SKKN Giúp học sinh lớp 5 khắc phục những thiếu sót khi học về số thập phân

SKKN Giúp học sinh lớp 5 khắc phục những thiếu sót khi học về số thập phân

 Chương trình Toán của Tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Toán học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn Toán ở tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập, phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, bằng viết các suy luận đơn giản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo. Toán học với tư cách là một bộ phận khoa học nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức cần thiết trong đời sống sinh hoạt và lao động của con người. Môn toán là ''chìa khoá'' mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới. Vì vậy, môn toán là bộ môn không thể thiếu được trong nhà trường, nó giúp con người phát triển toàn diện, nó góp phần giáo dục tình cảm, trách nhiệm, niềm tin và sự phồn vinh của quê hương đất nước.

 Việc nâng cao chất lượng dạy - học môn Toán là một yêu cầu rất thiết thực và vô cùng quan trọng. Rất nhiều các nhà nghiên cứu giáo dục, các thầy cô giáo đã quan tâm, nghiên cứu và tìm ra nhiều phương pháp để nhằm nâng cao chất lượng dạy – học toán. Tuy nhiên, nếu dạy học toán mà chúng ta chỉ quan tâm đến việc dạy cho các em biết cách làm toán, giải toán mà không chú tâm đến việc khắc phục và phòng ngừa những thiếu sót, sai lầm mà các em thường mắc thì việc nâng cao chất lượng dạy học toán khó mà đạt hiệu quả cao.

 

doc 18 trang thuychi01 6773
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giúp học sinh lớp 5 khắc phục những thiếu sót khi học về số thập phân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÚP HỌC SINH LỚP 5 KHẮC PHỤC NHỮNG THIẾU SÓT KHI HỌC VỀ SỐ THẬP PHÂN
Người thực hiện: Lê Thị Hoa
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Thọ Xuân
 huyện Thọ Xuân
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán
THANH HOÁ NĂM 2017
Những sáng kiến nào phân loại chưa đúng thì xem danh mục này để phân loại
Phụ lục phân loại các môn học và chủ đề 
MỤC LỤC
Mục
 Nội dung
 Trang
1
 Mở đầu
1
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
12
3
Kết luận, kiến nghị
13
3.1
Kết luận
13
3.2
Kiến nghị
14
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài
 Chương trình Toán của Tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Toán học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn Toán ở tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập, phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, bằng viết các suy luận đơn giản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo. Toán học với tư cách là một bộ phận khoa học nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức cần thiết trong đời sống sinh hoạt và lao động của con người. Môn toán là ''chìa khoá'' mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới. Vì vậy, môn toán là bộ môn không thể thiếu được trong nhà trường, nó giúp con người phát triển toàn diện, nó góp phần giáo dục tình cảm, trách nhiệm, niềm tin và sự phồn vinh của quê hương đất nước.
 Việc nâng cao chất lượng dạy - học môn Toán là một yêu cầu rất thiết thực và vô cùng quan trọng. Rất nhiều các nhà nghiên cứu giáo dục, các thầy cô giáo đã quan tâm, nghiên cứu và tìm ra nhiều phương pháp để nhằm nâng cao chất lượng dạy – học toán. Tuy nhiên, nếu dạy học toán mà chúng ta chỉ quan tâm đến việc dạy cho các em biết cách làm toán, giải toán mà không chú tâm đến việc khắc phục và phòng ngừa những thiếu sót, sai lầm mà các em thường mắc thì việc nâng cao chất lượng dạy học toán khó mà đạt hiệu quả cao.
 Ở lớp 5, học sinh không chỉ học về số tự nhiên, phân số mà các em còn được học cả về số thập phân. Số thập phân là một trong những khái niệm mới rất quan trọng trong chương trình Toán 5. Để học tốt được phần này, các em phải huy động tất cả những kiến thức và kĩ năng mà các em đã được học ở các lớp dưới về số tự nhiên, phân số, đo đại lượng  Có thể nói đây là sự kết tinh tất cả các kết quả của quá trình dạy số học ở tiểu học. Chính vì vậy, khi học về nội dung này, đặc biệt khi học về các phép tính với số thập phân rất nhiều học sinh gặp khó khăn. Không chỉ những đối tượng học sinh đại trà mà ngay cả những đối tượng học sinh khá, giỏi cũng mắc sai lầm, thiếu sót với nhiều nguyên nhân khác nhau.
 Là một giáo viên với lòng tâm huyết nghề nghiệp, tôi đã băn khoăn, trăn trở suy nghĩ rất nhiều: cần phải làm thế nào để góp phần hạn chế và từng bước đẩy lùi thực trạng nói trên? Chính vì những trăn trở đó mà trong quá trình dạy học, tôi đã dành thời gian ghi chép lại các sai lầm, thiếu sót của học sinh. Từ đó tìm ra những nguyên nhân, phân tích kĩ tình hình để thấy được nguyên nhân nào là từ phía giáo viên, nguyên nhân nào là từ phía học sinh để tìm cách khắc phục. Trong quá trình khắc phục những thiếu sót đó cho học sinh, tôi đã rút ra được Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 khắc phục những thiếu sót khi học về số thập phân. 
 Với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy – học, tôi mạnh dạn xin được trình bày những kinh nghiệm đó của mình.
 1.2. Mục đích nghiên cứu 
 - Tìm ra những nguyên nhân, phân tích kĩ tình hình để có những biện pháp tích cực góp phần hạn chế và từng bước đẩy lùi những sai lầm, thiếu sót của học sinh trong quá trình học về số thập phân.
 - Giúp giáo viên có kế hoạch đầu tư bồi dưỡng học sinh lòng say mê học toán từ đó các em có lòng kiên trì tìm tòi sáng tạo rèn tính kiên nhẫn tỉ mỉ góp phần nâng cao hiệu quả các môn học khác.
 - Nghiên cứu nhận thức đúng quy luật của tư duy từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy học sinh thường mắc khuyết điểm thiếu sót khi học số thập phân để giải quyết khó khăn trên tôi đã chọn học sinh lớp 5 để hướng dẫn và có những biện pháp thích hợp để giúp các em khắc phục những thiếu sót đó.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu tài liệu, giáo trình, các văn bản của bộ giáo dục và đào tạo, các tài liệu liên quan
 -Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ phương pháp quan sát
+ phương pháp điều tra khảo sát thực tế
+ phương pháp phân tích số liệu
+ phương pháp thống kê xử lí
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Số thập phân được đưa vào chương trình toán 5 nhằm đáp ứng những nhu cầu mới về toán học và thực tiễn mà ở tập hợp số tự nhiên không còn đáp ứng đầy đủ được. Chẳng hạn trong phép chia hai số tự nhiên, không phải lúc nào ta cũng tìm được thương đúng là một số tự nhiên. Hay khi ta đo độ dài, khối lượng của một vật, các số đo cũng không hẳn đã là một số tự nhiên. Vậy để bổ sung cho những thiếu sót đó, người ta đưa số thập phân vào dạy tiếp ở chương trình toán 5 khi mà học sinh đã được học xong cơ bản về số tự nhiên.
 Xét về nội dung, số thập phân trong chương trình toán 5 chỉ là những kiến thức mở đầu, cơ bản và đơn giản của tập hợp các số hữu tỉ nhưng lại là những kiến thức nền tảng cho quá trình học tập tiếp theo của môn toán và các môn học khác ở tiểu học cũng như ở các cấp học khác sau này. Vì thế những kiến thức về số thập phân mà các em được học ở lớp 5, sẽ có một ý nghĩa rất quan trọng trong học tập cũng như trong đời sống thực tiễn của các em.
 Thế nhưng đối với học sinh tiểu học, do đặc điểm tâm lí lứa tuổi nên nhận thức của các em còn nhiều hạn chế, khả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa chưa cao, sự chú ý của các em chủ yếu là chú ý không chủ định, nhiều em còn ham chơi, lười suy nghĩ nên trong học tập nói chung và trong môn toán nói riêng (trong đó có phần về số thập phân) các em vẫn còn có nhiều thiếu sót cần phải được quan tâm khắc phục. 
 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Để đáp ứng nhu cầu phát triển chung của đất nước, toàn ngành giáo dục cũng đang nỗ lực tìm ra những biện pháp tốt nhất để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, như là: Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; đổi mới cách thi cử, cách đánh giá học sinh; Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; tổ chức các hội thảo, các chuyên đề để giáo viên có cơ hội được học hỏi lẫn nhau; tăng cường các thiết bị và đồ dùng dạy học vvNhững cách làm đó thực sự đã và đang đem lại kết quả đáng mừng cho chất lượng dạy – học trong giai đoạn hiện nay của chúng ta. 
 Đối với riêng bậc học tiểu học thì hiện nay một số trường tiểu học trong cả nước đang thực hiện Dự án mô hình trường học mới Việt Nam. Những nội dung về kiến thức toán nói chung và của phần số thập phân nói riêng trong tài liệu hướng dẫn học được đánh giá là đảm bảo tính vừa sức. 
 Tuy nhiên có một thực tế luôn tồn tại mà mỗi giáo viên chúng ta đều phải công nhận, đó là: ở bất cứ trường nào, lớp nào thì trong mỗi lớp cũng thường có nhiều các đối tượng học sinh với những trình độ hiểu biết, khả năng nhận thức, tiếp thu khác nhau. Do đó, trong các giờ học nói chung và trong giờ học toán nói riêng thì vẫn không sao tránh khỏi có những học sinh mắc những thiếu sót, sai lầm.
 Qua khảo sát thực tế ở lớp 5B (lớp do tôi phụ trách), ngay khi mới bắt đầu dạy về khái niệm về số thập phân – là những bài học đầu tiên của chương, tôi đã nhận thấy các em học sinh trong lớp cũng mắc những sai lầm, thiếu sót như các em học sinh của những năm học trước và những sai sót đó rơi vào tất cả các đối tượng học sinh kể cả học sinh khá, giỏi. 
 Kết quả khảo sát 30 học sinh lớp 5B như sau:
Đọc số thập phân
Viết phân số thập phân thành số thập phân
Viết số thập phân thành phân số thập phân
Viết hỗn số chứa phân số thập phân thành số thập phân
Đúng
Sai
Đúng
Sai
Đúng
Sai
Đúng
Sai
25em
83,33%
5em
16,67%
23em
76,67%
7 em
23,33%
21em
70%
9 em
30%
22 em
73,33%
8 em
26,67%
 Nguyên nhân của những thiếu sót thì cũng có rất nhiều và tôi xin được trình bày những thiếu sót và nguyên nhân của những thiếu sót đó ở phần sau.
2.3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 *. CÁC GIẢI PHÁP
 Để khắc phục những sai lầm, thiếu sót cho học sinh khi học về số thập phân, tôi đã chọn một số giải pháp sau:
- Tiến hành phân loại đối tượng học sinh trong lớp.
 - Nắm bắt những nội dung sai sót của học sinh. Từ đó đi tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
- Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo để nắm bắt được những yêu cầu và mức độ cần đạt của từng loại đối tượng học sinh, đề ra yêu cầu phù hợp trong mỗi tiết dạy.
 - Lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy – học sao cho phù hợp với đối tượng.
Các giải pháp trên được tôi kết hợp lồng ghép vào trong mỗi tiết dạy, bài dạy mà tôi trình bày ở phần tổ chức thực hiện dưới đây.
 *. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 a. Củng cố giúp học sinh nắm vững kiến thức khi học bài Khái niệm số thập phân.
 Mặc dù dạy theo mô hình trường học mới VNEN thì bài “Khái niệm về số thập phân” được dạy trong 5 tiết. Ở 3 tiết đầu, học sinh bắt đầu nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân có một hai, ba chữ số ở phần thập phân bằng cách dựa vào các phân số thập phân có mẫu số bằng 10,100,1000và tử số bé hơn mẫu số đã học, giáo viên hướng dẫn cho học sinh viết các phân số thập phân có mẫu số là 10,100,1000 từ quan sát các băng giấy rồi từ phân số thập phân giáo viên giới thiệu với học sinh cách ghi các phân số đó bằng một loại số mới : số thập phân.
Ví dụ được viết thành 0,1.
 được viết thành 0,4.
 được viết thành 0,07.
 và giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc các số thập phân đó.
Sang đến tiết thứ 4, thứ 5 dựa trên những kiến thức đã nắm được ở 3 tiết đầu, chúng ta chuyển sang hướng dẫn học sinh viết số thập phân từ các hỗn số mà phần phân số là phân số thập phân.
Sau khi học sinh trao đổi các ví dụ xong, đến phần hoạt động thực hành, cũng với việc làm đó nhưng để học sinh tự luyện tập thực hành thì ta sẽ thấy ngay có rất nhiều học sinh bị lúng túng, nhiều em thuộc đối tượng yếu kém sẽ gặp khó khăn ngay từ bước đầu, chẳng hạn viết các hỗn số thành số thập phân đã có nhiều em lúng túng.
Ví dụ: Hỗn số 4 được viết thành 4,3 nhưng nhiều em lại viết thành 4,03 hoặc 0,43  
Đặc biệt khi viết các số thập phân thành phân số thập phân học sinh bị sai nhiều kể cả học sinh khá. Lí do là các em không xác định được quan hệ giữa số các chữ số phần thập phân của số thập phân và số chữ số ở mẫu số của phân số thập phân cần viết. Các em không biết cơ sở để xác định điều đó.
Ví dụ: Viết số thập phân thành phân số thập phân 
 Ta có: 0,04 = nhưng học sinh lại viết thành các kết quả sai khác nhau như 0,04 = hay 0,04 = 
Cũng ở tiết thứ 4, thứ 5 này dựa trên những kiến thức đã nắm được ở 3 tiết đầu, chúng ta chuyển sang hướng dẫn học sinh nắm cấu tạo của số thập phân, phần này tưởng chừng đơn giản nhưng nếu đi sâu, đi sát chúng ta cũng sẽ thấy vẫn còn một số học sinh không nắm vững về cấu tạo của số thập phân. Chẳng hạn khi nêu phần nguyên, phần thập phân của số 7,48 có em đã nêu: “Phần nguyên là 7 còn phần thập phân là 48”. Nếu hiểu cấu tạo của số thập phân đến nơi đến chốn em phải nêu: “ phần nguyên là 7 đơn vị, phần thập phân là 48 phần trăm”. 
Để khắc phục những thiếu sót trên cho học sinh, khi dạy bài khái niệm số thập phân, ở phần ôn bài, tôi thường dự đoán trước trong lớp có những đối tượng học sinh nào có khả năng không nắm vững tôi sẽ gọi các em đó lên để kiểm tra qua một vài ví dụ cụ thể. Nếu các em không nhớ tôi sẽ dành thời gian hướng dẫn lại cho các em để các em nhớ mà theo kịp các bước giải tiếp theo. Còn đối với những học sinh chưa thành thạo khi viết các phân số thập phân thành số thập phân mà nguyên nhân chủ yếu là do các em không xác định được ở phần thập phân phải có bao nhiêu chữ số, tôi phải dạy cho các em cách dùng mẹo ( vì các em chưa học về chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và cũng chưa được học về hàng của số thập phân ). Tôi hướng dẫn các em đếm ở mẫu số của phân số thập phân đó có bao nhiêu chữ số 0 thì ở phần thập phân của số thập phân đó sẽ có bấy nhiêu chữ số và tôi cũng lưu ý các em về các chữ số ở trên tử số sẽ được viết như thế nào trong số thập phân bằng cách gạch chân các chữ số đó. 
Ví dụ: - Phân số thập phân có 2 chữ số 0 ở mẫu số thì ta sẽ viết được số thập phân là 0,05 (số 0,05 có 2 chữ số ở phần thập phân mà tử số đã có một chữ số 5 nên còn thiếu một chữ số là 0 ở trước chữ số 5) – GV gạch chân để đánh dấu chữ số trên tử số cho học sinh rõ như sau: 0,05
Hay ở phân số thập phân có 3 chữ số 0 ở mẫu số thì ta sẽ viết được số thập phân là 0,037 (số 0,037 có 3 chữ số ở phần thập phân mà tử số đã có hai chữ số là 37 nên còn thiếu một chữ số là 0 ở trước 37 ) - GV gạch chân: 0,037
 Đối với những học sinh không nắm được cấu tạo của số thập phân thì kinh nghiệm giảng dạy cho thấy có một số rất ít các em do khả năng tư duy còn chậm số còn lại là do các em chưa thật tập trung chú ý trong khi thảo luận hay thầy, cô giáo hướng dẫn bài. Bởi vậy, lúc này tôi cũng phải chia những em này thành 2 nhóm đối tượng. Với những em tư duy chậm tôi cho các em nhắc đi nhắc lại nhiều lần cấu tạo của số thập phân rồi khuyến khích các em tự lấy ví dụ sau đó yêu cầu các em chỉ ra đâu là phần nguyên, đâu là phần thập phân của số thập phân đó. Bằng cách ấy, chỉ một vài lần là các em đã nắm được. 
 Còn đối với những học sinh không nắm được bài do mất tập trung thì trong thực tế giảng dạy ta thấy có rất nhiều nhưng sự mất tập trung đó nhiều khi không biểu hiện ra bên ngoài khiến giáo viên không thể nhận biết được, các em vẫn ngồi đó, nhìn chăm chú nhưng đầu óc các em lại đang để ở tận đâu đâu. Với những học sinh này thì giáo viên trong quá trình dạy học ở lớp phải phát hiện để nắm được và thường xuyên phải chú ý đến các em, thỉnh thoảng phải gọi các em nhắc lại những điều cô vừa giảng xem các em có trả lời được không để rèn cho các em về tính tập trung trong giờ học.
 Ví dụ khi nêu cấu tạo của số thập phân 60,892 cần yêu cầu học sinh nêu rõ các chữ số ở phần nguyên, các chữ số ở phần thập phân: Số 60,892 có hai chữ số phần nguyên là 6 và 0, ba chữ số phần thập phân là 8,9 và 2 số này có phần nguyên là 60 đơn vị, phần thập phân là ( 892 phần nghìn)
b. Bổ sung kiến thức kĩ năng học sinh còn thiếu sót khi học bài Hàng của số thập phân, đọc, viết số thập phân.
 Hàng của số thập phân là cơ sở để học sinh biết cách đọc, viết, phân tích cấu tạo số một cách chắc chắn vì vậy nó rất quan trọng và giáo viên nào cũng biết điều đó nhưng để dạy cho tất cả học sinh đều nắm vững được thì lại không phải là chuyện dễ. Việc không nắm vững được về hàng của số thập phân thể hiện rất rõ khi các em làm bài tập về đọc, viết số hoặc các bài tập về viết số thập phân thành phân số thập phân. 
 Ví dụ khi viết số thập phân gồm có không đơn vị, năm phần nghìn. Có nhiều học sinh lúng túng không viết được và đã viết bừa là 0,5 hoặc 0,05.
 Để giúp học sinh viết đúng số thập phân giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm vững cấu tạo của số thập phân theo từng phần, thứ tự các hàng trong từng phần.
 Hay khi yêu cầu học sinh chuyển số thập phân thành hỗn số có chứa phân số thập phân chẳng hạn như 8,06 = 8 nhiều học sinh lại viết là 8,06 = 8 
Từ những ví dụ trên có thể nhận thấy rõ ràng là các em chưa thật sự nắm vững về hàng của số thập phân nên không biết phân tích về vị trí của chữ số đó thuộc hàng nào trong số thập phân đã cho để mà đọc, viết cho đúng.
 Để khắc phục những thiếu sót đó của học sinh, trước hết tôi củng cố cho học sinh nắm vững lại hàng của số thập phân bằng cách đưa ra các ví dụ về số thập phân rồi bắt các em phân tích cấu tạo của số đó, trong quá trình phân tích cấu tạo học sinh sẽ nắm vững hơn về các hàng của số thập phân.
 Ví dụ số thập phân gồm có không đơn vị, năm phần nghìn được viết là 0,005
Vì phần nguyên gồm 0 đơn vị, phần thập phân gồm có 0 phần mười, 0 phần trăm và 5 phần nghìn). Phải giúp học sinh hiểu được hàng nào khuyết không nêu trong cấu tạo số thì hàng đó có giá trị bằng 0 và viết bằng chữ số 0.
 Tương tự như vậy số thập phân có: Chín đơn vị, bốn phần mười, sáu phần nghìn được viết là 9,406 
( Vì phần nguyên gồm 9 đơn vị, phần thập phân gồm 4 phần mười, 0 phần trăm và 6 phần nghìn.
 Mặt khác tôi lại yêu cầu các em phải thực hiện lại các bài tập chuyển đổi từ số thập phân ra phân số thập phân bắt đầu từ dạng bài dễ sau đó nâng dần lên đồng thời mỗi lần học sinh chuyển đổi tôi lại chỉ cho học sinh thấy mối liên quan của phần thập phân trong mỗi số thập phân với mẫu số của phân số thập phân. Chẳng hạn như ở ví dụ trên 8,06 = 8 ta thấy chữ số 6 đứng ở hàng phần trăm trong số thập phân nên phân số của hỗn số viết từ số thập phân trên phải mẫu số là 100. Bằng những cách làm đó, tôi thấy việc dạy học sinh nắm vững về hàng của số thập phân để làm tốt các bài tập về đọc, viết và phân tích số thập phân thực sự rất hiệu quả. Nhiều em tư duy chậm cũng dần dần hiểu ra và tự tin hơn trong khi làm bài.
c. Giúp học sinh khắc phục những thiếu sót khi học bài số thập phân bằng nhau và bài so sánh hai số thập phân 
 Trong bài Số thập phân bằng nhau, trước tiên học thảo luận để tìm các cạp phân số bằng nhau rồi viết thành hai số thập phân bằng nhau. Sau đó, là hướng dẫn học sinh những cách làm để có được những số thập phân bằng nhau và giáo viên yêu cầu học sinh phải nhớ những cách làm đó ( phần thảo luận trong tài liệu hướng dẫn học). Mặc dù học sinh đã nhớ cách làm nhưng khi vận dụng thực hành làm các bài tập thì vẫn không ít em mắc sai lầm. Ví dụ ở bài tập số 1(trang 89 – Tài liệu hướng dẫn học Toán 5 tập 1A) người ta yêu cầu: Bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân để có các số thập phân viết dưới dạng gọn hơn có học sinh đã thực hiện như sau:
 8,0600 = 8,6 
 Hay: 79,030 = 79,3
 Lí do sai sót ở đây là có một số em chưa thật sự hiểu cụm từ “tận cùng bên phải” là như thế nào nên cứ thấy những chữ số 0 có ở bên phải dấu phẩy là các em bỏ đi.
Hay với bài tập 2 (trang 90 – Tài liệu hướng dẫn học Toán 5 tập 1A), người ta yêu cầu: Viết thêm vào bên phải phần thập phân của số thập phân sau đây để các phần thập phân của chúng có số chữ số bằng nhau( đều có ba chữ số) có những em đã làm như thế này: 
 17,2 = 17,2000
 hay 80,01 = 80,01000
 Yêu cầu của bài này là phần thập phân có 3 chữ số nhưng nhiều em lại quên những chữ số đã có ở phần thập phân nên không tính vào và cứ thế điền tiếp 3 chữ số 0. Đây là một việc làm thể hiện sự máy móc, ít tư duy của những học sinh kém linh hoạt. Bởi vậy, khi dạy đến bài này để khắc phục tình trạng học sinh hiểu bài một cách máy móc thì ngay ở phần ghi nhớ tôi đã giải thích cặn kẽ để các em hiểu rõ các cụm từ quan trọng như: “bên phải phần thập phân” hay 
“ tận cùng bên phải phần thập phân” là như thế nào trong một số thập phân cụ thể để học sinh dễ hiểu, dễ nhận biết hơn. Mặt khác, khi cho học sinh làm bài tập, tôi yêu cầu học sinh phải đọc thật kĩ các yêu cầu của bài và gạch chân dưới một số cụm từ quan trọng nhằm trợ giúp cho những học sinh tư duy kém linh hoạt tránh được nhầm lẫn.
 Mặt khác trong khi lưu ý học sinh giáo viên phải giải thích cho học sinh rõ
 ở ví dụ trên 8,0600 = 8,6 chữ số 6 trong số đã cho ở hàng phần trăm nhưng khi các em viết thành 8,6 thì chữ số 6 lại ở hàng phần mười nên giá trị của chữ số 6 đã bị thay đổi, từ đó các em hiểu và viết đúng: 8,0600 = 8,06. 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giup_hoc_sinh_lop_5_khac_phuc_nhung_thieu_sot_khi_hoc_v.doc