Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động góc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động góc

Hoạt động góc là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo bởi trong hoạt động góc trẻ được tập làm, tập bắt chước giống người lớn, được thoải mái thể hiện ý tưởng cũng như hành động vui chơi của mình. Chính vì vậy là một giáo viên đã có nhiều năm công tác, tôi luôn nghĩ phải làm thế nào để trẻ hứng thú với hoạt động góc và thực sự mang lại kết quả tốt cho việc phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng, giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thể nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ.

Là một giáo viên tôi luôn trăn trở làm thế nào để tổ chức hoạt động góc cho trẻ giúp trẻ vừa vui chơi, vừa tiếp thu các kỹ năng sống một cách tốt nhất thông qua việc nhập vai chơi. Và tôi nhận ra rằng: Góc chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, việc cho trẻ hoạt động góc tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động góc không phải để cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội, hay nói một cách khác đây là mắt xích gắn kết hỗ trợ lẫn nhau trong công tác giáo dục trẻ.

doc 21 trang thanh tú 22 07/10/2022 9128
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động góc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh vì thế giới xunh quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn hút với các đồ chơi tự làm hấp dẫn, nhiều màu sắc, ngộ nghĩnh Và trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay trò chơi điện tử xâm nhập đến từng mái trường, từng gia đình, đến từng trẻ em, làm sao chúng ta có thể yên tâm với con em mình khi từng ngày, từng giờ những mặt trái của thời đại công nghệ đang ảnh hưởng không mấy tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Bởi vậy, ngày nay các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ luôn băn khoăn đi tìm một phương pháp giáo dục trẻ em thực sự có hiệu quả mà vẫn giúp trẻ thoả mãn vui chơi. Cho nên giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là hoạt động góc cũng rất quan trọng và được phân bổ như một hoạt động chính trong ngày. Hoạt động ở các góc là hình thức tổ chức quan trọng để thực hiện mục tiêu và nội dung giáo dục mầm non, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Nó cung cấp cho trẻ những kinh nghiệm phong phú, là phương tiện để giáo dục trẻ. Bởi thông qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh,  nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện. 
Đổi mới giáo dục mầm non về chất lượng nuôi và dạy theo chương trình giáo dục mầm non mới. Muốn trẻ phát triển tốt thì cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ của mình, luôn linh động sáng tạo, giúp trẻ thông qua chơi mà học, bằng cách thông qua “Hoạt động góc”. Mà góc chơi không chỉ là chỗ chơi tự do. Nó được thiết kế và tổ chức để thực hiện cách tiếp cận theo chủ điểm, củng cố kỹ năng và khái niệm đã được học. Góc chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi bấy nhiêu và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ bấy nhiêu. Vì vậy là một giáo viên mÇm non tôi luôn nghĩ phải làm thế nào để quá trình giáo dục trẻ được kết hợp, đảm bảo cho trẻ được chơi mà học, học mà chơi. Và chính lù do trên tôi luôn trăn trở hoạt động góc trong trường mầm non là phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Trẻ em đến trường không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe được học tập mà quan trọng nhất là trẻ được vui chơiKhông những thế, thông qua các hoạt động góc hàng ngày còn giúp trẻ chia sẻ niềm vui của mình với bạn bè, cộng đồng, làm cho thế giới xung quanh của các bé đẹp hơn và rộng lớn hơn, tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỷ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các bé.
Trong trường mầm non có rất nhiều các môn học và các hoạt động giúp trẻ phát triển nhận thức là cơ sở ban đầu hình thành nhân cách trẻ. Chính vì vậy giáo viên cần tổ chức cho trẻ hoạt động góc để nó trở thành phương tiện giáo dục trẻ em, có giá trị quyết định sự thành công trong việc phát triển tình cảm xã hội - phát triển thẩm mỹ - phát triển thể chất - phát tiển ngôn ngữ - phát triển nhận thức. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các hoạt động góc thực sự có hiệu quả khoa học và lôi cuốn hấp dẫn trẻ. Là một giáo viên phụ trách lớp MG nhỡ B2 gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ, vì vậy tôi luôn trăn trở tìm tòi các biện pháp để tổ chức hoạt động góc một cách có hiệu quả.
Hoạt động góc là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo bởi trong hoạt động góc trẻ được tập làm, tập bắt chước giống người lớn, được thoải mái thể hiện ý tưởng cũng như hành động vui chơi của mình. Chính vì vậy là một giáo viên đã có nhiều năm công tác, tôi luôn nghĩ phải làm thế nào để trẻ hứng thú với hoạt động góc và thực sự mang lại kết quả tốt cho việc phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng, giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thể nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ. 
Là một giáo viên tôi luôn trăn trở làm thế nào để tổ chức hoạt động góc cho trẻ giúp trẻ vừa vui chơi, vừa tiếp thu các kỹ năng sống một cách tốt nhất thông qua việc nhập vai chơi. Và tôi nhận ra rằng: Góc chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, việc cho trẻ hoạt động góc tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động góc không phải để cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội, hay nói một cách khác đây là mắt xích gắn kết hỗ trợ lẫn nhau trong công tác giáo dục trẻ. Chính vì tầm quan trọng muốn giúp cho sự hứng thú trong hoạt động chơi của trẻ ngày càng nhiều hơn, mở mang kiến thức sâu rộng hơn đó là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động góc”.
2. Mục đích đề tài: 
Qua đề tài tôi mong muốn mang lại niềm vui sự ấm áp trong lòng trẻ thơ, không chỉ bằng những lời nói cử chỉ nhẹ nhàng hằng ngày đối với trẻ. Tôi đã thực sự đầu tư thời gian, tâm huyết vào công việc trang trí các góc chơi,sắp xếp các góc chơi hợp lý và làm đồ dùng, đồ chơi để bổ xung cho các góc thêm phong phú, tôi mong muốn trẻ được chơi, được trải nghiệm đóng vai thành các nhân vật trong khi chơi. Ngày nay công nghệ thông tin phát triển, các chương trình giải trí trên ti vi rất thu hút trẻ. Trẻ mong muốn được tham gia vào trong chương trình đó. Vì vậy ngay ngày đầu tiên được bố mẹ mang đến lớp trẻ được chơi được nhập vào các vai chơi và được bộc lộ cảm xúc của mình qua các vai chơi trẻ được làm bác thợ xây , bác sỹ , bác bán hàng , được đi chợ mua sắm những đồ dùng mà mình thích.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng: Trẻ trong độ tuổi 4-5 tuổi trong trường mầm non
- Thời gian và phạm vi thực hiện:
Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát,phương pháp điều tra.
- Trải nghiệm, thực hành.
- Trò chuyện, trao đổi, đàm thoại với giáo viên, phụ huynh.
- Xử lý số liệu bằng toán thống kê,phương pháp phân tích.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Mỗi chúng ta đều biết rằng mục tiêu chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả khả năng của trẻ. Muốn vậy, phải hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách con người, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn trong những giai đoạn tiếp theo. Vì thế giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi. Hoạt động góc cũng rất quan trọng và được phân bổ như một hoạt động chính trong ngày, thông qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh,  nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện. Chơi hoạt động góc giúp trẻ từ chỗ không biết, chưa biết rõ đến nắm được mục đích của nội dung làm giàu vốn kinh nghiệm tăng thêm sự hiểu biết và phát triển tri thức cho trẻ. Hoạt động góc giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ. Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với người, mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình, tình cảm đó được thể hiện một cách chân thành qua các trò chơi như: Gia đình, Bán hàng, Xây dựng, Bác sĩ 
Hoạt động góc còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi của trẻ. Thông qua giờ chơi còn giúp trẻ có lòng dũng cảm, tính cương quyết, tinh thần phấn khởi, vui mừng. Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ. Khi chơi trẻ được thực hiện vai chơi với những động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở các góc. Giờ chơi còn giúp trẻ nhận ra được cái đẹp cái xấu của nội dung trò chơi, giúp trẻ phát triển óc thầm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong quá trình theo dõi trẻ ở trường mầm non nơi tôi công tác, tôi đã nhận thấy rằng trong các giờ hoạt động góc của trẻ còn một số tồn tại đó là một số trẻ chưa tự xung phong nhận vai chơi của mình mà chờ cô chỉ định, trẻ chưa tự chọn góc chơi cho chính trẻ, đa số trẻ còn nhầm lẫn giữa góc chơi này với góc chơi kia, trẻ không hứng thú, khi chơi trẻ chưa có sự giao lưu và chưa có tinh thần đoàn kết giữa các góc chơi với nhau, một số trẻ chưa biết sử dụng đồ chơi đúng mục đích dẫn đến giờ hoạt động góc đạt tỷ lệ chưa cao. 
	 Vì vậy tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi để theo dõi và nắm bắt được những tâm tư suy nghĩ của trẻ. Quan tâm tới các cháu kỹ năng chơi còn yếu, phân bổ góc chơi, đồ dùng, đồ chơi ở các góc tách bạch, rõ ràng, giữa các góc chơi phải có sự liên kết. Theo dõi quá trình chơi của trẻ để ghi lại thật cụ thể những trẻ nào thích chơi ở những góc nào, với đồ chơi gì, trẻ nào không thích chơi, nguyên nhân vì sao?
3. Thuận lợi và khó khăn:
a. Thuận lợi: 
- Ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho hoạt động đầy đủ, phòng học có diện tích rộng rãi, thoải mái phục vụ cho giờ chơi, đặc biệt thoáng mát, có đủ ánh sáng.
- Đa số phụ huynh nhiệt tình có nhận thức về việc học tập của mình, sẵn sàng hỗ trợ và tìm kiếm nguyên vật liệu cho việc làm đồ dùng càng thêm phong phú và đa dạng.
- Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn sư phạm, làm nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo theo chủ đề phục vụ cho các góc chơi..
b. Khó khăn: 
- Thời gian dành cho việc làm đồ dùng ở các góc còn ít, hơn nữa đồ dùng hoạt động góc phải luôn thay đổi theo từng tháng, theo sự kiện, đồ dùng, đồ chơi phải đủ số lượng phục vụ cho hoạt động vui chơi của trẻ. 
- Số học sinh trong 1 lớp đông dẫn đến nhiều trẻ chơi trong một góc, điều đó làm cho việc bao quát hướng dẫn trẻ chơi chưa được tốt.
- Nhiều trẻ con chưa mạnh dạn, nhút nhát, không đủ tự tin nói nên ý thích của mình, chưa hoa đồng được với tập thể.
Là một giáo viên đứng lớp, bản thân tôi rất băn khoăn lo lắng và suy nghĩ. Và tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp dưới đây nhằm giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động góc có kết quả. 
4. Các biện pháp thực hiện
 Đứng trước những thuận lợi và khó khăn trên kết hợp với quá trình điều tra thực tiễn tại lớp học, để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ nói chung và yêu cầu cần đạt của hoạt động góc cho trẻ nói riêng tôi đã đi vào khảo sát, nắm được mặt mạnh, mặt yếu và khă năng của từng trẻ. Tôi đã tiến hành thực hiện hàng loạt các biện pháp nâng cao hình thức tổ chức hoạt động góc nhằm thu hút sự tập trung chú ý, rèn luyện kỹ năng chơi, khả năng giao tiếp, tăng khả năng nhận thức cho trẻ.
- Biện pháp 1: Thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ, trang trí các góc, làm nổi bật hình ảnh của các góc chơi.
- Biện pháp 2: Chuẩn bị nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi ở các góc.
- Biện pháp 3: Xây dựng nội dung chơi ở các góc
- Biện pháp 4: Liên kết các góc chơi
 - Biện pháp 5: Phối kết hợp cùng phụ huynh
1/ Biện pháp 1: Thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ, trang trí các góc, làm nổi bật hình ảnh của các góc chơi.
a. Thiết kế môi trường hoạt động
 Tôi chia diện tích phòng học thành các góc, các khu vực chơi khác nhau:
- Bố trí góc chơi yên tĩnh (tạo hình, sách..) xa các góc ồn ào ( xây dựng, gia đình, bán hàng..)
- Có góc cố định (góc tạo hình, gia đình, sách), có góc di động hoặc thay đổi tuỳ theo chủ đề chính của lớp trong thời gian đó
- Có ranh giới riêng giữa các góc (sử dụng hàng rào tự tạo, các giá, tủ để ngăn cách)
- Có lối đi lại giữa các góc, đủ rộng cho trẻ di chuyển
- Bố trí bàn ghế......... phù hợp với từng góc
- Đồ chơi, học liệu để mở, vừa tầm với của trẻ
- Đặt tên góc dễ hiểu đối với trẻ
 - Sau mỗi chủ đề tôi thường thay đổi cách bố trí và hoạt động ở các góc để tạo cảm giác mới lạ và hấp dẫn đối với trẻ
b. Trang trí các góc: 
Ở mỗi góc chơi tôi đều trang trí hình ảnh tượng trưng bắt mắt để cho trẻ nhìn thấy là biết ngay đó là góc chơi nào. Đồng thời tôi cũng tạo ra những khoảng mở để trẻ được hoạt động tích cực và chủ động ở từng góc. Dưới đây là một số hình ảnh trang trí ở các góc mà tôi đã trang trí: 
 	* Ví dụ : Góc học tập
 	 Để làm cho góc học tập thực sự hấp dẫn và lôi cuốn trẻ, cần sử dụng các gam màu sáng để trang trí góc: phía trên tôi đề tuýp chữ “Bé vui học toán”, ở trên mảng tường tôi trang trí một khung cảnh có màu sắc hấp dẫn với trẻ. Phía dưới tôi tạo góc mở để trẻ hoạt động bằng các nguyên vật liệu do cô và trẻ cùng làm về các con vật, phương tiện hay đồ dung theo các chủ đề khác nhau được xếp lần lượt để trẻ tiện lấy ra xem 
 Ngoài ra tôi còn làm rất nhiều đồ dung đồ chơi hay sưu tầm những tờ lịch cũ để trẻ cắt những chữ số, từu những tấm bìa các tong tôi đã cắt ra thành những hình học quen thuộc đối với trẻ. Từ những hình học đơn giản đó đã kích thích trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo ở trẻ. Với những que kem và màu nước tôi đã vẽ lên những hình ảnh và dưới mỗi que kem tôi lại viết một chữ cái. Sau khi trẻ đã lắp ghép hoàn thiện thì dưới hình ảnh đó sẽ có một từ ý nghĩa.
Trẻ chơi xếp số góc học tập
Sản phẩm của trẻ sau khi chơi đã hoàn thành
Trẻ rất hứng thú khi được tham gia tại góc học tập
* Ví dụ: Góc nấu ăn
- Trong góc nấu ăn cô cần trang trí các hình ảnh gần gũi đối với trẻ tạo cảm giác cho trẻ khi chơi ở góc như ở nhà của mình.
- Trên mảng tường chính của góc tôi trang trí hình ảnh gia đình cùng quay quần bên bàn ăn rất thân mật và ấm cúng. Phía bên phải là bảng hướng dẫn quy trình nấu món ăn hoặc cách pha chế đồ uống đơn giản để trẻ thực hiện. Bảng hướng dẫn món ăn này sẽ được thay đổi món liên tục để trẻ hứng thú. Phía bên trái bảng “Món ăn bé thích”, với các hình ảnh các món ăn khác nhau để cho trẻ chọn món ăn mình thích gắn lên bảng trong mỗi lần chơi. 
- Tôi cũng chuẩn bị rất nhiều các đồ dùng mở để trẻ chơi là các món ăn quen thuộc đối trẻ hàng ngày như: Xúc xích, nem chua, đậu rán, cá, thịt xiên, rau các loại, tôm, cua, thịt kho tàu.
* Ví dụ: Góc xây dựng
+ Tôi chuẩn bị rất nhiều các nguyên vật liệu khác nhau như gạch, khối gỗ, hộp sữa, khối nhựa, bộ lắp ghép, sỏiđể phát triển trí tưởng tượng, sự sáng tạo của trẻ. 
+ Tôi cũng chuẩn bị các đồ như: Thảm cỏ, len, vải vụn, cây hoa các loại làm từ thìa sữa chua, cây xanh, cây ăn quả được làm từ dạ màu, con vật, hạt gấc để trẻ xếp làm đường đi
=> Tóm lại: Qua việc trang trí góc chơi nổi bật hấp dẫn, phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4 – 5 tuổi, Tôi thấy trẻ trong lớp rất thích mỗi khi tới lớp, đến giờ chơi trẻ đã mạnh dạn tự mình nêu nên ý kiến khi muốn chơi ở góc nào, không cần cô phải chỉ dẫn hay áp đặt như trước nữa.
2/ Biện pháp 2: Chuẩn bị nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi ở các góc.
Muốn cho trẻ hoạt động tốt hoạt động này, thì ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc, một cách rõ ràng cụ thể cho việc làm đồ dùng, đồ chơi. Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn, tôi tận dụng những nguyên vật liệu ở dạng phế liệu sẵn có ở địa phương như: Thùng catton xốp, đĩa video cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo, lịch, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp đựng cơm, vải vụn, vỏ trai, ống chỉ, tăm tre, khối gỗ  tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn không gây thương tích cho trẻ, không độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ. 
Đồ chơi là phương tiện phục vụ cho góc hoạt động có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng. đồ chơi là niềm vui của trẻ, là nguồn gốc của sự phát triển. Đồ chơi giúp trẻ nảy sinh dự định chơi.. Muốn cho trẻ hoạt động tốt hoạt động này, thì ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc, không lên một cách chung chung mà vạch ra rõ ràng cụ thể cho việc làm đồ dùng, đồ chơi.
 Kế hoạch tôi rà soát lại các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, những đồ dùng nào có thể mua sắm, đồ dùng nào cần làm, bổ sung từ từ theo từng chủ đề. 
Tận dụng các nguyên vật liệu để làm đồ chơi cho trẻ. Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn tôi tận dụng những nguyên vật liệu ở dạng phế liệu sẵn có ở địa phương như: Thùng catton xốp, đĩa video cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp đựng cơm, vải vụn, chuổi hạt, vỏ ốc, vỏ ngao, vỏ điệp, ống chỉ, tăm tre, khối gỗ,  tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn về tính mạng, không gây độc hại, không sắc nhọn, không nặng  nề đối với trẻ. Từ những nguyên vật liệu trên tôi làm ra rất nhiều đồ chơi ở các góc cho trẻ.  
* Ví dụ: Chủ đề “Bản thân bé và gia đình”
 Tôi xác định có những góc chơi nào? Ở mỗi góc chơi cần những đồ dùng gì? 
 Để sưu tầm nguyên vật liệu.Tôi xây dựng kế hoạch cụ thể như sau:
Góc chơi
Đồ dùng
Nguyên liệu
Xây dựng
- Hàng rào, Cây xanh, cây hoa, Con vật, nhà.
- Thùng cát tông, que kem, vỏ hộp sữa bột, hạt gấc, sỏi,vỏ hộp bánh
Nấu ăn, bán hàng
- Các món ăn “ Rau đậu, thịt tôm, bim, máy xay sinh tố, quần áo, quạt
- Xốp bọt biển, vỏ chai dầu gội đầu, vỏ thạch, vỏ sữa chua,vỏ sữa su su, xốp màu, dạ màu.
Âm nhạc
- Đàn đồ chơi, mõ, phách, trống, mũ múa
- Bìa lịch cũ, lon bia, vỏ hộp sữa, phách tre
Văn học
- Rối tay, rối dẹt, sách truyện
- Vải vụn, que tre, bìa lịch, lõi giấy vệ sinh, cốc giấy
Toán
- Đồ dùng học tâp, số, hình khối, bút chì, bút màu giấy A4
- Xốp, bìa, hình khối từ các vỏ hộp bán, lich cũ
Tạo hình
- Kéo, giấy màu, bút màu, đất nặn
- Vải vun, giấy một mặt, lá chuối, họa báo
 Sau khi lên kế hoạch cụ thể cho từng góc chơi của chủ đề, tôi lên danh sách các nguyên vật liệu cần dùng và đánh máy gửi thông báo tới từng phụ huynh học sinh để nhờ phụ huynh sưa tầm giúp cô các nguyên liệu phế thải có ở nhà mang ủng hộ lớp làm đồ dùng đồ chơi phục vụ giờ chơi cho trẻ. Qua việc làm như vậy tôi đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các bậc phụ huynh và lớp có rất nhiều các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các góc chơi.
 - Ví dụ: Ở góc bán hàng
 	Tôi tận dụng những miếng xốp cũ, cắt nhỏ hướng dẫn trẻ xâu vào que tạo thành món thịt xiên. Hay cùng trẻ cắt miếng bọt biển sau đó cắt đề can vàng dán lên làm món đậu rán.Ngoài ra, tôi còn cho trẻ cắt vụn những mảnh xốp có màu khác nhau, sau đó dùng túi bóng kính cắt hình chữ nhật để trẻ học gói nem khi chơi
- Ví dụ:Ở góc tạo hình
+ Tôi dùng hộp nhựa đựng cháo dinh dưỡng và vỏ hộp sữa chua, hướng dẫn trẻ gắn vào nhau rồi trang trí làm thành máy xay sinh tố để trẻ chơi ở góc nấu ăn, hay vỏ hộp sữa su su gắn làm thân cái quạt bàn sau đó cắt xốp trang trí cánh quạt, mút xốp làm thành que kem, đèn ngủ 
Nhạc cụ do cô và trẻ làm từ lon sữa và hộp sữa
- Ví dụ: Góc âm nhạc:Với một ngôi trường mới khang trang có các phòng chức năng với nhiều nhạc cụ âm nhạc giúp trẻ có được tính tự tin khi biểu diễn.
Bên cạnh đó tôi tận dụng các lon sữa bò, hộp sữa bột... để làm thành các nhạc cụ âm nhạc sinh động và đẹp mắt. Trẻ vừa có thể sử dụng chơi ở góc lại vừa sử dụng trong tiết học.
Chủ đề “Phương tiện và luật an toàn giao thông”
 Cũng từ những nguyên vật liệu đó, tôi còn hướng dẫn trẻ sử dụng trong giờ hoạt động góc và cùng cô làm ra nhiều sản phẩm như: Vỏ hộp sữa và dây kẽm xù cắt gắn tạo thành cột đèn hay từ que kem tôi hướng dẫn trẻ cùng cô ghép thành vạch kẻ dành cho người đi bộ qua đường, lon bia, vỏ sữa su su, xốp trải nền cũ cắt ra gắn thành các loại phương tiện giao thông. Đặc biệt việc chuẩn bị đồ dùng cần phải phù hợp với nội dung chủ đề. 
3/ Biện pháp 3: Xây dựng nội dung chơi ở các góc
 Muốn cho trẻ thực hiện hoạt động vui chơi ở các góc một cách rõ ràng, cụ thể và mang tính chặt chẽ thì một việc rất quan trọng đó là: Chọn nội dung chơi ở các góc, nhu cầu sử dụng đồ chơi của trẻ như thế nào hoặc góc chơi này nó liên kết với góc chơi kia bằng cách nào thông qua việc sử dụng đồ chơi như thế nào để phát triển nội dung chơi? 
 Vì vậy, muốn trẻ chơi tốt thì tôi cũng cần phải hi

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hun.doc