SKKN Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

SKKN Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Trong những năm qua giáo dục tiểu học đã và đang thực hiện đổi mới toàn diện, đồng bộ nội dung, chương trình giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học. Chương trình môn Tiếng Việt cũng có thay đổi đáng kể cả về nội dung và cấu trúc chương trình. Một số nội dung khó được lược bỏ và sắp xếp lại cho phù hợp với từng khối lớp, và mức độ kiến thức cũng có sự thay đổi.

 Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, phân môn Luyện từ và câu, phần nội dung nghĩa của từ được tập trung biên soạn một cách khoa học và có hệ thống. Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa là mảng kiến thức quan trọng của phân môn Luyện từ và câu. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy các em học sinh dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa, việc tìm các từ đồng nghĩa cũng không khó khăn, tuy nhiên giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa thì học sinh thường nhầm lẫn và khả năng phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là khó đối với học sinh. Mặt khác, khi dạy về từ nhiều nghĩa và từ đồng âm hầu như giáo viên ít có sách tham khảo, chưa có nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề này. Trăn trở về vấn đề trên, qua nhiều năm dạy lớp 5, cũng như làm công tác quản lí trực tiếp phụ trách chuyên môn khối 5, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhỏ về cách hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Vì thế, tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa”

 

doc 18 trang thuychi01 10734
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang 
I. MỞ ĐẦU.
2
1. Lí do chọn đề tài.
2
2. Mục đích nghiên cứu.
2
3. Đối tượng nghiên cứu.
2
4. Phương pháp nghiên cứu.
2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2
2. Thực trạng việc dạy học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
4
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
17
III.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
18
1. Kết luận.
18
2. Kiến nghị.
18
 I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm qua giáo dục tiểu học đã và đang thực hiện đổi mới toàn diện, đồng bộ nội dung, chương trình giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học. Chương trình môn Tiếng Việt cũng có thay đổi đáng kể cả về nội dung và cấu trúc chương trình. Một số nội dung khó được lược bỏ và sắp xếp lại cho phù hợp với từng khối lớp, và mức độ kiến thức cũng có sự thay đổi. 
	Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, phân môn Luyện từ và câu, phần nội dung nghĩa của từ được tập trung biên soạn một cách khoa học và có hệ thống. Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa là mảng kiến thức quan trọng của phân môn Luyện từ và câu. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy các em học sinh dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa, việc tìm các từ đồng nghĩa cũng không khó khăn, tuy nhiên giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa thì học sinh thường nhầm lẫn và khả năng phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là khó đối với học sinh. Mặt khác, khi dạy về từ nhiều nghĩa và từ đồng âm hầu như giáo viên ít có sách tham khảo, chưa có nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề này. Trăn trở về vấn đề trên, qua nhiều năm dạy lớp 5, cũng như làm công tác quản lí trực tiếp phụ trách chuyên môn khối 5, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhỏ về cách hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Vì thế, tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa”
2. Mục đích nghiên cứu 
Tôi chọn đề tài này nghiên cứu với mục đích :
- Giúp học sinh tháo gỡ những nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa góp phần làm giàu thêm vốn từ cho học sinh .
	- Giúp học sinh thiết lập mối quan hệ của từ với sự vật và tách được ý nghĩa từ vựng của từ khỏi sự vật được biểu thị bởi từ .
	- Giúp học sinh có năng lực sử dụng từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong khi nói hoặc viết, để từ đó các em sử dụng được vốn từ làm công cụ giao tiếp tư duy.
3. Đối tượng nghiên cứu
	Một số kinh nghiệm giúp HS phân bịêt về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa 
4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
	- Phương pháp thu thập thông tin.
	- Phương pháp thống kê. 
	- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức về hệ thống Tiếng Việt (hệ thống âm thanh, cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp, khả năng biểu cảm của ngôn ngữ, quy tắc họat động của ngôn ngữ), đồng thời hình thành cho học sinh kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết). Ngoài ra Tiếng Việt còn là công cụ giao tiếp và tư duy. Môn Tiếng Việt còn trang bị cho học sinh một số công cụ để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học. Tiếng Việt là công cụ để học các môn học khác. Các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là phương tiện, là điều kiện thiết yếu của quá trình học tập. Chính vì thế, giáo viên phải có những phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn, mặt khác phải có kiến thức Tiếng Việt vững vàng và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ .
	Qua thực tế giảng dạy, qua dự giờ của đồng nghiệp cho thấy việc dạy học mảng kiến thức về nghĩa của từ còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm, bàn cãi. Giáo viên thường truyền thụ kiến thức về từ nhiều nghĩa và từ đồng âm một cách máy móc, rập khuôn và sơ sài, kiến thức chỉ bó hẹp trong phạm vi sách giáo khoa, thực sự nhiều giáo viên chưa hiểu một cách thấu đáo, chưa phân biệt được trong từng trường hợp cụ thể. Giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyết một số bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa chưa thuyết phục, chưa hiểu được bản chất của nó. 
Khi thể hiện tiết dạy hầu như giáo viên chỉ chú ý đến đối tượng học sinh có khả năng tiếp thu tốt, còn lại đa số học sinh khác thụ động ngồi nghe, học sinh làm việc tẻ nhạt, thiếu hứng thú, chưa tạo được hiệu quả cho giờ học .
 Đứng trước thực trạng trên và bằng kinh nghiệm của bản thân đã đúc kết được qua nhiều năm dạy lớp 5, tôi mạnh dạn đưa ra: “ Một số kinh nghiệm chỉ đạo dạy học giúp học sinh lớp 5 phân bịêt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa” nhằm giúp học sinh tháo gỡ những lầm lẫn giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
2. Thực trạng việc dạy - học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Thực trạng việc dạy của giáo viên:
Qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy, qua dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp chúng tôi nhận thấy:
	Khi dạy học Tiếng Việt ở lớp 5, việc giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa thường gặp nhiều khó khăn, bởi phần kiến thức đưa vào trong chương trình chỉ ở mức độ đơn giản. Phần nghĩa của từ mới dừng ở khái niệm, thông qua các bài tập thực hành giúp học sinh hiểu và khắc sâu kiến thức. Chương trình chưa chỉ ra những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Do vậy không chỉ học sinh mà cả giáo viên cũng cảm thấy lúng túng, nhầm lẫn trong các trường hợp phức tạp. Chính vì thế, cũng gây không ít tranh cãi trong giáo viên. Nhiều giáo viên còn né tránh những bài tập phức tạp. Hơn nữa, phần kiến thức từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đưa vào chương trình lớp 5 với thời lượng ít, bài luyện tập không nhiều nên phần lớn giáo viên chưa thực sự chú trọng, kiến thức còn thiếu chắc chắn, chưa có sự đầu tư thích đáng nên hiệu quả giờ dạy chưa cao.
2.2. Thực trạng việc học của học sinh:
Từ đồng âm được dạy trong 1 tiết ở tuần 5 chương trình Tiếng Việt lớp 5, các em được học khái niềm về từ đồng âm. Các bài tập về từ đồng âm chủ yếu giúp học sinh phân biệt nghĩa các từ đồng âm, đặt câu trong đó có các từ đồng âm. Bài luyện tập về từ đồng âm đã được giảm tải, vì thế thời lượng trong chương trình dành cho phần kiến thức này còn ít.	
Từ nhiều nghĩa được dạy trong 3 tiết ở tuần 7 và tuần 8. Học sinh được học khái niệm về từ nhiều nghĩa. Các bài tập chủ yếu là phân biệt các từ mang nghĩa gốc và nghĩa chuyển, đặt câu phân biệt nghĩa, nêu các nét nghĩa khác nhau của một từ. 
Dạng bài tập về phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa không có trong khi đó khả năng tư duy trừu tượng của các em còn hạn chế. Chính vì thế, khi học sinh làm bài tập về phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, học sinh còn mơ hồ, định tính, phần lớn học sinh chưa hiểu được bản chất về sự khác nhau cơ bản của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1. Tìm hiểu nguyên nhân học sinh thường gặp khó khăn khi phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
3.1.1. Nguyên nhân thứ nhất:
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có đặc điểm và hình thức giống nhau, đọc giống nhau, viết cũng giống nhau, chỉ khác nhau về ý nghĩa. Khi dạy học giáo viên chưa giúp học sinh tìm ra điểm khác nhau cơ bản giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
Ví dụ 1: Từ đồng âm “bàn”(1) trong “cái bàn” và “bàn” trong “bàn công việc” xét về hình thức ngữ âm thì hoàn toàn giống nhau còn nghĩa thì hoàn toàn khác nhau.
- “bàn” (1) là danh từ chỉ một đồ vật có mặt phẳng, chân đứng để đồ đạc hoặc làm việc, “bàn” (2) là động từ chỉ sự trao đổi ý kiến.
 Ví dụ 2: Từ nhiều nghĩa: “bàn”(1) trong “cái bàn” và “bàn”(2) trong “bàn phím”. 
Hai từ “bàn” này, về hình thức ngữ âm hoàn toàn giống nhau còn nghĩa thì “bàn” (1) chỉ một đồ vật có mặt phẳng, có chân dùng để đi kèm với ghế làm đồ nội thất; “bàn”(2) là bộ phận tập hợp các phím trong một số loại đàn hoặc máy tính. 
- “bàn” trong “cái bàn” mang nghĩa gốc còn “bàn” trong “bàn phím” mang nghĩa chuyển.
3.1.2. Nguyên nhân thứ hai: 
Học sinh còn chưa phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa. 
3.1.3. Nguyên nhân thứ ba:
Trong chương trình Tiếng Việt 5, nội dung phần dạy về nghĩa của từ chưa có dạng bài tập phối hợp cả hai kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh rèn kĩ năng phân biệt. 
3.2. Giúp học sinh nắm vững khái niệm và sự khác nhau cơ bản giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. 
3.2.1. Từ đồng âm. 
3.2.1.1. Khái niệm: Từ đồng âm Là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa (theo SGK TV5 - tập 1 - trang 51)
3.2.1.2. Nguồn gốc: 
Đại bộ phận các từ đồng âm không được giải thích về nguồn gốc, nhưng có một số từ, nhóm từ người ta có thể phát hiện ra con đường hình thành nên chúng.
* Những nhóm đồng âm không tìm được lí do hình thành chủ yếu gồm các từ bản ngữ.
Ví dụ: 
- bay (cái bay) (Danh từ) - bay(chim bay) (Động từ);
- rắn (chất rắn) (Tính từ) - rắn (con rắn) (Danh từ); 
- đá (hòn đá) (Danh từ) - đá (đá bóng) (Động từ);  
Đây chính là nhóm từ đồng âm ngẫu nhiên thường gặp, dạng này học sinh dễ nhận biết.
* Nhóm từ đồng âm do tiếp thu, vay mượn các từ của ngôn ngữ khác: Từ được vay mượn có thể đồng âm với từ của bản ngữ và chúng tạo nên nhóm đồng âm; hoặc cũng có khi hai, ba từ được vay mượn từ những ngôn ngữ khác nhau và đồng âm với nhau.
Ví dụ: 
- Trong tiếng Việt: sút1 (giảm sút: gốc Việt) - sút2 (sút bóng: gốc Anh)
* Nhóm từ đồng âm do sự tách biệt nghĩa của từ nhiều nghĩa, một nghĩa nào đó bứt ra khỏi cơ cấu nghĩa chung và hình thành một từ mới đồng âm với chính từ ban đầu. Ở đây, thực ra đã có sự đứt đoạn trong chuỗi liên hệ về nghĩa để dẫn đến những cặp từ đồng âm.
Ví dụ: Trong tiếng Việt: quà1 (món ăn ngoài bữa chính) - quà2 (vật tặng cho người khác)
* Từ đồng âm hình thành do nhiều cơ chế: do trùng hợp ngẫu nhiên ( gió bay, bọn bay, cái bay); do từ vay mượn trùng với từ có sẳn( đầm sen, bà đầm; la mắng, nốt la); do từ rút gọn trùng với từ có sẵn (hụt mất hai ly, cái ly; hai ký, chữ ký;...)
3.2.1.4. Phân loại các từ đồng âm dựa vào yếu tố từ loại.
* Từ đồng âm thuộc cùng một từ loại.
Ví dụ:
+ Cùng từ loại danh từ: 
- đường (đắp đường) - đường (đường phèn).
- đường kính (một loại đường để ăn) - đường kính (dây cung lớn nhất của đường tròn).
Ví dụ:  
+ Cùng từ loại động từ: 
- cất (cất vó) - cất (cất tiền vào tủ) - cất (cất hàng) - cất (cất rượu)
* Từ đồng âm khác nhau về từ loại.
Ví dụ:  
- chỉ (danh từ ) trong “cuộn chỉ” - chỉ (động từ) trong “chỉ tay” 
Loại từ đồng âm này chiếm số nhiều trong Tiếng Việt.
* Nhóm từ đồng âm do chuyển hóa từ loại của từ.
Ví dụ:     
- “cuốc” (danh từ) trong “cái cuốc”; “cuốc” (động từ) trong “cuốc đất”
- “cưa” (danh từ) trong “cái cưa” ; “cưa” (động từ) trong “cưa khúc gỗ”
- “thịt ” (danh từ) trong“ miếng thịt”; “thịt”(động từ) trong “thịt con gà”
- “chèo”(danh từ) trong “mái chèo” ; “chèo"(động từ) trong“chèo thuyền”
Trong nội dung các bài tập của sách giáo khoa, chưa có bài tập nào đề cập đến nhóm từ đồng âm này, nên khi gặp trường hợp này học sinh thường gặp lúng túng. Đây là hiện tượng chuyển hóa từ loại của từ, nghĩa của mỗi từ hoàn toàn khác nhau - đó là hiện tượng đồng âm.
3.2.2. Từ nhiều nghĩa:
3.2.2.1. Khái niệm: Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. (SGK Tiếng Việt 5 Tập 1 - trang 67)
	Nghĩa gốc là nghĩa chính của từ. Nghĩa chuyển là nghĩa được suy ra từ nghĩa gốc.
Ví dụ :
- Đôi mắt của bé mở to. (từ mắt chỉ bộ phận quan sát của con người mọc ở trên mặt- được dùng với nghĩa gốc.)
- Quả na mở mắt. (nghĩa của từ “mắt” trong trường hợp này được phát triển dựa vào sự giống nhau về hình dáng - là nghĩa chuyển.)
- mắt lưới (tương tự, nghĩa của từ “mắt” trong trường hợp này cũng được phát triển dựa vào sự giống nhau về hình dáng - là nghĩa chuyển.)
3.2.2.2. Phân loại các từ nhiều nghĩa dựa vào yếu tố từ loại.
* Từ nhiều nghĩa thường là những từ cùng từ loại.
Ví dụ: Từ “mũi” trong các kết hợp sau đều là danh từ. 
- mũi em bé - mũi dao - mũi thuyền - mũi kim
Ví dụ: Từ “đi” trong các kết hợp sau đều là động từ.
- đi bộ - đi chơi - đi ngủ - đi máy báy
Ví dụ: Từ “cứng” trong các kết hợp sau đều là tính từ.
 - thép có đặc điểm cứng - lúa đã cứng cây - lí lẽ rất cứng - học lực loại cứng - cách giải quyết hơi cứng - thái độ cứng quá
* Tuy nhiên cũng có trường hợp từ nhiều nghĩa không cùng từ loại.
Ví dụ: 
 Mùa xuân(1) là tết trồng cây
            Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2).
            xuân 1 là danh từ; xuân 2 là tính từ.
Ví dụ: 
- Chiếc cúp bóng đá thế giới được làm bằng vàng(1).
          - Hôm qua là một ngày vàng (2)của thể thao Việt Nam.
          - Nguyễn Thuý Hiền là cô gái vàng(3) của thể thao Việt Nam.
          - Cô ấy là người có tấm lòng vàng(4).
           vàng (1): danh từ ; vàng (2),(3),(4) : tính từ.
3.2.2.3. Phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa
* Nghĩa gốc: Là nghĩa đầu tiên của từ, là khái niệm đầu tiên mà từ biểu thị.
Các từ mang nghĩa gốc thường là từ chỉ tên gọi của các bộ phận trên cơ thể người, động vật,..hay là từ chỉ hoạt động, tính chất của người, động vật, sự vật,...
Ví dụ: 
- mắt em bé, đầu người, chân gà, mũi chó, tai chú mèo, lưng trâu,...
- em bé tập đi, đứng nghiêm trang chào cờ, bé chạy lon ton, ăn cơm,....
* Nghĩa chuyển: Là nghĩa xuất hiện sau nghĩa gốc, được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
Từ mang nghĩa chuyển bao giờ cũng có mối quan hệ về nghĩa với từ mang nghĩa gốc. 
 	* Sự phát triển về nghĩa của từ:
- Từ mang nghĩa chuyển, nghĩa của nó được phát triển từ một nét nghĩa của nghĩa gốc, thường có ba dạng sau :
+ Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng hay nói cách khác là dựa vào các kiểu tương quan về hình dáng.
Ví dụ: 
Mũi ( mũi người) và Mũi( mũi  thuyền) nghĩa chung là nhọn, nhô về phía trước
+ Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở giống nhau về cách thức hay chức năng của các sự vật, hiện tượng .
Ví dụ: cắt ( cắt cỏ) với cắt (cắt quan hệ )
+ Dạng 3: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở giống nhau về kết quả do tác động của các sự vật đối với con người.
Ví dụ: đau (đau vết mổ) và đau (đau lòng)
- Ngoài ra, nghĩa của từ phát triển dựa trên quan hệ gắn bó có thực của các sự vật hiện tượng, thường có 2 dạng sau:
+ Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển từ chỗ gọi tên bộ phận nghĩa gốc chuyển sang gọi tên cơ thể, toàn thể.
Ví dụ: chân là những tên gọi chỉ bộ phận được chuyển sang chỉ cái toàn thể (anh ấy có chân trong đội bóng)
+ Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển trên quan hệ giữa vật chứa với cái được chứa.
Ví dụ:   Nhà: là công trình xây dựng (Anh trai tôi đang làm nhà.)
              Nhà: là gia đình ( Cả nhà đã có mặt.)
3.2.3. Dấu hiệu để phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa giống nhau về âm (nói đọc giống nhau, viết cũng giống nhau). Làm thế nào để giúp học sinh phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? Vậy mấu chốt của vấn đề là phải làm cho học sinh hiểu đúng bản chất kiến thức. Điểm khác nhau cơ bản giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là: 
+ Từ đồng âm với nhau thì luôn luôn đồng âm trong tất cả mọi hoàn cảnh sử dụng. Các từ đồng âm bao giờ cũng khác hẳn nhau về nghĩa. Bản thân mỗi từ đều mang nét nghĩa riêng biệt, không thể tìm được một nét nghĩa chung nào giữa các từ. 
+ Từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về nghĩa.
Ví dụ: Từ “đường” trong các trường hợp sau là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa?
- Từ “đường” (1) trong “ đường rất ngọt”
- Từ “đường” (2) trong “ đường dậy điện thoại”
- Từ “đường” (3) trong “ ngoài đường xe cộ đi lại nhộn nhịp”. 
Để có được kết luận đúng, trước hết giáo viên cần giúp học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ “đường” (1), “đường”(2), “đường”(3) là gì?
Để có thể giải nghĩa chính xác các từ “đường” như trên, các em phải có vốn từ phong phú, có vốn sống. Vì vậy trong dạy học tất cả các môn, giáo viên luôn chú trọng trau dồi, tích lũy vốn từ cho học sinh, nhắc học sinh có ý thức tích lũy cho mình vốn sống và yêu cầu mỗi học sinh phải có được một cuốn từ điển Tiếng Việt biết cách tra từ điển Tiếng Việt đồng thời nắm được một số biện pháp giải nghĩa từ.
Xét nghĩa của 3 từ “đường” trên ta thấy:
- Từ“đường” (1): chỉ một chất có vị ngọt
- Từ “đường” (2): chỉ dây dẫn, truyền điện thoại phục vụ cho việc thông tin liên lạc
- Từ “đường”(3): chỉ lối đi cho các phương tiện, người, động vật
Từ “đường”(1) và từ “đường”(2) có nghĩa hoàn toàn khác nhau, không có nét nghĩa chung – kết luận hai từ này là từ đồng âm. 
Tương tự như trên từ “đường”(1) và từ “đường”(3) cũng hoàn toàn khác nhau về nghĩa nên hai từ này cũng là từ đồng âm.
Từ “đường”(2) và từ “đường”(3)có mối quan hệ mật thiết về nghĩa trên cơ sở của từ “đường”(3) chỉ lối đi, ta suy ra nghĩa của từ “đường”(2) có nghĩa truyền đi theo vệt dài (dây dẫn). Như vậy từ “đường”(3) là nghĩa gốc, còn từ “đường”(2) là nghĩa chuyển – kết luận “đường”(2) và “đường”(3) là từ nhiều nghĩa.
Từ nhiều nghĩa, trong đó chỉ có một nghĩa gốc, các nghĩa khác là nghĩa chuyển, nghĩa chuyển bao giờ cũng có mối liên hệ với nghĩa gốc, nghĩa chuyển được suy ra từ nghĩa gốc. Các từ mang nghĩa chuyển thì thường có thể nêu nghĩa bằng cách thay thế bằng một từ khác (mang nghĩa phụ). 
Ví dụ: Mùa xuân(1) là tết trồng cây
         	Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2).
Ta thấy rằng: “xuân”(2) được dùng theo nghĩa chuyển vì “xuân” có thể thay thế bằng “tươi đẹp”. 
3.3. Xây dựng phương pháp dạy về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. 
Trong quá trình dạy học các bài Từ đồng âm, Từ nhiều nghĩa, giáo viên cần kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học như: phương pháp hỏi đáp, phương pháp giảng giải, phương pháp trực quan kết hợp với luyện tập thực hành giúp học sinh nhận biết được và phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
Khi dạy bài Từ đồng âm và Từ nhiều nghĩa, giáo viên cần thực hiện theo quy trình các bước.
 	Bước 1: Cho học sinh nhận biết, phân tích ngữ liệu để phát hiện những dấu hiệu bản chất của từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa.
Bước 2: Rút ra các đặc điểm của từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và nêu khái niệm.
Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự lấy thêm ví dụ về các trường hợp từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa.
Qua việc học sinh tự lấy thêm ví dụ, giáo viên có thể nắm bắt được mức độ hiểu bài của học sinh và có thể giúp các em giải quyết các trường hợp các em còn nhầm lẫn giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. 
Bước 4: Luyện tập, củng cố kiến thức thông qua các bài tập.
Trong chương trình sách giáo khoa, bài Từ nhiều nghĩa được sắp xếp sau bài “Từ đồng âm”. Để giúp học sinh tránh sự nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa thì ngay khi dạy bài Từ đồng âm, giáo viên có thể đưa thêm ví dụ về các trường hợp không phải đồng âm để các em nhận xét.
Ví dụ: Từ “quả” trong các trường hợp sau đây có phải hiện tượng đồng âm hay không?
	- quả cam, quả bóng, quả trứng, quả đất, quả tim
Bài tập này giáo viên chủ yếu yêu cầu học sinh nhận diện từ “quả” trong các trường hợp trên là hiện tượng đồng âm hay không phải đồng âm, chưa yêu cầu các em giải thích.
Khi dạy bài Từ nhiều nghĩa, sau khi học sinh đã nắm được khái niệm cũng như đặc điểm của từ nhiều nghĩa, giáo viên có thể cho học sinh tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, đồng thời có thể đưa thêm ví dụ giúp học sinh hiểu rõ hơn bản chất của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
Ví dụ: 
- Từ “chỉ” trong các trường hợp sau là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa? Vì sao?
sợi chỉ – chiếu chỉ – chỉ đường – một chỉ vàng. 
Ở bài tập này, giáo viên yêu cầu học sinh giải thích lí do lựa chọn để khẳng định kiến thức và khả năng nhận diện, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Sau khi học sinh trả lời giáo viên chốt lại từ “chỉ” trong các trường hợp trên có quan hệ đồng âm vì nghĩa của từ “chỉ” trong mỗi trường hợp hoàn toàn khác nhau, không có quan hệ về nghĩa.
3.4. Xây dựng hệ thống bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa giúp học sinh phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
Để giúp học sinh phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, ngoài các bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên cần xây dựng hệ thống bài tập giúp học sinh 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_giup_hoc_sinh_lop_5_phan_bie.doc