SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 học tốt văn miêu tả

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 học tốt văn miêu tả

Môn Tiếng Việt ở Tiểu học là một trong những môn học có vị trí vô cùng quan trọng, được chia thành nhiều phân môn. Mỗi phân môn đều có mục đích riêng, yêu cầu riêng của nó, song đều có một điểm chung là hình thành và phát triển 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thông qua hoạt động giao tiếp cho học sinh.

Riêng phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng, mang tính chất thực hành, toàn diện, tổng hợp và sáng tạo, hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi đồng thời rèn luyện cho học sinh các thao tác của tư duy, các kĩ năng sản sinh văn bản. Nhờ vậy Tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần từng mặt, qua từng phân môn mà trở thành công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy và học tập.

 Nói cách khác, phân môn Tập làm văn đã góp phần thực hiện hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học Tiếng Việt trong đời sống khoa học, trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học. Tập làm văn là thước đo đánh giá kết quả học tập và giảng dạy các phân môn khác.

 Để làm được một bài văn hay theo đúng nghĩa là một văn bản trọn vẹn cả ý và lời, một văn bản có sáng tạo, mang dấu ấn cá nhân riêng là rất khó. Học sinh phải nắm chắc các kiến thức về thể loại, hệ thống các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, kiểu bài,. Đặc biệt là phải có khả năng tư duy và kĩ năng diễn đạt tương đối tốt. Nhưng thực trạng làm văn miêu tả hiện nay, bên cạnh nhiều điểm tốt mang lại những kết quả nhất định vẫn còn khá nhiều khuyết điểm và nhược điểm. Khuyết điểm lớn nhất, dễ nhận thấy nhất là bệnh công thức, khuôn sáo máy móc, thiếu chân thực, vay mượn tình ý của người khác. Học sinh thường sẵn sàng học thuộc một bài văn mẫu, một đoạn văn mẫu, một câu văn mẫu. Khi làm bài, các em sao chép nó ra và biến nó thành bài làm của mình. Với cách làm bài đó, các em không cần biết đến đối tượng miêu tả, không hề quan sát và không có cảm xúc gì về chúng cả.

 Mặt khác, bài viết của học sinh miêu tả một cách chung chung, hời hợt, không có sắc thái riêng biệt nào của đối tượng được tả. Vì thế bài văn đó đem gán cho đối tượng miêu tả nào cùng loại đều được, thay đổi họ tên của người làm bài đi thì dùng cho học sinh nào cũng thế. Một bài văn miêu tả như vậy đọc lên thấy nhạt nhạt, mờ mờ.

 Trước thực trạng trên, rõ ràng vấn đề đặt ra đối với chúng ta là: Cần làm thế nào để giúp học sinh cải thiện chất lượng viết bài văn miêu tả? Bản thân tôi là một giáo viên dạy lớp 4, tôi đã suy nghĩ tìm tòi và cải tiến biện pháp dạy học phân môn Tập làm văn để khắc phục tình trạng đó. Chính vì thế tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 học tốt văn miêu tả”

 

doc 20 trang thuychi01 6594
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 học tốt văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học là một trong những môn học có vị trí vô cùng quan trọng, được chia thành nhiều phân môn. Mỗi phân môn đều có mục đích riêng, yêu cầu riêng của nó, song đều có một điểm chung là hình thành và phát triển 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thông qua hoạt động giao tiếp cho học sinh. 
Riêng phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng, mang tính chất thực hành, toàn diện, tổng hợp và sáng tạo, hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi đồng thời rèn luyện cho học sinh các thao tác của tư duy, các kĩ năng sản sinh văn bản. Nhờ vậy Tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần từng mặt, qua từng phân môn mà trở thành công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy và học tập.
 Nói cách khác, phân môn Tập làm văn đã góp phần thực hiện hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học Tiếng Việt trong đời sống khoa học, trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học. Tập làm văn là thước đo đánh giá kết quả học tập và giảng dạy các phân môn khác.
 Để làm được một bài văn hay theo đúng nghĩa là một văn bản trọn vẹn cả ý và lời, một văn bản có sáng tạo, mang dấu ấn cá nhân riêng là rất khó. Học sinh phải nắm chắc các kiến thức về thể loại, hệ thống các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, kiểu bài,... Đặc biệt là phải có khả năng tư duy và kĩ năng diễn đạt tương đối tốt. Nhưng thực trạng làm văn miêu tả hiện nay, bên cạnh nhiều điểm tốt mang lại những kết quả nhất định vẫn còn khá nhiều khuyết điểm và nhược điểm. Khuyết điểm lớn nhất, dễ nhận thấy nhất là bệnh công thức, khuôn sáo máy móc, thiếu chân thực, vay mượn tình ý của người khác. Học sinh thường sẵn sàng học thuộc một bài văn mẫu, một đoạn văn mẫu, một câu văn mẫu. Khi làm bài, các em sao chép nó ra và biến nó thành bài làm của mình. Với cách làm bài đó, các em không cần biết đến đối tượng miêu tả, không hề quan sát và không có cảm xúc gì về chúng cả.
 Mặt khác, bài viết của học sinh miêu tả một cách chung chung, hời hợt, không có sắc thái riêng biệt nào của đối tượng được tả... Vì thế bài văn đó đem gán cho đối tượng miêu tả nào cùng loại đều được, thay đổi họ tên của người làm bài đi thì dùng cho học sinh nào cũng thế. Một bài văn miêu tả như vậy đọc lên thấy nhạt nhạt, mờ mờ.
 Trước thực trạng trên, rõ ràng vấn đề đặt ra đối với chúng ta là: Cần làm thế nào để giúp học sinh cải thiện chất lượng viết bài văn miêu tả? Bản thân tôi là một giáo viên dạy lớp 4, tôi đã suy nghĩ tìm tòi và cải tiến biện pháp dạy học phân môn Tập làm văn để khắc phục tình trạng đó. Chính vì thế tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 học tốt văn miêu tả” 
 2. Mục đích nghiên cứu:
 Giúp HS lớp 4: - Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý; Kĩ năng dùng từ, đặt câu, liên kết đoạn văn mạch lạc; Kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến gắn bó, biết trân trọng những gì xung quanh các em; Rèn luyện phương pháp tìm tòi, vận dụng kiến thức, phát triển tư duy. Từ đó các em có thể viết văn miêu tả theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình, sách giáo khoa và tạo tiền đề tốt để viết văn miêu tả ở lớp 5.
* Giúp giáo viên: - Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn miêu tả cho học sinh để vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt, tạo ra cách dạy học văn miêu tả mới, chống lối dạy theo điệu "sáo". 
- Tự tìm tòi, nâng cao khả năng đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy Tập làm văn nói chung và dạy văn miêu tả nói riêng; Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học cho bản thân.
3. Đối tượng nghiên cứu.
 Nghiên cứu các thể loại văn miêu tả lớp 4. đối với học sinh lớp 4A trường Tiểu học Lộc Sơn, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu.
 Trong quá trình thực hiện nội dung của sáng kiến, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
 - Phương pháp mở vấn đề; Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề; Phương pháp trực quan; Phương pháp rèn luyện theo mẫu; Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; 
 - Tìm hiểu thực tế dạy - học văn miêu tả.
 - Khảo sát bài viết, bài nói của học sinh.
 - Dạy thực nghiệm.
 - Tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm thực tế.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
1.1. Văn miêu tả là gì? 
 Trong chương trình Tập làm văn lớp 4, thời lượng dành cho văn miêu tả khá lớn, gồm: Miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối, miêu tả con vật. 
 Vậy miêu tả là gì? - “Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của con người, sự vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy”.
1.2. Đặc trưng của văn miêu tả.
* Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mĩ chứa đựng tình cảm của người viết 
 Dù là tả một con gà, một cây bàng chuyển sắc lá mùa đông hay một con vật nuôi gần gũi trong gia đình... Bao giờ người viết cũng đánh giá chúng theo một quan điểm thẩm mĩ, cũng gửi vào bài viết quan điểm đánh giá, bình luận của mình. Do vậy từng chi tiết trong bài văn miêu tả đều mang ấn tượng cảm xúc chủ quan. Đặc điểm này làm cho miêu tả trong văn học khác với miêu tả trong các văn phong khoa học khác.
* Văn miêu tả có tính sinh động và tạo hình.
 Như ta đã biết, chất lượng bài văn miêu tả là nói ít gợi nhiều. Chi tiết nêu ra 
không cần nhiều nhưng phải dẫn người đọc đến cảm giác cảm xúc nhất định,
dẫn đến những hình ảnh sinh động giúp người đọc “nhìn rõ” và có ấn tượng với đối tượng miêu tả trong bài. Đương nhiên cảm xúc đó, hình ảnh sắc nét đó phải thể hiện được lí tưởng thẩm mĩ của thời đại, phải hướng tới cái Chân - Thiện - Mĩ, nâng cao tâm hồn và nhân cách con người.
* Ngôn ngữ miêu tả có tính cụ thể.
 Sự cụ thể hóa nghệ thuật được thực hiện nhờ cách lựa chọn và tổ chức các phương tiện ngôn ngữ. Dùng từ ngữ này thay cho từ ngữ có nghĩa khái quát là một cách tiêu biểu nhất để tạo hình tượng cụ thể, tác động vào trí tưởng tượng của người đọc. Sự cụ thể hóa nghệ thuật có thể đạt được một phương thức đặc biệt gọi là “sự dẫn dắt bằng động từ”. Người viết văn gọi tên từng động tác, từng giai đoạn biến đổi của trạng thái. Kết quả là nhiều động từ được sử dụng trong một đoạn văn miêu tả có tác dụng khuyến khích trí tưởng tượng của người đọc.
1.3. Các kĩ năng làm văn miêu tả.
- Kĩ năng phân tích, xác định yêu cầu của đề bài.
- Kĩ năng quan sát, tìm ý, sắp xếp ý.
- Kĩ năng dựa vào dàn ý để nói (viết) thành đoạn văn (bài văn).
- Kĩ năng kiểm tra và hoàn thiện.
 Trên đây là những vấn đề lí luận làm cơ sở để “Giúp học sinh lớp 4 học tốt văn miêu tả ”. Từ cơ sở đó, người giáo viên sẽ xây dựng các tiết dạy học tập làm văn ở lớp 4 một cách khoa học, phù hợp và đạt hiệu quả giờ dạy cao hơn.
2. Thực trạng của việc dạy và học Tập làm văn miêu tả lớp 4.
2.1. Về phía giáo viên. 
* Ưu điểm:
- Giáo viên đã chú ý trang bị những kiến thức về văn miêu tả cho học sinh. Đó là một số hiểu biết ban đầu về đặc điểm chính của văn miêu tả như: Thế nào là văn miêu tả; Quan sát để miêu tả thêm sinh động; Trình tự miêu tả; Cấu tạo đoạn văn, bài văn miêu tả.
- Giáo viên đã thực hiện rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh trên cơ sở quy trình sản sinh ngôn bản mà chương trình yêu cầu. Đó là: Kĩ năng định hướng văn bản (nhận diện văn bản miêu tả, phân tích đề văn miêu tả); Kĩ năng tìm ý và lập dàn ý (xác định dàn ý của bài văn miêu tả đã cho, quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp thành dàn ý trong bài văn miêu tả); Kĩ năng kiểm tra, sửa chữa văn bản (đối chiếu văn bản miêu tả nói - viết của bản thân với mục đích và yêu cầu diễn đạt, sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt).
* Nhược điểm:
- Một số giáo viên còn nặng về việc giới thiệu các hiểu biết về lí thuyết thể văn, việc hình thành kĩ năng làm bài chủ yếu là qua phân tích các bài văn mẫu.
- Để đối phó với việc học sinh làm bài kém, để đảm bảo “chất lượng” khi kiểm tra thi cử,... nhiều giáo viên cho học sinh đọc thuộc một số bài mẫu để khi các em gặp một đề bài tương tự cứ thế mà chép ra. Vì vậy dẫn đến tình trạng cả thầy và trò nhiều khi bị lệ thuộc vào mẫu, không thoát khỏi được mẫu.
- Đôi khi giáo viên ra đề văn không thích hợp với đối tượng học sinh.
- Giáo viên chưa tạo điều kiện cho học sinh đi quan sát, trải nghiệm thực tế nên các em không có vốn kiến thức thực tế, cảm xúc của các em không có, dẫn đến diễn đạt vụng về, thiếu chân thực.
- Giáo viên chưa sửa chữa, uốn nắn một cách kịp thời, cụ thể các lỗi trong bài làm cho học sinh.
2.2. Về phía học sinh.
* Ưu điểm: 
- Thông qua việc luyện tập các kĩ năng viết văn miêu tả, đa số học sinh biết cách 
tạo lập một văn bản miêu tả hoàn chỉnh theo từng công đoạn một cách chắc chắn.
- Bởi các em đã được làm quen với thể loại văn miêu tả từ lớp 2 nên các em đã phần nào biết quan sát, biết thực hành viết, biết chắt lọc từ để viết thành một đoạn văn có hình ảnh, biết vận dụng các từ ngữ thuộc chủ điểm để phục vụ cho việc miêu tả, biết viết câu có đầy đủ bộ phận.
* Nhược điểm:
- Từ ngữ các em sử dụng để viết văn miêu tả rất nghèo nàn, chưa biết chắt lọc ý và từ, không làm nổi bật được những đặc điểm riêng của đối tượng miêu tả. 
- Trong bài làm, có rất ít học sinh thể hiện được cảm xúc của mình trước phong cảnh thiên nhiên.
- Học sinh miêu tả dường như là một phép liệt kê, các chi tiết, đối tượng miêu tả hiện ra khô cứng, đơn điệu, không cảm xúc, chưa tạo nên sự sinh động với những chi tiết sống gây ấn tượng.
- Một số ít học sinh trình bày bài văn chưa rõ bố cục
2.3. Chất lượng lớp 4A
 Từ tuần học thứ 14 của năm học, học sinh lớp 4 bắt đầu được tiếp cận với văn miêu tả - Thể loại miêu tả đồ vật. Với mong muốn nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt, nhất là phân môn Tập làm văn, sau khi hướng dẫn cho học sinh nhận diện, phân tích, thực hành viết đoạn văn, tôi đã tiến hành khảo sát ở lớp 4A.
+Thời điểm khảo sát: Ngày 24 / 01 / 2019. 
+Thời gian làm bài: 30 phút.
Đề bài: Hãy tả chiếc cặp sách của em.
Đáp án và biểu chấm
 Mặc dù theo quy định của Thông tư 22/2016/TT- BGDĐT, không đánh giá bài làm của học sinh Tiểu học bằng điểm số, nhưng để thuận lợi hơn cho việc phân loại đối tượng học sinh trong quá trình thực nghiệm, tôi đã xây dựng biểu chấm với thang điểm cụ thể như sau:
- Học sinh viết đúng thể loại, bố cục rõ ràng: 1 điểm.
- Bài viết thể hiện rõ nội dung, yêu cầu của đề bài, trình tự miêu tả hợp lí, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc; Bài văn xúc tích, giàu hình ảnh, làm nổi bật được vẻ đẹp
của cái cặp; Nêu được những kỉ niệm gắn với cái cặp đó: 6 điểm.
- Bài viết thể hiện tình cảm của học sinh đối với cái cặp: 2 điểm.
( Điểm trình bày và chữ viết toàn bài: 1 điểm)
Tổng hợp kết quả khảo sát:
Số HS
Hoàn thành Tốt
(Mức điểm 9- 10)
Hoàn thành
(Mức điểm 5-8)
Chưa hoàn thành
(Mức điểm dưới 5)
SL
TL
SL
TL
SL
TL
25
2
8,0
18
72,0
5
20,0
Qua thực tế nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng việc dạy học Tập làm văn ở đơn vị lớp mình trực tiếp giảng dạy, tôi thấy học sinh còn có nhiều tồn tại trong việc làm bài văn miêu tả, dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Từ đó, bản thân đã có những định hướng mục tiêu cụ thể đối với học sinh trong quá trình dạy học như sau:
- Học sinh biết trình bày bài văn với bố cục đầy đủ.
- Học sinh có hiểu biết về đối tượng miêu tả.
- Học sinh được quan sát đối tượng miêu tả để tránh việc làm bài qua trí tưởng tượng hoặc dựa vào văn mẫu.
- Học sinh biết liên kết giữa các đoạn, các phần, biết cách dùng từ, diễn đạt lời tả cần chân thực, tự nhiên.
- Học sinh có khả năng so sánh, liên tưởng, biết vận dụng hiểu biết thực tế khi làm văn. 
- Rèn cho học sinh bỏ thói quen học vẹt, tránh việc ghi nhớ máy móc, thụ động tiếp nhận những điều có sẵn.
 Như vậy, bằng việc phân tích đúng đắn, nhận ra ưu khuyết điểm chính từ nhiều phía dẫn đến tồn tại trong việc thực hiện viết văn miêu tả của học sinh, tôi thấy thuận lợi hơn trong quá trình thực nghiệm, cải tiến chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Giải pháp 1: Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình môn Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Tập làm văn - phần viết văn miêu tả.
 Qua tìm hiểu nội dung chủ yếu của dạy học Tiếng việt lớp 4, Phân môn Tập làm văn - phần viết văn miêu tả, tôi thấy nội dung gồm:
Tuần 14: - Thế nào là miêu tả ( tiết 27)
 - Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật ( tiết 28)
Tuần 15: - Luyện tập miêu tả đồ vật ( tiết 29)
 - Quan sát đồ vật (tiết 30)
Tuần 16: - Luyện tập miêu tả đồ vật ( tiết 32)
Tuần 17: - Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật( tiết 33)
 - Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật ( tiết 34)
Tuần 18: - Tả đồ dùng học tập hoặc đồ chơi ( tiết ôn tập thứ 8)
Tuần 19: - Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật ( tiết 37)
 - Luyện tập xây dựng mở kết trong bài văn miêu tả đồ vật ( tiết 38)
Tuần 20: - Miêu tả đồ vật - Kiểm tra viết. ( tiết 12)
Tuần 21: - Trả bài văn miêu tả đồ vật ( tiết 41)
	 - Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối ( tiết 42)
Tuần 22: - Luyện tập quan sát cây cối ( tiết 43)
 - Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối ( tiết 44)
Tuần 23: - Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối ( tiết 45)
 - Đoạn văn trong bài văn miêu tả cay cối ( tiết 46)
Tuần 24: - Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối ( tiết 47)
Tuần 25: - Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối ( tiết 50)
Tuần 26: - Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối ( tiết 51)
 - Luyện tập miêu tả cây cối (tiết 52)
Tuần 27: - Miêu tả cây cối - Kiểm tra viết ( tiết 53)
  - Trả bài văn miêu tả cây cối ( tiết 54)
Tuần 28: - Tả đồ vật hoặc cây bóng mát hoặc cây ăn quả ( tiết ôn tập thứ 8)
Tuần 29: - Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật ( tiết 58)
Tuần 30: - Luyện tập quan sát con vật ( tiết 59)
Tuần 31: - Luyện tập quan sát các bộ phận của con vật ( tiết 61)
 - Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật (tiết 62)
Tuần 32: - Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật ( tiết 63)
Tuần 33: - Miêu tả con vật - Kiểm tra viết. ( tiết 65)
Tuần 34: - Trả bài văn miêu tả con vật ( tiết 67)
Tuần 35: - Tả ngoại hình của một con vật ( tiết ôn tập thứ 8)
 Như vậy, nội dung văn miêu tả ở lớp 4 có thời lượng tương đối lớn. Yêu cầu học sinh phải nắm được: thế nào là miêu tả? biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý, biết viết đoạn văn và liên kết đoạn văn thành bài văn miêu tả đồ vật, cây cối, con vật. Điều này cho thấy việc giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết văn, kĩ năng sản sinh văn bản là vô cùng quan trọng. Việc nghiên cứu, nắm vững các nội dung dạy học phân môn đã giúp tôi chuẩn bị được: Nội dung đó dạy khi nào? Dạy cái gì? Lựa chọn phương pháp dạy nào phù hợp? Sự chuẩn bị đó đã giúp tôi hoàn toàn chủ động trong quá trình dạy học của mình.
Giải pháp 2: Lựa chọn phương pháp dạy phù hợp với nội dung dạy học.
 Lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học Tiếng việt, nhất là dạy Tập làm 
văn là một vấn đề quan trọng trong quá trình dạy học. Do đó đòi hỏi mỗi giáo 
viên phải đầu tư nghiên cứu, tìm tòi để lựa chọn được phương pháp dạy học đúng đắn sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
 Khi thiết kế bài học, tôi đã lựa chọn sử dụng phương pháp khác nhau với từng bài cụ thể, bởi vì hơn ai hết, giáo viên là người nắm được ưu điểm cũng như nhược điểm của từng phương pháp. Nên tùy vào từng yêu cầu cụ thể của từng bài, từng tiết dạy mà lựa chọn và sử dụng phương pháp phù hợp thì sẽ thu được kết quả, hiệu quả cao trong giờ học đó.
 Mặc dù vậy ta vẫn phải hiểu rằng không có phương pháp dạy học nào là vạn năng cả. Bởi vậy tôi đã nghiên cứu phối hợp các phương pháp sao cho linh hoạt, sáng tạo trong quá trình dạy học của mình.
Ví dụ: Ở tuần học thứ 22 và 23, hai tiết Tập làm văn đều là “Luyện tập miêu tả 
các bộ phận của cây cối”, nhưng tôi đã lựa chọn các phương pháp dạy học khác nhau, hoặc cùng phương pháp nhưng sử dụng ở những thời điểm khác nhau của giờ học, trong quá trình tổ chức cho học sinh học tập nhằm đạt được mục tiêu giờ dạy. Chẳng hạn:
 Tuần 22 (tiết thứ 44): Ở bài tập 1 - Tôi sử dụng phương pháp vấn đáp để giúp học sinh nắm chắc yêu cầu của bài tập; Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để học sinh nhận ra cách miêu tả của tác giả có điểm gì đáng chú ý; Sử dụng phương pháp đàm thoại tổ chức cho học sinh trao đổi về những điểm đáng chú ý khi tả lá, thân, gốc của cây. Cụ thể là:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung đoạn văn "Bàng thay lá" và "Cây sồi già" trong sách giáo khoa.
- Học sinh thảo luận nhóm để nhận ra cách miêu tả của tác giả có điểm gì đáng chú ý theo các câu hỏi gợi ý của giáo viên:
+ Tác giả miêu tả cái gì?
+ Tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật gì để tả?
+ Em có cảm nhận gì về hình ảnh cây bàng, hình ảnh cây sồi dưới ngòi bút miêu tả của tác giả?
- Tổ chức cho học sinh trình bày trước lớp về những điểm đáng chú ý khi miêu tả của tác giả.
- Tổ chức cho học sinh trao đổi và nêu ý kiến của mình về những điểm đáng chú ý khi tác giả tả lá, thân, gốc của cây.
- Yêu cầu học sinh có năng khiếu trình bày lại.
- Giáo viên tổng kết (trình chiếu trên máy) những điểm đáng chú ý trong cách tả của tác giả ở mỗi đoạn văn.
Ở bài tập 2 - Tôi đã sử dụng phương pháp hỏi đáp giúp học sinh nắm đúng yêu cầu của bài tập; Sử dụng phương pháp nêu vấn đề để khơi gợi óc sáng tạo để học sinh hoàn chỉnh đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em thích; Sử dụng phương pháp hoạt động đồng loạt để tổ chức cho HS trình bày kết quả bài làm của mình. Cụ thể là:
- Nêu câu hỏi định hướng để học sinh thực hiện đúng yêu cầu bài tập (Bài tập yêu cầu gì?)
- Khuyến khích học sinh miêu tả chân thực, tự nhiên, vận dụng được những quan sát thực tế của các em vào trong quá trình làm bài văn viết, sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả để bài viết thêm sinh động.
- Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả bài làm:
+ Học sinh đọc to bài làm trước lớp.
+ Hướng dẫn học sinh nhận xét, sửa lỗi ngữ pháp, dùng từ, đặt câu cho học sinh.
	Với việc thực hiện dạy học như trên, tôi thấy các em thực sự có hứng thú trong tiết học, bài viết của từng em thể hiện được sự quan sát tỉ mỉ, có cảm nhận riêng của cá nhân mình. Chẳng hạn bài viết của em Linh chọn tả lá bàng vào mùa hè:
"Lá bàng dày và xanh ngắt. Những cái lá to như bàn tay người lớn, xoay tròn nơi đầu cành, xếp chồng lên nhau làm cho cái nắng chói chang của mùa hè cũng không lọt xuống được là bao, Màu xanh ấy làm tan biến những giọt mồ hôi, làm chững lại những bước chân gấp gáp của lũ chúng em khi chơi trò chạy đuổi. Màu xanh ấy mời gọi mấy chú chim đến hót và chuyền cành tíu tít..."
Hay đoạn văn chọn tả thân cây bàng của em Tuấn:
"Thân cây cao lên đến tận tầng hai của phòng Mĩ thuật trường em. Nó thật to, đến chừng hai đứa học sinh chúng em vòng tay nhau mới ôm xuể. Trên tấm thân chắc khỏe ấy có nhiều u, cục nổi lên, xù xì, thô ráp như bàn tay người thợ. Cô giáo em nói đó là minh chứng của sự dãi dầu mưa nắng, là vết tích của thời gian đã đi qua..."
Tuần 23 ( tiết thứ 45): Ở bài tập 1 - Tôi sử dụng phương pháp gợi mở để giúp học sinh nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả về hoa sầu đâu và quả cà chua; Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để tổ chức cho học sinh thảo luận theo cặp, nêu lên nhận xét của các em về cách miêu tả của tác giả khi tả hoa trong bài "Hoa sầu đâu" và tả quả trong bài "Quả cà chua"; Sử dụng phương pháp giảng giải để giúp học sinh hiểu rõ hơn cách quan sát và chọn lọc chi tiết để tả. Cụ thể:
- Học sinh đọc yêu cầu và nội dung đoạn văn "Hoa sầu đâu" và "Quả cà chua".
- Hướng dẫn học sinh nhận xét về:
+ Cách miêu tả hoa, quả của nhà văn.
+ Câu văn miêu tả nét đặc sắc của hoa, quả.
+ Nghệ thuật tác giả sử dụng để miêu tả.
- Cho học sinh tự làm bài vảo vở bài tập
- Gọi học sinh trình bày kết quả bài làm và nhận xét bài làm của bạn,
- Giáo viên tổng kết (trình chiếu trên máy) phần nhận xét về cách miêu tả của tác giả.
- Mở rộng, liên hệ khi tả các loài hoa, quả gần gũi với các em
Ở bài tập 2 - Tôi sử dụng phương pháp gợi mở để giúp học sinh ghi lại kết quả quan sát một loài hoa hay một thứ quả mà em yêu thích, hướng dẫn học sinh cách lựa chọn từ ngữ miêu tả phù hợp; Tổ chức cho học sinh thực hành viết đoạn văn rồi đọc bài và nhận xét, sửa chữa những lỗi mắc phải.
	Các công việc

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_4_hoc_tot_van_mieu.doc