Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy biện pháp so sánh cho học sinh Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy biện pháp so sánh cho học sinh Lớp 3

Cơ sở lí luận

1. Mục tiêu của môn Tiếng Việt:

 Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở lớp 3 thống nhất với mục tiêu chung của Chương trình Tiếng Việt toàn cấp Tiểu học là:

“- Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết ) để các em học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.

 - Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và của nước ngoài.

 - Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”

 (Chương trình Tiểu học ban hành theo Quyết định số 43/ 2001/ QĐ - BGD & ĐT ngày 9 tháng 11 năm 2001 – NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002, tr. 9)

2. Đặc điểm phân môn luyện từ và câu lớp 3:

Như trên đã nói Luyện từ và câu là một môn học có tính chất thực hành, sáng tạo. Nhiệm vụ chủ yếu của phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 là cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt bằng con đường qui nạp và rèn luyện kĩ năng dùng từ , đặt câu ( nói, viết ), kĩ năng đọc cho HS. Nói cụ thể là phân môn này giúp HS mở rộng vốn từ ngữ, củng cố hiểu biết về các kiểu câu ( thông qua mô hình ) và hình thành phần câu ( thông qua câu hỏi ) đã học ở lớp 2, cung cấp cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về các phép tu từ so sánh và nhân hoá ( thông qua bài tập ), rèn luyện các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng một số dấu câu, bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp và thích học tiếng Việt.

3. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 3 trong việc rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng biện pháp tu từ so sánh:

Học sinh Tiểu học nói chung, lớp 3 nói riêng rất hiếu động, thích nói, thích hoạt động, thích tìm tòi sáng tạo, thích được khám phá thế giới xung quanh. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy Luyện từ và câu. Lứa tuổi học sinh Tiểu học là lứa tuổi của sự liên tưởng. Chính vì vậy mà trí tưởng tượng của các em rất phong phú, dễ dàng liên hệ sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác đã từng gặp trong cuộc sống. Đó là yếu tố rất quan trọng cần thiết cho việc dạy học sinh sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

 

docx 25 trang cuonglanz2a 11223
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy biện pháp so sánh cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU 
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta đã qua 3 lần cải cách với những mục tiêu giáo dục ngày càng được nâng cao. Bước sang thế kỉ XXI - thế kỉ của nền tri thức nhân loại và khoa học công nghệ hiện đại, mục tiêu giáo dục trong nhà trường hiện nay là đào tạo HS phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, có sức khoẻ, có thẩm mĩ. Mặt khác đã từ lâu Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” trong đó bậc Tiểu học được coi là nền tảng, cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách của con người đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Trước mục tiêu mới, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến hành cải cách giáo dục lần thứ nhất: Biên soạn chương tình Tiểu học và Trung học cơ sở cho những năm 2000. Chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 3 ( 2000 ) mới được triển khai đại trà toàn quốc năm học 2004 - 2005 nên việc nghiên cứu các phân môn Tiếng Việt lớp 3 là việc làm có tính thời sự và cần thiết.
 	2. Tiếng Việt là một môn học ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng l ực ho ạt đ ộng ngôn ngữ cho học sinh. Với tư cách là m ột phân môn th ực hành c ủa môn Ti ếng Vi ệt ở tr ường ti ểu học, Luyện từ và câu có nhiệm vụ hình thành và phát tri ển cho học sinh năng l ực s ử d ụng t ừ và câu trong giao tiếp và học tập. Đây là nhiệm vụ chính yếu, cu ối cùng c ủa dạy t ừ và câu ở ti ểu h ọc. D ạy luyện từ chính là dạy thực hành từ ngữ trên quan điểm giao ti ếp, dạy từ trên bình di ện phát tri ển l ời nói. Đó chính là công việc làm giàu vốn từ cho h ọc sinh, giúp h ọc sinh m ở r ộng, phát tri ển v ốn t ừ , nắm nghĩa của từ, luyện tập sử dụng từ. Từ đó giúp học sinh nói năng đúng chu ẩn, phù h ợp v ới m ục đích và môi trường giao tiếp đồng thời góp phần rèn luyện t ư duy và giáo d ục th ẩm mĩ cho h ọc sinh. Trong đó biện pháp tu từ so sánh góp một phần không nhỏ làm lên điều này. So sánh có kh ả năng khắc học hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ làm nên một hình thức miêu tả sinh đ ộng, m ặt khác so sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể sinh động, diễn đạt được m ọi sắc thái bi ểu c ảm. So sánh tu từ còn là phương thức bộc lộ tâm tư tình cảm một cách kín đáo và tế nhị. Như vậy đối với tác phẩm văn học nói chung so sánh mang chức năng nhận thức và biểu cảm. Nhờ những hình ảnh bóng bảy, ước lệ, dùng cái này để đối chi ếu cái kia nh ằm di ễn t ả nh ững ngụ ý nghệ thuật mà so sánh tu từ được sử dụng phổ biến trong thơ ca, đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi. So sánh tu từ giúp các em hiểu và cảm nhận được những bài thơ, bài văn hay, từ đó góp phần mở mang tri thức làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi vi ết văn, rèn luyện ý th ức, yêu quý Ti ếng Việt giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh.   
 Rèn kĩ năng nhận biết và vận dụng biện pháp tu từ so sánh cho HS là một trong những yêu cầu của phân môn Luyện từ và câu. Hiện nay, trong trường Tiểu học việc rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng hình ảnh so sánh cho HS còn gặp không ít khó khăn. Nhằm tháo gỡ những khó khăn, nâng cao chất lượng học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ & câu nói riêng, trong quá trình dạy học tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm giúp các em nhận biết và sử dụng biện pháp tu từ so sánh. “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3” đã giúp tôi đạt được một số kết quả khả quan trong việc rèn kĩ năng nói và viết cho HS lớp mình.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
- Tìm hiểu đặc điểm chương trình Tiếng Việt 3
- Các biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng nhận biết và vận dụng biện pháp tu từ so sánh cho HS.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :
 	- Khảo sát sách giáo khoa Tiếng Việt 3.
 	- Thực tế tình hình dạy học Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu lớp 3 trong trường Tiểu học 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 	- Phương pháp phân tích tài liệu.
 	- Phương pháp khảo sát.
 	- Phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá.
 	- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 	- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Chương trình, nội dung phân môn Luyện từ và câu lớp 3 rất đa dạng, phong phú có rất nhiều biện pháp để giúp HS học tốt môn học, tôi chỉ dừng lại nghiên cứu việc rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng biện pháp tu từ so sánh cho HS lớp 3 Tiểu học.
VI. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI:
 	- Nội dung đề tài gồm 3 chương:
+ Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng biện pháp tu từ so sánh cho HS lớp 3.
+ Chương II: Các biện pháp rèn kĩ năng nhận biết và vận dụng biện pháp tu từ so sánh.
+ Chương III: Thực nghiệm sư phạm.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY BIỆN PHÁP SO SÁNH CHO HỌC SINH LỚP 3
 	I. Cơ sở lí luận
1. Mục tiêu của môn Tiếng Việt:
 Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở lớp 3 thống nhất với mục tiêu chung của Chương trình Tiếng Việt toàn cấp Tiểu học là:
“- Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết ) để các em học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.
 - Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và của nước ngoài.
 - Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
 (Chương trình Tiểu học ban hành theo Quyết định số 43/ 2001/ QĐ - BGD & ĐT ngày 9 tháng 11 năm 2001 – NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002, tr. 9)
2. Đặc điểm phân môn luyện từ và câu lớp 3:
Như trên đã nói Luyện từ và câu là một môn học có tính chất thực hành, sáng tạo. Nhiệm vụ chủ yếu của phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 là cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt bằng con đường qui nạp và rèn luyện kĩ năng dùng từ , đặt câu ( nói, viết ), kĩ năng đọc cho HS. Nói cụ thể là phân môn này giúp HS mở rộng vốn từ ngữ, củng cố hiểu biết về các kiểu câu ( thông qua mô hình ) và hình thành phần câu ( thông qua câu hỏi ) đã học ở lớp 2, cung cấp cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về các phép tu từ so sánh và nhân hoá ( thông qua bài tập ), rèn luyện các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng một số dấu câu, bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp và thích học tiếng Việt.
3. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 3 trong việc rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng biện pháp tu từ so sánh:
Học sinh Tiểu học nói chung, lớp 3 nói riêng rất hiếu động, thích nói, thích hoạt động, thích tìm tòi sáng tạo, thích được khám phá thế giới xung quanh. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy Luyện từ và câu. Lứa tuổi học sinh Tiểu học là lứa tuổi của sự liên tưởng. Chính vì vậy mà trí tưởng tượng của các em rất phong phú, dễ dàng liên hệ sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác đã từng gặp trong cuộc sống. Đó là yếu tố rất quan trọng cần thiết cho việc dạy học sinh sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
II. Cơ sở thực tiễn:
 Trong chương trình Luyện từ và câu lớp 3 học sinh được học một số loại bài cơ bản sau:
* Mở rộng, hệ thống hoá, tích cực hoá vốn từ:
 	- Bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm.
 	- Bài tập phân loại, hệ thống hoá vốn từ.
 	- Bài tập về nghĩa của từ.
 	- Bài tập sử dụng từ.
* Làm quen với một số biện pháp tu từ:
 	- Bài tập nhận biết, nhận diện biện pháp tu từ so sánh.
 	- Bài tập vận dụng, sử dụng biện pháp tu từ so sánh vào việc dùng từ, đặt câu.
 	- Bài tập nhận biết biện pháp tu từ nhân hoá.
 	- Bài tập vận dụng biện pháp tu từ nhân hoá.
* Bài tập về kiểu câu và các thành phần của câu:
 	- Về kiểu câu, luyên đặt câu theo mô hình cấu tạo đã được học ở lớp 2: Ai - là gì? ( Danh từ - là danh từ ), Ai - làm gì? ( Danh từ - động từ ), Ai - thế nào? (Danh từ – tính từ).
 	- Về thành phần câu, học sinh biết đặt câu hỏi cho bộ phận câu và mở rộng câu bằng trạng ngữ của câu, phụ ngữ của cụm từ.
* Ôn luyện về một số dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than (đã được học ở lớp 2); học thêm dấu hai chấm.
Qua nhiều năm giảng dạy Luyện từ và câu ở lớp 3, tôi thấy để dạy cho học sinh nhận biết chính xác biện pháp tu từ so sánh và vận dụng hiệu quả biện pháp này là tương đối khó khăn. Nhiều học sinh trong giờ học không tích cực học tập, suy nghĩ. Do đó xây dựng hình ảnh còn vụng, nhận biết hình ảnh còn nhầm lẫn.
Những khó khăn trên đây là cơ sở để tôi tìm ra các biện pháp khắc phục giúp các em húng thú hơn khi học phân môn Luyện từ và câu. Từ đó các kĩ năng nhận biết và vận dụng biện pháp tu từ so sánh được nâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tốt môn này nói riêng và Tiếng Việt nói chung.
CHƯƠNG II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY BIỆN PHÁP SO SÁNH CHO HỌC SINH LỚP 3.
 1. Biện pháp 1: Nghiên cứ kĩ chương trình môn Luyện từ và câu lớp 3
Bất cứ một môn học nào muốn dạy tốt người GV phải nghiên cứu kĩ nội dung, yêu cầu cơ bản mà học sinh mình cần nắm được từ đó có kế hoạch và phương pháp chuyển tải cho học sinh có hiệu quả. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm khi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 3, tôi đã bắt tay ngay vào việc nghiên cứu chương trình SGK, nhất là môn Tiếng Việt, trong đó đi sâu vào phân môn Luyện từ và câu, mảng kiến thức biện pháp tu từ so sánh. Các kiến thức về biện pháp tu từ so sánh trên không được trình bày thành bài riêng mà lồng trong các bài tập thực hành.
Nội dung chương trình Luyện từ và câu ở lớp 3 được phân bố mỗi tuần 1 tiết, trong học kì I có 7 tiết học về so sánh đan xen cứ 1 tiết học mở rộng vốn từ, 1 lại học về so sánh. Mục đích yêu cầu, nội dung kiến thức mỗi phần được nâng dần lên theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp giúp học sinh nắm bắt, ghi nhớ và luyện tập có hiệu quả.
- Tiết 1 (Tuần 1): HS bước đầu làm quen với biện pháp tu từ so sánh. Khi viết câu văn có hình ảnh so sánh cần lưu ý:
 	+ Có 2 sự vật 
 	+ Hai sự vật đó có nét giống nhau
 	+ Thường có từ so sánh
- Tiết 2 (Tuần 3 ): HS tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu 
văn, nắm được phép so sánh ( sự vật – sự vật ), nhận biết các từ chỉ sự so sánh 
trong những câu đó.
 - Tiết 3 (Tuần 5): HS nắm được 2 kiểu so sánh: so sánh ngang bằng, so sánh hơn kém, nắm được ý nghĩa các từ so sánh, từ đó phát hiện ra kiểu so sánh, biết cách thêm từ chỉ sự so sánh vào từng kiểu so sánh.
 - Tiết 5 (Tuần 7 ): HS nắm được phép so sánh ( sự vật - người, người – sự vật)
 - Tiết 6 (Tuần 10): HS nắm được phép so sánh ( âm thanh - âm thanh )
 - Tiết 7 (Tuần 11): HS nắm được phép so sánh ( hoạt động - hoạt động )
 - Tiết 8 (Tuần 13): HS nắm được phép so sánh sự vật với nhau về đặc điểm.
 2. Biện pháp 2: Khảo sát và phân loại khả năng của HS trong lớp
Theo tôi, để giáo dục và truyền đạt những kiến thức, kĩ năng phù hợp với từng đối tượng học sinh thì một trong những khâu không thể thiếu của bất kì một người GV nào khi nhận lớp là “Khảo sát và phân loại khả năng của học sinh trong lớp”. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho người GV có cơ sở thực tiễn để tìm ra hệ thống các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề đặt ra đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng phương pháp dạy học. Hiểu được điều ấy ngay từ những tiết học Luyện từ và câu, Tập đọc ... đầu năm tôi đã tiến hành phân loại HS về việc hiểu và sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Việc làm này tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau như: chấm bài, nghe các em trả lời qua các giờ học, tổ chức các trò chơi trong môn Tiếng Việt, ...Kết quả khảo sát như sau:
- 15% HS trong lớp có khả năng hiểu và sử dụng được biện pháp tu từ so sánh.
- 85% HS rất ít có thói quen sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
3. Biện pháp 3: Nghiên cứu kĩ phương pháp dạy riêng cho từng loại bài
1. Đối với dạng bài tập nhận biết biện pháp tư từ so sánh: 
 	1.1. Giúp HS nhận biết hình ảnh so sánh thông qua việc giới thiệu cấu trúc của một hình ảnh so sánh.
Trong 7 tiết học về biện pháp tu từ so sánh, HS được giới thiệu các phép so sánh, các kiểu so sánh thông qua các dạng bài tập. SGK Tiếng Việt 3 không trực tiếp giới thiệu khái niệm về so sánh nhưng khi dạy GV cũng phải hiểu so sánh là cách đối chiếu hai đối tượng khác loại trong thực tế khách quan, không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối cảm nhận mới mẻ về đối tượng. Qua các bài tập ấy, GV chốt cho HS kiến thức cơ bản cần ghi nhớ chứ trong SGK không có phần lí thuyết. Do vậy vai trò của người GV trong việc giúp HS nắm kiến thức trọng tâm của bài là vô cùng quan trọng.
Nhận thức được nhiệm vụ đó nên ngay từ tiết học đầu tiên khi học sinh mới được làm quen với hình ảnh so sánh, tôi đã giúp các em hiểu được cụ thể hơn “ hình ảnh so sánh là miêu tả những đặc điểm hay hoạt động của sự vật này bằng cách so sánh với sự vật khác để làm nổi bật hơn, sinh động hơn sự vật mình cần miêu tả”. Hơn nữa, dần dần qua các tiết học tôi cung cấp cho HS cấu trúc thông thường của một hình ảnh so sánh là:
Sự vật 1
Đặc điểm
Từ chỉ sự so sánh
Sự vật 2
Ví dụ:
Sự vật 1
Đặc điểm
Từ chỉ sự so sánh
Sự vật 2
Mặt em bé
tươi
như
hoa.
Từ xa nhìn lại, hoa phượng (nở)
đỏ rực
như
Mâm xôi gấc khổng lồ.
Tuy nhiên, trong thực tế HS có thể gặp một số cấu trúc so sánh không đầy đủ, do đó tôi cũng giới thiệu để HS thấy không phải lúc nào một hình ảnh so sánh cũng đầy đủ như trên mà nó có thể thiếu vắng một số bộ phận:
 Chẳng hạn có hình ảnh khi phân tích ta thấy thiếu từ chỉ đặc điểm chung của 2 sự vật so sánh với nhau:
Ví dụ: Hai bàn tay em 
 Như hoa đầu cành.
 (Tiếng Việt 3 - tập 1- trang 8)
 Trẻ em như búp trên cành.
 (Tiếng Việt 3 - tập 1- trang 58)
Khi phân tích trong bảng cấu trúc của phép so sánh ta dễ dàng nhận ra các phép so sánh này thiếu từ chỉ đặc điểm chung của 2 sự vật được so sánh với nhau:
Sự vật 1
Đặc điểm
Từ chỉ sự so sánh
Sự vật 2
Hai bàn tay em
như
hoa đầu cành.
Trẻ em
như
búp trên cành.
Hay có những hình ảnh so sánh người ta ẩn đi sự vật 1:
 	Như phép mầu nhiệm
Hiện trước mắt em.
Vậy để giúp các em tìm được sự vật 1 trong hình ảnh so sánh này, tôi yêu cầu các em đọc kĩ toàn bộ bài thơ mới hiểu được sự vật 1 trong hình ảnh so sánh này chính là bàn tay cô giáo.
1.2. Giúp HS nhận biết hình ảnh so sánh dựa vào dấu hiệu của từ chỉ sự so sánh.
Học sinh lớp 3 còn nhỏ, tư duy cụ thể phát triển mạnh hơn tư duy trừu tượng, khả năng khái quát hoá trừu tượng hoá chưa cao nên việc giúp HS nhận ra dấu hiệu của một hình ảnh là một điều rất cần. Vậy để giúp các em giải quyết loại bài tập tìm hình ảnh so sánh trong một đoạn thơ, đoạn văn nào đó ta có thể dựa vào từ chỉ sự so sánh. Tôi cung cấp cho HS thông qua các bài tập Luyện từ và câu một số từ chỉ sự so sánh thường dùng:
+ Từ chỉ sự so sánh như: 
 Ví dụ : Em yêu nhà em
 Hàng xoan trước ngõ
 Hoa xao xuyến nở
 Như mây từng chùm.
+ Từ chỉ sự so sánh giống như, giống hệt
Đà Lạt giống như một vườn lớn với thông xanh và hoa trái xứ lạnh.
Đã có ai dậy sớm,
Nhìn lên rừng cọ tươi?
Lá xoè từng tia nắng.
Giống hệt như mặt trời.
+ Từ chỉ sự so sánh tựa
Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.
+ Từ chỉ sự so sánh là: (thường có nghĩa khẳng định )
 Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
+ Từ chỉ sự so sánh chẳng bằng:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
+ Từ chỉ sự so sánh hơn:
Bế cháu ông thủ thỉ
 	Cháu khoẻ hơn ông nhiều
 	Ông là buổi trời chiều
 	Cháu là ngày rạng sáng.
+ Từ chỉ sự so sánh bằng:
 Những tảng đá to bằng cái chum cũng bị nước cuốn lăn đi trong dòng nước.
 Hoặc có những hình ảnh thiếu từ chỉ sự so sánh mà thay vào đó bằng những dấu câu: dấu gạch ngang, dấu hai chấm hay không có dấu câu:
 Ví dụ: 
- Không có dấu câu: Tay em đánh răng 
 Răng trắng hoa nhài.
 	- Có dấu câu: + Trước ngưỡng cửa của trường tiểu học, tôi may mắn có ông ngoại - thầy giáo đầu tiên của tôi.
 	 + Trường Sơn: chí lớn ông cha 
 Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
Bên cạnh việc dạy cho HS nhận diện hình ảnh so sánh thông qua những trường hợp điển hình, tôi còn tìm ra những trường hợp HS dễ ngộ nhận lầm tưởng rằng đó là hình ảnh so sánh nhưng thực chất không phải: Có một số trường hợp từ là, từ như không phải lúc nào cũng là từ chỉ sự so sánh:
Ví dụ: Đà Lạt là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng vào bậc nhất nước ta.
 Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi.
 Bầu trời trong xanh soi bóng xuống đáy hồ, mặt nước hồ càng thêm xanh và như rộng ra mênh mông.
 	Với những trường hợp như vậy, tôi thường đặt câu hỏi cho các em:
- Theo con đây có phải là hình ảnh so sánh không? Nếu có con hãy tìm hai sự vật được so sánh với nhau?
Tóm lại, trong quá trình dạy HS nhận diện hình ảnh so sánh trong một đoạn văn, khổ thơ tôi luôn nhấn mạnh HS: một hình ảnh so sánh thường phải có đủ :
 “2 sự vật, 2 âm thanh, 2 hoạt động.....được so sánh với nhau
 2 sự vật, 2 âm thanh, 2 hoạt động..... có nét giống nhau 
 Thông thường có từ so sánh.”
 	1.3. Dạy nhận biết biện pháp tu từ so sánh trong nguyên tắc tích hợp với các phân môn khác của Tiếng Việt.
Thông thường, khi dạy HS nhận biết hình ảnh so sánh, người GV thường chủ yếu dạy thông qua tiết Luyện từ và câu. Tuy nhiên, tôi thấy để HS nắm chắc hơn cách nhận biết hình ảnh so sánh, GV cần biết tích hợp với các phân môn khác của Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Tập làm văn, Tập đọc:
Ví dụ : “ Nhớ lại buổi đầu đi học”, GV có thể thêm câu hỏi:
 	- Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, con hãy tìm các hình ảnh so sánh đó?
HS sẽ tìm được : - Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
 	Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ.
 	Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
 	Hoặc khi dạy bài thơ “ Vàm Cỏ Đông”, tôi có thể hỏi: 
 	Để miêu tả tác dụng của con sông Vàm Cỏ Đông, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Hãy tìm những câu thơ thể hiện biện pháp nghệ thuật đó?
 	HS sẽ trả lời: Để miêu tả tác dụng của con sông Vàm Cỏ Đông, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh. Những câu thơ thể hiện biện pháp nghệ thuật so sánh là:
 	Đây con sông như dòng sữa mẹ
 	Nước về xanh ruộng lúa vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
 	Chở tình thương trang trải đêm ngày.
 	Trong quá trình dạy Tập đọc nếu GV đưa thêm những câu hỏi như vậy vào thì chắc chắn kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh của HS ngày được trau dồi, nâng cao dần. Nhờ đó mà các em vận dụng được rất nhiều trong quá trình nói và viết.
Song song với kĩ năng nhận biết hình ảnh so sánh (học lí thuyết ) thì kĩ năng vận dụng, sử dụng biện pháp tu từ so sánh ( thực hành ) cần được GV quan tâm. Bởi vì thông qua kĩ năng đó một mặt GV đánh giá được HS về nắm biện pháp so sánh, mặt khác các em thấy được cái hay, cái đẹp của các hình ảnh so sánh. Để rèn được kĩ năng này, tôi đã tiến hành một số biện pháp sau:
 2. Đối với dạng bài tập sử dụng biện pháp tu từ so sánh: 
 	2.1. Giúp HS cảm thụ vẻ đẹp của hình ảnh so sánh.
 	Với các em khi thấy được vẻ đẹp của các hình ảnh so sánh mà tác giả sử dụng trong bài, các em sẽ có ý thức tập sử dụng biện pháp so sánh. Do vậy, nên trong quá trình dạy Luyện từ và câu hay Tập đọc ngoài việc cho HS tìm các hình ảnh so sánh bao giờ tôi cũng yêu cầu các em nêu cảm nghĩ của mình về hình ảnh so sánh đó.
Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc “Vàm Cỏ Đông”, tôi hỏi:
 	Con hãy tìm những câu thơ nói lên tác dụng của dòng sông “ Vàm Cỏ Đông”?
 	Qua những câu thơ đó, con thấy tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
 	Biện pháp nghệ thuật so sánh đó giúp con cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như thế nào?
 	Bằng việc trả lời các câu hỏi trên, HS thấy được vẻ đẹp, tác dụng của dòng sông Vàm Cỏ Đông, làm cho ta càng thêm yêu quí, tự hào và gắn bó với dòng sông quê hương.
Hoặc khi dạy tiết Luyện từ và câu tuần 5 có bài tập số 3 như sau:
 	Tìm những sự vật được so sánh với nhau t

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qu.docx