Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tăng cường dạy Tiếng Anh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tăng cường dạy Tiếng Anh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh Lớp 3

Cơ sở lí luận

 Khoản 2, Điều 28 Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”

 Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.

 Việc tổ chức các sân chơi cho các em theo chủ đề, chủ điểm, câu lạc bộ, vừa giúp các em giải tỏa những áp lực sau những giờ học căng thẳng vừa đem đến những bài học bổ ích và lí thú mà lại tạo cho các em động lực học tập và giáo viên nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

 

doc 30 trang hoathepmc36 28/02/2022 5715
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tăng cường dạy Tiếng Anh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	I. Phần mở đầu:
	1. Lý do chọn đề tài.
	Việt Nam đã và đang vươn mình phát triển để bắt kịp với nền văn minh của thế giới, của nhân loại. Chính vì vậy mà yêu cầu đặt ra trước mắt phải là trình độ và năng lực của các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ. Để mở rộng tầm mắt và giao lưu với các nước trên thế giới thì điều cần lưu tâm đầu tiên phải là trình độ ngôn ngữ. Mà ngôn ngữ để các nước có thể giao tiếp thông dụng với nhau hiện nay là tiếng Anh, hay nói cách khác tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế. Từ trong quan hệ kinh tế, trong các văn bản khoa học, ... hiện nay đa phần là sử dụng tiếng Anh.
	Vậy mà các thế hệ từ cán bộ công chức, sinh viên, học sinh và các tầng lớp khác trong xã hội còn rất nhiều lúng túng trong việc sử dụng tiếng Anh. Khả năng sử dụng tiếng Anh trong công việc cũng như trong giao tiếp với người nước ngoài còn rất hạn chế. Đối với việc có chứng chỉ ngoại ngữ chỉ là vấn đề đối phó, hình thức, chưa thực sự có năng lực và bản thân mỗi cá nhân chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ. Đối với học sinh còn học ngoại ngữ nặng nề theo chương trình sách giáo khoa nên dễ dàng bị nhàm chán dẫn đến hiệu quả học tập không cao. Gần đây thì nhận thức của người dân về tầm quan trọng của tiếng Anh đã được cải thiện phần nào, nhưng từ phía người dạy vẫn còn nhiều lúng túng trong cách tổ chức giảng dạy. Chưa có sự bức phá, chưa thực sự dám nghĩ và dám đưa những phương pháp dạy học mới và hiện đại vào, và đặc biệt hơn là vẫn chưa có sự chỉ đạo nhiệt tình của cấp trên cho môn học này.
	Tuy nhiên, việc dạy học cho các em thế nào để đem lại hiệu quả cao mới là vấn đề đáng được quan tâm. Đối với học sinh Tiểu học thì phải làm như thế nào để truyền đạt kiến thức một cách đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ nhất. Không thể dạy theo phương pháp cổ điển là hướng dẫn cho học sinh đọc từ và dạy ngữ pháp theo cách đưa ra công thức để học sinh tự lắp ráp. Đối với nhận thức của học sinh Tiểu học thì việc học theo mô hình, theo công thức là không hiệu quả, mà phải dạy học theo cách “học mà chơi, chơi mà học”. Nhưng chơi như thế nào để việc học đạt hiệu quả cao thì lại phải tùy thuộc vào hình thức tổ chức của người dạy. Cũng như việc dạy Toán và tiếng Việt, tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học rất cần phải có sự gây hứng thú cho các em trong các giờ học để khắc sâu kiến thức cho các em, giúp các em nhớ bài lâu hơn. Đã có rất nhiều hình thức tổ chức trò chơi dạy học, nhưng thường chỉ là những trò chơi ngắn trong các tiết dạy nhằm lồng ghép vào chương trình học của các em để củng cố bài học. Đã từ lâu bản thân tôi trăn trở và nghĩ đến việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp môn tiếng Anh bổ ích cho học sinh Tiểu học nhằm làm tăng thêm hứng thú cho học sinh trong việc học môn tiếng Anh.
	Những năm trước, Vụ Giáo dục Tiểu học chủ trì, phối hợp với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã tổ chức sân chơi Olympic tiếng Anh Tiểu học. Sân chơi bổ ích là động lực thúc đẩy việc dạy và học tiếng Anh của giáo viên và học sinh. Để tham gia tốt các sân chơi có tầm cỡ, có tổ chức lớn như vậy thì bản thân giáo viên ở mỗi trường cần phải có khả năng tự tổ chức cho học sinh của mình những sân chơi tương tự như vậy. Đêt phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị và từng đối tượng học sinh mà vẫn mang giá trị thiết thực, tôi đã có sáng kiến tăng cường dạy tiếng Anh qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, qua vận dụng và khảo nghiệm thấy rất hiệu quả nên tôi mạnh dạn xây dựng đề tài “Biện pháp tăng cường dạy tiếng Anh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 3”. 
	2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.	
	a. Mục tiêu:
	Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh Tiểu học theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu . Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện quá trình giao tiếp .
	Tạo hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh, một môn học được coi là mới mẻ và khó khăn thì việc đưa ra trò chơi giao tiếp, các hoạt động tập thể để vận dụng các từ tiếng Anh đã học nhằm mục đích để các em không chán nản môn học này, có cảm giác học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi và các hoạt động khác ngoài giờ học không những chỉ giúp các em lĩnh hội được kiến thức, từ ngữ mà còn giúp các em củng cố, khắc sâu kiến thức, tự tin, tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức, hình thành kỹ năng, phát triển nhân cách, phát triển năng lực giao tiếp, bồi dưỡng các phẩm chất và năng lực chung khác bằng chính cách của mình dưới sự giúp đỡ của giáo viên. 
	b. Nhiệm vụ
- Phân tích thực trạng việc dạy tiếng Anh trước khi vận dụng đề tài.
- Đề ra những biện pháp tăng cường dạy tiếng Anh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 3.
- Cách thực hiện những biện pháp.
- Khảo nghiệm, đánh giá hiệu quả.
	3. Đối tượng nghiên cứu.
	Đối tượng nghiên cứu là những biện pháp tăng cường dạy tiếng Anh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. Cụ thể như sau:
	Biện pháp 1: Các hoạt động hát, múa, thể dục nhịp điệu trong lúc chuyển tiết.
	Biện pháp 2: Tổ chức các tiết học tập ngoài trời.
	Biện pháp 3: Tổ chức các tiết học thư viện.
	Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động câu lạc bộ tiếng Anh.
	Biện pháp 5: Tổ chức các sân chơi tiếng Anh.
	4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
	- Phạm vi nghiên cứu: dạy các hoạt động ngoài giờ lên lớp, áp dụng cho khối lớp 3, trường Tiểu học Lê Hồng Phong.
	- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 năm học 2016 – 2017 tới cuối tháng 4 năm học 2017 - 2018.
	5. Phương pháp nghiên cứu.
	a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
	- Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu;
	b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
	- Phương pháp điều tra;
	- Phương pháp quan sát khoa học;
	- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm;
	- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;
	- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
	c. Phương pháp thống kê toán học
	II. Phần nội dung
	1. Cơ sở lí luận
	Khoản 2, Điều 28 Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”
	Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
	Việc tổ chức các sân chơi cho các em theo chủ đề, chủ điểm, câu lạc bộ,  vừa giúp các em giải tỏa những áp lực sau những giờ học căng thẳng vừa đem đến những bài học bổ ích và lí thú mà lại tạo cho các em động lực học tập và giáo viên nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
	2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
	* Ưu điểm của vấn đề khi chưa áp dụng giải pháp:
	- Môn Tiếng Anh là môn học mới được áp dụng đối với học sinh Tiểu học trong những năm gần đây. Vì vậy một số học sinh cảm thấy có hứng thú, hoặc yêu thích với môn học còn mới mẻ này, nên mỗi khi lên lớp đa số học sinh rất tích cực.
	- Trường có tương đối đầy đủ về thiết bị, đồ dùng dạy học như : băng đài, đĩa, máy chiếu, bảng tương tác, đồ dùng học tập... phục vụ cho việc dạy và học. Có cơ sở vật chất và xây dựng phòng học, đóng bàn ghế theo chuẩn.
	- Có được sự hợp tác tốt giữa giáo viên và học sinh.
	- Đặc biệt là việc triển khai sinh hoạt chuyên môn liên trường cho các giáo viên tiếng Anh mang lại hiệu quả rất lớn cho việc giảng dạy.
	- Qua quá trình học tập, tìm hiểu qua sách báo, tài liệu cũng như quá trình giảng dạy đã giúp cho tôi có những kinh nghiệm thiết thực trong khi thực hiện.
	* Tồn tại khi chưa áp dụng giải pháp:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì vẫn còn một số khó khăn còn gặp phải:
- Hầu hết học sinh ở đây đều là con em thuần nông, con em dân tộc thiểu số nên điều kiện đầu tư cho các em còn hạn chế, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần học tập của các em.
- Do điều kiện và hoàn cảnh, phụ huynh chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của môn Tiếng Anh, nên chưa quan tâm, đốc thúc các em học môn học này, dẫn đến một số em không có điều kiện mua sách vở đầy đủ. 
- Do điều kiện phát triển về mọi mặt còn hạn chế, điều kiện để các em học sinh tiểu học được tiếp xúc với các thông tin đại chúng, các chương trình giải trí sử dụng Tiếng Anh còn ít. Dẫn đến khả năng giao tiếp của các em còn hạn chế.
- Bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít học sinh khả năng tiếp thu còn hạn chế, các em chưa thực sự có kinh nghiệm trong việc tự học và củng cố kiến thức khi ở nhà. Bởi vì là môn ngoại ngữ, không phải phụ huynh nào cũng biết. 
	Từ thực trạng mà tôi vừa nêu ra trên đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học môn tiếng Anh của học sinh Tiểu học. Một số học sinh khi được hỏi đã rất sợ học môn tiếng Anh vì môn này khó nhớ, khó học và khó viết. Ngoài ra, một số giáo viên cũng chưa có những biện pháp tích cực để bồi dưỡng đối tượng này nên dẫn đến việc giáo viên chưa thực sự yêu nghề, kết quả học tập của học sinh còn chưa cao.
	Sau đây là kết quả kiểm tra khảo sát đầu năm học 2017 – 2018 của học sinh lớp 3B và 3C khi chưa thực hiện các hoạt động dạy học mới vào giảng dạy:
STT
Lớp
Tổng số HS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
1
3B
24
2
20
2
2
3C
23
2
20
1
	Nhìn vào bảng thống kê kết quả khảo sát đầu năm học của hai lớp 3B và 3C, ta thấy chất lượng học của các em còn chưa cao, còn có nhiều học sinh hoàn thành và chưa hoàn thành, số lượng học sinh hoàn thành tốt còn khiêm tốn.
	* Các nguyên nhân khách quan, chủ quan và yếu tố tác động. 
	Trong năm học vừa qua, tôi được phân công giảng dạy môn Tiếng Anh tại trường TH Lê Hồng Phong, tôi thấy tình hình học môn tiếng Anh của các em chưa sôi nổi, chưa yêu thích môn học, rất nhiều học sinh ở đây là người dân tộc thiểu số, các em còn nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn, một số học sinh không có đầy đủ sách vở nên các em không đủ tự tin khi vào tiết học, những điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc học môn tiếng Anh.
	Như chúng ta đã biết học sinh lớp 3 - các em còn nhỏ nên việc truyền đạt kiến thức và kĩ năng đến các em hết sức khó khăn nên tôi đã dùng nhiều phương pháp khác nhau để gây hứng thú, tạo đồ dùng trực quan, trò chơi học tập, hướng dẫn cụ thể, dùng ngân hàng tranh ảnh, tài liệu nghe có liên quan cho các em được quan sát, luyện nghe để các em có thể tiếp cận bài học một cách nhẹ nhàng và hứng thú nhất. Ngoài ra, tôi còn tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp như dạy hát, múa, nhịp điệu, tiết hoạt động ngoài trời, tiết đọc thư viện, câu lạc bộ và sân chơi tiếng Anh cho học sinh, tạo cho các em sự mạnh dạn, tự tin khi thể hiện năng khiếu của mình.
	Bậc Tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn tiếng Anh ở bậc Tiểu học cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức ban đầu và những nhận thức về việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài.
	Môn tiếng Anh ở bậc tiểu học là một môn học độc lập, chiếm không ít thời gian trong chương trình học của học sinh. Bởi đặc thù của môn học nó không giống như các môn học khác là ngoài giờ học trên lớp, các em không thể nhận được sự kèm cặp hay giúp đỡ nào từ phía gia đình. Nhất là vùng nông thôn của chúng tôi, hầu hết các bậc phụ huynh chỉ có rất ít kiến thức về môn tiếng Anh.
	Môn tiếng Anh có tầm quan trọng to lớn trong thời kỳ đổi mới hiện nay của đất nước, trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá, cả thế giới là một ngôi nhà chung. Vì vậy, Tiếng Anh nó là môn học ngôn ngữ giao tiếp chung và được xem là ngôn ngữ quốc tế . Ở Việt Nam, những năm gần đây môn tiếng Anh cũng được bắt đầu đưa vào học ở chương trình học của bậc tiểu học, nên cần phải có từ ngữ đơn giản, gần gũi, phù hợp với hoạt động nhận thức của học sinh.
	Môn tiếng Anh cũng có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện tính kiên trì và ghi nhớ, từ các thao tác tư duy cần thiết cho việc tiếp cận và hình thành ngôn ngữ mới.
	Ở lứa tuổi tiểu học cơ thể của học sinh đang trong thời kỳ thay đổi hay nói cụ thể là các hệ cơ quan chưa hoàn thiện. Vì thế, sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên các em không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ nhàm chán làm cho các em học sinh không tập trung được và không muốn học.
	Học sinh tiểu học rất hào hứng và thích tiếp xúc với một sự vật, một hiện tượng nào đó, nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.
 	Học sinh Tiểu học thường hiếu động, ham hiểu biết cái mới, xong các em lại chóng chán . Do vậy, trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi, hoạt động ngoài giờ lên lớp xen kẽ, ... để củng cố khắc sâu kiến thức. 
	3. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
	a. Mục tiêu của giải pháp.
	 Khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các em tham gia đều có cơ hội học hỏi lẫn nhau rất nhiều. Mỗi cá nhân khi giới thiệu về mình sẽ thêm tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh, các em có cơ hội va chạm, tiếp xúc với môi trường nói tiếng Anh. Còn các em tham dự sẽ được nghe các bạn nói, bổ sung được những kiến thức còn thiếu sót của mình. Các em được ôn lại các từ, câu, câu hỏi và câu trả lời, phản xạ tốt hơn với tiếng Anh. Khi các em tham gia hát múa bằng tiếng Anh sẽ tạo cho tinh thần thêm phấn chấn, càng thêm yêu thích môn học này hơn. Giáo viên tổ chức được nhiều sân chơi như vậy là đã tạo cho các em môi trường học tiếng Anh cực kì bổ ích và lí thú, hiệu quả học tập sẽ tăng lên rất nhiều lần.
	b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
* Các biện pháp thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp môn tiếng Anh.
	Biện pháp 1: Các hoạt động hát, múa, thể dục nhịp điệu trong lúc chuyển tiết.
	Biện pháp 2: Tổ chức các tiết học tập ngoài trời.
	Biện pháp 3: Tổ chức các tiết học thư viện.
	Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động câu lạc bộ tiếng Anh.
	Biện pháp 5: Tổ chức các sân chơi tiếng Anh.
* Các thực hiện các biện pháp.
	Biện pháp 1: Các hoạt động hát, múa, thể dục nhịp điệu trong lúc chuyển tiết.
	Trong các tiết học liên tiếp, lúc chuyển tiết tiếp theo, học sinh vẫn phải tiếp tục bài học khác. Tránh sự nhàm chán ấy, tôi đã thêm vào các hoạt động như các bài hát, múa tiếng Anh theo chủ điểm tháng, tập bài thể dục ngắn hay ra các câu lệnh bằng tiếng Anh cho học sinh. Qua đó, đã giúp học sinh khắc sâu hơn các từ vựng, các câu, phản xạ tốt hơn với các hoạt động.
	Đây cũng chính là phương pháp dạy học TPR (Total Physical Response). Cụ thể như sau:
Bài hát: “Follow me”
(Nguồn youtube, tên bài hát: Follow me)
	- Lời bài hát:
	Follow me. Follow me. It’s as easy as can be.
	Follow me. Follow me. 1, 2, 3, 
	Clap your hands.
	Spin around.
	Bend your knees.
	Touch the ground.
	Follow me. Follow me. It’s as easy as can be.
	Follow me. Follow me. 1, 2, 3, 
	Wiggle your fingers.
	Tippy toe.
	Stretch up high.
	Wave hello.
	Follow me. Follow me. It’s as easy as can be.
	Follow me. Follow me. 1, 2, 3, 
	Flap your arms.
	Stomp your feet.
	Pat your back.
	Take your seat.
	- Lời bài hát dịch sang tiếng Việt:
	Làm theo tôi. Làm theo tôi. Nó thật dễ dàng để có thể làm được.
	Làm theo tôi. Làm theo tôi. 1, 2, 3, 
	Vỗ tay.
	Xoay quanh.
	Khuỵu đầu gối.
	Chạm đất.
	Làm theo tôi. Làm theo tôi. Nó thật dễ dàng để có thể làm được.
	Làm theo tôi. Làm theo tôi. 1, 2, 3, 
	Ngọ nguậy ngón tay.
	Nhón chân.
	Nhướng người lên cao.
	Vẫy chào.
	Làm theo tôi. Làm theo tôi. Nó thật dễ dàng để có thể làm được.
	Làm theo tôi. Làm theo tôi. 1, 2, 3, 
	Lắc cánh tay.
	Dậm chân.
	Vỗ nhẹ cái lung.
	Ngồi xuống đi.
	- Cách thực hiện: Học sinh vừa hát vừa làm theo động tác.
	- Mục đích: Các em được hoạt động sôi nổi qua nhạc và lời bài hát múa giúp giảm sự căng thẳng của tiết học trước, tạo không khí hào hứng cho tiết học sau. Đồng thời giúp cho các bộ phận tay, chân, gối linh hoạt hơn, tránh mỏi. Đặc biệt hơn là giúp học sinh ghi nhớ và khắc sâu các cụm từ chỉ hoạt động như: clap your hands, spin around, 	bend your knees, touch the ground, wiggle your fingers, tippy toe, stretch up high, wave hello, flap your arms, stomp your feet, pat your back, take your seat.
Bài hát: “Head, shoulders, knees and toes”
(Nguồn youtube, tên bài hát: Head Shoulders Knees & Toes)
- Lời bát hát:
(Lời 1) Head, shoulders, knees and toes, knees and toes.
Head, shoulders, knees and toes, knees and toes.
Eyes, and ears, and mouth, and nose.
Head, shoulders, knees and toes, knees and toes.
Let’s try a little faster.
(Lời 2) Head, shoulders, knees and toes, knees and toes.
Head, shoulders, knees and toes, knees and toes.
Eyes, and ears, and mouth, and nose.
Head, shoulders, knees and toes, knees and toes.
Faster
(Lặp lại lời 2 thêm 2 lần nữa)
	- Lời bài hát dịch sang tiếng Việt:
Đầu, vai, đầu gối và ngón chân, đầu gối và ngón chân.
Đầu, vai, đầu gối và ngón chân, đầu gối và ngón chân.
Mắt, và tai, và miệng, và mũi.
Đầu, vai, đầu gối và ngón chân, đầu gối và ngón chân.
Hãy thử làm nhanh hơn tí nào.
Đầu, vai, đầu gối và ngón chân, đầu gối và ngón chân.
Đầu, vai, đầu gối và ngón chân, đầu gối và ngón chân.
Mắt, và tai, và miệng, và mũi.
Đầu, vai, đầu gối và ngón chân, đầu gối và ngón chân.
Nhanh lên nữa.
- Cách thực hiện: Học sinh vừa hát vừa làm theo động tác.
- Mục đích: Khi hát đồng thời các em chạm tay vào các bộ phận cơ thể của mình mỗi lúc 1 nhanh hơn. Việc này giúp các em thêm nhanh nhẹn, giảm căng thẳng và mệt mỏi sau tiết học trước đồng thời giúp các em ôn lại các từ vựng về chủ đề các bộ phận cơ thể: head, shoulders, knees, toes, eyes, ears, mouth, nose.
Bài hát: “Do it the way I do”
(Nguồn youtube, tên bài hát: Bài hát tiếng anh: Do it the way I do)
- Lời bát hát:
	Clap your hands high above. Do it the way I do.
	Clap your hands down below. Do it the way I do.
	Wave your hands to the right. Do it the way I do.
	Wave your hands to the left. Do it the way I do.
	Roll your hands high above. Do it the way I do.
	Roll your hands down below. Do it the way I do.
	Point your hand to the right. Do it the way I do.
	Point your hand to the left. Do it the way I do.
	- Lời bài hát dịch sang tiếng Việt:
	Giơ tay lên cao và vỗ tay. Hãy làm theo cách mà tôi làm.
	Đưa tay xuống thấp và vỗ tay. Hãy làm theo cách mà tôi làm.
	Vẫy tay sang phải. Hãy làm theo cách mà tôi làm.
	Vẫy tay sang trái. Hãy làm theo cách mà tôi làm.
	Cuộn tròn tay lên cao. Hãy làm theo cách mà tôi làm.
	Cuộn tròn tay xuống thấp. Hãy làm theo cách mà tôi làm.
	Chỉ tay về bên phải. Hãy làm theo cách mà tôi làm.
	Chỉ tay về bên trái. Hãy làm theo cách mà tôi làm.
	- Cách thực hiện: Học sinh vừa hát vừa làm theo động tác.
	- Mục đích: Khi hát đồng thời các em hoạt động theo ngôn ngữ bài hát. Việc này giúp các em giảm căng thẳng và mệt mỏi sau tiết học trước và có tinh thần thoải mái cho tiết học sau. Đồng thời giúp các em ôn lại các cụm từ chỉ hoạt động và phương hướng: clap hands, wave hands, roll hands, point hand, left, right, high above, down below. 
	Biện pháp 2: Tổ chức các tiết học tập ngoài trời.
	Học sinh rất thích tham gia các hoạt động và từ những hoạt động đó chúng ta cho học sinh trải nghiệm thực tế tiếng Anh. Mục đích dạy cho học sinh một số từ chỉ các hoạt động không chỉ dừng lại ở việc dạy đọc mà còn phải cho các em hoạt động thực sự thì hiệu quả của bài dạy mới cao.
	Ví dụ các câu mệnh lệnh cho học sinh xếp hàng, tạo thành vòng tròn, đứng lên, ngồi xuống, quay trái, quay phải, chạy, nhảy,  (trong những tiết học thể dục hoặc các hoạt động Đội, sao Nhi đồng) tạo hoạt động vừa học

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_tang_cuong_day_tieng_anh_qua.doc