Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử phần lịch sử Việt Nam - Học kỳ I lớp 12

Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử phần lịch sử Việt Nam - Học kỳ I lớp 12

 Lịch sử địa phương là một bộ phận của lịch sử dân tộc, có quan hệ mật thiết với lịch sử dân tộc. Bất cứ một sự kiện lịch sử dân tộc cũng đều mang tính địa phương vì nó diễn ra ở một số địa phương cụ thể với không gian và thời gian xác định.

 Tuỳ quy mô, tính chất của sự kiện mà có thể ảnh hưởng đến từng địa phương, quốc gia và thậm chí cả thế giới. Cho nên, tri thức lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành, là biểu hiện cụ thể và phong phú của lịch sử dân tộc. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của mỗi địa phương trong sự phát triển chung của cả dân tộc.

 Vì vậy, giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời. Dạy học lịch sử địa phương có khả năng rất to lớn trong việc cung cấp cho học sinh những tri thức lịch sử địa phương, trên cơ sở giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương tha thiết, niềm tự hào chính đáng về nơi “chôn nhau cắt rốn”. Qua đó, giáo dục tình yêu đối với bộ môn lịch sử, với quê hương, đất nước, với nơi các em sinh ra và để nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người cho phù hợp với đạo đức, với chuẩn mực xã hội. Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với học sinh. Mặt khác, khi sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc còn có tác dụng rèn luyện các kĩ năng nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy và các kĩ năng vận dụng các kiến thức vào thực tế. Đây chính là mục tiêu chung của giáo dục ở phổ thông.

 

docx 21 trang thuychi01 20282
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử phần lịch sử Việt Nam - Học kỳ I lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG NHẰM NÂNG CAO 
HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ PHẦN LỊCH SỬ 
VIỆT NAM - HỌC KỲ I LỚP 12
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hiền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
 TT
Mục 
Trang
1
Mở đầu
2
1.1
Lý do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
4
2.1
Cơ sở lý luận
4
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
5
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.3.1
Các tài liệu lịch sử địa phương được sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam
5
2.3.2
Khái quát chương I “Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930”
7
2.3.3
Khái quát chương II “Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945”
10
2.3.4
Khái quát chương III “Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954
13
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
16
2.5
Bài học kinh nghiệm
18
3
Kết luận và kiến nghị
19
3.1
Kết luận
19
3.2
Kiến nghị
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
	Lịch sử địa phương là một bộ phận của lịch sử dân tộc, có quan hệ mật thiết với lịch sử dân tộc. Bất cứ một sự kiện lịch sử dân tộc cũng đều mang tính địa phương vì nó diễn ra ở một số địa phương cụ thể với không gian và thời gian xác định.
	Tuỳ quy mô, tính chất của sự kiện mà có thể ảnh hưởng đến từng địa phương, quốc gia và thậm chí cả thế giới. Cho nên, tri thức lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành, là biểu hiện cụ thể và phong phú của lịch sử dân tộc. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của mỗi địa phương trong sự phát triển chung của cả dân tộc.
	Vì vậy, giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời. Dạy học lịch sử địa phương có khả năng rất to lớn trong việc cung cấp cho học sinh những tri thức lịch sử địa phương, trên cơ sở giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương tha thiết, niềm tự hào chính đáng về nơi “chôn nhau cắt rốn”. Qua đó, giáo dục tình yêu đối với bộ môn lịch sử, với quê hương, đất nước, với nơi các em sinh ra và để nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người cho phù hợp với đạo đức, với chuẩn mực xã hội. Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với học sinh. Mặt khác, khi sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc còn có tác dụng rèn luyện các kĩ năng nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy và các kĩ năng vận dụng các kiến thức vào thực tế. Đây chính là mục tiêu chung của giáo dục ở phổ thông.
	Thanh Hoá là một tỉnh lớn, có lịch sử lâu đời và oanh liệt, gắn lới lịch sử chung của dân tộc. Tuy nhiên, trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông, hầu hết giáo viên chưa chú ý khai thác nguồn tài liệu lịch sử địa phương để dạy học lịch sử dân tộc. Bởi nhiều lí do như: quan niệm chưa đúng về việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương; thiếu nguồn tài liệu để biên soạn và sử dụng Vì thế, các tiết dạy chưa đem lại hiệu quả cao, chưa gây hứng thú cho học sinh. 
- Ở trang này, tác giả tham khảo từ TLTK số 3 
	Với mong muốn góp phần tạo hứng thú cũng như giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về lịch sử dân tộc, tôi quyết định chọn đề tài “Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch Sử phần Lịch sử Việt Nam - Học kỳ I lớp 12” 
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông.
	- Bổ sung nguồn tư liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử.
	- Góp phần nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của nguồn tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông, phần nào giúp học sinh hiểu đầy đủ, sâu sắc hơn lịch sử dân tộc. Tạo cơ sở cho giáo viên trong xây dựng nội dung bài giảng lịch sử dân tộc có lồng ghép những nội dung quan trọng của lịch sử địa phương.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	- Quá trình sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở lớp 12 trường THPT Nguyễn Trãi năm học 2018-2019
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu cách thức, phương pháp lồng ghép nguồn kiến thức lịch sử địa phương trong các tiết dạy lịch sử dân tộc.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận.
	Để sử dụng có hiệu quả nguồn tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học, trước hết chúng ta cần phải hiểu nội hàm của một số khái niệm có liên quan như: “Địa phương học”, “Địa phương”, “Lịch sử địa phương”, “Tài liệu lịch sử địa phương”.
	“Địa phương học” là các môn học về địa phương ở trường phổ thông như: Lịch sử, Địa lý.
	“Địa phương” có thể hiểu là một đơn vị hành chính (tỉnh, thành phố, thị xã, huyện, xã, thôn, làng, buôn, mường) được xác lập từ lâu đời, có ranh giới tự nhiên, tên gọi riêng, bản sắc riêng và là một bộ phận cấu thành nên đất nước.
	“Lịch sử địa phương” là lịch sử của các làng xã, tỉnh, huyện, vùng, miền Nó còn bao hàm cả lịch sử của các đơn vị sản xuất, chiến đấu, các cơ quan, xí nghiệp Xét về phạm vi địa lí và lịch sử, các tổ chức và đơn vị này đều thuộc về phạm vi địa phương, về mặt chuyên môn có thể xem đây là một dạng lịch sử chuyên ngành.
	Ngoài ra, chúng ta có thể hiểu lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành và làm phong phú lịch sử dân tộc. Nó ghi chép lại những gì đã diễn ra ở một vùng đất, một khu vực với nhiều khía cạnh khác nhau.
	“Tài liệu lịch sử địa phương” là những ghi chép về những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ của một vùng, một khu vực nào đó trên lãnh thổ của quốc gia dân tộc. Những ghi chép ấy phần nào phác họa nên cuộc đấu tranh bền bỉ của nhân dân địa phương trong tiến trình phát triển chung của lịch sử dân tộc, là nền tảng vững chắc cho việc xây dựng nên lịch sử dân tộc. 
	Tài liệu lịch sử địa phương bao gồm: tài liệu thành văn, tài liệu hiện vật hay tài liệu vật chất, tài liệu dân tộc, tài liệu ngôn ngữ, tài liệu truyền miệng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi.
- Về phía giáo viên:
+ Giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
- Ở trang này, tác giả tham khảo từ TLTK số 2
+ Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, phát huy năng lực sáng tạo của người học.
+ Trong quá trình dạy học giáo viên đã kết hợp nhuần nhuyễn các đồ dùng, khai thác triệt để các phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin.
- Về phía học sinh:
+ Tập trung, chú ý nghe giảng, có ý thức cao trong học tập.
+ Học sinh biết lĩnh hội kiến thức, biết tự tìm kiếm tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
+ Mạnh dạn phát biểu, xây dựng bài.
Khó khăn:
- Về phía giáo viên
+ Phân phối chương trình dành cho lịch sử địa phương còn ít: 01 tiết/năm học/khối
+ Tài liệu lịch sử địa phương chưa phong phú
+ Kinh phí dành cho tham quan thực tế các di tích lịch sử ít.
- Về phía học sinh
+ Học sinh không có hứng thú với môn học Lịch sử nói chung và lịch sử địa phương nói riêng.
+ Một số học sinh không tập trung nghe giảng, còn lười học.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Các tài liệu lịch sử địa phương được sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam
	Khi nghiên cứu về các sự kiện, hiện tượng cụ thể của địa phương xảy ra một số trường hợp như sau:
	Một là, tài liệu về sự kiện diễn ra ở địa phương nhưng có liên quan đến các sự kiện chung của lịch sử dân tộc được quy định trong chương trình sách giáo khoa.
	Đây là tài liệu về một sự kiện đã được chọn lọc, trở thành sự kiện tiêu biểu có thể vẽ nên bức tranh sinh động, dựng lại quá trình phát triển của lịch sử dân tộc đúng như nó đã tồn tại. Những sự kiện này không chỉ là niềm tự hào của nhân dân địa phương mà còn quan trọng đối với lịch sử dân tộc.
	Để khôi phục lại bức tranh quá khứ sống động đòi hỏi cần có nhiều tài liệu tham khảo, trong đó tài liệu lịch sử địa phương là một trong số những tài liệu quý giá. Riêng về phần này, tài liệu lịch sử địa phương của tỉnh Thanh Hoá có liên quan đến các sự kiện chung của lịch sử dân tộc được đưa vào sách giáo khoa dạy trong chương trình lịch sử dân tộc không nhiều. Nếu không lồng ghép, lí giải các nguồn tri thức lịch sử địa phương vào trong quá trình dạy học lịch sử dân tộc, học sinh sẽ thắc mắc hoặc thấy thiếu sót khi những đóng góp của những người dân trên quê hương các em không được công nhận, tôn vinh, có thể sẽ làm mất đi niềm tin của các em vào lịch sử, vào cuộc sống.
	Hai là, tài liệu về một sự kiện xảy ra ở địa phương nhưng không được đưa vào chương trình sách giáo khoa về lịch sử dân tộc.
	Đây là những sự kiện chưa trở thành sự kiện chung của lịch sử dân tộc nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với địa phương. Những sự kiện ấy nói lên tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân địa phương. Những tri thức lịch sử địa phương ấy sẽ tác động mạnh đến tâm tư tình cảm của các em, phần nào củng cố tinh thần “ôn cố tri tân” cho thế hệ trẻ về một thời hào hùng đã qua của nhân dân địa phương cũng như của toàn thể dân tộc Việt Nam. Những tài liệu lịch sử địa phương này không chỉ giúp làm rõ cho sự kiện cơ bản trong sách giáo khoa mà còn làm cho nội dung bài học thêm phong phú, kích thích tư duy, trí tuệ học sinh.
	Sự kiện Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 diễn ra trên cả nước trong một thời gian ngắn. Tiêu biểu là Hà Nội (19 - 8), Huế (25 - 8), Sài Gòn (30 - 8). Hòa nhịp cùng cả nước, cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 cũng diễn ra sôi nổi trên khắp các ðịa bàn của tỉnh Thanh Hoá. 
	Như vậy, tài liệu lịch sử địa phương nếu được quan tâm đúng mức, vận dụng một cách hợp lý thì hiệu quả bài học sẽ được nâng lên. Học sinh sẽ có thể hình dung cụ thể về quá khứ đã qua, tạo được biểu tượng lịch sử sinh động, chính xác về những sự kiện, hiện tượng xảy ra ở địa phương. Việc dạy học lịch sử dân tộc có lồng ghép nguồn tri thức lịch sử địa phương là một trong những biện pháp thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng và Nhà nước đề ra cho nền giáo dục nước nhà.
2.3.2. Khái quát chương I “Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930”.
a. Về cấu tạo.
Chương IV: ““Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930” gồm 2 bài.
Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925 – 2 tiết
Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến 1930- 2 tiết.
b. Về nội dung.
Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925 
- Nguyên nhân, mục đích, nội dung của chương trình khai thác lần II của Pháp; sự chuyển biến về kinh tế - xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp; đặc điểm cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam dưới ảnh hưởng của chính sách khai thác.
- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919- 1930 diễn ra sôi nổi, hình thức phong phú và có bước phát triển mới về mục tiêu, lực lượng...cách mạng. 
Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến 1930
- Hiểu được sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam dưới tác động của các khuynh hướng tư tưởng chính trị, của các tổ chức cách mạng có khuynh hướng dân tộc dân chủ.
- Nhận thức được sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự lựa chọn, sàng lọc lịch sử, phù hợp với nhu cầu phát triển khách quan của dân tộc Việt Nam.
c. Về mặt thái độ
- Giúp cho học sinh nhận rõ tính chất xảo quyệt, tàn bạo của thực dân Pháp, từ đây dựng một nhận thức đúng đắn về bản chất của chủ nghĩa đế quốc nói chung, chủ nghĩa đế quốc Pháp nói riêng.
- Bồi dưỡng niềm tin vào con đường giải phóng dân tộc mà Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn là khoa học, phù hợp với xu thế của thời đại và yêu cầu phát triển của dân tộc.
- Ở trang này, tác giả tham khảo từ TLTK số 1
d. Về mặt kĩ năng
- Bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng đối chiếu, so sánh và khả năng phân tích các sự kiện lịch sử.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, đáng giá về tính chất, vai trò lịch sử của các tổ chức, đảng phái chính trị, đặc biệt là Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập.
e. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương lồng ghép trong nội dung bài học
* Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925 
Mục 2. Phần II : Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam 
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tư bản độc quyền Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra trong đó có Việt Nam. Tại Thanh Hoá chúng không từ một thủ đoạn nào nhằm vơ vét tiền của, bòn rút sức lao động của nhân dân.
- Trong thời gian này, cùng với cả nước phong trào đấu tranh của nhân dân Thanh Hoá diễn ra sôi nổi. Tiêu biểu là cuộc vận động đòi trả tự do cho nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu năm 1925. Ở một số địa phương như Cẩm Thuỷ, Vĩnh Lộc nhân dân cử đại biểu về thị xã Thanh Hoá đón tiếp cụ Phan khi cụ bị nhà cầm quyền giải đi qua Thanh Hoá.
Năm 1926, được tin cụ Phan Chu Trinh mất, nhân dân Thanh Hoá đã tổ chức truy điệu, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia nhất là thanh thiếu niên học sinh.
Phong trào đấu tranh, bãi khoá của thanh niên học sinh liên tiếp nổ ra trong các trường học đòi nhà cầm quyền xoá bỏ lệnh cấm nói tiếng Việt trong giờ học, chống bọn Pháp lăng mạ người Việt Nam.
Những hoạt động sôi nổi đó đã khích lệ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân.
* Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến 1930
Mục 1, 2. Phần I . Sự ra đời và hoạt động của 3 tổ chức cách mạng.
- Các tổ chức cách mạng ở Thanh Hoá:
- Ở trang này, tác giả tham khảo từ TLTK số 2
+ Năm 1925 đồng chí Lê Hữu Lập được cử về nước và hoạt động cách mạng ở Thanh Hóa. Tháng 5/1926, đồng chí đã thành lập ra « Hội đọc sách cách mạng » (tại số nhà 25 phố Hàng Than thị xã Thanh Hoá). Trên cơ sở của Hội đọc sách báo cách mạng, các tiểu tổ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, BCH tỉnh bộ lâm thời đã được bầu. Sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên tỉnh Thanh Hoá báo hiệu một phong trào vận động cách mạng mới.
+ Cuối năm 1926, tổ chức yêu nước của tầng lớp tiểu tư sản trí thức Thanh Hoá ra đời, đó là Phục Việt tức Tân Việt cách mạng Đảng.
- Những hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Tân việt cách mạng Đảng đã tạo tiền đề quan trọng cho sự hình thành và ra đời của tổ chức cộng sản trên đất Thanh Hoá.- Sự thành lập Đảng bộ Cộng sản tỉnh Thanh Hoá (1930)
+ Hoàn cảnh : Ngày 3/2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Sau khi Đảng ra đời, xứ uỷ Bắc kỳ rất quan tâm đến việc thành lập tổ chức Cộng sản ở Thanh Hoá. Được sự chỉ đạo của Xứ uỷ, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã về Thanh Hoá bắt mối liên lạc với các hội viên Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở các huyện Đông Sơn, Thiệu Hoá, Thọ Xuân và xúc tiến việc thành lập các chi bộ cộng sản.
+ Sự thành lập Đảng bộ : Cuối tháng 6 năm 1930, chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hàm Hạ (nay thuộc xã Đông Tiến, Đông Sơn) . Đầu tháng 7 năm 1930, chi bộ cộng sản thứ hai ra đời ở Phúc Lộc, Thiệu Hoá (nay là xã Thiệu Tiến). Giữa tháng 7 năm 1930 tại làng Yên Trường (Thọ Lập - Thọ Xuân) chi bộ cộng sản thứ 3 ra đời. Ngày 29/7/1930, dưới sự chỉ đạo của Xứ uỷ Bắc Kỳ, Hội nghị thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản tỉnh Thanh Hoá được tiến hành dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Chấp tại nhà đồng chí Lê Văn Sĩ (làng Yên)
+ Ý nghĩa lịch sử : Sự ra đời của Đảng bộ Đảng cộng sản Thanh Hoá đã chứng tỏ sự trưởng thành về ý thức chính trị của quần chúng công nông, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của cách mạng tỉnh nhà.
- Ở trang này, tác giả tham khảo từ TLTK số 2
2.3.3. Khái quát chương II “Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945”.
a. Về cấu tạo.
Chương II: ““Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945” gồm 3 bài.
Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 – 2 tiết
Bài 15: Phong trào dân chủ ở Việt Nam từ năm 1936 đến năm 1939- 1 tiết. (Không lồng ghép)
Bài 16 : Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời – 3 tiết
b. Về nội dung.
Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 
- Tình hình Việt Nam trong những năm 1929- 1933. 
- Những nét chính về phong trào cách mạng nước ta trong thời kì đầu có Đảng lãnh đạo. 
- Những cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào cách mạng 1930- 1931.
	- Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931.
	- Nội dung, ý nghĩa của Hội nghị lần thứ nhất BCHTƯ Đảng cộng sản Việt Nam, ý nghĩa của Hội nghị.
	- Nội dung của Luận cương chính trị (10/1930) và so sánh với Cương lĩnh chính trị (2/1930).
Bài 16 : Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời 
- Tình hình Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ II
- Nội dung của Hội nghị BCH TƯ Đảng Cộng Sản Đông Dương tháng 11/1939.
- Ý nghĩa của sự kiện Nguyễn Ái Quốc về nước. 
- Nội dung, ý nghĩa của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941).
- Sự chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng.
- Đường lối lãnh đạo tài tình của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh qua Bản chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” . 
- Công cuộc chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa của Đảng.
- Ở trang này, tác giả tham khảo từ TLTK số 1
- Thời cơ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám và chủ trương của Đảng.
- Diễn biến tổng khởi nghĩa tháng Tám.
	- Sự ra đời của Nước VN dân chủ cộng hòa
 	- Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
c. Về mặt thái độ
Bồi dưỡng niềm tự hào về sự nghiệp đấu tranh vẻ vang của Đảng, niềm tin vào Đảng. Từ đó biết xác định trách nhiệm của bản thân trong phấn đấu để giữ gìn những thành quả mà Đảng mang lại, tiếp tục sự nghiệp cách mạng của đất nước trong thời kì mới.
- Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng,với đường lối, chủ trương đúng đắn sáng tạo 
- Nhằm nâng cao nhiệt tình cách mạng, khuyến khích tham gia vào các phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng vì lợi ích của nước của dân.
d. Về mặt kĩ năng
- Rèn kĩ năng xác định kiến thức cơ bản để nắm vững bài.
- Có hiểu biết về phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.
Rèn luyện kĩ năng phân tích đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử để qua đó thấy được sự trưởng thành của Đảng ta trong việc đề ra chủ trương, biện pháp trong từng thời kì lịch sử 
e. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương lồng ghép trong nội dung bài học
Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 
Mục 1. Phần II : Phong trào cách mạng 1930-1931
Sau khi Đảng bộ thành lập, những cuộc đấu tranh của quần chúng công nông diễn ra mạnh mẽ. Công hội đỏ xuất hiện ở nhiều đồn điền, hầm mỏ, nhà máy. Nông hội đỏ ra đời ở nhiều địa phương.
Tháng 8 năm 1930 công nhân đồn điền Vạn Lại đấu tranh đòi chủ tăng lương giảm giờ làm. Công nhân đồn điền Yên Mỹ, công nhân nhà máy diêm Hàm Rồng đấu tranh đòi tăng tiền công khoán giảm định mức khoán.
- Ở trang này, tác giả tham khảo từ TLTK số 2
Tại các tổng Quảng Thì (Thọ Xuân), Xuân Lai (Thiệu Hoá)... các cuộc đấu tranh của nông dân được tổ chức kịp thời đòi chia công điền, công thổ, chống phù thu lạm bổ, chống cường hào sách nhiễu. Sôi nổi nhất là cuộc đấu tranh ở làng Yên Trường, Chỉ Tín (Thọ Xuân).
Ngày 1/5/1931 cờ đỏ búa liềm được treo ở ga Thanh Hoá, truyền đơn được rải nhiều nơi kêu gọi ủng hộ Xô Viết - Nghệ Tĩnh, kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, tạo nên một không khí cách mạng sôi động, khiến chính quyền địch phải lo tìm cách đối phó. Cuộc khủng bố, đánh phá ác liệt của địch kéo dài nhằm bóp chết Đảng bộ, tiêu diệt phong trào, nhưng không tiêu diệt được sức sống mãnh liệt của cách mạng.
Bài 16 : Phong trào giải phỏng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời 
Mục 3. Phần III. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Để kịp thời chỉ đạo phong trào cách mạng trong tỉnh, ngày 13/8/1945, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã triệu tập Hội nghị mở rộng tại nhà ông Tô Đình Bảng, làng Mao Xá (xã Thiệu Toán, huyện Thiệu Hóa).
Mặc dù chưa nhận được chỉ thị của Trung ương Đảng song Hội nghị đánh giá thời cơ khởi nghĩa đã đến và quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa do đồng chí Lê Tất Đắc làm chủ tịch, cử các đồng chí chủ chốt về tổ chức lãnh đạo giành chính quyền ở các địa phươ

Tài liệu đính kèm:

  • docxsu_dung_tai_lieu_lich_su_dia_phuong_nham_nang_cao_hieu_qua_d.docx