Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy phát triển khả năng Âm nhạc lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy phát triển khả năng Âm nhạc lớp 5

Âm nhạc có một vị trí to lớn trong nhà trường, góp phần giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho trẻ em. Ngoài ra các giờ học hát, nghe nhạc và hoạt động ngoại khóa, âm nhạc mang cho các em tính lạc quan, tích cực, hoạt bát, ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tập thể đặc biệt thông qua các yếu tố cơ bản của ngôn ngữ âm nhạc ( giai điệu, tiết tấu, cường độ, nhịp độ, hòa âm ) học sinh được bồi dưỡng về khả năng trí tuệ, tính nhạy cảm, tư duy, sáng tạo, sự tưởng tượng

Hình thành và phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh, tạo cho các em có một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định góp phần vào việc giáo dục toàn diện và hài hòa nhân cách. Mặt khác âm nhạc còn hỗ trợ các môn học khác được tốt hơn và qua các hoạt động âm nhạc đã tạo cho học sinh có năng khiếu nổi trội được phát hiện và bồi dưỡng phát triển bước đầu tạo nguồn cho các trường đào tạo chuyên nghiệp. Đặc biệt là bước đầu định hướng về thị hiếu âm nhạc cũng như những kiến thức mang tính thường thức. Chính vì thế tôi lựa chọn đề tài “ Phương pháp dạy phát triển khả năng âm nhạc lớp 5”.

 

doc 12 trang thuychi01 13223
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy phát triển khả năng Âm nhạc lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ TRUNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC HÀ LONG 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP DẠY PHÁT TRIỂN
 KHẢ NĂNG ÂM NHẠC LỚP 5
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương
 Chức vụ: Giáo viên 
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hà Long 1
 SKKN thuộc môn Âm nhạc
HÀ TRUNG NĂM 2016
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài	trang	3
Mục đích nghiên cứu	trang 3
Đối tượng nghiên cứu 	trang 3
Phương pháp nghiên cứu 	trang 3
NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Cơ sở lí luận 	trang 4
Thực trạng của vấn đề 	trang 4
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 	trang 5 
 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với 	trang 9 
hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
C- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận 	trang 9
Kiến nghị 	trang 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A-MỞ ĐẦU
I_ Lí do chọn đề tài
Âm nhạc có một vị trí to lớn trong nhà trường, góp phần giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho trẻ em. Ngoài ra các giờ học hát, nghe nhạc và hoạt động ngoại khóa, âm nhạc mang cho các em tính lạc quan, tích cực, hoạt bát, ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tập thể đặc biệt thông qua các yếu tố cơ bản của ngôn ngữ âm nhạc ( giai điệu, tiết tấu, cường độ, nhịp độ, hòa âm) học sinh được bồi dưỡng về khả năng trí tuệ, tính nhạy cảm, tư duy, sáng tạo, sự tưởng tượng
Hình thành và phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh, tạo cho các em có một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định góp phần vào việc giáo dục toàn diện và hài hòa nhân cách. Mặt khác âm nhạc còn hỗ trợ các môn học khác được tốt hơn và qua các hoạt động âm nhạc đã tạo cho học sinh có năng khiếu nổi trội được phát hiện và bồi dưỡng phát triển bước đầu tạo nguồn cho các trường đào tạo chuyên nghiệp. Đặc biệt là bước đầu định hướng về thị hiếu âm nhạc cũng như những kiến thức mang tính thường thức. Chính vì thế tôi lựa chọn đề tài “ Phương pháp dạy phát triển khả năng âm nhạc lớp 5”.
II_Mục đích nghiên cứu
Mục đích là để có được giờ dạy Âm nhạc đạt hiệu quả như mong muốn, và điều mà tôi trăn trở nhất là muốn đem nền âm nhạc dân gian đến gần với các em hơn. Qua đó chúng ta đã góp phần gìn giữ và phát huy nền âm nhạc truyền thống của nước nhà và dần đem đến cho các em sự cảm nhận, hình thành thị hiếu, phát huy bản sắc văn hóa việt.
III- Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 5B- Trường tiểu học Hà Long 1.
IV- Phương pháp nghiên cứu
Vậy việc đầu tiên chúng ta phải định hướng ngay cho các em từ trên ghế nhà trường và trước hết tôi đã lựa chọn phương pháp phù hợp với phân môn và phải tính đến khả năng của bản thân, điều kiện của trường sau đó là phải làm như thế nào để phối hợp một cách hợp lí các phương pháp và các thiết bị dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy. Sau đây tôi xin đưa ra một số phương pháp để đồng nghiệp tham khảo.
1. Phương pháp kể chuyện( trong phân môn kể chuyện)
2. Phương pháp sử dụng tranh ảnh ( kết hợp được cả phần kể chuyện, giới thiệu nhạc cụ, tác giả)
3. Phương pháp nghe nhạc ( Hoạt động nghe nhạc)
4. Phương pháp hỏi đáp
5. Phương pháp chơi trò chơi
B- NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I_Cơ sở lí luận
Tri giác trẻ em lứa tuổi học sinh tiểu học thuờng gắn với họat động cụ thể như: cầm, nắm, sờ, mó, "Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm". Vì thế trực quan sinh động giúp các em có tri giác tốt hơn cho nên cá nhân tôi đã nghiên cứu nội dung chương trình, đưa ra mục tiêu xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh Tiểu học là bởi vì trí nhớ của học sinh tiểu học là trí nhớ trực quan hình tượng. Sở dĩ học sinh nhớ được kiến thức bài học dễ dàng với các em từ 5 giác quan: Tri giác (nhìn); Xúc giác (sờ, mó); Vị giác (nếm); Khứu giác (ngửi); Thính giác (nghe). Do đó những hình ảnh và âm thanh trực quan sinh động sẽ giúp các em ghi nhớ bài học nhanh nhất, lâu nhất và ấn tượng nhất.
II-Thực trạng của vấn đề
Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện việc giảng dạy phân môn phát triển khả năng âm nhạc tại đơn vị.
1-Thực trạng
a-Thuận lợi
* Nhà trường
- Với phương châm đi trước, dẫn đầu trong phương hướng nhiệm vụ giáo dục, trường Tiểu học Hà Long 1 đã sớm triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường và là tiêu chí để đánh giá mỗi giáo viên.
- Được sự ủng hộ của các cấp, ban ngành, phụ huynh toàn trường, hỗ trợ cơ sở vật chât cho nhà trường và đặc biệt là sự quan tâm đầu tư các trang thiết bị hiện đại của BGH nhà trường trong những năm học vừa qua .
- Có đàn piano kĩ thuật số
* Cá nhân
- Học xong trên chuẩn, được học môn học soạn nhạc trên phần mềm enco ứng dụng vào thiết kế bài dạy 
- Có máy tính xách tay, kết nối mạng internet
- Khá thành thạo khi sử dụng phần mềm soạn nhạc
- Liên tục cập nhập những bài dân ca, nhạc beat, nhạc không lời vào máy tính để mở cho học sinh nghe
- Nhiệt tình, sáng tạo, có ý thức đổi mới phương pháp dạy học.
* Học sinh: 
- Học sinh thường rất say mê và hứng thú học tập môn âm nhạc. Phần lớn các em đều chăm ngoan, lễ phép.
- Những em có năng khiếu thực sự được gia đình quan tâm đặc biệt, tạo mọi điều kiện để con mình được tham gia hoạt động, học tập.
b- Khó khăn:
- Phòng học âm nhạc quá nhỏ dẫn đến không có không gian cho học sinh tham gia hoạt động trong môn học.
- Học sinh quá đông, lối ra vào chật hẹp nên ảnh hưởng nhiểu đến chất lượng học tập.
- Toàn trường chỉ có một máy chiếu cho nên chỉ đủ đáp ứng việc giảng dạy môn tin học.
- Phần lớn gia đình các em đều là thuần nông dẫn đến điều kiện phát triển âm nhạc của các em không có.
- Âm vực của các em đang trong giai đoạn phát triển cho nên vẫn đang còn là một ẩn số ( trừ những em có năng khiếu thực sự).
2- Kết quả thực trạng
Kết quả khảo sát đầu năm:
TT
SS
Tên lớp
Nghe, nhìn thường xuyên
Không thường xuyên
Không nghe, nhìn hoặc rất ít
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
1
27
5B
0
0
4
14,81%
23
85,2%
	III- Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Căn cứ vào cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc giảng dạy bộ môn âm nhạc tôi đưa ra các giải pháp cụ thể sau:
Giải pháp 1: Các phương pháp giúp dạy tốt Phát triển khả năng âm nhạc.
Kể chuyện
Trong các giờ học Âm nhạc, cơ bản những thông tin đã có trong sách tập bài hát rất ít bản thân tôi đã phải sưu tầm những câu chuyện về tác giả, tác phẩm, các loại nhạc cụ . Chính vì thế đã thu hút được sự tập trung chú ý của học sinh vào bài học, giúp các em dễ nhớ hơn nội dung bài học và góp phần tích cực trong việc giáo dục đạo đức, tình cảm, thẩm mỹ âm nhạc cho các em. Hơn nữa bản thân tôi còn kết hợp dùng nhạc nền, tranh ảnh nhạc sĩ để kể chuyện về nhạc sĩ thì học sinh rất chú ý lắng nghe và qua câu chuyện các em rút ra được những bài học đáng quý trong cuộc sống. Ví dụ: Khi kể các câu chuyện như: Chiếc cồng của nữ thần A-tê-na, Nghệ sĩ Cao Văn Lầu, Khúc nhạc dưới trăng, Người bạn thân thiết của chúng ta. Trong câu chuyện “ Chiếc cồng của nữ thần A-tê-na” mặc dù đây chỉ là bài đọc thêm những tôi không thể bỏ qua mặc cho học sinh tự đọc, tự tìm hiểu mà bản thân tôi đã sưu tầm thêm về câu chuyện “ Nữ thần A-tê-na” và đọc cho học sinh nghe. Hay câu chuyện “ Nghệ sĩ Cao Văn Lầu”. Khi kể về câu chuyện này tôi đã mở cho học sinh nghe về bản nhạc bất hủ của ông “ Dạ cổ hoài lang”. Bản thân cũng phải lên mạng để tìm hiểu thêm thông tin về bản nhạc này để truyền tải nội dung tác phẩm đến các em. Ví dụ: tác phẩm hay ở chỗ nào, vui hay buồn, nói lên điều gì. Khi nói đến cái buồn trong bản nhạc này bản thân đã phải phân tích cho các em hiểu: Buồn nhưng không bi lụy, nét nhạc ở đây lạc quan trỗi lên ở cuối bài khiến bài ca thấm đượm nỗi lòng của điệu buồn ai oán phương Nam, nhưng lại gợi mở một niềm tin về phận nước. Ở đấy, người nghe cảm nhận được tiếng lòng, thấy được mơ ước, khát khao của chính mình. Trải qua bao thế hệ, bao tầng lớp khắp vùng Nam Bộ, kẻ sĩ lẫn dân quê từng gõ nhịp hát "Dạ cổ hoài lang" để lắng nghe tiếng lòng thầm thì, buồn, vui và hy vọngMỗi câu chuyện sẽ mang đến cho học sinh những bài học khác nhau, sự trải nghiệm khác nhau, tâm trạng khác nhau và qua câu chuyện sẽ giáo dục cho các em ngoài tài năng ra chúng ta còn cần đến tính ham học, biết vươn lên trong cuộc sống, tin tưởng vảo ngày mai.
b. Sử dụng tranh ảnh ( kết hợp được cả phần kể chuyện, giới thiệu nhạc cụ, tác giả bài hát)
Trong sách giáo khoa, tập bài hát mỗi bài kể chuyện âm nhạc, hoạt động nghe nhạc, giới thiệu nhạc cụ đều có ảnh minh họa nhưng còn chưa đẹp, chưa thực sự thu hút . Bản thân đã phải lên mạng tìm hiểu và in màu sẽ giúp học sinh quan sát rõ hơn, hấp dẫn hơn. Điều này sẽ góp phần làm cho giờ học sinh động và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó tôi đã sưu tầm các tranh ảnh từ các tư liệu khác để giới thiệu cho học sinh. Những hình ảnh trực quan, cụ thể, rõ ràng sẽ rất cuốn hút các em trong giờ học, điều này thực sự cần thiết. Các em rất ấn tượng khi được trực quan hình ảnh to, rõ ràng mà tôi đã đưa ra cho các em xem.
 c. Nghe nhạc ( Hoạt động nghe nhạc)
Trong bài học thì nghe nhạc là một phần không thể thiếu, chỉ cần 2-3 phút thôi tôi cũng có thể truyền tải đến học sinh thị hiếu và thẩm mĩ âm nhạc được rồi ( chưa nói đến phần hoạt động nghe nhạc trong từng bài dạy cụ thể) Tùy từng tiết học và tùy vào điều kiện trang thiết bị môn học ở trường mà cho học sinh nghe nhạc bằng nhiều hình thức khác nhau.
 Như cho học sinh hát hay giáo viên hát: Trong chương trình có rất nhiều ca khúc của các nhạc sĩ nổi tiếng dành cho thiếu nhi như: Lưu Hữu Phước, Huy Trân, Phan Huỳnh Điểu, Hàn Ngọc Bích, Thanh Sơn, Lê Minh Châu,  các bài hát nước ngoài, dân ca Việt Nam , ngoài ra tôi khuyến khích học sinh hát các ca khúc ngoài chương trình mà các biết, thuộc, hay bài học trong chương trình, điều này làm cho các em thực sự hứng thú. 
Thực tế trong giờ học, một số học sinh rất thích hát, mặt khác các bạn trong lớp cũng mong muốn được nghe bạn mình hát thậm chí còn bị lôi cuốn và xung phong lên hát, như vậy hình thức nghe nhạc này cũng lôi cuốn được sự chú ý của học sinh trong học tập và có hiệu quả cao. Chúng ta có thể cho học sinh hát đơn ca, song ca, tốp ca hoặc cả lớp cùng hát tùy theo tính chất của từng bài mà lựa chọn cách thể hiện. Trên thực tế đa số học sinh thường rất thích được nghe tôi hát mặc dù bản thân hát không hay bằng băng đĩa nhưng các em rất thích và rất tập trung lắng nghe, như vậy sẽ làm cho tiết học sinh động, tạo cho các em sự hứng thú trong học tập. Tuy nhiên vấn đề này còn phụ thuộc vào sức khỏe của tôi, nếu tôi thấy sức khỏe không được tốt thì có thể sử dụng hình thức nghe nhạc khác như: Sử dụng đàn Piano kĩ thuật số. Với những bài giới thiệu nhạc cụ để cho học sinh nghe và phân biệt âm sắc của các nhạc cụ, tôi đã sử dụng tiếng đàn được cài sẵn trong đàn để giới thiệu cho các em.
Việc cho học sinh nghe nhạc qua các bài mà tôi tải về rất quan trọng bởi chất lượng âm thanh, phối khí của các tác phẩm khá tốt tạo điều kiện kích thích phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh. Trước khi dạy tôi đã sưu tầm, tập hợp các bài hát rồi lưu vào máy tính để giới thiệu cho học sinh thuận lợi hơn. Điều đặc biệt, tôi rất hay cho học sinh nghe các thể loại âm nhạc dân gian như: Xẩm, hát văn, dân ca các vùng miền để các em tự cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cuộc sống, lao động sản xuất của từng vùng miền.
d. Hỏi đáp
Ở phần giới thiệu nhạc cụ nước ngoài khi tôi giới thiệu kèn Saxophone, Trompette, Flute, Clarinette. Sau mỗi phần giới thiệu từng loại nhạc cụ, tôi thường cho học sinh nghe âm thanh của nhạc cụ đó để các em cảm nhận âm của từng loại nhạc cụ. Ví dụ như cho học sinh nghe bản nhạc dành cho Saxophone mà Trần Mạnh Tuấn thể hiện Từ những kiến thức đã có sẵn trong sách giáo khoa , tôi thường đặt những câu hỏi mang tính gây nên sự tò mò như vậy sẽ thu hút được sự chú ý của các em ví dụ như: Các loại nhạc cụ này thường được sử dụng ở đâu? Ồ quả là các em không hề biết tí nào đúng không?. Các em đã nhìn thấy loại nhạc cụ này ở đâu nào?. Tất nhiên là học sinh có em biết, có em không. Điều này đã gây nên sự tò mò, tìm hiểu ở các em. Có em nói rằng: Em thưa cô em đã nhìn thấy loại nhạc cụ này trên ti vi ạ! ( nghe rất ngộ và cũng rất chuẩn) Giờ học lúc này rất là vui. Hoặc tôi có thể cho học sinh âm thanh của các loại nhạc cụ như Saxophone, Trompette, Flute, Clarinette nhiều lần sau đó cho học sinh nghe và hỏi lại xem đây là tiếng của loại nhạc cụ nào?
e.Chơi trò chơi
Khi giới thiệu về nhạc cụ phương tây như: Flute, Trompet, Sacxophon tôi đã phóng ảnh nhạc cụ to ra và dán lên bìa cứng cho học sinh cầm nhạc cụ đó và hát bài vừa ôn, theo âm sắc mà tôi đặt ra ( bằng tiếng tượng thanh: a, u, i). Ví dụ câu hát 1, bạn cầm sáo bước lên làm động tác thồi sáo. Câu hát 2, bạn cầm Trompet bước lên làm động tác thổi kèn Với hình thức này tôi cũng áp dụng vào các bài ôn tập bài hát. Với phương châm của tôi:” Học mà vui – vui mà học” đã thực sự hữu ích.
Giải pháp 2: Phối hợp các phương pháp trong tiết dạy
Sự phối hợp của các phương pháp trong tiết dạy là rất quan trọng. Tôi đã phải lựa chọn phương pháp phù hợp cho từng tiết học đồng thời phải biết sử dụng phối hợp các phương pháp đó như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất trong từng dạng bài như: Kể chuyện âm nhạc, nghe nhạc, giới thiệu nhạc cụ .
- Đối với bài kể chuyện âm nhạc, với loại bài này thì bản thân tôi phải tìm hiểu và lấy ảnh chân dung của nhạc sĩ thiên tài Betthoven để giới thiệu về ông, những cống hiến cho nghệ thuật thế giới, ông được mệnh danh là gìtương tự như câu chuyện: “Người bạn thân thiết của chúng ta” qua câu chuyện này tôi đã phải tìm hiểu nhiều về âm nhạc, về những tác dụng của âm nhạc qua các câu chuyện có thực trong cuộc sống mà con người áp dụng khi người mẹ mang bầu có cho em bé nghe nhạc khi còn nằm trong bụng mẹ mà con người còn cho cả động vật , thực vật nghe nhạc để kể cho học sinh nghe.
- Đối với bài giới thiệu một số nhạc cụ: Với dạng bài này tôi đã sử dụng tranh ảnh của các loại nhạc cụ khác nhau, ngoài những thông tin trong Sách giáo khoa, tôi đã tìm thêm những tư liệu nguồn gốc của các loại đàn và kể cho các em nghe. Ở những tiết học này tôi sử dụng đàn Piano kĩ thuật số để các em phân biệt màu sắc, âm thanh của từng loại đàn. Bên cạnh đó tôi cho học sinh nghe bản nhạc không lời để các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bản nhạc, về những âm thanh của các loại nhạc cụ.
- Đối với hoạt động nghe nhạc: tôi hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu về tính chất, nhịp điệu, âm điệu cũng như hình thức biểu diễn các tác phẩm của từng thể loại âm nhạc. Tôi có hỏi thêm những tác phẩm khác không có trong sách thuộc những thể loại nào và động viên học sinh trình bày các tác phẩm đó. Bản thân trình bày thêm một số tác phẩm của từng thể loại sau đó cho học sinh nghe các tác phẩm âm nhạc tiêu biểu qua băng đĩa và nhận xét xem tác phẩm đó Lồng ghép cho học sinh nghe các bài dân ca của các vùng miền vào tiết học là rất quan trọng, nó giúp chúng ta gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của ông cha để lại, bản sắc riêng của từng vùng miền, những sản phẩm phi vật thể nhân loại
Giải pháp 3: Sinh khí tiết học
Sinh khí tiết học bắt đầu từ người giáo viên. Bản thân đã phải thể tạo sinh khí bằng việc tạo cảm hứng học tập ngay từ đầu tiết học, khơi gợi tâm lí thoải mái cho học sinh, có thể truyền lửa nhiệt tình cho học sinh trong giờ học thông qua giọng điệu và cử chỉ, và quan trọng nhất là chất lượng bài học phải có sức lôi cuốn. Nếu vào giờ học không khí lớp học căng thẳng hoặc uể oải thì sẽ khiến cho giờ học trở nên không hiệu quả. Để tạo không khí thân thiện đơn giản là việc hỏi thăm sức khỏe một cách dí dỏm, hay hỏi hôm sáng hôm nay hay trưa nay các bạn được bố mẹ cho ăn món gì? Hay ồ hôm nay bạn Hoa rất xinh, hay bạn này có áo mới.( học sinh tiểu học rất thích được quan tâm kiểu này)...chung quy là cần làm được một việc: cười. Như thế việc vào giờ học sẽ trở thành nhu cầu của học sinh và nhờ đó cũng sẽ tạo hưng phấn cho chính các thầy cô giáo khi dạy học. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học tôi phải tạo ra một không khí thật vui vẻ, thân thiện với học sinh, động viên khích lệ học sinh là điều cần thiết, không được gây áp lực với học sinh trong giờ học bởi học Âm nhạc không những bước đầu tạo cho học sinh sự cảm thụ văn hóa âm nhạc, kiến thức cơ bản cần có mà còn làm hài hòa các môn học khác, giải tỏa mọi căng thẳng, mệt mỏi giúp các em sảng khoái khoái hơn trong giờ học tiếp theo.
Giải pháp 4: Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm động viên khích lệ các em tham gia các chương trình văn nghệ của lớp, của trường để từng bước nâng cao chất lượng hoạt động phong trào văn hóa văn nghệ trong nhà trường. Đưa các em đi giao lưu văn nghệ cùng với các đơn vị kết nghĩa, tham gia các chương trình văn nghệ chào mừng của các đơn vị trên địa bàn  Đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong giờ học cũng như trong các hoạt động văn hóa văn nghệ của nhà trường điều này đã khích lệ rất nhiều tới các em. Bản thân đã phải tự bỏ tiền ra mua vở chép nhạc để thưởng cho những em thực sự ngoan, ham học, có năng khiếu, ham tìm hiều để động viên tinh thần các em.
Giải pháp 5: Khuyến khích các em về tìm hiểu và nghe, xem nhiều các hoạt động âm nhạc của Thiếu nhi, nghe nhiều các thể loại dân ca, tìm hiểu các loại nhạc cụ khác trên truyền hình, internet đặc biệt khuyến khích các em theo dõi chương trình Đồ rê mí được tổ chức hằng năm trên truyền hình. Khuyến khích học sinh có năng khiếu tham gia đăng kí dự thi tiếng hát Hoa phượng đỏ được tổ chức hằng năm trên sóng truyền hình của đài truyền hình Thanh Hóa và Năm học này, bản thân đã động viên được 3 em tham gia đăng kí dự thi.
IV- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Quá trình nhận thức của học sinh Tiểu học rất cần những phương tiện trực quan sinh động, thích được tham gia các hoạt động, được nghe nhiều những tác phẩm âm nhạc hay, những bài dân ca của các vùng miền, được nghe kể những mẩu chuyện hay về âm nhạc, những cống hiến của các nhạc sĩ, chiêm ngưỡng các loại nhạc cụ chính vì đặc điểm đó mà bản thân tôi đã thành công khi cho học sinh tham gia thi Tiếng hát học sinh cấp huyện với thể loại Hát văn và em đã làm hài lòng công chúng trong cuộc thi. Với bản thân cũng là một trong những thành công khi cho các em được thưởng thức nhiều gia vị của nghệ thuật.
Thông qua phương pháp giảng dạy tôi đề cập ở trên, kết quả qua kì 1 thu được như sau:
TT
SS
Tên lớp
Nghe, nhìn thường xuyên
Không thường xuyên
Không nghe, nhìn hoặc rất ít
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
1
27
5B
4
14,82%
21
77,78%
2
7,40%
C- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I_ Kết luận
Để học sinh có hứng thú trong học tập phát triển khả năng âm nhạc, bản thân trước hết phải nắm được đặc trưng bộ môn, có phương pháp dạy học linh hoạt, sáng tạo, tìm mọi cách để cải tiến cách dạy của phân môn theo hướng tích cực trong khi phương tiện dạy học cho phân môn chưa đầy đủ. Qua đây phần nào giúp tôi hạn chế được tình trạng dạy chay ở các tiết dạy phát triển khả năng âm nhạc , nhằm thu hút học sinh tham gia hoạt động tích cực, giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn, có kỹ năng cảm thụ âm nhạc tốt hơn. 
Chính vì cho các em được nghe các thể loại âm nhạc khác nhau mà bản thân cô và trò đã thành công trong cuộc thi tiếng hát học sinh tiểu học cấp huyện với thể loại mới mà học sinh trong toàn huyện chưa làm được đó là Hát văn.
Trong quá trình nghiên cứu và đưa ra các biện pháp để thực hiện tốt việc giảng dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học bản thân đã rút ra được một số vấn đề cần lưu ý sau:
Thường xuyên tự học tự bồi dưỡng mọi lúc mọi nơi như:
- Cập nhật trên mạng thường xuyên những cái hay cái tốt của đồng nghiệp. Dự giờ thăm lớp thường xuyên để học cách xử lí tình huống cũng như phương pháp lên lớp.
- Lắng nghe những ý kiến chỉ đạo của cấp trên, Ban giám hiệu, các đồng nghiệp để rút ra phương pháp dạy tốt nhất. 
- Trong các giờ học nên có những sáng tạo, pha một chút hài hước để giờ học thêm hấp dẫn, sử dụng đồ dùng dạy học triệt để nâng cao hiệu quả giờ dạy, chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp. 
- Thường xuyên đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến môn học. 
Kiến nghị 
Mong rằng các cấp lãnh đạo ngành cũng như địa phương cần quan tâm hỗ trợ vê cơ sở vật chất để nhà trường có phòng 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_phat_trien_kha_nang_am.doc