SKKN Vận dụng trò chơi vào dạy một số kiểu bài mở rộng vốn từ trong phân môn luyện từ và câu lớp 4

SKKN Vận dụng trò chơi vào dạy một số kiểu bài mở rộng vốn từ trong phân môn luyện từ và câu lớp 4

Trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng, phân môn Luyện từ và câu chiếm một vị trí quan trọng, một trong những nhiệm vụ đó là làm giàu vốn từ cho học sinh và trang bị cho các em một số kiến thức về từ, câu. Từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ.

 Việc nghiên cứu, tìm tòi để dạy tốt phân môn Luyện từ và câu là việc làm không thể thiếu được đối với mỗi giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Khi dạy học cần giúp cho các em có lòng say mê, hứng thú học môn Tiếng Việt nhằm tiếp thu bài vận dụng vào thực tế một cách dễ dàng. Chính vì vậy, người giáo viên hiện nay phải không ngừng tìm tòi học hỏi tích luỹ những phương pháp có thể áp dụng một cách thuận tiện nhất, dễ hiểu, dễ làm mang lại hiệu quả cao trong dạy học. Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy việc tổ chức các hình thức trò chơi trong dạy học phân môn Luyện từ và câu này là rất cần thiết.

 Đối với học sinh Tiểu học “Học mà chơi - chơi mà học” là một trong những hình thức tổ chức trò chơi giúp cho học sinh tích cực tham gia vào hoạt động thực hành rèn luyện kỹ năng, đồng thời tiếp thu kiến thức một cách tự giác và hứng thú, kích thích sự tìm tòi, khám phá ham hiểu biết, tạo cơ hội để các em tự thể hiện mình. Trò chơi học tập còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần trách nhiệm cộng đồng . Thông qua trò chơi học tập ở phân môn Luyện từ và câu học sinh được phát triển cả về trí tuệ, thể lực, nhân cách, giúp cho việc học tập nhẹ nhàng hơn. Đồng thời đáp ứng được hai nhu cầu đó là “nhu cầu vui chơi và nhu cầu học tập”, đây là một hình thức đang được xã hội quan tâm. Vì học sinh Tiểu học là “Tiềm năng phát triển” nên người giáo viên phải biết sáng tạo, sử dụng hài hoà các phương pháp khác nhau để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức và vận dụng vào thực tế, tức là phát triển ở học sinh khả năng giải quyết những vấn đề do cuộc sống đặt ra. Mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu là rèn luyện và phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua việc phát triển vốn từ, rèn luyện kĩ năng dùng từ chính xác, rèn luyện kỹ năng tạo lập từ và sử dụng từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

 

doc 20 trang thuychi01 67102
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng trò chơi vào dạy một số kiểu bài mở rộng vốn từ trong phân môn luyện từ và câu lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
"VẬN DỤNG TRÒ CHƠI VÀO DẠY MỘT SỐ KIỂU BÀI
 MỞ RỘNG VỐN TỪ TRONG PHÂN MÔN
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4"
Họ và tên: Mai Thị Liên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
SKKN thuộc lĩnh vực: Tiếng Việt
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
1.5. Những điểm mới của SKKN: 
3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
4
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
5
2.2.1. Thực trạng
5
2.2.2. Kết quả thực trạng
6
2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại
6
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện
7
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận 
17
3.2. Kiến nghị
18
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng, phân môn Luyện từ và câu chiếm một vị trí quan trọng, một trong những nhiệm vụ đó là làm giàu vốn từ cho học sinh và trang bị cho các em một số kiến thức về từ, câu. Từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. 
 	Việc nghiên cứu, tìm tòi để dạy tốt phân môn Luyện từ và câu là việc làm không thể thiếu được đối với mỗi giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Khi dạy học cần giúp cho các em có lòng say mê, hứng thú học môn Tiếng Việt nhằm tiếp thu bài vận dụng vào thực tế một cách dễ dàng. Chính vì vậy, người giáo viên hiện nay phải không ngừng tìm tòi học hỏi tích luỹ những phương pháp có thể áp dụng một cách thuận tiện nhất, dễ hiểu, dễ làm mang lại hiệu quả cao trong dạy học. Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy việc tổ chức các hình thức trò chơi trong dạy học phân môn Luyện từ và câu này là rất cần thiết.
 	Đối với học sinh Tiểu học “Học mà chơi - chơi mà học” là một trong những hình thức tổ chức trò chơi giúp cho học sinh tích cực tham gia vào hoạt động thực hành rèn luyện kỹ năng, đồng thời tiếp thu kiến thức một cách tự giác và hứng thú, kích thích sự tìm tòi, khám phá ham hiểu biết, tạo cơ hội để các em tự thể hiện mình. Trò chơi học tập còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần trách nhiệm cộng đồng . Thông qua trò chơi học tập ở phân môn Luyện từ và câu học sinh được phát triển cả về trí tuệ, thể lực, nhân cách, giúp cho việc học tập nhẹ nhàng hơn. Đồng thời đáp ứng được hai nhu cầu đó là “nhu cầu vui chơi và nhu cầu học tập”, đây là một hình thức đang được xã hội quan tâm. Vì học sinh Tiểu học là “Tiềm năng phát triển” nên người giáo viên phải biết sáng tạo, sử dụng hài hoà các phương pháp khác nhau để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức và vận dụng vào thực tế, tức là phát triển ở học sinh khả năng giải quyết những vấn đề do cuộc sống đặt ra. Mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu là rèn luyện và phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua việc phát triển vốn từ, rèn luyện kĩ năng dùng từ chính xác, rèn luyện kỹ năng tạo lập từ và sử dụng từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
 	Từ những lí do trên, cộng với kinh nghiệm trong giảng dạy, tôi đã thường xuyên áp dụng trò chơi học tập vào các tiết học Luyện từ và câu. Tôi thấy những trò chơi ấy thật sự có hiệu quả cao trong giờ học, lại dễ tổ chức, dễ thực hiện, tiết học lại sôi nổi gây hứng thú cho học sinh mà đạt hiệu quả cao. Vì thế cho nên tôi đã chọn đề tài: 
 “Vận dụng trò chơi vào dạy một số kiểu bài Mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Dạy phân môn Luyện từ và câu là nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ của học sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản, rèn cho học sinh kỹ năng dùng từ đặt câu để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình một cách tốt nhất. Luyện từ và câu có vai trò hướng dẫn học sinh trong việc nghe, nói, đọc, viết, phát triển ngôn ngữ và trí tuệ của các em. Trong Tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ đặt câu của các em; cung cấp một số kiến thức về từ và câu.
 	Học tốt môn học này sẽ tạo tiền đề cho các em học tốt những môn học khác, không những thế mà còn giúp các em có kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp hằng ngày.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Trò chơi khi dạy kiểu bài “mở rộng vốn từ” trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: 
- Phân tích tổng hợp tài liệu, hệ thống hóa, khái quát hóa một số vấn đề lí luận có liên quan đến dạy – học phân môn Luyện từ và câu lớp 4.
 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
Thông qua các tiết dạy tại lớp để rút kinh nghiệm hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ. Thông qua việc kiểm tra, chữa bài để tìm hiểu những sai sót của học sinh. Tích cực dự giờ đồng nghiệp, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp, Tham gia thao giảng ở trường, bài dạy mẫu, học hỏi đồng nghiệp để có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ học.
Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê chất lượng
1.5. Những điểm mới của SKKN: 
Năm học 2016 – 2017 tôi phụ trách giảng dạy lớp 4C, thực trạng vốn từ của học sinh rất hạn chế, việc sử dụng từ thiếu chính xác rất phổ biến,Tôi thấy việc vận dụng trò chơi trong học tập đã giúp học sinh dễ hiểu bài và nhớ lâu. Vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi lại tiếp tục tìm ra một số trò chơi khi dạy kiểu bài “Mở rộng vốn từ” đã mang lại hiệu quả đáng kể. Cụ thể là:
Vận dụng thêm một số trò chơi khi dạy kiểu bài “Mở rộng vốn từ” như 
Mở rộng vốn từ qua trò chơi: tiếp sức; tìm từ theo nét nghĩa; thi đặt câu; thi Tìm từ ẩn nấp.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lý luận 
 	Trong chương trình Tiếng Việt ở Bậc tiểu học phân môn Luyện từ và câu chiếm một vị trí quan trọng. Nó làm giàu vốn từ cho học sinh và trang bị cho các em một số kiến thức về từ, câu. 
 	Vì vậy việc nghiên cứu, tìm tòi để dạy tốt môn Luyện từ và câu là việc làm không thể thiếu được đối với mỗi giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Tôi nhận thức được hoạt động trò chơi học tập là một hình thức hoạt động thường được đông đảo học sinh hứng thú hưởng ứng trong và ngoài lớp học. Tham gia vào các trò chơi học tập, học sinh được rèn luyện, phát triển về cả trí tuệ, thể lực và nhân cách.
 	Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi chiến thắng và buồn bã khi thất bại, vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy băn khoăn khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại kết quả cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi.
 	Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động học tập của học sinh, tạo ra bầu không khí dễ chịu thoải mái trong giờ học, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực, giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi. Qua đó còn rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.
 	Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Như Bác Hồ đã nói: “Trong lúc học cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần cho chúng học”.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
2.2.1.Thực trạng:
Trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam đã tích cực cải tiến các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy, tuy nhiên trong thực tế việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học còn nhiều bất cập
 a, Giáo viên:
 Ưu điểm:
 + Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến việc dạy - học của giáo viên, tạo
điều kiện cho giáo viên tiếp thu đầy đủ các chuyên đề, xây dựng tiết dạy mẫu để rút kinh nghiệm, mua tài liệu tham khảo cho giáo viên...
 + Đa số giáo viên có năng lực, nhiệt tình, biết sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, có sự chuẩn bị chu đáo cho các giờ dạy.
 Hạn chế: 
 + Tài liệu tham khảo về các trò chơi học tập có ít, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc nghiên cứu bài dạy của giáo viên. 
 + Giáo viên khi dạy thì chưa vận dụng hết các hình thức tổ chức trò chơi trong dạy học để gây hứng thú trong học tập cho học sinh, giờ học còn nặng nề, đôi khi lại quá rập khuôn, máy móc dẫn đến hiệu quả học tập còn chưa cao.
b. Học sinh:
 Ưu điểm
+ Tư duy đang chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng. Do đó các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ.
+ Học sinh Tiểu học rất thích tham gia các trò chơi học tập “Học mà chơi – chơi mà học” sẽ mang lại hiệu quả cao trong giờ học. 
+ Muốn làm chủ bản thân, thích tìm tòi, khám phá cái mới lạ.
+ Học sinh Tiểu học có tính thi đua cao.
+ Tính hồn nhiên, trong sáng, trung thực và đoàn kết với bạn bè.
 Hạn chế: 
 + Vốn từ trong cuộc sống của các em còn nghèo. Môi trường giao tiếp của học sinh còn hạn chế nên nhiều em chưa tự tin bạo dạn. Một phần các em là con các gia đình lao động tự do hoặc có bố mẹ đi làm ăn xa gửi con cái cho ông bà, nên việc học tập chưa được quan tâm đúng mức.
 + Khả năng nhận thức của các em trong một lớp không đều. 
 + Thể hiện trò chơi học tập của các em chưa tự nhiên.
2.2.2. Kết quả cuả thực trạng:
 	 Năm học 2016 - 2017 tôi được nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy lớp 4C.
 	 Trong quá trình giảng dạy, gần một tháng đầu tôi nhận thấy vốn từ của các em còn ít, tìm từ chưa hay chưa phong phú, các em đang dừng lại ở tìm từ một tiếng, từ không đúng nghĩa, còn cách sử dụng từ của các em khi nói, viết, câu còn lúng túng khi đặt câu có từ cho sẵn, có khi đưa từ vào câu còn chưa hợp lý. Chính vì thế mà trong lần khảo sát đầu năm chất lượng chưa cao.
 Tổng số học sinh lớp 4C là: 44 em. 
 Nam: 18 em; Nữ: 26 em. 
Giải nghĩa từ
Tìm từ
Sử dụng từ
Được
Chưa được
Được
Chưa được
Được
Chưa được
32 /44em
12/44 em
34/44 em
10/44 em
33/44 em
 11/44 em 
2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại: 
 * Về phía giáo viên: 
 - Trong dạy học giáo viên còn áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học còn cứng nhắc, dập khuôn. Việc áp dụng các trò chơi trong dạy học chưa phong phú, chưa đem lại hiệu quả.
 - Thái độ của cô đối với trò khi tìm từ và sử dụng từ chưa được thân mật.
 * Về phía học sinh:
 - Học sinh tiểu học còn nhiều hạn chế trong nhận thức; tri giác của các em gắn liền với hành động trên đồ vật cụ thể sinh động các em hay chú ý đến cái mới lạ, cái hấp dẫn, cái đập vào mắt hơn là câu chữ trừu tượng.
 - Một số học sinh còn nhút nhát không dám đưa từ, câu mình tìm, đặt được vì sợ sai mặc dù mình tìm đúng.
 - Học sinh Tiểu học nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên. 
 - Môi trường giao tiếp chưa mở rộng chỉ là lớp học và gia đình nên khả năng giao tiếp còn nhiều hạn chế.
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
 Biện pháp 1: Thống kê và phân loại các kiểu bài tập Mở rộng vốn từ. 
 1.1 Mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa 
 Dạng : “ Tìm từ ngữ cùng chủ đề”
Ví dụ: Xếp các từ ghép có trong đoạn văn theo 2 nhóm:
Từ ghép có nghĩa tổng hợp (ruộng đồng, làng xóm,)
Từ ghép có nghĩa phân loại ( xe điện, tàu hỏa,)
(Luyện từ và câu: Bài 2, tuần 4, trang 44- Tiêng Việt 4, tập 1)
 1.2. Mở rộng vốn từ theo cấu tạo từ.
   Ví dụ: Tìm các từ:
Cùng nghĩa với ước mơ, bắt đầu bằng tiếng ước ( M: ước muốn) 
Cùng nghĩa với ước mơ, bắt đầu bằng tiếng mơ ( M: mơ ước) 
 (LTVC: Bài 2, tuần 9, trang 87- Tiêng Việt 4, tập 1)
Hoặc : + Tìm các từ chứa tiếng hiền (dịu hiền, hiền lành,)
 + Tìm các từ chứa tiếng ác ( hung ác, ác nghiệt,) 
 (LTVC: Bài 1, tuần 3, trang 33- Tiêng Việt 4, tập 1)
1.3. Mở rộng vốn từ qua thi đố.
 Ví dụ: Trò chơi mở rộng vốn từ về: Ý chí – Nghị lực
 a, Thi đố giữa hai nhóm: Nói lên ý chí nghị lực của con người
 b, Chia HS thành 2 nhóm, mỗi HS được nói 1 từ về ý chí nghị lực của con người, cứ nối tiếp nhau cho đến hết, nhóm nào nêu được nhiều và đúng, nhóm đó thắng
 (LTVC: tuần 13, trang 127 - Tiêng Việt 4, tập 1)
 1.4. Mở rộng vốn từ qua tranh ảnh.
 Ví dụ: Nói tên đồ chơi hoặc trò chơi được tả trong các bức tranh? 
Chẳng hạn: Hình 1, HS nhìn tranh và nêu: Đồ chơi cái diều – trò chơi là thả diều
 (LTVC: Bài tập 1, tuần 15, trang 147 - Tiêng Việt 4, tập 1)
 Biện pháp 2: Cấu trúc của trò chơi học tập và cách tổ chức chơi:
 2.1. Cấu trúc của trò chơi học tập:
- Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kĩ năng nào. 
- Mục đích của trò chơi sẽ qui định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi.
- Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi học tập.
- Nêu cách chơi: Hướng dẫn cụ thể từng việc làm đối với các thành viên tham gia trò chơi. 
- Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ qui tắc của hành động chơi qui định đối với người chơi,
qui định thắng thua của trò chơi.
- Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia chơi.
 2.2. Cách tổ chức chơi:
a. Thời gian chơi: 
- Thời gian tiến hành thường từ 3 - 5 phút.
b. Luật chơi
 + Giới thiệu trò chơi:
 + Nêu tên trò chơi.
 + Hướng dẫn trò chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ qui định chơi.
- Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi.
- Chơi thật.
- Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, những sai lầm cần tránh. Giáo
viên có thể hỏi thêm một số câu hỏi để củng cố những kiến thức được học tập qua trò chơi.
- Thưởng - phạt phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác, làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích sự thích thú ham mê trong học tập của học sinh. Thưởng cho học sinh có thể là cái nhãn vở, bông hoa, lá cờ hay cái bút. Có thể phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui như hát một bài, nhảy lò cò
Biện pháp 3: Vận dụng một số trò chơi khi dạy kiểu bài Mở rộng vốn từ.
 3.1. Mở rộng vốn từ theo chủ đề hay (tìm từ ngữ theo chủ đề).
 * Trò chơi: “Kết bạn”
 Trò chơi này tôi áp dụng dạy bài: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi
 (Bài tập 3, tuần 15, trang 147 - TV lớp 4, tập 1 )
 Kể tên các trò chơi. 
 a, Trò chơi các bạn trai yêu thích 
 b, Trò chơi các bạn gái yêu thích
a. Mục đích:
- Mở rộng vốn từ, phát huy óc liên tưởng, phán đoán.
- Rèn kỹ năng nhận ra từ nhanh, rèn tác phong nhanh nhẹn.
b. Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị một số tấm bìa hình chữ nhật kích thước 10 x 15 cm. Tất cả các tấm bìa đều có dây đeo và ghi các trò chơi theo nhóm.
c. Cách tiến hành:
 - Sau khi giáo viên nêu yêu cầu bài tập và phân tích mẫu, học sinh đọc thầm và hiểu cách làm.
 - Cách chơi: Hai đội chơi. Mỗi học sinh được tham gia chơi thì được đeo 1 tấm bìa hoặc cầm trước ngực ( Trò chơi các bạn trai yêu thích hoặc Trò chơi các bạn gái yêu thích ). Tất cả tập hợp thành vòng tròn, mỗi em quan sát tấm bìa của mình và của các bạn để đọc nhẩm thật nhanh xem nhóm trò chơi của mình có thuộc với nhóm trò chơi của bạn không, nếu phù hợp thì các em ở đội này chạy lại kết bạn với bạn ở đội kia.
 - Giáo viên yêu cầu cả lớp cùng 2 đội chơi vừa hát vừa vỗ tay: “Kết bạn là đoàn kết, kết bạn là sức mạnh. Chúng ta cùng... kết bạn! Kết bạn!”. Khi giáo viên hô “Kết bạn! Kết bạn!” các em ở mỗi đội phải thật nhanh tìm và chạy về với bạn ở đội kia sao cho nhóm trò chơi của mình phù hợp với nhóm trò chơi của bạn. Bạn nào kết sai bạn thì phải đọc lại để tìm và kết bạn lại đúng bạn của mình. 
 - Trò chơi được chơi trong (5 phút).
 - Giáo viên nêu xong cách chơi và luật chơi, cho học sinh lên chơi. 
 - Sau một lượt chơi giáo viên cho học sinh 2 đội đổi các tấm bìa cho nhau hoặc cho nhóm khác lên chơi.
 - Khi đã chơi xong giáo viên cho học sinh (cổ động viên ở dưới ) nhận xét, tuyên dương. Đội nào kết bạn không bị sai và nhanh nhất là đội đó thắng cuộc. Đội thắng
cuộc sẽ được giáo viên phát thưởng.
 - Giáo viên cho học sinh đọc lại các từ vừa tìm được rồi củng cố chốt bài. Nhằm khắc sâu kiến thức cho học.
3.2. Mở rộng vốn từ theo cấu tạo từ.
 * Trò chơi: “Ong tìm nhuỵ”
 Trò chơi này tôi áp dụng dạy bài: 
 Tìm các từ: 
 - Bắt đầu bằng tiếng ước ( M: ước muốn)
 - Bắt đầu bằng tiếng mơ ( M: mơ ước)
 (Bài 2, tuần 9, trang 87- Tiếng Việt 4, tập 1,)
a. Mục đích:
- Mở rộng vốn từ bằng cách tạo từ một tiếng đã cho thành từ hai tiếng.
- Rèn khả năng nhận ra từ nhanh, rèn tác phong nhanh nhẹn.
b. Chuẩn bị:
- Hai nhuỵ hoa, một nhuỵ ghi tiếng ước và một nhuỵ ghi tiếng mơ. Mười hai cánh hoa là 12 ( tấm bìa) có vẽ chú Ong mặt sau và gắn nam châm, trên hình ghi các từ có chứa tiếng ước và các từ có chứa tiếng mơ, trong đó có 2 từ không chứa tiếng ước và tiếng mơ.
c. Cách tiến hành:
 - Chọn hai đội mỗi đội 5 em. Giáo viên chia bảng lớp thành hai phần bằng phấn màu, gắn mỗi bên bảng là một nhuỵ hoa các cách hoa được xếp phía dưới không theo trật tự, đồng thời giáo viên giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi:
 Ví dụ: “Cô có hai nhuỵ hoa còn các cánh hoa được xếp ở phía dưới nhuỵ có ghi sẵn các từ có chứa tiếng ước và tiếng mơ, ở mặt sau cánh hoa chính là những chú Ong chở những từ chứa các tiếng ước và tiếng mơ. Để đi tìm đúng nhuỵ hoa của mình, nhưng các chú Ong không biết phải tìm như thế nào, các chú muốn nhờ các con giúp, các con có giúp được không?” Hai đội xếp thành hai hàng, khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” thì lần lượt em đứng đầu hàng nhanh chóng chạy lên tìm và ghép cách hoa phù hợp với nhuỵ hoa của đội mình, xong quay xuống vỗ vào tay bạn thứ hai, bạn đứng thứ hai lại tiếp tục tìm và ghép từ của mình, cứ lần lượt như thế cho hết lượt. Chơi theo hình thức “tiếp sức”. Nếu em nào ghép một lúc hai từ, chạy lên trước hiệu lệnh hay khi chạy xuống không vỗ vào tay bạn thì bị phạm quy và không được tính kết quả đó. Thời gian chơi khoảng 4 phút. Số HS còn lại là cổ động viên cho hai đội.
- Hai đội chơi xong GV cho học sinh (cổ động viên ở dưới ) nhận xét, tuyên dương. Mỗi từ ghép đúng được tính 1 bông hoa; mỗi từ ghép sai không được tính bông hoa nào; đội nào có số bông hoa cao nhất sẽ thắng cuộc. Học sinh và giáo viên tuyên dương đội thắng cuộc trao phần thưởng cho đội thắng cuộc là nhãn vở hay cái bút .
- Giáo viên cho học sinh đọc lại các từ vừa tìm được rồi củng cố chốt bài. Nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh hiểu.
3.3. Mở rộng vốn từ qua thi đố.
 * Trò chơi: “ Ai tài đối đáp”
 Trò chơi này áp dụng vào bài dạy: Ôn tập giữa học kì I 
a. Mục đích:
- Rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi và trả lời; luyện tư duy và phản ứng nhanh.
b. Chuẩn bị :
- Một số lá cờ. 
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập. 
c. Cách tổ chức: 
- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập và tổ chức cho các em chơi trò “ Ai tài đối đáp”
- Giáo viên chia lớp làm hai đội A và B và hướng dẫn cách chơi. 
+ Đại diện nhóm A nói tên từ loại (danh từ, động từ, tính từ) hoặc các từ theo cấu tạo (từ đơn, từ ghép, từ láy) (VD: danh từ), các thành viên trong nhóm B phải xướng lên khái niệm của từ loại đó ( là những từ chỉ sự vật, ví dụ như: bàn ghế, bộ đội, ) Giáo viên ghi lại lên bảng những ý kiến đúng.
+ (Đổi lại) Đại diện nhóm B nói tên từ loại hoặc từ theo cấu tạo (VD: từ ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau), các thành viên trong nhóm A lại phải xướng lên tên của loại từ có cấu tạo như đội bạn vừa nêu (là từ ghép; ví dụ: thương mến, sách vở, quần áo,). Mỗi lần đặt đúng câu hỏi hoặc trả lời đúng thì giáo viên lại cho đội đó cắm 1 lá cờ. Cứ như thế tiếp tục cho đến hết thời gian chơi (khoảng 5 phút) Những em trả lời sai hoặc chậm thì không được cắm cờ. Chơi xong Giáo viên và học sinh nhận xét và công bố đội nào có số cờ nhiều hơn sẽ chiến thắng.
 Trò chơi này còn có thể áp dụng vào bài dạy: MRVT: đồ chơi – trò chơi
 (Bài tập 1- tuần15 - Trang 147- TV4, tập 1)
Cách tổ chức tương tự:
- Giáo viên chia lớp làm hai đội A và B và hướng dẫn cách chơi. 
+ Đại diện nhóm A nói tên đồ chơi (VD: diều), các thành viên trong nhóm B phải xướng lên những từ chỉ tên của trò chơi (VD: thả diều) 
+ (Đổi lại) Đại diện nhóm B nói tên trò chơi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_tro_choi_vao_day_mot_so_kieu_bai_mo_rong_von_t.doc