Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi chơi tốt trò chơi dân gian

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi chơi tốt trò chơi dân gianXuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ các hoạt động vui chơi nói chung và tổ chức cho trẻ chơi TCDG nói riêng là rất cần thiết và ý nghĩa. Đặc biệt đối với trẻ em, TCDG đã mang lại cho thế giới tuổi thơ của trẻ nhiều điều thú vị, bởi TCDG vừa mang tính chất vui tươi, giải trí song lại có ý nghĩa giáo dục lớn trong việc hình thành nhân cách của trẻ( Phụ lục 2). Nhưng làm thế nào để các TCDG được trẻ chơi thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ bởi trong thời đại 4.0 hiện nay thì các trò chơi điện tử, trò chơi hiện đại đã lấn át các TCDG khiến TCDG trở lên mờ nhạt. Ngay chính các bậc phụ huynh cũng lựa chọn cho con xem ti vi, điện thoại, chơi điện tử hay mua đồ chơi hiện đại để dỗ con thay vì lựa chọn các TCDG để cho con chơi và chơi cùng con( Phụ lục 3). Là một giáo viên mầm non phụ trách lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi, tôi luôn trăn trở và muốn làm sao để đưa được các TCDG đến với trẻ, với phụ huynh và đặc biệt là làm thế nào để giúp cho trẻ có thể chơi tốt các TCDG.
docx 16 trang Phúc Hảo 29/03/2024 84710
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi chơi tốt trò chơi dân gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THUYẾT TRÌNH
HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI – GDMN
NĂM HỌC 2022 - 2023
Đề tài: “Một số giải pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi chơi tốt trò chơi dân gian”
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nói chung và độ tuổi 4 – 5 tuổi nói riêng hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ được phát triển toàn diện về Đức – Trí – Thể - Mĩ ( Phụ lục 1).
Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ các hoạt động vui chơi nói chung và tổ chức cho trẻ chơi TCDG nói riêng là rất cần thiết và ý nghĩa. Đặc biệt đối với trẻ em, TCDG đã mang lại cho thế giới tuổi thơ của trẻ nhiều điều thú vị, bởi TCDG vừa mang tính chất vui tươi, giải trí song lại có ý nghĩa giáo dục lớn trong việc hình thành nhân cách của trẻ( Phụ lục 2). Nhưng làm thế nào để các TCDG được trẻ chơi thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ bởi trong thời đại 4.0 hiện nay thì các trò chơi điện tử, trò chơi hiện đại đã lấn át các TCDG khiến TCDG trở lên mờ nhạt. Ngay chính các bậc phụ huynh cũng lựa chọn cho con xem ti vi, điện thoại, chơi điện tử hay mua đồ chơi hiện đại để dỗ con thay vì lựa chọn các TCDG để cho con chơi và chơi cùng con( Phụ lục 3). Là một giáo viên mầm non phụ trách lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi, tôi luôn trăn trở và muốn làm sao để đưa được các TCDG đến với trẻ, với phụ huynh và đặc biệt là làm thế nào để giúp cho trẻ có thể chơi tốt các TCDG. Chính vì vậy, tôi đã tìm tòi để đưa ra “Một số giải pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi chơi tốt trò chơi dân gian”.
Để tổ chức tốt TCDG cho trẻ thì cần phải nắm vững thực trạng việc tổ chức TCDG cho trẻ. Qua điều tra khảo sát trên trẻ tôi thấy:
+ Đa số trẻ chưa hứng thú chơi các TCDG
+ Một số trẻ không tham gia vào trò chơi.
+ Đa số trẻ thích xem tivi, máy tính, điện thoại.
+ Các đồ dùng, trang thiết bị phục vụ trò chơi còn hạn chế dẫn đến chưa thu hút được trẻ.
Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành vận dụng một số giải pháp sau.
2. Các giải pháp thực hiện
2.1 Giải pháp 1: Chuẩn bị tốt mọi điều kiện để giúp trẻ chơi tốt TCDG
* Lựa chọn các TCDG phù hợp với trẻ 4 – 5 tuổi
Có rất nhiều các TCDG trong kho tàng TCDG Việt Nam nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ mầm non. Vì thế, ngay từ đầu năm học tôi đã lựa chọn xem TCDG nào phù hợp với trẻ 4 – 5 tuổi. Khi lựa chọn, tôi đã chú ý tới các tiêu chí như: 
- Trò chơi phải vừa sức với trẻ, câu từ trong trò chơi dễ hiểu và gần gũi với trẻ.
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm như quả bưởi, quả bóng, hột hạt, dây vải
- Trò chơi gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.
- Tìm lựa chọn trò chơi có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp. 
- Trò chơi giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ.
Dựa vào các tiêu chí trên tôi đã lựa chọn được các TCDG phù hợp với trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi như: “Kéo co”, “Nu na nu nống”, “Dung dăng dung dẻ”, “Kéo cưa lừa xẻ”, “Rồng rắn lên mây”, “Cướp cờ”, “Mèo đuổi chuột”, “Thả đỉa ba ba”, “Ném vòng cổ chai”, “ Tập tầm vông”
*Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ trò chơi
Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng của từng trò chơi. Vì đồ dùng đồ chơi là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của trò chơi. Đối với việc chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các TCDG, tôi phải nghiên cứu xem trò chơi đó cần đồ dùng gì để chuẩn bị( Phụ lục 4). VD: Trò chơi “Bịt mắt bắt dê” cô cần phải chuẩn bị dây vải hoặc dải khăn bịt mắt( Phụ lục 5). Hoặc trò chơi “kéo co” trẻ không thể chơi được khi thiếu chiếc dây thừng( Phụ lục 6). Hay trò chơi “Ô ăn quan” không chỉ đơn thuần là chuẩn bị những viên sỏi mà tôi luôn quan tâm, chú ý, lựa chọn những viên sỏi nhẵn (không sần sùi) có kích thước đều nhau, ngoài ra tôi còn sơn màu cho những viên sỏi đó có màu sắc bắt mắt, tươi sáng như: màu xanh, đỏ, vàng... nhằm tạo sự chú ý, hấp dẫn cho trẻ khi tham gia vào trò chơi (Phụ lục 7).
Chính vì vậy, việc chuẩn bị đồ dùng là việc rất cần thiết khi tổ chức cho trẻ chơi TCDG.
*Chuẩn bị địa điểm tổ chức TCDG
Trước khi cho trẻ chơi trò chơi, giáo viên cần xác định rõ địa đểm chơi và chuẩn bị địa điểm. Địa điểm chơi TCDG cần đảm bảo các yếu tố: đảm bảo an toàn cho trẻ, trẻ được thoải mái khi chơi, không gian tổ chức phù hợp với số lượng trẻ khi chơi. 
Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có những trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như “Kéo co”, “Rồng rắn lên mây”, “Dung dăng dung dẻ”, ( Phụ lục 8). Nhưng lại cũng có những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ như “Nu na nu nống”, “Chi chi chành chành”, “Tập tầm vông”, “Oản tù tì” ( Phụ lục 9).
Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm chơi cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi.
2.2 Giải pháp 2: Thường xuyên tổ chức TCDG trong các hoạt động hàng ngày của trẻ.
Để giúp trẻ chơi tốt TCDG thì giáo viên cần thường xuyên tổ chức TCDG thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ.
*Hoạt động học: Trong hoạt động học tôi luôn lựa chọn TCDG phù hợp với từng lĩnh vực, môn học để lồng ghép, tổ chức cho trẻ đảm bảo được trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động, không nhàm chán.
+ Với lĩnh vực giáo dục thể chất: tôi lựa chọn các TCDG mang tính vận động rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động đòi hỏi trẻ phải nhanh mắt, nhanh tay. Tôi thường tổ chức cho trẻ chơi trò chơi như: Cướp cờ, kéo co, nhảy lò cò
+ Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ: Với môn âm nhạc nên chọn các trò chơi có giai điệu và lời hát như các trò chơi: “Tập tầm vông”, “Xúc xắc xúc xẻ”, “Vuốt ve vuốt vẻ”
+ Lĩnh vực khám phá khoa học: Tôi lựa chọn một số trò chơi để giúp trẻ nhận biết: Lựa đậu, trồng đậu trồng cà, gieo hạt
*Hoạt động ngoài trời
Với thuận lợi là một trường có diện tích sân rộng, không gian thoáng đãng nên việc tổ chức cho trẻ vui chơi hoạt động ngoài trời của lớp tôi rất thuận tiện. Tôi chủ động tìm tòi những TCDG phù hợp và gắn với chủ đề như: “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, “Nhảy lò cò”, “Nhảy bao bố”, “Cướp cờ”, “Mèo đuổi chuột”
VD: Trong giờ hoạt động ngoài trời của chủ đề “Động vật”: Trò chuyện về các con vật trong vườn cổ tích, tôi đã lựa chọn TCDG phù hợp với chủ đề để lồng ghép, tổ chức cho trẻ.
- TCVĐ: Tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột” 2-3 lần 
( Phụ lục 10).
- Hoạt động: Trò chuyện về các con vật trong vườn cổ tích
+ Lồng ghép: Đọc lời TCDG khi trò chuyện về con vật
- Chơi tự do: Cho trẻ làm những con vật yêu thích từ lá cây ở sân trường
*Hoạt động góc
 Với từng góc chơi, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi theo nhóm nhỏ trong một không gian hẹp như: “Tập tầm vông, chi chi chành chành, oẳn tù tỳ” 
( Phụ lục 11)
VD: Ở góc học tập, trẻ có thể chơi trò chơi “Cắp cua bỏ giỏ”, cắp vào giỏi và đếm số lượng cắp được hay trò chơi “ô ăn quan” ( Phụ lục 12). 
*Hoạt động chiều
Trong giờ hoạt động chiều, tôi lựa chọn dạy trẻ lời các TCDG trẻ giúp trẻ thuộc lời khi tham gia TCDG. Hầu hết các TCDG Việt Nam đều gắn liền với những bài đồng dao có nhịp điệu, âm thanh dễ thuộc dễ nhớ. Khi chơi các TCDG trẻ không chỉ thực hiện các vận động của mình mà thường vừa chơi vừa đọc các bài đồng dao.
TCDG chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời bài đồng dao. Chính vì vậy, giáo viên cần cho trẻ làm quen với lời các bài đồng dao của các trò chơi dân gian có lời trước khi hướng dẫn trẻ chơi.
VD: Thứ 3 tổ chức TCDG “Kéo cưa lừa xẻ” thì tôi xây dựng hoạt động chiều thứ 5 tuần trước là dạy trẻ bài đồng dao “Kéo cưa lừa xẻ” ( Phụ lục 13).
*Hoạt động ngày lễ - ngày hội
Trẻ không chỉ được chơi các TCDG trong các hoạt động hàng ngày mà trong các ngày - hội ngày lễ nhà của nhà trường tôi cũng mạnh dạn tham mưu với ban giám hiệu nhà trường đưa các TCDG vào để tổ chức cho trẻ chơi. Trong ngày hội thể dục thể thao trẻ được chơi các TCDG như: Kéo co, nhảy bao bố, ( Phụ lục 14). Hay dịp Tết trung thu, nhà trường tổ chức “Ngày hội trăng rằm” cho trẻ chơi các TCDG: bịt mắt đánh trống, cướp cờ, kéo co, giải câu đố 
( Phụ lục 15).
Thông qua các ngày lễ - ngày hội, các sự kiện của trường – lớp tôi mời phụ huynh tham gia chơi cùng các con các TCDG. Qua đó, phụ huynh hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của TCDG đối với trẻ và đồng thời tạo được sự gắn kết giữa phụ huynh – nhà trường, phụ huynh – trẻ.
Qua các ngày lễ ngày hội, tôi thấy trẻ hào hứng, hứng thú, mạnh dạn, tích cực tham gia các TCDG.
2.3 Giải pháp 3: Kết hợp với phụ huynh để giúp trẻ yêu thích và chơi tốt TCDG
Ngày nay, trong thời đại 4.0 nhiều bậc phụ huynh ít quan tâm và quên mất tầm quan trọng của TCDG đối với trẻ nhỏ. Trong thời gian trẻ ở nhà phụ huynh thường hay cho trẻ xem tivi, điện thoạimà không giành nhiều thời gian để chơi cùng con dẫn đến không có sự gắn kết - chia sẻ giữa cha mẹ hay các thành viên trong gia đình với trẻ. Vì vậy, để thực hiện tốt việc kết hợp cùng cha mẹ trẻ giúp trẻ chơi tốt TCDG, tôi đã đưa ra các biện pháp cụ thể sau:
 Với những phụ huynh không có thời gian đưa và đón trẻ thì tôi tìm nhiều hình thức để trao đổi như: Trao đổi qua ông bà, gọi điện thoại, in những bài đồng dao và những trò chơi dân gian để gửi về nhà cho phụ huynh đọc và dạy trẻ chơi.
      Những phụ huynh trực tiếp đưa trẻ đi học, tôi đã thường xuyên trao đổi cùng các bậc phụ huynh qua giờ đón - trả trẻ về các TCDG và trao đổi về các bài mà tôi đã lựa chọn phù hợp với các nội dung giáo dục, kết hợp dạy trẻ tại gia đình.
 Tuyên truyền với các bậc phụ huynh tranh thủ thời gian đọc sách, tìm những trò chơi dân gian hay dạy trẻ, sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có tại gia đình.
 Lập trang zalo riêng của lớp để trao đổi tình hình học tập vui chơi của trẻ trên lớp, gửi các TCDG cho phụ huynh để về nhà chơi cùng các con (Phụ lục 16).
 Thay vì cho trẻ xem các chương trình với nội dung không phù hợp, nội dung mang tính bạo lựctôi giới thiệu tới phụ huynh chương trình “Bibabibô – Chương tình giáo dục giải trí cho bé” (Phụ lục 17). Đây là chương trình giới thiệu đến trẻ các TCDG phù hợp với trẻ nhỏ rất hay và thú vị.
 Như vậy, qua việc phối hợp với phụ huynh đã giúp giảm thời gian xem tivi, điện thoại hay máy tính của trẻ, tạo sự gần gũi giữa trẻ với các thành viên trong gia đình và còn giúp trẻ mạnh dạn, tự tin vui chơi với các bạn cùng trang lứa trong thôn xóm.
3. Kết quả
Trong thời gian tôi áp dụng các biện pháp này đối với trẻ của mình thì tôi đã thu được một số kết quả như sau:
*Đối với trẻ:
- Trẻ hứng thú tham gia tích cực vào các TCDG do cô và nhà trường tổ chức.
 - Trẻ được mở rộng và có thêm nhiều hiểu biết về TCDG.
- Đa số trẻ đã biết tự tổ chức TCDG với các bạn trong lớp.
- Trẻ nhanh nhẹn, năng động, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh, nâng cao tinh thần đoàn kết trong hoạt động nhóm.
*Đối với giáo viên:
- Giáo viên linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc tổ chức các TCDG.
- Biết cách bố trí sắp xếp không gian tổ chức TCDG một cách hợp lý và khoa học.
 - Giáo viên tích cực sưu tầm TCDG cho trẻ.
*Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng tham gia ủng hộ các nguyên vật liệu làm đồ chơi cho các TCDG.
- Phụ huynh đã quan tâm đến việc cho trẻ chơi các TCDG không chỉ ở trường mà cả khi ở nhà.
4. Kết luận
Kính thưa quý vị, thưa quý Ban giám khảo, tôi vừa trình bày báo cáo “Một số giải pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi chơi tốt trò chơi dân gian”. Trên đây là nội dung thuyết trình của tôi, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Ban giám khảo và bạn bè, đồng nghiệp để bài thuyết trình của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TCDG: Trò chơi dân gian
VD: Ví dụ
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
Phụ lục 4
Phụ lục 5
Phụ lục 6
Phụ lục 7
Phụ lục 8
Phụ lục 9
Phụ lục 10
Phụ lục 11
Phụ lục 12
Phụ lục 13
Phụ lục 14
Phụ lục 15
Phụ lục 16
Phụ lục 17

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_tre_4_5_tuoi_cho.docx