Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức giờ học cho trẻ 4-5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức giờ học cho trẻ 4-5 tuổi

- Bản thân tôi tuy đã được học và tiếp cận với công nghệ thông tin nhưng mới chỉ ở mức độ nhất định mà chưa được học qua các chương trình ở mức độ cao nên việc lập trình tiết học trên máy còn phải mầy mò, tốn nhiều thời gian công sức và có phần hạn chế.

- Phụ huynh học sinh nông thôn nhận thức về việc chăm sóc nuôi dạy con theo khoa học còn hạn chế, gửi con đến lớp là phó thác cho cô giáo và họ luôn nghĩ rằng các cháu mầm non thì biết gì mà học nên việc phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc nuôi dạy trẻ gặp rất nhiều khó khăn.

- Học sinh cùng năm sinh nhưng phát triển không đồng đều, trẻ yếu, trẻ khoẻ, do vậy nhiều trẻ hay nghỉ học, đặc biệt còn có một trẻ quá hiếu động.

- Kinh phí đóng góp để đầu tư cho cơ sở vật chất còn hạn chế, việc đầu tư máy vi tính cho các cô giáo soạn giáo án cũng như lập trình tiết dạy còn thiếu.

 Thuận lợi cũng lắm, khó khăn cũng nhiều, xong tôi vẫn quyết tâm, tìm ra hướng đi mới trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.

 

doc 21 trang thanh tú 22 08/10/2022 9647
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức giờ học cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON CỔ BI
~~~~~***~~~~~
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO TỔ CHỨC GIỜ HỌC CHO TRẺ 4-5 TUỔI
Lĩnh vực	: Giáo dục mẫu giáo
Cấp học	: Mầm non
NĂM HỌC: 2018-2019
MỤC LỤC
I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển mạnh. Khoa học công nghệ thông tin cũng phát triển như vũ bão. Nó ồ ạt thổi vào từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Công nghệ thông tin trở thành nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và hữu ích đối với con người.
Công nghệ thông tin có tác dụng rất lớn trong việc cải tiến quản lý Nhà nước, nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế xã hội khác, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Có Thể nói công nghệ thông tin góp một vai trò vô cùng to lớn đối với cuộc sống hiên đại.
Bên cạnh đó ngành giáo dục đào tạo cũng là một trong những ngành chịu ảnh hưởng mạnh bởi xu thế chung đó ở một mức độ nhất định, bậc học mầm non cũng đã từng bước tiếp cận với khoa học CNTT.
Đối với trẻ em chủ nhân tương lai của đất nước, công nghệ thông tin đóng một vai trò vô cùng to lớn trong việc hình thành, phát triển nhân cách. Khi được tiếp xúc sớm với khoa học công nghệ thông tin sẽ giúp trẻ rèn luyện tư duy lôgic. Đồng thời còn kích thích sự sáng tạo, tìm tòi ham hiểu biết của trẻ.
Với lứa tuổi mầm non trẻ rất ấn tượng với những hình ảnh âm thanh sống động. Trẻ dễ nhớ mau quên, khả năng tập trung chú ý chưa cao. Do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin khi dạy trẻ đã trở thành một trong những phương tiện hữu hiệu giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, thúc đẩy việc phát triển ngôn ngữ cũng như nhận thức của trẻ.
Đặc biệt ở lứa tuổi này trẻ rất thích xem ti-vi. Trẻ chăm chú xem những hình ảnh chuyển động những âm thanh lý thú, xem những bộ phim hoạt hình. Nhưng thực tế ở trường tôi việc dạy học cho trẻ chỉ thụ động bằng những hình cô vẽ hoặc tranh bán sẵn trên thị trường. Việc sử dụng của giáo viên không được thuận tiện, không khoa học mang tính thô sơ, trẻ chưa hứng thú. Kết quả tiết học chưa cao. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin làm môt số đồ dùng dạy häc cho trÎ trong một số giờ học. Trẻ được xem một số hình ảnh chuyển động kết hợp âm thanh. Tôi thấy trẻ rất hứng thú khi tham gia tiết hoc và sử dụng đồ dùng của cô khoa học thuân tiện hơn rất nhiều. Chính vì vậy trong sáng kiến kinh nghiệm dạy trẻ 4-5 tuổi tôi đã chọn đề tài " Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức giờ học cho trẻ 4-5, tuổi”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận
 Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc làm đồ dùng dạy học đã thu hút trẻ chú ý say mê, tích cực hoạt động. Bằng công nghệ kết hợp với âm thanh và các hình ảnh đẹp sinh động, bằng phuwng tiện dạy học tiên tiến kết hợp lời nói của giáo viên trẻ luôn tích cực trả lời câu hỏi của cô, diễn đạt rõ ý mạch lạc. Do vậy trẻ cóc điều kiện phát triển ngôn ngữ mạch lạc và đúng đắn góp phần mở rộng vốn từ phong phú kích thích trí tưởng tượng sáng tạo, khơi gợi tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ.
 Ví dụ: Trẻ có thể xem hình vẽ, đoạn phim mô tả hiện tượng, hay có thể xem các website nói về chủ đề đang học( điều này một giáo án thông thường không thể có)
 Trẻ ấn tượng với những hình ảnh, âm thanh sống động, rõ nét. Song thông thường các tiết học giáo viên chỉ sử dụng tranh ảnh, hoặc đồ vật không kích thích sự tò mò của trẻ, giờ học trở nên đơn điệu khô cứng, giáo viên rất vất vartrong viếc chuẩn bị đồ dùng và sử dụng đồ dùng. Vậy làm thế nào để giảm tải cho giáo viên khi làm và sử dụng đồ dùng mà trẻ vẫn hào hứng khi tham gia tiết học. Đây quả một bài toán khó và là sự trăn trở của rất nhiều giáo viên.
1.2. Cơ sở thực tiễn
 Trên thực tế trường tôi đã thực hiện ứng dụng CNTT mấy năm trở lại những việc lựa chọn thiết kết các hoạt động, trò chơi có ứng dụng CNTT vào giảng dayjtrer của giáo viên nói chung và của bản thaantooi nói rieengconf rất hạn chế. Bên cạnh đó giáo viên chưa biết cách thiết kế cho mình các bài dạy, trò chơi riêng mà chủ yếu còn phụ thuộc vào phần mềm có sẵn của chương trình Kidsmart...Nên tỷ lệ các tiết học có ứng dụng CNTT trong nhà trường còn ít, trẻ hoạt động vẫn chủ yếu dựa vào đồ dùng đồ chơi do cô giáo tự làm không gây hứng thú cho trẻ hoạt động. Mà trong quá trình giảng dậy tôi nhận thấy hàng ngày chúng ta thường dậy trẻ các hoạt động có sử dụng những đồ dùng đồ chơi đơn giản như: Tranh tĩnh, rối dẹt, rối tay...có màu ắc không rỗ ràng, hình ảnh mờ nhạt, kếm hấp dẫn. Chính vì vậy tôi nhận thấy mình vần phải làm gì để cho trẻ tiếp cận nhiều hơn với phương tiện hiện đại và tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu để thiết kế một số bài dạy, trò chơi ứng dụng CNTT làm đồ dùng dạy trẻ 4-5, tuổi. Trong quá trình thực hiện tôi gặp phải một số thuận lợi và khó khăn sau.
1.3. Thực trạng vấn đề
 a.Thuận lợi:
 * Về phòng giáp dục: 
 - Phòng giáo dục đã tổ chức nhiều lớp tập huấn vè CNTT cho giáo viên, các nhà trường tham gia tập huấn.
 - Tổ chức các cuộc thi trưng bày, triển lãm đồ dùng đò chơi sáng tạo CNTT cho đồng nghiệp trong huyện học hỏi lẫn nhau.
 * Về phía nhà trường: 
 - Trường nhiều năm đạt danh hiệu tiên tiến suất sắc và đã được công nhận là trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia với đội ngũ cán bộ giáo viên ,nhân viên đạt chuẩn và trên chuẩn rất nhiệt tình yêu nghề.
 - Môi trường học tập, tạo cơ hội cho trẻ tốt, khung cảnh sư phạm đẹp, điều này rất thuận lợi cho việc mở rộng thêm hiểu biết về môi trường xung quanh cho trẻ, đồng thời cũng thuận lợi cho việc thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ.
 - Ban giám hiệu nhà trường dạn giàu kinh nghiệm tìm kím ật dụng và các phương tiện dạy học hiện đại đế tiếp cận thực hiện chương chình đổi mới của ngành học cũn như chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ.
 - Ban giám hiệu nhà trường đã đầu tư, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, giúp đỡ về chuyên môn kịp thời
 * Về giáo viên: 
 - Hiện lớp có 3 cô, cả 3 cô đều đã có trình độ chuyên môn chuẩn và trên chuẩn, đều nhiệt tình trong công tác, nắm vững phương pháp, yêu cầu dạy trẻ và luôn tìm tòi sáng tạo mọi hình thức mới để dạy trẻ, năng nổ trong các hoạt động tập thể .
 - Bản thân tôi là giáo viên có có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, và nhiều năm đạt giáo viên giỏi cấp trường. Đã được tham gia vào các lớp học sử dụng vi tính do phòng giáo dục đào tạo tổ chức.
- Luôn được nhà trường tạo điều kiện cho đi tập huấn, đi dự các buổi kiến tập ở các trường bạn để học tập nâng cao kiến thức chuyên môn.
 - Các chị em trong trường, trong lớp nhiệt tình ủng hộ giúp đỡ.
* Về trẻ: Trẻ ngoan, nề nếp, mạnh dạn.
 * Về phụ huynh: 
 - Đa số phụ huynh có kiến thức về CNTT luôn quan tâm đén việc chăm sóc dạy con cái. Cho con đi học đều, đúng giờ.
 - Những năm vừa qua trường mầm non Cổ Bi đã đạt thành tích cao trong các hoạt động của ngành. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của ban giám hiệu nhà trường thăm lớp, dự giờ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như tinh thần cho giáo viên. Bản thân tôi là người nhiệt tình, yêu nghề, mếm trẻ, ham học hỏi, cố gắng rèn luyện, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trình độ khoa học công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả giờ học của trẻ cũng như nghệ thuật lên lớp của cô.
 b. Khó khăn:
- Bản thân tôi tuy đã được học và tiếp cận với công nghệ thông tin nhưng mới chỉ ở mức độ nhất định mà chưa được học qua các chương trình ở mức độ cao nên việc lập trình tiết học trên máy còn phải mầy mò, tốn nhiều thời gian công sức và có phần hạn chế.
- Phụ huynh học sinh nông thôn nhận thức về việc chăm sóc nuôi dạy con theo khoa học còn hạn chế, gửi con đến lớp là phó thác cho cô giáo và họ luôn nghĩ rằng các cháu mầm non thì biết gì mà học nên việc phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc nuôi dạy trẻ gặp rất nhiều khó khăn.
- Học sinh cùng năm sinh nhưng phát triển không đồng đều, trẻ yếu, trẻ khoẻ, do vậy nhiều trẻ hay nghỉ học, đặc biệt còn có một trẻ quá hiếu động. 
- Kinh phí đóng góp để đầu tư cho cơ sở vật chất còn hạn chế, việc đầu tư máy vi tính cho các cô giáo soạn giáo án cũng như lập trình tiết dạy còn thiếu.
 Thuận lợi cũng lắm, khó khăn cũng nhiều, xong tôi vẫn quyết tâm, tìm ra hướng đi mới trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
1.4. Nhận thức vấn đề
Hoạt động chủ đạo trong trường mầm non là chơi mà học, học mà chơi, nghệ thuật dạy học trong trường mầm non đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức, giúp trẻ tiếp thu nhanh hơn, ghi nhớ sâu hơn. Việc dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình học tập và hình thành nhân cách của trẻ, tuy thời gian dạy kiến thức cho trẻ mầm non so với các cấp khác không nhiều nhưng cũng góp phần quan trọng cho việc tích luỹ kiến thức của trẻ một cách liền mạch, có hệ thống cho các cấp tiếp theo, từ đó trẻ có kiến thức sơ đẳng về môi trường xung quanh và cuộc sống xã hội. Là một giáo viên mầm non tôi hiểu trẻ ở độ tuổi này còn rất non nớt cả về cơ thể cũng như đặc điểm tâm sinh lý, trẻ mới bi bô tập nói và thích bắt chước những điều người lớn nói và làm. Tâm hồn trẻ như một tờ giấy trắng, vì thế những gì chúng ta “vẽ lên” tờ giấy trắng đó đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ về sau này. Chính vì vậy tôi luôn xác định được vị trí, vai trò của mình trong việc tổ chức giờ hoạt động có chủ đích cho trẻ là làm thế nào để cho trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động và tiếp thu kiến thức cô truyền đạt một cách tốt hơn. Đó là nâng cao chất lượng giảng dạy bằng công nghệ thông tin, đưa nhiều hình thức sáng tạo, phù hợp để trẻ được hoạt động nhiều và giờ học đạt kết quả cao.
2. Một số biện pháp.
2.1:Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng, khai thác và thiết kế bài dạy
 Tại sao lại như vậy? Bởi vì bản thân giáo viên có tích cực họi hỏi, có trau rôi kiến thức, nghiên cứu tìm tòi khám phá các ý tưởng thì khả năng,kỹ năng sử dụng CNTT của bản thân được nâng cao. Từ đó có ý tưởng sáng tạo hơn trong công việc. Nhất là đứng trước yêu cầu đổi mới đổi mới hiện nay là ứng dụng CNTT vào trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở các hoạt động cho trẻ mầm non. Tôi đã xác định cho mình là phải tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng sử dụng máy tính để đáp ứng được yeu cầu đổi mới. Tôi thường xuyên cập nhật, tìm hiểu và tham gia các lớp học do nhà trường tổ chức như: Tin học văn phòng nên soạn giáo án điện tử, tin học nang cao, lớp hóc tranh ảnh động, lồng tiếng, tải ảnh động từ mạng về, làm tranh động làm các slide để trình chiếu. Tìm hiểu tham khảo một số tài liệu, sách báo, báng đĩa có ứng dụng công nghệ thông tin và học hỏi thêm cách tạo và lồng ghép các hình ảnh động, âm thanh....Để lựa chọn thiết kế một hoạt động, trò chơi cho trẻ mầm non, gây hứng thú cho trẻ hoạt động, với mục đích truyền tải các thông tin đến trẻ ột cách hiệu quả nhất, tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, phát triển tư duy về mọi mặt. Thông qua đó giúp trertieeps thu kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải mái, phát huy khả nawngcuar từng cá nhân trẻ. Không những thế mà bản thân tôi thường xuyên mở các trò chowigocs của chương trình Kismart, Happykid, các đĩa sản phẩm của chị emđồng nghiệp...Để từ đó tự tìm cho mình những bước đi sáng tạo trong việc thiết kế bài dạy, các trò chơi trên máy tính tạo cho trẻ sự hứng thuskhi tham gia các hoạt động, giúp trẻ phát triển hhown nữa về mọi mặt.
 VD: Lên mạng để dowload những hình ảnh động có liên quan đến các hoạt động để tạo cho mình một thư viện dữ liệu ảnh, cảnh, các con vật, âm thanh, tiếng động....để khi cần thiết tôi không phải tìm đớ mất thời gian.
 Chính vì vậy mà trong năm học vừa qua tôi đã tự thiết ké được một số hoạt động, trò chơi có ứng dụng CNTT vào giảng dạy cho trẻ, giúp giảm tải phần nào sức lao động và thời gian của giáo viên làm đồ dùng đồ chơi, giúp trẻ hứng thú, tích cực trong hoạt động.
2.2. Biện pháp 2: Ứng dụng một số phần mềm làm đồ dùng dạy trẻ
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc đưa công nghệ thông tin đến với trẻ và nhu cầu đặc biệt của giáo viên khi sử dụng thiết bị dạy học hiện đại. Tôi đã mạnh dạn ứng dụng một số chức năng đơn giản của một số phần mềm để tổ chức giờ học cho trẻ 4-5, ở trường tôi.
 Tôi đã ứng dụng CNTT theo ccs hình thức vào mỗi tiết học như sau:
*Hình thức 1: Ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào môn “Khám phá”
Để giờ khám phá trẻ được hấp dẫn sinh động cả về hình ảnh lẫn âm thanh, VD tiếng kêu của các con vật, tiếng các phương tiện giao thôngtôi đã sử dụng phần mềm nghe nhạc windows Media Player- Phần mềm đa phương tiện được cài đặt sẵn trên phiên bản windows XP.
Có rất nhiều cách để sưu tầm tư liệu về các loại âm thanh:
Sử dụng máy thu thanh kỹ thuật số, sau đó copy sang máy vi tính.
Tìm kiếm trên mạng Internet trong một số website về âm thanhBằng các cách trên, chúng ta sẽ có những âm thanh chuẩn để sử dụng dạy trẻ trong các tiết nhận biết về thế giới động vật và nhận biết về các loại phương tiện giao thông
Muốn cho trẻ nói lên được đặc điểm của các sự vật hiện tượng qua hình ảnh, tôi đã sử dụng phần mềm Windows Picture and Fax Viewr
- Phần mềm xem ảnh được cài đặt sẵn trên phiên bản Windows XP và Microsoft PowerPoint (Những chương trình hết sức thông dụng của máy vi tính mà mọi người đều có thể học và thực hiện một cách dễ dàng)
Có nhiều cách để chúng ta tìm và lựa chọn được các hình ảnh đẹp và phù hợp với đề tài dạy:
Dùng các hình ảnh được cài sẵn trong máy vi tính.
Sưu tầm các hình ảnh từ các đĩa CD và copy vào máy vi tính.
Tìm kiếm trên mạng Internet và download hình ảnh trong một số trang web.
Sau khi có những hình ảnh phù hợp, lập một thư mục mới: VD: Tạo thư mục “Con vật” copy các file hình ảnh đã chọn vào thư mục mới vừa tạo. Khi muốn cho trẻ xem những hình ảnh đó chỉ việc tìm đến thư mục chứa các file đã chọn và nhấp chuột trực tiếp vào file hình ảnh đó.
Điều đặc biệt hơn là để gây được sự hứng thú đối với trẻ khi cô sử dụng máy vi tính trong qúa trình dạy trẻ đó là những yếu tố bất ngờ, tôi sử dụng các hiệu ứng của phần mềm Microsoft PowerPoint các hình ảnh xuất hiện một cách sống động làm trẻ ngạc nhiên và rất thích thú tham gia tiết học một cách sôi nổi. Vai trò của cô giáo là cung cấp thêm vốn từ cho trẻ, hướng trẻ chả lời câu đủ thành phần, giúp trẻ nhận biết và diễn tả hình ảnh vừa được xem, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc hơn.
VD: - Với hình ảnh con gà trống, cô nhấp chuột vào các bộ phận của con gà và dạy trẻ nói: Đây là con gà trống, con gà trống có cái mào đỏ, gà trống có hai chiếc cánh, có đuôi, chân gà trống có cựa, gà trống có bộ lông nhiều màu.......
Hình ảnh: Con gà trống, trong hoạt động khám phá.
 Với các con vật sống trong rừng cô cùng dạy trẻ nói tên, từng bộ phận của các con vật.Víi bµi cho trÎ lµm quen víi một số con vât sống trong rừng.
Tôi dùng phần mềm Shortcut to vcdcut cắt các đoạn phim từ đĩa VCD chuyển làm hiệu ứng trên phần mềm microsoft powrpoint.
Khi sử dụng tôi chỉ cần ấn F5 hoặc nháy chuột vào Slide show và nháy chuột hình ảnh con vật xuất hiện trẻ được xem hình ảnh con voi thật đanh đi, đưa vòi lên, xuống. Cô kết hợp dùng câu hỏi, hỏi trẻ: Đây làcon gì? Nó đang làm gì? Cô nháy chuột hình ảnh con voi biến mât. Sau đó tôi cho trẻ nghe tiếng con voi. Con gì kêu? Cô nháy chuột cho trẻ xem đoạn phim voi đang uống nước- voi ăn cỏ, ăn lá cây. Cuối tiết học cô cho trẻ được nghe, xem và hát theo bài “ Chú voi con”. Với hình thức như thế tôi có thể sử dụng để dạy trẻ trên rất nhiều các tiết học về con vật .
 Quả thạt khi dạy trẻ tiết học này trerraat hứng thú khi các hình ảnh sống động xuất hiện. Trẻ đã nhìn thấy con voi rất nhiều nhưng có lẽ không được ngắm voi uống nước, ăn cỏ, ăn lá cây, nghe tiếng voi kêu. Trẻ được nhìn con voi thật, hình ảnh và âm thanh sinh động. Đây là một trong sô những tiết học đạt hiệu quả cao với loại đồ dùng công nghệ thông tin này. Chúng ta còn có thể sử dụng ở những lớp chưa có máy tính và cho những giáo viên chưa biết sử dụng máy tính. Tôi có thể chuyển sang đĩa VCD và dạy trên đầu CVD cùng ti vi. 
 VD: Với đề tài " Biến đổi khí hậu" tôi tải các đoạn phim về các hiện tượng tự nhiên của nước ngoài về, sau đó tôi cắt ghép và bỏ tiếng có sẵn của đoạn phim, sau đó tôi sử dụng phần mềm Aimersoft video Editor để lồng tiếng và ghép vào đoạn phim cho phù hợp.
Tôi thường ứng dụng phần mềm này để tạo ra các đoạn phim dạy trẻ theo các chủ đề trong các tiết dạy trẻ tạo hình, khám phá khoa học, làm các video clip về các câu chuyện để dạy trẻ trong các tiết văn học hay những câu chuyện để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- Còn khi thiết kế trò chơi : VD: Cái gì biến mất. Những cái đó để hiệu ứng xuất hiện: Slide Show -> Custom Animation -> AddEffect -> Entrance-> hộp thoại xuất hiên -> chọn các hiệu ứng xuất hiện theo ý thích của mình, sau đó muốn cái gì biến mất thì ta kích chuột trái vào cái đó cũng vào: Slide Show -> Custom Animation -> AddEffect -> Exit - > hộp thoại xuất hiên thì ta chọn hiệu ứng biến mất theo ý thích của mình.... và ta có thể lồng các tiếng như “Bạn đúng rồi”, “Bạn làm sai rồi” để cho giờ học sinh động.
*Hình thức 2: Ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào môn “âm nhạc”
Trong giờ “âm nhạc” có thể sử dụng phần mềm nghe nhạc Windows Media Player, PowerPoint cho trẻ xem hình và nghe nhạc trên máy vi tính hoặc dùng đĩa CD cho trẻ xem qua đầu đĩa.
Để có thể chọn được những hình ảnh hay bài hát phù hợp với đề tài của tiết dạy:
 - Có thể sưu tầm trong băng đĩa cho trẻ nghe
 - Tạo ra các video clip nhỏ bằng hiệu ứng của Powerpoint để sử dụng trong phần cho trẻ nghe hát.
 - Có thể dùng máy quay kỹ thuật số quay những hình ảnh phù hợp rồi copy vào máy vi tính.
VD: Tôi đã quay hình ảnh một số con vật sống trong rừng để sử dụng trò chuyện lồng vào phần mở đầu dạy vận động bài hát “ Đố bạn”, và nghe bài hát tự sáng tác “ Vui với rừng xanh”. Trẻ được xem băng hình, quan sát các con vật
Hình ảnh dẫn dắt vào bài hát vận động
 Tôi hỏi trẻ: Đây là con gì? Con hổ sống ở đâu?
Còn con gì đây? Con khỉ biết làm gì? sống ở đâu?
Con voi có cái gì? Con voi sống ở đâu?
Tôi dẫn dắt vào tiết học với nội dung dạy hat bài vận động: đố bạn.
Tương tự như vậy tôi cũng đã ứng dụng với các bài hát khác như: Con gà trống, rửa mặt như mèoTừ những hình ảnh đẹp mắt và sinh động đó đã khiến trẻ thoải mái và tích cực tham gia hoạt động.
*Hình thức 3: Ứng dụng công nghệ thông tin vào môn “ Làm quen với văn học”
Đối với môn “ Làm quen với văn học” tôi đã sử dụng một số phần mềm dựng hình powerpoint, Potoshop.
Trẻ nhỏ đặc biệt hứng thú với các bộ phim hoạt hình, với những hình sống động và âm thanh vui nhộn. đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ lại càng tỏ ra thích thú với những điều đó. Chính vì vậy, tôi đã xây dựng tiết học trên máy vi tính với hình thức như một bộ phim hoạt hình mang nội dung các câu chuyện trong chương trình học của trẻ.
Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ giúp chúng ta xây dựng một bộ phim hoạt hình ngắn như: Powerpoint, potoshop, macromedia FlashTuy nhiên để dựng một tiết dạy giống bộ phim hoạt hình với các phần mềm phức tạp như vậy là nằm ngoài khả năng của các cô giáo mầm non vì giáo viên mầm non chúng ta hiện nay đều chưa được đào tạo chính qui về công nghệ thông tin. Chính vì sự hạn chế này, cô giáo phải đóng vai trò là người tư vấn trong quá trình thiết kế tiết dạy, mọi thao tác phức tạp đều phải có sự hỗ trợ của chuyên gia thiết kế đồ hoạ vi tính.
Tôi đã dùng phần mềm photoshop để thiết kế những tiết dạy có những hình ảnh sinh động hấp dẫn:
VD: Chúng tôi đã thiết kế một số tiết dạy bằng phần mềm photoshop như: truyện: Thỏ con đi học, cáo, thỏ,gà trốngvới những hình ảnh các nhân vật, hiện tượng tự nhiên xuất hiện một cách sống động làm cho trẻ hết sức thích thú, với hình ảnh cử động của gấu, thỏ
Hình ảnh: Tiết truyện " Thỏ con đi học".
Bước 1: Để thiết kế các giáo án điện tử. Trước tiên tôi chụp từ chuyện tranh “Thỏ con đi học ”. Sau đó tôi sử dụng phầm mềm Photoshop để sử lý những ảnh để chuyển từ ảnh tĩnh sang ảnh động cho phù hợp với nội dung câu chuyện.
Bước 2: Ứng dụng phần mềm Photoshop cho phép tôi cắt các chi tiết nhân 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_th.doc