Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường mầm non

Trong chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay. Môn Môi trường xung quanh cho trẻ ở lứa tuổi Mẫu giáo nói chung và ở lớp mẫu giáo 4-5 tuổi nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó cung cấp những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người, thế giới xung quanh.

Môi trường có vai trò hết sức quan trọng đối với con người. Môi trường là nơi chứa đựng tài nguyên cần thiết cho đời sống sản xuất của con người. Là nơi chứa đựng các phế thải do con người tác động. Những hiểm họa suy thoái môi trường hiện nay đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy bảo vệ moi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Các nhà khoa học và quản lý đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hểu biết, thiếu ý thức của con người.

Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu baỏ vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường , ý thức bảo vệ môi trường

Đặc biệt hơn hiện nay sự bùng nổ dân số cùng với quá trình đô thị hóa nhà máy, xí nghiệp đã tạo ra nhiều khí thải .đang xâm nhập và làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Hoạt động bảo vệ môi trường là khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, ứng phó sự cố môi trường; là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp.

Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con người có trí thức có khoa học, có ình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giàu mơ ước, sáng tạo và còn biết nhìn xa trông rộng. Những phẩm chất ấy con người phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hưa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai.

Đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng sử văn minh, lịch sự với môi trườn. Điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ.

Vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non là rất cần thiết. Thông qua việc giáo dục bảo vệ môi trường là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung.

 

doc 28 trang thanh tú 22 8432
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON CỔ BI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi 
bảo vệ môi trường trong trường mầm non
 Tác giả : Lê Thị Hướng 
 Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo
 Cấp học : Mầm non
Năm học: 2017 - 2018
MỤC LỤC
Phần I: Đặt vấn đề.......
1. Lý do chọn đề tài:.. 
2. Mục đích nghiên cứu: 
3. Đối tượng, phạm vi áp dụng:........ 
4. Phương pháp nghiên cứu:.. 
Phần II: Giải quyết vấn đề.....................................................
1. Cơ sở lý luận.........
2. Cơ sơ thực tiễn:.....
a. Thuận lợi:...
b. Khó khăn:... 
3. Các biện pháp thực hiện... . 
BP1: Xây dựng nếp sống lành mạnh cho trẻ .....
BP2: Thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đầy đủ nghiêm túc... 
BP3: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức :...
BP4: Luyện kỹ năng thực hành:.....................................
BP 5: Tăng cường cơ sở vật chất................................... 
BP6: Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm ....
4.Hiệu quả của sáng kiến .
a. Đối với trẻ..
b. Đối với giáo viên
c. Đối với nhà trường.
d. Đối với phụ huynh.
Phần III: Kết thúc vấn đề.. 
1. Kết luận...... 
2. Bài học kinh nghiệm...... 
3. Khuyến nghị, đề xuất ...
 2
2
3
3
3
4
4
4
5
5
6
6
8
11
11
22
23
24
24
24
24
24
25
25
26
 27
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài:
Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai!
 Trẻ em không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc của gia đình mà còn là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
	Việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là một sự nghiệp cách mạng vô cùng quan trọng, là trách nhiệm vẻ vang của toàn Đảng, toàn dân ta, và toàn xã hội bởi nó là tiền đề nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em sau này.
	Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong sự nghiệp giáo dục Mầm non, việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh có ý nghĩa rất quan trọng, nó cung cấp cho trẻ vốn tri thức đầu tiên về xã hội, con người thiên nhiên và là nguồn gốc để hình thành ở trẻ tâm hồn và tình cảm của con người. Nó dẫn dắt trẻ vào một cuộc sống, một cộng đồng, một nền văn hoá cụ thể, một thế giới khác. Đặc biệt nó tạo điều kiện cho trẻ gần gũi với môi trường xung quanh trẻ.
	Hiện nay môi trường sống của chúng ta đang bị huỷ hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự can thiệp các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có hơn 22 vạn người chết vì các loài bệnh tật do nguồn nước bị ô nhiễm và môi trường mất vệ sinh gây ra thức của con người. Một trong những nguyên nhân cơ bản hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu.Vì vậy bảo vệ môi trường hiện nay là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam nói riêng và của nhiều quốc gia trên thế giới nói chung, vì sự phát triển bền vững của toàn cầu . Trong đó con người là một bộ phận của môi trường , do đó con người sẽ không thể sống neus môi trường không được bảo vệ. Nói cách khác bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
	Ngày nay, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên: Giáo dục Mầm non. Trên thực tế, trẻ em có khoẻ mạnh hay không là do tác động của môi trường. Môi trường có tốt, có trong lành thì sức khoẻ của trẻ mới được đảm bảo. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ phải có ý thức bảo vệ môi trường xã hội và môi trường cho bản thân. Muốn trẻ có được ý thức đó thì chúng ta phải cung cấp cho trẻ những hiểu biết về môi trường. Trong quá trình giảng dạy người giáo viên phải thường xuyên tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp với từng bài dạy, từng chủ đề có được một hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường đạt kết quả cao và phát huy được tính tích cực của trẻ.
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. 
Là giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy lớp 4 - 5 tuổi trong năm học 2017 - 2018 tôi nhận thấy cần phải giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường mầm non”.
2. Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu tìm kiếm biện pháp nhằm giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường từ đó hình thành cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ bản than trong sinh hoạt hang ngày.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 4-5 tuổi mẫu giáo nhỡ
b. Phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện đề tài: 
 - Trường mầm non 
 - Thời gian thực hiện: Tháng 8/2017 -> 5/2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
 -Phương pháp trực quan thính giác( trực quan truyền cảm), gợi lên những tâm trạng, cảm xúc, tình cảm đa dạng, gần gũi trẻ.
-Phương pháp dùng lời: Lời nói cụ thể và có hình ảnh của cô là một trong những phương tiện nhận thức đặc biệt gần gũi, dể hiểu.
 -Phương pháp thực hành thực tế: Trẻ được tham gia làm những công việc bảo vệ môi trường, biết những hành động đúng sai khi tham gia bảo vệ môi trường. 
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
 Trong chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay. Môn Môi trường xung quanh cho trẻ ở lứa tuổi Mẫu giáo nói chung và ở lớp mẫu giáo 4-5 tuổi nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó cung cấp những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người, thế giới xung quanh.
Môi trường có vai trò hết sức quan trọng đối với con người. Môi trường là nơi chứa đựng tài nguyên cần thiết cho đời sống sản xuất của con người. Là nơi chứa đựng các phế thải do con người tác động. Những hiểm họa suy thoái môi trường hiện nay đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy bảo vệ moi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Các nhà khoa học và quản lý đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hểu biết, thiếu ý thức của con người.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu baỏ vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường , ý thức bảo vệ môi trường 
Đặc biệt hơn hiện nay sự bùng nổ dân số cùng với quá trình đô thị hóa nhà máy, xí nghiệp đã tạo ra nhiều khí thải .....đang xâm nhập và làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Hoạt động bảo vệ môi trường là khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, ứng phó sự cố môi trường; là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp. 
Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con người có trí thức có khoa học, có ình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giàu mơ ước, sáng tạo và còn biết nhìn xa trông rộng. Những phẩm chất ấy con người phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hưa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai.
Đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng sử văn minh, lịch sự với môi trườn. Điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ. 
Vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non là rất cần thiết. Thông qua việc giáo dục bảo vệ môi trường là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung.
2. Cơ sở thực tiễn 
Trong năm học 2017- 2018, tôi được BGH phân công dạy lớp MG nhỡ B3. Lớp của tôi có 47 cháu trong đó: 28 cháu nam và 19 cháu nữ . Lớp có 40% số trẻ là các cháu mới đi học và chuyển về từ các trường tư thục, tỷ lệ chuyên cần chưa cao nhiều trẻ hay nghỉ học thời gian dài.
Tuổi mầm non trẻ ham tìm tòi, tò mò với xung quanh, thích được hoạt động trải nghiệm, thực hành thực tếđưa ra những câu hỏi để thỏa mãn trí tò mò của mình về thế giới quanh trẻ từ đó làm nảy sinh tình cảm yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp, bảo vệ cái đẹp, bảo vệ môi trường , đây là yếu tố cần thiết góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
Hiện nay khi thực hiện chương trình mầm non mới điều khó khăn nhất đối với trẻ chưa có thói quen nề nếp, nhận thức về việc bảo vệ môi trường còn hạn chế, kỹ năng tự phục vụ chưa cao, đặc biệt là trẻ mới đến trường lớp còn thụ động, cụ thể như ở lớp mẫu giáo nhỡ của tôi phụ trách. Để đem lại đạt hiệu quả cho trẻ , một trong những yếu tố để làm được điều đó là biết tận dụng phối kết hợp các nguồn nhân lực để tổ chức cho trẻ thông qua các hoạt động hướng dẫn của cô cùng trẻ trong các hoạt động các giờ trải nghiệm thực hành thực tế. Đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp mình, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau đây: 
 a. Thuận lợi:
 - Nhà trường nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo đặc biệt là phòng GD & ĐT huyện Gia Lâm.
 - Được nhà trường trang bị đầy đủ các thiết bị công nghệ thông tin như: Đầu, đài, tivi, Internet, tranh truyện, sách, báo  phục vụ tốt cho việc tìm những thông tin, cập nhật những tư liệu, kiến thức, phương pháp và áp dụng giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn.
 - Ban giám hiệu đã tạo điều kiện cho giáo viên kiến tập các chuyên đề do phòng giáo dục và đào tạo tổ chức nhiều đợt tập huấn, bồi dưỡng, kiến tập các chuyên đề có lồng ghép việc bảo vệ môi trường. Bản thân tôi cũng học hỏi từ các đồng nghiệp tìm tòi trong sách báo và trên mạng Internet để có thêm kiến thức vận dụng các phương pháp hình thức đổi mới vào các hoạt động nhằm thu hút trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động hấp bảo vệ môi trường xanh- sạch- đẹp.
- Ban giám hiệu nhà trường cùng với phụ huynh học sinh đã giúp đỡ về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, lớp tôi được trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi theo Thông tư 02, môi trường an toàn và thân thiện.
- Trường, lớp thoáng mát, có hệ thống thoát nước phù hợp nước và rác thải được xử lý hợp vệ sinh và kịp thời, trường có đầy đủ dụng cụ lao động trong và ngoài lớp: chổi, thùng rác hàng năm nhà trường chi ra một số tiền mua sắm, tu sửa dụng cụ lao động.
- Đa số phụ huynh nhiệt tình có nhận thức về việc học tập của con em mình, sẵn sàng hỗ trợ và ủng hộ nhiều chậu cây xanh, cây cảnh với nhiều loại cây phong phú và đa dạng giúp cho giáo viên dễ dàng dạy và hướng dẫn trẻ cách trồng chăm sóc cây xanh góp phần bảo vệ môi trường.
- Người dân trong vùng đều có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường và xây dựng đội bảo vệ môi trường như đội thanh niên tự quản, đội phụ nữ tự quảnhàng tuần thay phiên nhau thu gom rác thải và trồng bổ xung cây xanh tại những nơi công cộng .
 - Đội ngũ giáo viên nhà trường nhiệt tình, năng nổ, có ý thức bảo vệ môi trường cao. 
b. Khó khăn:
Mặc dù có những thuận lợi trên nhưng trong quá trình thực hiện: “Một số biện pháp giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường mầm non” vẫn còn gặp khó khăn:
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc giảng dạy chưa nhiều, chưa phong phú, đa dạng. Chất lượng đồ chơi chưa cao, một số đồ chơi tự tạo chưa bền, mức độ thẩm mỹ thấp.
- Nhận thức của trẻ: Nội dung về giáo dục bảo vệ môi trường quá rộng, trẻ chưa có điều kiện thể hiện các thái độ, hành vi của mình nên nhận thức của trẻ bị hạn chế. Bản thân giáo viên chưa khai thác, đi sâu vào nội dung giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.
- Diện tích quy hoạch chủ yếu là sân chơi , diện tích trồng cây xanh ít chưa đảm bảo.
 - Trường ở nông thôn nên đa số phụ huynh chưa có nhiều nhận thức đúng và tiến bộ về việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, nên trẻ còn chưa có nhiều kiến thức và kỹ năng về việc bảo vệ môi trường.
 - Hạn chế nữa mà chúng ta không thể bỏ qua đó là: Thông tin về giáo dục môi trường cũng đã có nhưng chưa có biện pháp sử lý kịp thời và có hiệu quả.
Từ cơ sở thực tiễn trên bản thân tôi đã nghiên cứu và áp dụng thành công trong nhà trường với một số biện pháp như sau:
 3. Các biện pháp thực hiện
 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng nếp sống lành mạnh cho trẻ
 a.Về kiến, thức kỹ năng, hành vi :
Hưởng ứng phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và thực hiện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Mình “ nói đi đôi với làm”.Trường tôi đề cao phong trào thi đua “ xanh - sạch – đẹp” phát động đến từng lớp, Cô và trẻ cùng thực hiện. Ngoài những nội dung cơ bản có trong chương trình giáo dục Mầm Non phải truyền thụ cho trẻ, cung cấp cho trẻ những kiến thức ban đầu về môi trường sống của con người : Biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, gia đình và nơi công cộng. Phải di giầy, dép khi ra khỏi nhà, lớp. Đi tiêu tiểu đúng nơi quy định, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi tiểu tiện
 - Giáo dục trẻ có ý thức giữ vệ sinh chung như: không vứt rác bừa bãi, không nhổ bậy, không bẻ cành, hái hoa, đi tiểu tiện đúng nơi quy định
- Tiết kiệm trong tiêu dùng: Tiết kiệm điện, nước, tích cực tham gia cùng cô làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu từ thiên nhiên hoặc nguyên vật liệu phế thải. Giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa của mỗi việc làm đó: vệ sinh lớp học sẽ giúp cho không khí được trong lành, đố dùng đồ chơi sạch sẽ không có bụi bẩn sẽ giúp cho các con được khỏe mạnh , Làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải là một việc làm có ý nghĩa bảo vệ môi trường đã tiết kiệm được nguyên liệu và góp phần giảm bớt đi lượng rác thải rất lớn đang thải ra môi trường.
VD: Chai nước rửa bát cắt thành hình cái thuyền xinh xắn để trồng cây
Ảnh: Tận dụng vỏ can rửa bát làm bồn trồng cây
- Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường làm theo gương Bác Hồ như Bác đã từng nói “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”
Ảnh: Các cô trồng cây theo gương Hồ Chủ Tịch
b. Về thái độ tình cảm : 
Thường xuyên giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ các con vật, cây xanh xung quanh, vâng lời kính trọng người lớn trong gia đình, ở trường mầm non.Thực hiện đúng thao tác vệ sinh ở trường cũng như ở nhà, nhớ cách chải răng qua các câu chuyện kể theo chuyên đề nha học đường, biết một vài quy trình chế biến món ăn, thức uống đơn giản qua thực hiện chuyên đề bé tập làm nội trợ. Trẻ nhận ra hoa, quả lạ như hoa quả cây Anh Túc có hại cho con người, không đến gần khói thuốc lá...
c. Về phối kết hợp cùng phụ huynh: Phụ huynh là nguồn động viên khích lệ và luôn sát cánh bên nhà trường bởi vì không những phụ huynh rèn nề nếp cho trẻ của mình mà còn tuyên truyền cho các bậc phụ huynh khác cùng ý thức để bảo vệ môi trường và nhiệt tình ủng hộ các phong trào của trường lớp. Cô giáo cần tuyên truyền với phụ huynh về sự ô nhiễm môi trường của địa phương hiện nay bằng cách: 
- Trưng bày các góc chơi, sản phẩm của trẻ để giới thiệu với phụ huynh. 
- Qua buổi đón trả trẻ nhắc nhở phụ huynh thường xuyên giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Nhắc nhở phụ huynh để xe đúng khu vực cho phép.
- Lồng vào các buổi họp phụ huynh trao đổi về tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường. Tuyên truyền phụ huynh rèn nề nếp cho trẻ ở nhà như nhắc trẻ biết chào hỏi người lớn, mời bố mẹ ăn cơm, ăn cơm xong biết lấy tăm, lấy nước... gấp quần áo để vào tủ của mình, cùng bố mẹ tham gia chăm sóc bảo vệ cây trong gia đình, giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tích cực diệt ruồi, muỗi...
- Tuyên truyền bằng góc tranh ảnh ngoài cửa lớp học về các khu ô nhiễm môi trường, khu rác thải chưa được xử lý, những cánh đồng lạm dụng thuốc trừ sâu, 
3.2. Biện pháp 2: Thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đầy đủ nghiêm túc.
- Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày thông qua các chủ đề sự kiện tháng 
* Tháng 9: “Trường mầm non thân yêu của bé”: Ngoài việc cung cấp cho trẻ kiến thức về chủ đề, sự kiện cô giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không hái hoa bẻ cành cây xung quanh trường lớp... Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ chọn những hành vi đúng - sai”. Cô làm tranh vẽ về việc giữ gìn bảo vệ môi trường của một bạn nhỏ như: bé vứt rác vào thùng, vứt rác bừa bãi, bé quét nhà, giẫm lên cỏ, bé đu cành cây, bé ngồi lên bàn, bé tranh giành đồ chơi...Sau đó chia trẻ làm hai đội, mỗi đội có một bức tranh yêu cầu trẻ phải bật qua các vòng và yêu cầu đội khoanh tròn các hành vi đúng và một đội khoanh vào những hành vi sai. Thời gian sau một bản nhạc đội nào khoanh được đúng theo yêu cầu là chiến thắng. 
* Tháng 10: “ Bản thân bé”: Giáo dục trẻ biết ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ con người. Trẻ có hành vi và thói quen tốt trong ăn uống: mời cô, mời bạn, không ăn quà vặt ngoài đường... Nhận biết ký hiệu thông thường: nhà vệ sinh nam, nữ, thùng đựng rác... và nhận biết một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân: dao, kéo, ổ cắm điện, ao, hồ... Giờ khám phá khoa học: “Năm giác quan của bé”. Cho trẻ khám phá thực hành trải nghiệm các giác quan và qua đó giáo dục trẻ biết chăm sóc giữ gìn đôi mắt (không dụi tay bẩn lên mắt, rửa mặt hàng ngày bằng nước và khăn sạch). Giáo dục trẻ biết giúp đỡ những bạn bị khiếm thị, bị cận... không cho tay bẩn vào tai, không dùng que ngoáy tai của mình và của bạn, khi tắm gội chú ý không để nước chui vào tai... biết đội mũ, ô khi ra nắng và đeo khẩu trang, thường xuyên đánh răng và không ăn những thức ăn quá nóng, quá lạnh, phải giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày, tiết kiệm nước khi rửa tay và đánh răng... Hay giờ hoạt động âm nhạc bài hát “ Cùng nhau bảo vệ môi trường” nhạc và lời nước ngoài: (Jang Young Song) cô GDBVMT cho trẻ bằng cách giáo dục trẻ qua bài hát: Cô hỏi: Trong bài hát, rác trước khi vứt vào thùng phải làm gì? (Phải phân loại rác). Bài hát nên khuyên chúng ta nên phân loại rác trước khi cho vào thùng rác, phải luôn ý thức sử dụng lại các đồ vật có thể dùng được.
* Tháng 11: “ Gia đình thân yêu của bé” : Trẻ thấy được sự thay đổi của môi trường xung quanh nhà của trẻ, nhận biết được môi trường sạch, môi trường bẩn trong gia đình. Biết quý trọng giữ gìn đồ dùng trong gia đình, cất đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ, bỏ rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi...có ý thức về những điều nên làm như: khoá vòi nước khi không sử dụng, tắt điện khi ra khỏi phòng....
 + Tiết KPKH “ Đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình bé”: Trẻ biết một số đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình như: bóng điện để thắp sáng, quạt, tivi, đài, tủ lạnh, ấm điện... Cô giáo dục trẻ những kỹ năng sử dụng đồ dùng bằng điện đúng cách vừa tiết kiệm lại có thể bảo quản đồ dùng, tránh được những vấn đề gây cháy nổ hay nguy hiểm khác. Cô đưa ra các tình huống nhằm lồng ghép nội dung “sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả” như khi ra khỏi phòng các con phải làm gì? (Tắt đèn, tắt tivi, quạt...). 
* Tháng 12: “giao thông”: Cô giúp trẻ hiểu được: 
- Một số đồ dùng nguy hiểm, một số quy định đơn giản để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông 
- Các hành vi văn minh khi tham gia giao thông. Trẻ phải nắm được phương tiện giao thông thải ra khói bụi: ô tô, xe máy, tàu hỏa thải khói vào không khí. Biện pháp: Cho trẻ xem những video hình ảnh của các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường Người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, ngồi trên xe thò đầu qua cửa sổ, người ngồi sau đứng lên xe đạp, xe máy, đi xe không đeo kính khẩu trang, người đi bộ đi trên vỉa hè, đi đúng luật giao thông, trẻ em đá bóng dưới lòng đường hình ảnh người đi xe máy đeo khẩu trang, đeo kính đội mũ bảo hiểm... Sau đó cho trẻ gạch nối những hành động đúng - sai khi tham gia giao thông, tô tranh những phương tiện giao thông bảo vệ môi trường, lựa chọn những lô tô phương tiện giao thông không gây ô nhiễm môi trường... Giáo dục trẻ đi đường biết bịt khẩu trang, đội mũ bảo hiểm tránh tai nạn, bố mẹ đưa đến trường phải để xe đúng quy định, không cho xe đi vào sân trường khói bụi làm ô nhiễm môi trường. 
- Trẻ biết nhận ra cái đẹp trong việc giữ gìn các đồ dùng, phương tiện đi lại của gia đình sạch sẽ, gọn gàng, ngăn lắp.
*

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_4_5_tuoi.doc