khắc phục. Còn những người trực tiếp dạy lịch sử như chúng tôi cũng đang cố gắng gạt qua sự “mặc cảm” để cố gắng tìm ra phương pháp dạy học đưa lại hiệu quả tốt nhất, làm cho học sinh phát huy được tính chủ động, sự hứng thú, nhất là đối với lịch sử dân tộc ta. Cho nên, tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao hứng thú học tập môn lịch sử Việt Nam giai đoạn 1946 - 1954 bằng phương pháp lồng ghép âm nhạc và kể chuyện nhân vật lịch sử trong giảng dạy lịch sử 12”.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
	1. Phương pháp lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử trong giảng dạy lịch sử 
	Để giờ học có hiệu quả cao khi sử phương pháp kể chuyện nhân vật trong dạy học lịch sử, giáo viên yêu cầu các em về nhà tự tìm hiểu trước qua sách báo, qua mạng Internet, qua Tivi, qua những lời kể lại của ông bà, cha mẹ cộng thêm sự cung cấp của giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn và cảm thấy thích học lịch sử hơn.
  	Việc sử dụng phương pháp kể chuyện nhân vật lịch sử trong dạy học sẽ giúp các em hiểu vấn đề một cách tập trung nhất mà không rơi vào tình trạng chán nãn khi phải học bộ môn này. Các em sẽ cảm thấy thoải mái với sự tìm hiểu của mình mà được thầy cô công nhận kết quả và có sự ganh đua trong học tập tạo khí thế sôi nổi trong mỗi tiết học môn lịch sử.
	Ví dụ: Khi dạy bài 18 (Lịch sử 12): NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 - 1950)
	- Ở mục III.1: “Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947”. Khi trình bày diễn biến về chiến dịch xong, giáo viên lồng ghép kể chuyện về đại tướng Võ Nguyên Giáp để học sinh thấy được rõ một vị tướng tài ba của dân tộc trong thế kỉ XX. Riêng đại tướng giáo viên có thể lồng nghép kể chuyện nhân vật lịch sử ở bất cứ chiến dịch nào, bởi Võ Nguyên Giáp đã tham gia 9 chiến dịch lớn từ 1947 - 1954:
	Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947); Chiến dịch Biên giới (tháng 9 - 10, năm 1950); Chiến dịch Trung Du (tháng 12/1950); Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951); Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5/1951); Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951); Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9/1952); Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953); Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 - 5 năm 1954)
	Các chiến dịch này Võ Nguyên Giáp đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch - Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp cùng với Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm tham mưu trưởng chiến dịch.
	Bắt đầu sự nghiệp quân sự năm 1940 Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương trong năm này và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội. Ông tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng. 
 Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911- 2013)
	Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo hướng dẫn của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau Cách mạng Tháng Tám, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ. Trong Chính phủ Liên hiệp, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (cho đến tháng 7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi).
	Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp (1945-1954) trên cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ.
	Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp thụ phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân Đội Quốc gia Việt Nam khi 37 tuổi. Sau này, trả lời phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng, Hồ Chí Minh đã nói: “người nào đánh thắng đại tá thì phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng thì phong thiếu tướng, đánh thắng trung tướng thì phong trung tướng, đánh thắng đại tướng thì phong đại tướng”. 
	Ngày 4 tháng 10 năm 2013, trái tim của Đại tướng ngừng đập đã làm cho hàng triệu, hàng triệu những trái tim khác đau xót, thổn thức, hụt hẫng, tiếc thương vô hạn, nhưng lễ Quốc tang Đại tướng lại cho chúng ta thấy một điều không thể phủ nhận rằng: dù Đại tướng có đi xa thì ông vẫn sẽ mãi là vị Đại tướng của nhân dân.
	 - Ở mục IV.2: “Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950”. Khi trình bày diễn biến về trận Đông Khê (16 - 18/9/1950), giáo viên lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử: anh hùng La Văn Cầu để học sinh thấy được sự dũng cảm trong chiến đấu của các anh hùng thời chống Pháp, họ không quản ngại hy sinh tuổi trẻ và thân thể của mình để đất nước được hòa bình độc lập.         
  	Anh hùng La Văn Cầu sinh năm 1932 trong một gia đình nghèo, dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng. Với khát khao được cầm súng giết giặc giải phóng đất nước, La Văn Cầu mới 16 tuổi đã khai tăng lên 18 tuổi để được vào bộ đội. Lúc đó là năm 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp vô cùng gian khổ, thiếu thốn. Nhưng niềm vui và ý chí đã giúp anh vượt qua khó khăn, vươn lên rèn luyện thành một chiến sĩ gương mẫu, giàu lòng nhân ái, nên được anh em đồng đội rất quí mến. Anh đã tham gia chiến đấu nhiều trận và lập được nhiều chiến công. Một trong những chiến công mà từ đó tên tuổi của anh đã đi vào sử sách là Trận đánh đồn Đông Khê lần thứ hai (từ 16 - 18/9/1950). Trong trận đánh này, anh được phân công chỉ huy tổ bộc phá làm nhiệm vụ phá hàng rào và đánh lô cốt đầu cầu (cửa mở trận đánh). Trong trận đánh, anh bị thương nát tay phải và đã nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay ấy cho khỏi vướng rồi tiếp tục đánh bộc phá mở đường cho đơn vị xung phong. Nếu chỉ đọc những dòng chữ ghi tóm tắt chiến công đó thì chúng ta chưa thể hình dung hết được sự ác liệt của trận đánh và chúng ta cũng không thể hiểu hết được khí thế hừng hực của chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã được hun đúc trong con người anh, người chiến sĩ mới mười tám tuổi đời và hai tuổi quân. Để thế hệ trẻ hôm nay hiểu được trí thông minh, lòng dũng cảm và ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, sẵn sàng hi sinh tất cả để giành lại độc lập tự do cho dân tộc của thế hệ cha anh nói chung và của Anh hùng La Văn Cầu nói riêng.
 Anh hùng La Văn Cầu sinh năm 1932. 
         - Giáo viên cho học sinh xem ảnh và trích giới thiệu một phần bản tự thuật của anh La Văn Cầu về trận đánh đồn Đông Khê lần thứ hai được ghi trong “Biên bản Đại hội Toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu” diễn ra tại Việt Bắc từ ngày 01 tháng 5 đến ngày 06/5/1952, hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Phòng Phủ Thủ tướng, Hồ sơ 467: "Tiếp đến Chiến dịch Biên giới. Tôi tham gia trận Đông Khê. Trận này là trận đánh Đông Khê lần thứ hai, tôi làm nhiệm vụ bộc phá viên của đơn vị Đại độ.
         Đạn bắn trúng cánh tay phải của tôi và trúng vào má bên phải của tôi. Tôi bị ngã và ngất đi trong mấy phút. Tôi tưởng chết, cố hô Hồ Chủ tịch muôn năm, Việt Nam độc lập muôn năm. Khi tỉnh lại, tôi kiểm điểm lại người tôi, thì thấy một bên mình đã tê đi, sờ đến cánh tay phải thì lủng lẳng, má bên phải thì mất. Lúc đó tôi lại nghĩ đến nhiệm vụ của tôi. Tôi vùng dậy, tìm gói bộc phá thì thấy gói đó bị văng đi cách chỗ tôi mấy thước. Quả bộc phá nằm trên miệng giao thông hào chưa rơi xuống. Tôi nghĩ may quá, nếu nó rơi xuống hào thì nổ mất còn gì - tôi đến lấy tay trái nhặt quả bộc phá ôm vào người và tiến vào lô cốt - nhưng trong lúc đi lại tôi thấy cánh tay phải lủng lẳng khó đi quá. Tôi liền nghĩ là phải quay giở xuống tìm một anh bạn nhờ chặt tay đi thì mới làm được nhiệm vụ. Rồi tôi quay xuống ngay. Đến nửa đường tôi gặp anh tiểu đội trưởng tiểu đội xung kích đang tiến lên. Tôi bảo anh chặt hộ tay cho tôi. Anh ngạc nhiên và bảo tôi quay xuống cho y tá băng bó. Tôi nói cho anh rõ ý định của tôi và nhất định yêu cầu anh cứ chặt tay cho tôi để tôi làm xong nhiệm vụ. Anh tiểu đội trưởng lúc đó mới hiểu, bèn lấy mác chặt cái tay bị thương đã gãy. Xong anh xé áo buộc cho tôi. Nhưng anh quên làm ga-rô, nên đi được một quãng tôi thấy máu ở cánh tay phải cứ chảy ra ròng ròng làm ướt đẫm một miếng vải buộc. Về sau miếng vải đó cũng bị tuột ra. Nhưng tôi không để ý đến cánh tay nữa, tôi cũng không biết đau nữa cứ chạy lên con đường cũ. Tôi đến chỗ giấu bộc phá nhặt lấy rồi tiếp tục lên phá lô cốt. Quả

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hung_thu_hoc_tap_mon_lich_su_viet_nam_giai_doa.doc