Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng làm văn miêu tả cho học sinh Lớp 4 ở trường PTDTBT

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng làm văn miêu tả cho học sinh Lớp 4 ở trường PTDTBT

Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:

 Trường vừa mới được thành lập cách đây vừa tròn 13 năm, đến nay cơ sở vật chất phòng học cơ bản đã đáp ứng được theo yêu cầu, trang thiết bị dạy học vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu dạy học. Đặc biệt trường đóng chân trên địa bàn xã biên giới vùng đặc biệt khó khăn có 100% học sinh là con em dân tộc Bru-Vân Kiều. Đa số các học sinh đều nói tiếng mẹ đẻ tiếng Bru- Vân Kiều, tiếng Việt còn nhiều hạn chế, vốn từ ngữ của các em còn nghèo, vẫn còn bất đồng về ngôn ngữ đặc biệt là học sinh mới vào lớp 1. Đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều thiếu thốn, có nhiều hộ nghèo, đứt bữa còn phụ thuộc vào các nguồn trợ cấp của Nhà nước. Phụ huynh chưa thật quan tâm nhiều đến việc học tập của con em. Địa hình hiểm trở, có nhiều khe suối rất nguy hiểm khi đi lại vào mùa mưa. Các bản sống biệt lập, cách xa trung tâm xã từ 7km đến 20 km đường rừng . Mật độ dân cư sinh sống thưa thớt, độ tuổi của học sinh ở các bản không đồng đều. Do đó các em ở bản xa không có điều kiện gặp gỡ giao lưu, học hỏi các bạn ở vùng thuận lợi.Thậm chí nơi các em sinh sống vẫn chưa có điện lưới, chưa hưởng được niềm hạnh phúc trọn vẹn. Cái nhu cầu tối thiểu ấy thôi tưởng chừng như đơn giản, tầm thường với chúng ta, nhưng các em đâu xem được những chương trình thiếu nhi, phim hoạt hình hay là những buổi biểu diễn văn nghệ của các bạn cùng trang lứa, những buổi tối xem truyền hình trực tiếp những chương trình lớn nói về cuộc sống, kinh tế xã hội, văn học, thơ ca, nhạc họa. Thì các em đâu dễ gì có “vốn sống”, vốn từ phong phú, bóng bẩy được. Chính những yếu tố đó thôi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, kĩ năng viết tập làm văn nói chung và làm văn miêu tả nói riêng.

 

doc 27 trang hoathepmc36 28/02/2022 9533
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng làm văn miêu tả cho học sinh Lớp 4 ở trường PTDTBT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4 Ở TRƯỜNG PTDTBT”
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp:
Tiếng Việt là tiếng phổ thông của dân tộc Việt Nam. Trong nhà trường Tiểu học, Tiếng Việt là đối tượng mà học sinh cần chiếm lĩnh. Đồng thời, cũng là một môn học được gọi là môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Môn Tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về vốn từ, vốn sống, những kĩ năng cơ bản nhất trong giao tiếp. Học tập môn này, học sinh còn được bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam.
	Trong chương trình Tiểu học mới, Tiếng Việt được chia thành các phân môn, mỗi phân môn có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh những kĩ năng nhất định. Phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất, nó có vai trò rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng, trong đó quan trong là các kĩ năng nghe, nói, viết. Đối với phân môn này, các em được rèn luyện năng lực trình bày ở dạng văn bản với nhiều thể loại khác nhau.
	Với học sinh lớp 4, việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho các em là cần thiết. Học tốt văn miêu tả sẽ là điều kiện thuận lợi để học tốt các môn học khác ở Tiểu học và học tiếp lên các lớp trên. Việc giúp các em hoàn thành tốt bài văn miêu tả sẽ góp phần nâng cao năng lực viết, cảm thụ văn học, giúp các em khám phá được những cái hay cái đẹp viết được bài văn với ngôn ngữ trong sáng, lời hay ý đẹp, xây dựng văn bản khúc chiết.
Qua thực tế giảng dạy và quản lý tại trường PTDTBT hơn 10 năm, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó nhất trong các phân môn của môn Tiếng Việt, trong đó kĩ năng viết văn miêu tả của học sinh dân tộc Bru- Vân Kiều còn bọc lộ những hạn chế nhất định. Để thực hiện được mục tiêu của phân môn Tập làm văn là phải xây dựng được kĩ năng nói và viết thành thạo, các em cần huy động tất cả các kiến thức của các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, và các môn khoa học khácTrong khi đó, các em học yếu thì rất “chán” học phân môn tập làm văn.
	Nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung, dạy cho học sinh lớp 4 học tốt hơn văn miêu tả nói riêng, tôi mạnh dạn đưa ra SKKN của mình với đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở trường PTDTBT”.
1.2 Điểm mới của đề tài, sáng kiến:
	Điểm mới của “ Sáng kiến một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng làm văn miêu tả lớp 4 ở trường PTDTBT ”. Từ thực trạng của học sinh là học sinh dân tộc Bru- Vân Kiều ở trường còn hạn chế về làm văn miêu tả. Nâng cao chất lượng làm văn miêu tả còn thể hiện ở sự đồng bộ, thống nhất trong công tác quản lý chỉ đạo đối với tổ, khối, đến giáo viên. Chuyên môn phải tăng cường chỉ đạo thực hiện sinh hoạt chuyên môn với hình thức đi sâu vào từng chuyên đề cụ thể của phân môn tập làm văn. Tăng cường công tác chỉ đạo dạy học về phương pháp dạy kiểu bài tập làm văn miêu tả theo một trình tự hợp lý, bằng các cách khác nhau, phát hiện được đặc điểm, phân biệt đồ vật này với đồ vật khác, tả cây cối, tả loài vật, mỗi loại có sự khác nhau về không gian thời gian, tình cảm của con người với cảnh vật, đồ vật, loài vật. Mà điều cốt lõi và sự khác biệt đối với đối tượng học sinh dân tộc Bru- Vân Kiều là phải trực quan sinh động, gần gủi đến cụ thể trong quá trình hình thành kiến thức cho học sinh. Đối với học sinh của đơn vị là vùng khó, vùng đặc biệt khó khăn, việc tiếp nhận tri thức cũng như nhận thức của học sinh còn những hạn chế nhất định. Nhằm khắc phục những nhược điểm đó tăng cường dạy học tích hợp Tiếng Việt cho học sinh dân tộc từ lớp 3 đến lớp 5. Điểm khác biệt nữa là giáo viên dạy tiếng Việt lớp 4 cũng yêu cầu phải thông hiểu tiếng Bru- Vân Kiều bằng cách tự học và nhà trường gửi đi đào tạo, ở huyện hay tỉnh. Sáng kiến đưa ra được một giải pháp có tính ưu việt là tích lũy vốn từ, kiến thức văn học, sổ tay chính tả, sổ tay văn học nhằm giúp học sinh chắt lọc các từ ngữ hay, những hình ảnh ấn tượng, sinh động, những câu văn câu thơ giàu hình ảnh, từ đó các em “giàu” vốn từ, vốn sống khi viết văn. Bố trí đội ngũ phù hợp với năng lực sở trường của giáo viên, giao trách nhiệm cho những giáo viên thực sự có có năng khiếu, năng lực về tiếng Việt đảm nhận dạy phân môn tiếng Việt của khối 4,5.Từ đó giáo viên có thời gian nghiên cứu kĩ bài dạy, soạn giảng có chiều sâu hơn, chất lượng bài soạn được nâng cao do đó chất lượng dạy phân môn tập làm văn đối với dạng bài miêu tả mới đạt được kết quả như mong muốn.
1.3 Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến:
 Tập trung nghiên cứu một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở trường PTDTBT, thực hiện trong nội bộ trường PTDTBT, đã và đang áp dụng triển khai dạy học trong những năm học vừa qua, có thể vận dụng dạy học ở địa bàn khó khăn,có những đặc điểm tương đồng, đối tượng là học sinh dân tộc Bru- Vân Kiều.
2.Phần nội dung
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
 	Trường vừa mới được thành lập cách đây vừa tròn 13 năm, đến nay cơ sở vật chất phòng học cơ bản đã đáp ứng được theo yêu cầu, trang thiết bị dạy học vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu dạy học. Đặc biệt trường đóng chân trên địa bàn xã biên giới vùng đặc biệt khó khăn có 100% học sinh là con em dân tộc Bru-Vân Kiều. Đa số các học sinh đều nói tiếng mẹ đẻ tiếng Bru- Vân Kiều, tiếng Việt còn nhiều hạn chế, vốn từ ngữ của các em còn nghèo, vẫn còn bất đồng về ngôn ngữ đặc biệt là học sinh mới vào lớp 1. Đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều thiếu thốn, có nhiều hộ nghèo, đứt bữa còn phụ thuộc vào các nguồn trợ cấp của Nhà nước. Phụ huynh chưa thật quan tâm nhiều đến việc học tập của con em. Địa hình hiểm trở, có nhiều khe suối rất nguy hiểm khi đi lại vào mùa mưa. Các bản sống biệt lập, cách xa trung tâm xã từ 7km đến 20 km đường rừng . Mật độ dân cư sinh sống thưa thớt, độ tuổi của học sinh ở các bản không đồng đều. Do đó các em ở bản xa không có điều kiện gặp gỡ giao lưu, học hỏi các bạn ở vùng thuận lợi.Thậm chí nơi các em sinh sống vẫn chưa có điện lưới, chưa hưởng được niềm hạnh phúc trọn vẹn. Cái nhu cầu tối thiểu ấy thôi tưởng chừng như đơn giản, tầm thường với chúng ta, nhưng các em đâu xem được những chương trình thiếu nhi, phim hoạt hình hay là những buổi biểu diễn văn nghệ của các bạn cùng trang lứa, những buổi tối xem truyền hình trực tiếp những chương trình lớn nói về cuộc sống, kinh tế xã hội, văn học, thơ ca, nhạc họa... Thì các em đâu dễ gì có “vốn sống”, vốn từ phong phú, bóng bẩy được. Chính những yếu tố đó thôi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, kĩ năng viết tập làm văn nói chung và làm văn miêu tả nói riêng. 
 2.2. Chất lượng học sinh.
 Nhìn chung chất lượng dạy học của nhà trường trong những năm gần đây đã có những bước tiến vượt bậc về nhiều mặt. Nhưng để so sánh với các đợn vị ở vùng thuận lợi thì ở một số học sinh , một số kỹ năng vẫn chưa hoàn thành về chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. 
Các kỹ năng cơ bản (nghe, nói, đọc, viết) cơ bản hoàn thành, chất lượng làm bài viết hay, có sáng tạo, dùng từ ngữ mạch lạc còn khiêm tốn. Học sinh đọc vẫn còn sai dấu thanh do phương ngữ, viết còn sai về lỗi dùng từ và khả năng diễn đạt, vốn từ còn “nghèo”, tư duy còn hạn chế, ít sáng tạo. Chất lượng về các bài tập làm văn chưa cao, vẫn còn những hạn chế nhất định, dạng bài văn miêu tả ở lớp 4 cơ bản vẫn còn thấp hơn so với các trường ở vùng thuận lợi.
Trong ngôn ngữ và lối diễn đạt lúng túng, vẫn còn mang nặng tính chất đặc thù của địa phương (phương ngữ).
Học văn miêu tả, làm văn miêu tả nhưng nhiều học sinh lại thiếu vốn sống thực tế nên dẫn đến một số tình huống hay gặp trong dạy học văn miêu tả như: Học sinh làm bài văn rất ngắn- khoảng 8, 10 dòng; các em sử dụng các gợi ý của giáo viên hay sử dụng các đoạn văn mẫu để viết. Tiếng Việt là tiếng nói để giao tiếp của các em nhưng vốn Tiếng Việt lại rất hạn chế. Trong khi đó, việc học kiểu bài miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp 4 lại yêu cầu vốn từ ngữ, năng lực tư duy rất lớn. Vốn từ của các em chưa phong phú, chưa hiểu hết nghĩa của từ nên việc vận dụng vào bài làm còn sai sót.
BẢNG 1:
 CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT 
Năm học: 2014-2015
Lớp
Tổng số học sinh
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Ghi chú
SL
%
SL
%
4A
16
13
81,25
3
18,75
4B
22
17
77,3
5
22,7
 2.3. Đội ngũ giáo viên:
Đội ngũ giáo viên trong trường phần lớn là giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là kinh nghiệm dạy học tập làm văn và kĩ năng viết văn miêu tả, dạy học sinh vùng cao con em đồng bào dân tộc Bru- Vân Kiều. Nhiều giáo viên chưa thông hiểu tiếng dân tộc cũng như chưa nắm bắt hết phong tục tập quán của bà con, nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập làm văn nói riêng và dạy học các phân môn khác. Việc vận dụng dạy học tích hợp chưa được giáo viên vận dụng triệt để nên lượng kiến thức, kĩ năng cung cấp cho các em trong một tiết Tập làm văn thường rất lớn, nhiều lúc dẫn đến tình trạng quá tải trong tiết học. Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng đổi mới chưa thật mạnh mẽ mà còn “ e ngại” không “thoát li” các gợi ý của sách giáo khoa, vẫn bó buộc trong khuôn mẫu.
 Chính vì thế mà việc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao tay nghề cho giáo viên đã và đang được bộ phận chuyên môn, nhà trường hết sức chú trọng. Do đó trong năm học 2014- 2015 đội ngũ giáo viên của nhà trường đã có sự tiến bộ vượt bậc về chuyên môn, kinh nghiệm dạy học tập làm văn được nâng lên và đặc biệt là dạy học làm văn miêu tả ở học sinh lớp 4, được đầu tư đúng mức.
2.4. “Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở trường PTDTBT”.
Giải pháp thứ nhất:
	Giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả ở lớp 4 là như thế nào?
	Từ điển Tiếng Việt do Hoàng phê chủ biên định nghĩa: Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho con người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người.
	Nhà văn Phạm Hổ: “ Miêu tả là khi đọc những gì chúng ta biết, người đọc như thấy cái đó hiện ra trước mắt mình: một con người, con vật, một dòng sông, người đọc còn có thể nghe được cả tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy, thậm chí còn ngửi thấy mùi hôi, mùi sữa, mùi hương hoa hay mùi rêu, mùi ẩm mốc,nhưng đó mới chỉ là miêu tả bên ngoài, còn sự miêu tả bên trong nữa là miêu tả tâm trạng vui, buồn, yêu, ghét của con người, con vật và cả cây cỏ.”
	Như vậy, miêu tả là loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm cho người nghe người đọc, hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật, cảnh vật sự việc như nó vốn có trông đời sống. Một bài văn miêu tả hay, không những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện ở trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết với đối tượng được miêu tả. Bởi vì trong thực tế không ai tả mà để tả, mà thường tả để gửi gắm suy nghĩ,cảm xúc sự đánh giá, những tình cảm yêu ghét cụ thể của mình. Các bài văn miêu tả ở tiểu học chỉ yêu cầu tả những đối tượng mà học sinh yếu mến, thích thú. Vì vậy qua bài làm của mình, các em phải gửi gắm tình yếu thương với những gì mình miêu tả.
	Đối tượng của văn miêu tả trong chương trình lớp 4 gồm có miêu tả đồ vật, cây cối, con vật.
Tả đồ vật:
	Đối tượng của văn miêu tả đồ vật ở lớp 4 là những vật học sinh thường thấy trong đời sống hàng ngày của các em, vì vậy cũng trở thành gần gũi với các em. Đó có thể là cái bàn học, quyển sách, chiếc cặp, cái đồng hồ báo thức, chiếc thước kẻ, chiếc bút chì,cục tẩy,.Chúng là những đồ vật vô tri, vô giác nhưng gần gũi và có ích đối với học sinh.
	Mỗi đồ vật đều có một hình dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu cụ thể. Học sinh miêu tả những đặc điểm này trong bài văn của mình. Với những đồ vật có nhiều bộ phận, các em cần tập trung tả những bộ phận quan trọng nhất. Đó chính là những nét tiêu biểu để phân biệt đồ vật này với đồ vật khác. Đồ vật thường gắn liền với cuộc sống con người nên khi miêu tả phải nói tới công dụng, lợi ích của đồ vật cũng như tình cảm của con người đối với nó. Có như vậy, đồ vật mới hiện lên một cách sinh động và có hồn.
Tả cây cối:
	Đối tượng văn miêu tả cây cối là những cây trồng xung quanh nhà, trồng trên sân trường, trên đường đi, hay cả cánh rừng, gần gũi với học sinh hàng ngàyĐó có thể là một cây ăn quả, một loài hoa đẹp, cây bóng mát, cây lấy gỗnhững cây gần gũi và có ích đối với con người. Mỗi loài cây có một đặc điểm, hình dáng riêng, lợi ích nhất định. Vì vậy, khi miêu tả, hướng cho học sinh phải làm nổi bật những đặc điểm đó. Tả cây ăn quả cần tập trung miêu tả hình dáng của cây, mùi vị của quả, tả loài hoa, cần tả hương sắc của hoa, hình dáng của hoa, tả cây bóng mát phải làm rỏ dáng cây, tán lá
	Cây cối sống trông thiên nhiên, gần gũi với con người. Khi miêu tả, cần gắn chúng với cảnh vật xung quanh, như mặt trời, bóng mây, gió, nước, chim, sông, suối, ao, hồ, con đường, sân trường, vườn và con người luôn hiện hữu. Kèm theo đó là lợi ích của cây cối và tình cảm gắn bó của người tả đối với cây cối
Tả loài vật:
	Đối tượng của văn miêu tả loài vật là những con vật quen thuộc gần gũi với học sinh. Đó là con lợn, con bê, con gà, con cún con, con mèo, con khỉ, con gấu bông, con búp bêMỗi con vật đều có đặc điểm riêng về hình dáng, ngoại hình, đặc tính giống nòi riêng, thói quen riêng, tính cách của mỗi con vật luôn có sự khác biệt của mỗi loài vật. Khi miêu tả, hướng cho học sinh miêu tả cái chung và những nét riêng biệt, tiêu biểu của từng loài vật, màu sắc, vóc dáng, tính nết. Những con vật miêu tả là những con vật gần gũi thân thiết và có nhiều lợi ích, bài viết phải thể hiện được sự chăm sóc ân cần, chu đáo, thể hiện rỏ tình cảm yêu quý của học sinh đối với con vật mình tả.
	Bài văn miêu tả được xây dựng trên cơ sở những hình ảnh, những ấn tượng về đối tượng mà người viết thu lượm, cảm nhận được thông qua các giác quan của mình. Bài văn miêu tả mang tính chất nghệ thuật cao, mang tính sáng tạo, tính riêng biệt của người viết. Ngôn ngữ trong miêu tả là thứ ngôn ngữ nghệ thuật giàu sức gợi tả, gợi cảm và là ngôn ngữ của những biện pháp tu từ. Tả là mô phỏng, tô vẽ lại, là so sánh ví von, nhân hóa bằng hình ảnhchứ không phải là kể lể.
	Văn miêu tả mang tính chất thông báo thẩm mĩ, dù miêu tả đối tượng nào, có bám sát thực tế đến đâu thì văn miêu tả cũng không bao giờ sao chép, chụp ảnh máy móc những sự vật hiện tượng mà là kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng, đánh giá hết sức phong phú. Đó là sự miêu tả được cái mới, cái riêng biệt của đối tượng thông qua cảm nhận của mỗi người khi tả.
Ví dụ: Nhà văn Thép Mới lại lấy cảm hứng của anh chiến sĩ đang mơ về tương lại của đất nước khi ngắm trăng trong bài Tập đọc Trung thu đọc lập (SGK TV4/T1 trang 66, 67). “Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em”
Ví dụ: Còn với Trần Đăng Khoa, một tài năng ở tuổi thiếu nhi, thì trăng không còn là lá lúa, chiếc câu liêm vàng, chiếc đĩa bạc nữa, mà Trần Đăng khoa đã cảm nhận một cách tinh tế bằng tình yêu trăng của tâm hồn trẻ thơ, rất hồn nhiên và trong sáng: 
	Trăng hồng lơ lửng trước nhà thơm ngon, ngọt mát nơi vườn quê
	Trăng hồng như quả chín
	Lơ lửng mà không rơi.
	Cùng là vầng trăng, hay một sự vật nhưng mỗi người cảm nhận theo cách riêng của mình, mà những người khác không phát hiện được hoặc chưa phát hiện.
Văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng, không ngăn cản sự sáng tạo của người viết, nhưng không có nghĩa là cho phép người viết “bịa” một cách tùy ý. Để tả hay, tả đúng thì cần phải trải nghiệm thực tế, chân thật. Giáo viên phải uốn nắn để học sinh không có thái độ, giả tạo, sáo rỗng, đến vô cảm, vô hồn trong miêu tả
Giải pháp thứ hai:
	 Giải pháp chọn nhân tố điển hình trong đội ngũ để làm công tác nâng cao chất lượng dạy học làm văn miêu tả ở lớp 4.
Trong công tác phân công, bố trí đội ngũ đảm nhiệm các phần hành từ đầu năm học, trong từng năm học. Với bản thân là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nên tôi nắm rất chắc chắn năng lực, sở trường, điểm mạnh, điểm hạn chế của từng giáo viên. Đồng thời với cương vị là chủ tịch Công đoàn trường nên tôi đã tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng bố trí phân công phần hành nhiệm vụ phù hợp với năng lực, điều kiện hoàn cảnh, sức khỏe, nguyện vọng của từng giáo viên để từ đó lựa chọn bố trí công việc một cách khoa học và hợp lý nhất.Từ những định hướng cụ thể đó nhà trường và chuyên môn xem xét tình hình thực tế của đơn vị, có bao nhiêu lớp 4, khả năng, chất lượng lớp đó như thế nào?. Sau đó lựa chọn những giáo viên có năng lực, sở trường, năng khiếu về phân môn Tiếng Việt, nhiệt huyết, yêu nghề, có tin thần trách nhiệm cao, có sức khỏe để đảm đương dạy học Tiếng Việt lớp 4. Bố trí những giáo viên dạy giỏi, hiểu biết được tiếng Bru-Vân Kiều, có kinh nghiêm lâu năm trong dạy học lớp 4 nói chung và có năng lực về dạy Tiếng Việt nói riêng. Động viên và đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên đứng lớp phải tuân thủ sự chỉ đạo của nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn tập làm văn và chú trọng đến chất lượng làm văn miêu tả lớp 4 vì kĩ năng này học sinh còn hạn chế, nhằm khắc phục sớm nhất những hạn chế đã chỉ ra.
Giải pháp thứ ba:
	Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, thảo luận và dạy thực nghiệm từng chuyên đề cụ thể về phân môn tập làm văn mà đặc biệt quan tâm dạng bài văn miêu tả ở lớp 4 . 
	Chuyên môn, tổ chuyên môn lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ theo hướng dẫn nhiệm vụ năm học. Nắm bắt thực tiễn năng lực của giáo viên, chất lượng của học sinh từ đó lập kế hoạch và đưa ra những giải pháp bồi dưỡng, chỉ đạo dạy học sát với thực tiễn của đơn vị. Từ kế hoạch tổng quát của cả năm học, đến kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo từng giai đoạn, đến tháng, tuần. Tổ chức công khai các kế hoạch để có sự bàn bạc thống nhất chung trong tổ khối, bậc học thực hiện đảm bảo có hệ thống. Chuyên môn phân công cụ thể đến tổ chuyên môn thực hiện các chuyên đề, từ đó tổ phân công, tổ chức thảo luận các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học sao cho có hiệu quả cao nhất. Các thành viên trong tổ thảo luận xây dựng hoàn thành ý tưởng của một chuyên đề, hay một bài dạy, sau đó lựa chọn một giáo viên có năng lực thực hiện chuyên đề đó sau đó đánh giá, khảo sát chất lượng theo định hướng trên. Tổ chức đánh giá nhận xét và tổ chức rút kịnh nghiệm qua thực tiễn của chuyên đề. Ví dụ: Đều là dạy văn miêu tả, nhưng các chuyên đề thể hiện một khía cạnh, một mảng riêng, nhằm làm phong phú hơn về phương pháp dạy học, cách thức tổ chức hoạt động dạy học. 
	Ví dụ: Tổ chức hoạt động nhóm, sao cho có hiệu quả trong tiết TLV tả cảnh trong bài luyện tập tả cảnh. Sử dụng các phương pháp dạy học nào trong tiết quan sát đồ vật sao cho có hiệu quả cao. Sử dụng phương pháp dạy học mới VNEN trong dạy kiểu bài trả bài kiểm tra viết 
	Từ những buổi sinh hoạt chuyên đề đó, đã tạo cơ hội cho giáo viên phát huy hết khả năng của bản thân, cũng như huy động được trí tuệ của cả một tập thể. Qua đánh giá và dạy học thực nghiệm và đại trà, đã đem lại cho đội ngũ nhà trường những kinh nghiệm dạy học rất quý báu, sát đúng với thực tiễn và đã tạo điều kiện cho giáo viên thỏa sức “sáng tạo” đem lại những tiết học bổ ích lý thú cho học sinh có hiệu quả . Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn theo những chuyên đề đã xây dựng tạo được một không khí làm việc dân chủ, khoa học, ai cũng muốn cống hiến. Giáo viên lẫn cán bộ quản lý được học hỏi lẫn nhau trong quá trình chỉ đạo cũng như trong quá trình dạy học. Kết quả mang lại là giáo viên tự tin, năng động, sáng tạo hơn trong dạy phân môn tập làm văn nói chung và dạy tập làm văn kiểu bài miêu tả nói riêng. Học sinh qua hơn hai năm dạy thực nghiệm và được sự chỉ đạo sâu sát của chuyên môn nhà trường đã đem lại những kết quả đáng khích lệ. Học sinh giờ đây không p

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat.doc