Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt văn miêu tả

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt văn miêu tả

Mục đích của việc dạy Tập làm văn ở trư­ờng Tiểu học là hình thành những kĩ năng trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ. Học sinh biết viết bài văn hay sẽ biết cách tìm hiểu, đánh giá cuộc sống một cách chân thực. Khi viết được bài văn theo đúng định hướng, học sinh không chỉ nhận thức đúng được về sự vật mà còn rung động về tình cảm, nảy nở những ­ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hoạt động sáng tạo cũng nh­ư bồi dư­ỡng đ­ược lòng yêu thiên nhiên, yêu cái thiện, cái đẹp.

Trong đời sống, muốn người khác nhận ra những điều mình đã nhìn
thấy, đã trải qua… chúng ta phải miêu tả. Bởi vậy, có thể nói văn miêu tả có một vị trí quan trọng trong cuộc sống cũng như trong chương trình tập làm văn bậc tiểu học. Tuy nhiên nó đang là phân môn khó gây được hứng thú học cho học sinh. Khi viết văn miêu tả các em thường mắc phải khuyết điểm: “Dập khuôn, máy móc, thiếu chân thực”. Nhiều học sinh học thuộc văn mẫu và khi làm bài thì các em chỉ chép ra những gì mình nhớ. Bài văn sơ sài, không đủ ý, không có sắc thái riêng của đối tượng miêu tả, thiếu sự rung cảm, …

doc 16 trang Mai Loan 26/05/2024 5757
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mục đích của việc dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học là hình thành những kĩ năng trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ. Học sinh biết viết bài văn hay sẽ biết cách tìm hiểu, đánh giá cuộc sống một cách chân thực. Khi viết được bài văn theo đúng định hướng, học sinh không chỉ nhận thức đúng được về sự vật mà còn rung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hoạt động sáng tạo cũng như bồi dưỡng được lòng yêu thiên nhiên, yêu cái thiện, cái đẹp. 
Trong đời sống, muốn người khác nhận ra những điều mình đã nhìn 
thấy, đã trải qua chúng ta phải miêu tả. Bởi vậy, có thể nói văn miêu tả có một vị trí quan trọng trong cuộc sống cũng như trong chương trình tập làm văn bậc tiểu học. Tuy nhiên nó đang là phân môn khó gây được hứng thú học cho học sinh. Khi viết văn miêu tả các em thường mắc phải khuyết điểm: “Dập khuôn, máy móc, thiếu chân thực”. Nhiều học sinh học thuộc văn mẫu và khi làm bài thì các em chỉ chép ra những gì mình nhớ. Bài văn sơ sài, không đủ ý, không có sắc thái riêng của đối tượng miêu tả, thiếu sự rung cảm, Vậy phải làm thế nào để giúp học sinh học tốt và đam mê học phân môn tập làm văn, đặc biệt là văn miêu tả. Điều đó đang là điều trăn trở đối với tôi. Xuất phát từ những lí do trên, tôi tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu tìm ra “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt văn miêu tả”.
II. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Thời gian nghiên cứu:
Năm học 2019- 2020.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt văn miêu tả. 
3. Phạm vi nghiên cứu, đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
Thể loại văn miêu tả trong môn Tiếng Việt lớp 4.
Học sinh lớp 4B do tôi chủ nhiệm và học sinh khối 4 của trường.
III. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC VĂN MIÊU TẢ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC: 
Đa số các trường hiện nay đã tương đối đủ về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Đội ngũ giáo viên cũng tương đối đầy đủ về số lượng, tỉ lệ chuẩn hoá đã được nâng cao. Việc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học từng bước được đẩy mạnh. Song để tiết học thực sự lôi cuốn học sinh vào quá trình học tập. Các hoạt động của thầy và trò diễn ra được tự nhiên, nhẹ nhàng, hiệu quả trên cơ sở phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh còn là một vấn đề cần được quan tâm. Đặc biệt là đối với phân môn Tập làm văn.
1. Đối với giáo viên:
Chủ yếu giáo viên giảng dạy kiến thức trong sách giáo khoa và bằng phương pháp thuyết trình, giảng giải. Học sinh thụ động tiếp thu kiến thức. Việc đàm thoại, sử dụng đồ dùng trực quan, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học có thực hiện nhưng kết quả chưa cao, chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của học sinh. 
Nhiều giáo viên chưa phân loại từng đối tượng học sinh để đề ra kế hoạch dạy học phù hợp. Việc nhận xét bài cho học sinh của một số giáo viên còn chung chung. Trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên chưa chú ý nhiều đến hướng dẫn học sinh quan sát, gợi mở, cung cấp vốn từ ngữ miêu tả, các biện pháp nghệ thuật và rèn các kĩ năng liên kết câu, đoạn cho học sinh. 
2. Đối với học sinh: 
Qua giảng dạy ở lớp 4 tôi nhận thấy kĩ năng làm văn của các em chưa tốt. Bài làm còn hời hợt, chung chung. Vốn từ của các em còn nghèo, dùng từ trùng lặp, sai nghĩa, sai lỗi chính tả nhiều. Một số em không nắm được cấu trúc ngữ pháp nên sử dụng dấu câu tùy tiện. Các em còn sử dụng từ ngữ trong văn nói vào văn viết. Chưa sáng tạo khi dùng từ đặt câu.
Phần lớn các em mới chỉ biết miêu tả các câu văn ở mức độ đơn giản,
chưa biết quan sát tinh tế, chưa biết dùng hình ảnh so sánh, nhân hoá và từ ngữ bộc lộ cảm xúc của mình để miêu tả nên các câu văn còn mang tính kể nhiều hơn. 
	Cụ thể, kết quả khảo sát kiến thức và kĩ năng làm bài của học sinh khi học xong tuần 2 bài:“Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện” như sau:
 Điểm
TSHS
9; 10
7; 8
5; 6
Dưới 5

31
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2
6.5
4
12.9
21
67.7
4
12.9

PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Với thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu và tiến hành thực hiện “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt văn miêu tả” như sau:
1. Tìm hiểu và phân loại đối tượng học sinh.
Mục tiêu: Đề ra kế hoạch dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, từ đó giúp phát triển năng lực viết văn miêu tả cho các em.
2. Hướng dẫn học sinh nắm được yêu cầu chung của một bài văn miêu tả. 
	Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách viết bài văn miêu tả chân thực, có trình tự hợp lý, có trọng tâm và chọn được những nét tiêu biểu của đối tượng miêu tả, bộc lộ được cảm xúc chân thành khi viết văn và có lời văn sinh động, gợi tả- gợi cảm.
3. Hướng dẫn học sinh xác định đúng trọng tâm của đề.
Mục tiêu: Giúp định hướng quá trình làm bài của học sinh, tránh làm bài lạc đề.
4. Hướng dẫn quan sát đối tượng miêu tả, ghi chép những điều quan sát được. 
 Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách quan sát để nhận biết sự vật và tìm ra các đặc điểm nổi bật của sự vật, ghi chép lại một cách hợp lí.
 5: Hướng dẫn học sinh sắp xếp ý để được một dàn bài chi tiết và viết thành đoạn, bài, diễn đạt có nghệ thuật. 
Mục tiêu: Giúp học sinh có kĩ năng sắp xếp ý- lập dàn bài chi tiết cho : Mở bài - Thân bài - Kết bài. Biết dùng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và các biện pháp nghệ thuật khi viết đoạn, bài.
6. Giúp học sinh phát hiện ra lỗi sai trong bài làm và tự sửa lỗi.
Mục tiêu: Nhằm giúp các em thấy được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình, tìm ra cách sửa sai để tiến bộ. 
7. Khen ngợi, động viên học sinh kịp thời.
Mục tiêu: Giúp học sinh tăng thêm lòng tự tin với bản thân, khích lệ các em phấn đấu học tập tốt hơn. 
II. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP: 
1. Tìm hiểu và phân loại đối tượng học sinh.
Sau bài kiểm tra tuần 2, tôi tiến hành phân loại học sinh. Căn cứ vào đó để nắm được từng đối tượng học sinh, từ đó đề ra kế hoạch dạy học phù hợp. 
Chẳng hạn: Học sinh đã viết được bài văn miêu tả đúng bố cục, tôi hướng dẫn thêm để học sinh biết sử dụng nhiều từ ngữ miêu tả giàu hình ảnh và sử dụng các biện pháp nghệ thuật vào bài để bài viết hay hơn.
 	 VD: Tả cây hoa hồng.
- Dùng từ ngữ gợi tả “Những chiếc lá hồng non óng mượt, màu nâu đỏ pha sắc tím. Mặt trên như láng mỡ, mặt dưới mịn màng, nổi bật những đường gân nhỏ li ti”. 
- Dùng biện pháp so sánh: “Nụ hồng mới ra búp chúng như những chiếc đèn ngủ được bao bọc bởi đài hoa xanh biếc. Khi hoa hé nở, những cánh hoa nhỏ úp vào nhau, tạo thành những nụ hoa chúm chím như đôi môi đỏ hồng của người thiếu nữ”. 
- Dùng biện pháp nhân hoá: “Khi ông mặt trời nhô lên phía sau ngọn núi, cánh hoa lại nghiêng mình hứng lấy những tia nắng ban mai”.
Còn học sinh yếu, tôi hướng dẫn bước đầu học sinh viết đúng và đủ bố cục bài văn miêu tả, dùng từ ngữ phù hợp, viết đúng chính tả. 
Ví dụ tả con mèo: Trước tiên, tôi cho học sinh nhắc lại cấu tạo bài văn miêu tả con vật gồm mấy phần? Hệ thống cho học sinh từng phần viết như thế nào? 
Chẳng hạn: Mở bài: Giới thiệu con vật ở đâu? Ai nuôi? (Nhà em nuôi được một chú mèo trông rất đáng yêu).
Thân bài: Tả ngoại hình: Bộ lông thế nào? (Bộ lông màu xám tro, rất
mượt). Hai mắt ra sao? (Hai mắt sáng và tinh). Tai như thế nào? (Tai vểnh lên như luôn nghe ngóng. Mỗi khi có tiếng động nhẹ là chú phát hiện ngay). Bốn chân như
thế nào? (Bốn chân thon thon và rất nhanh nhẹn. Chú đi lại thật nhẹ nhàng, không gây một tiếng đông nhỏ nhờ có miếng thịt mềm dưới bàn chân. ...)
Tả hoạt động: Bắt chuột thế nào? (Sau mỗi bữa ăn buổi tối là chú ngồi ngay gần bao thóc để rình chuột. Hễ con chuột nào bén mảng đến là mèo nhảy ra vồ ngay. ...). Các hoạt động hoặc thói quen khác? (Buổi sáng chú thường chơi đùa với con cún, có khi đùa với chính cái bóng của mình hay con bướm nhỏ. Đùa giỡn chán chú nằm dài ra giữa sân phơi nắng...)
Kết bài: Cảm nghĩ của em về con vật ? (Em rất thích chú mèo này. Nhờ có
chú mà quanh nhà em không còn bóng dáng một con chuột nào nữa).
Như vậy, để nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh cần phân loại đối tượng học sinh và giảng dạy theo đối tượng. Từ đó giúp các em dần tiến bộ và yêu thích môn học hơn.
2. Hướng dẫn học sinh nắm được những yêu cầu chung của bài văn miêu tả. 
2.1. Bài văn miêu tả chân thực.
	Miêu tả là dùng lời văn có hình ảnh, làm hiện ra trước mắt người đọc (nghe) bức tranh về một đối tượng (một cây cụ thể, một loài cây, một con vật cụ thể, một loài vật, ) đã làm ta chú ý và cảm xúc sâu sắc. Do vậy, bài văn miêu tả trước hết cần có tính chân thực (đúng thực tế, đúng bản chất của đối tượng). Nhà thơ Tố Hữu có viết: "Văn chương là sáng tạo, là tưởng tượng, nhưng đừng có nói dối, đừng bịa đặt những điều mà mình không nghĩ, không cảm nhận chân thật''. Dạy cho học sinh tiểu học miêu tả chân thực một đối tượng, trước hết phải đi từ yêu cầu tả đúng thực tế. Nghĩa là thông qua việc quan sát trực tiếp, bằng nhiều giác quan, chọn được từ ngữ thích hợp, diễn tả đúng được đối tượng, không làm cho người đọc hiểu sai hoặc không hình dung được đối tượng đó. 
	2.2. Bài văn miêu tả có trình tự hợp lý.
	Để giúp người đọc (nghe) tái hiện được đối tượng miêu tả một cách chân thực, sinh động, bài văn miêu tả phải tuân theo một trình tự hợp lý. Thường là trình tự theo thời gian, theo không gian, theo cấu tạo hoặc kết cấu..., cũng có thể là trình tự của sự hứng thú, sở thích, theo mạch diễn biến của tâm lí con người.... Điều quan trọng là văn miêu tả phải diễn tả liền mạch, trong sáng, tình cảm, không miêu tả lộn xộn, trùng lặp hay tản mạn, rườm rà....Do vậy, trong văn miêu tả tôi thường hướng dẫn học sinh quan sát, miêu tả theo những trình tự như sau:
	- Tả theo trình tự thời gian: Cái gì xảy ra trước (có trước) thì miêu tả trước, cái gì xảy ra sau (có sau) thì miêu tả sau. Trình tự này thường được vận dụng trong bài tả cây cối theo từng thời kì phát triển của cây.
 Ví dụ: Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những bông hoa đỏ mọng 
	Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
 Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Những bông hoa đỏ ngày nào đã trở thành những quả gạo múp míp,Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho những múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng lóa. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới. (Bài "Cây gạo"- Vũ Tú Nam, Trích "Tiếng Việt 4 tập II - SGK).
	- Tả theo trình tự không gian: Từ xa đến gần, từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, từ trái qua phải... hoặc ngược lại. Trình tự này thường được vận dụng khi miêu tả lần lượt từng bộ phận của cây, của đồ vật.
 Ví dụ: Đoạn văn tả cây chuối của bạn Hồng Nhung:
 Nhìn từ xa, cây chuối như chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầungười, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi. 
 Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm, to như cái máng nước úp sấp.  (Trích Vở bài tập Tiếng Việt 4 Tập II).
	Khi đã nắm được các trình tự trên, học sinh có thể vận dụng linh hoạt trong việc trình bày bài viết (hoặc nói).
	2.3. Bài văn miêu tả có trọng tâm và chọn được những nét tiêu biểu của đối tượng miêu tả.
	- Thông thường, trọng tâm miêu tả phụ thuộc vào yêu cầu của đề bài cho trước. Ví dụ: Tả vườn rau (vườn hoa) thì trọng tâm là các luống rau - cây rau (hoặc những luống hoa, cây hoa) với những nét nổi bật, tiêu biểu của nó; cảnh xung quanh có liên quan (cây cối - chim chóc - người...) chỉ là phụ, không cần tả kĩ.
	- Tuy nhiên, trọng tâm miêu tả không chỉ phụ thuộc vào yêu cầu của đề bài mà còn phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể và những nét đặc biệt nổi bật của đối tượng đó. Ví dụ: Tả cây sầu riêng, nhà văn Mai Văn Tạo tập trung vào những điểm nổi bật của hương vị sầu riêng: “Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ”. 
	Tả cây phượng, nhà văn Xuân Diệu tập trung vào những điểm nổi bật của hoa mà không tả kĩ các bộ phận của cây: "Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây,  Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực sự là nỗi niềm bông phượng. Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu.”
	- Như vậy, tả có trọng tâm và chọn được những nét riêng tiêu biểu sẽ làm cho đối tượng được miêu tả hiện ra sinh động, có những nét riêng độc đáo, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
	2.4. Bài văn miêu tả bộc lộ được cảm xúc chân thành của người viết.
	Miêu tả không phải là tái hiện lại đối tượng theo kiểu "chụp ảnh", mà chính là bộc lộ tình cảm và ý nghĩ của mình đối với vật được miêu tả. Những bài miêu tả thiếu cảm xúc thường khô khan, không truyền cảm được cho người đọc. Do vậy, ngoài việc quan sát kĩ đối tượng, học sinh cần phải có suy nghĩ, phát hiện ra những nét đẹp, nét đáng yêu của đối tượng; cần có sự liên tưởng, tưởng tượng để bộc lộ cảm xúc của mình, thể hiện rõ mối quan hệ giữa người tả và đối tượng được miêu tả. "Cách cảm, cách nghĩ" chân thành, giàu tình cảm yêu thương, quý trọng những vẻ đẹp của đối tượng sẽ làm cho bài văn miêu tả có tâm hồn, sẽ đem đến cho người đọc những cảm xúc. Đó là yếu tố cần thiết của một bài văn hay.
	Ví dụ: Tả hàng cây quen thuộc bên đường đi học. 
	Học sinh cần nêu được những nét đáng yêu của hàng cây; sự thân thiết của mình với cây ra sao; sự thay đổi của nó so với hôm qua như thế nào và tương lai, hàng cây ấy sẽ có gì đẹp đẽ hơn, ý nghĩa hơn với bản thân và với mọi người... 
 Chính vì vậy, chỉ khi nào người viết có tình cảm thực sự với vật được miêu tả thì bài văn mới bộc lộ được những cảm xúc chân thành. Người đọc mới thật sự rung cảm trước đối tượng được miêu tả.
2.5. Bài văn miêu tả diễn đạt bằng lời văn sinh động, gợi tả- gợi cảm.
	Vận dụng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm vào viết văn và lựa chọn được từ ngữ miêu tả hợp lí là yêu cầu quan trọng, đòi hỏi phải được đặt ra một cách nghiêm túc. Muốn làm được yêu cầu này thì người viết trước hết phải có vốn từ phong phú. Ngoài ra còn đòi hỏi học sinh phải hiểu nghĩa từ, tác dụng của từ, cách sử dụng từ. 
	Ví dụ: Khi tả cây ăn quả, tôi đã gợi ý để học sinh tìm ra những từ chỉ màu sắc thích hợp tả quả khi chín như: vàng tươi, vàng ươm, đỏ mọng,  Còn khi tả cây đang lên xanh tốt học sinh phải chọn nhóm từ chỉ sắc xanh của lá: xanh non, xanh mượt mà, xanh thẫm,  Tả cánh hoa màu đỏ, có thể lựa chọn từ ngữ phù hợp (đỏ tươi, đỏ thắm, đỏ rực...). Để nói lên tình cảm, sự chăm sóc của con người đối với cây cối, con vật, đồ vật (tưới nước, bắt sâu, tỉa lá, vuốt ve, nựng, nâng niu, )
	Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng các từ ngữ phù hợp văn cảnh nhằm diễn tả sinh động đối tượng được nói đến, giúp người đọc cảm nhận được vật đó như đang ở trước mặt.
	Ví dụ: "Mặt trời đã lên cao" (câu văn kể); "Mặt trời đỏ lựng, tròn vành vạnh như cái mâm con, đã lên cao trên đỉnh núi khoảng một con sào" (câu văn tả).
	Bài văn miêu tả thiếu đi các từ ngữ có sức tạo hình, gợi cảm thì chắc chắn sẽ không thể hay. Nhưng cũng cần ý thức được rằng nếu dùng từ ngữ, hình ảnh tuỳ tiện hoặc khuôn sáo, bắt chước một cách lộ liễu thì cách miêu tả cũng không có sức thuyết phục. Cụ thể từ ngữ trong văn miêu tả phải thật chính xác. Dùng từ hay không có nghĩa là từ đó phải “kêu”. Dùng từ phong phú không có nghĩa là liệt kê ra thật nhiều. Điều quan trọng là người tả cần chọn đúng từ ngữ diễn tả chính xác nhất cái thần, cái hồn của đối tượng miêu tả.
	Ví dụ: Cùng tả về hoa gạo có em viết: “Nhìn từ xa cây gạo đỏ rực như lửa. Những bông hoa gạo nở bung ra như thắp lên những đốm lửa đỏ hồng làm bừng sáng cả khúc sông”. Còn nhà văn Vũ Tú Nam lại viết: “Những bông hoa gạo rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp”.
Rõ ràng cùng tả hoa gạo nhưng có nhiều cách dùng từ, đặt câu khác nhau. Việc sử dụng nhiều từ ngữ gợi tả, gợi cảm khác nhau không chỉ tạo nên những câu văn hay mà còn khơi dậy cho các em những ước mơ tốt đẹp, lòng yêu thiên nhiên, yêu cái thiện, cái đẹp. 
Bên cạnh việc lựa chọn từ ngữ gợi tả, gợi cảm, vấn đề tạo hình ảnh trong văn miêu tả cũng không kém phần quan trọng. Có thể thấy rõ câu văn miêu tả giàu hình ảnh bao nhiêu thì sức gợi cảm của nó sẽ lớn bấy nhiêu. Vì vậy, giáo viên cần giúp các em viết được câu văn có giá trị nghệ thuật. Tôi rất tâm đắc với quan điểm của Phạm Hổ: ”Không có cái mới thì không có văn học”. Trước khi viết học sinh phải lựa chọn được những chi tiết nào có thể miêu tả theo cách so sánh hay nhân hoá. Chọn được chi tiết rồi ta mới lựa chọn xem so sánh với gì và nhân hoá như thế nào.
Ví dụ: Bài tả cây cam đang mùa quả chín. Câu văn: ” Những chùm cam chín vàng trông thật ngon”. Học sinh có thể viết thành: ” Những chùm cam chín vàng, da căng mọng như mời gọi mọi người đến thưởng thức”.
3: Hướng dẫn học sinh xác định đúng trọng tâm của đề bài.
 Đây là một bước rất quan trọng. Nó là bước định hướng quá trình làm bài của học sinh. Định hướng đúng học sinh sẽ làm bài đúng, định hướng sai dẫn đến HS làm bài sai (lạc đề). Vậy để giúp học sinh lớp 4 làm đúng đề bài, tôi đã yêu cầu như sau:
3.1. Đọc kỹ đề bài, xác định yêu cầu của đề: 
Tôi yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài, tìm hiểu nghĩa của những từ ngữ, những vế câu, chọn ra những từ ngữ quan trong nhất, gạch dưới những từ ngữ đó.
3.2. Trả lời những câu hỏi sau:
+ Đề bài thuộc kiểu bài gì? (Tả đồ vật, cây cối hay tả con vật).
+ Đối tượng miêu tả là gì? (Ví dụ: Đồ chơi, đồ dùng học tập, Cây hoa, cây bóng mát, cây ăn quả,Con vật nuôi trong gia đình, con vật gặp trên đường, con vật thấy trên truyền hình,).
+ Phạm vi miêu tả? (Ví dụ: Đồ vật của em hay của ai?...Cây trồng ở trường, ở nhà hay ở hai bên đường, ... ).
Ví dụ đề bài: Em hãy tả một cây cho bóng mát.
- HS đọc kỹ đề bài gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng: Tả một cây cho bóng mát.
- HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Đề bài thuộc kiểu bài gì? (Tả cây cối)
+ Đối tượng miêu tả là gì? (Tả cây bàng, cây sà cừ,...)
+ Phạm vi miêu tả? ( Ở sân trường, hai bên đường, sân nhà văn hoá thôn...)
4: Hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng miêu tả và ghi chép lại những điều quan sát được.
 4.1. Cách quan sát.
 Học sinh muốn miêu tả hay phải tập quan sát, phải có công quan sát tỉ mỉ, phải sử dụng các giác quan để nhận biết sự vật và tìm ra các đặc điểm nổi bật của sự vật. Nếu học sinh không được hướng dẫn quan sát đúng thì dẫn đến miêu tả sự vật một cách chung chung không đúng thực tế. Chính vì vậy, tôi thường hướng dẫn học sinh quan sát như sau: 
a. Quan sát bằng nhiều giác quan.
	Học sinh tiểu học thường quen quan sát bằng mắt nhiều hơn các giác quan khác, do đó bài văn thường nghèo ý. Tập cho học sinh có thói quen quan sát bằng nhiều giác quan sẽ làm cho bài văn có nội dung phong phú, diễn tả sinh động hơn.
 - Dùng mắt, ta thường phân biệt được hình khối, màu sắc của sự vật. Nhìn kỹ và tinh, có thể phát hiện ra nhiều nét đặc biệt của sự vật. Nhờ đó tác giả đã vẽ ra được hình ảnh những cái cây thật gần gũi, đáng yêu như: „Ở đầu bản tôi có mấy cây trám đen. Thân cây cao vút, thẳng như một cột nước từ trên trời rơi xuống. Cành cây mập mạp, nằm ngang, vươn tỏa như những gọng ô. Trên cái gọng ô ấy xòe tròn một chiếc ô xanh ngút ngát. Lá trám đen chỉ to bằng bàn tay đứa trẻ lên ba, nhưng dài chừng một gang tay”(Theo Vi Hồng, Hồ Thủy Giang).
 - Dùng tai, ta nghe thấy được âm thanh, nhịp điệu và gợi được cảm xúc tới người đọc, người nghe.
 Ví dụ: Từ xa nhìn lại, cây dừa cao to, xùm xòa. Thân cây được bao bọc bên ngoài bằng lớp vỏ cứng, sần sùi. Các tàu lá dừa màu xanh sẫm, to và xòe ra mọi phía. Những tàu lá đang dùng chiếc vĩ cầm của mình kéo thành một bản nhạc

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_h.doc