Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 9 cách làm bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện có hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 9 cách làm bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện có hiệu quả

 Dạy Ngữ văn nói chung, dạy phân môn Tập làm văn kiểu bài Nghị luận về tác phẩm truyện nói riêng ở khối lớp 9 trường Trung học cơ sở là dạy cho các em học sinh lứa tuổi 14, 15 - lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng, năng động và nhạy cảm ham thích tìm tòi, khám phá thế giới văn chương nghệ thuật. Tác phẩm văn chương nghệ thuật là thành quả sáng tạo của nhà văn, nhà thơ. .

 Tác phẩm văn chương dù nhỏ nhất: là một câu tục ngữ, một bài ca dao, hay lớn hơn là một bài văn, một bài thơ, một truyện ngắn hay một bộ tiểu thuyết đều có giá trị về nội dung và nghệ thuật của nó. Làm thế nào để giáo viên giúp học sinh đồng cảm với những giá trị tư tưởng nhân văn cần đạt tới trong mỗi tác phẩm là nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên dạy Ngữ Văn.

 Cái khó trong việc dạy Ngữ văn, nhất là dạy Tập làm văn kiểu bài Nghị luận về tác phẩm truyện là làm sao hướng cho học sinh tìm ra cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm.

 Dưới đây là kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 9 cách làm bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện có hiệu quả mà bản thân tôi - một giáo viên trực tiếp giảng dạy Ngữ văn 9, đã đúc kết được qua nhiều năm.

 

doc 24 trang thuychi01 10022
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 9 cách làm bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Dạy Ngữ văn nói chung, dạy phân môn Tập làm văn kiểu bài Nghị luận về tác phẩm truyện nói riêng ở khối lớp 9 trường Trung học cơ sở là dạy cho các em học sinh lứa tuổi 14, 15 - lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng, năng động và nhạy cảm ham thích tìm tòi, khám phá thế giới văn chương nghệ thuật. Tác phẩm văn chương nghệ thuật là thành quả sáng tạo của nhà văn, nhà thơ. .
	Tác phẩm văn chương dù nhỏ nhất: là một câu tục ngữ, một bài ca dao, hay lớn hơn là một bài văn, một bài thơ, một truyện ngắn hay một bộ tiểu thuyết đều có giá trị về nội dung và nghệ thuật của nó. Làm thế nào để giáo viên giúp học sinh đồng cảm với những giá trị tư tưởng nhân văn cần đạt tới trong mỗi tác phẩm là nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên dạy Ngữ Văn.
 Cái khó trong việc dạy Ngữ văn, nhất là dạy Tập làm văn kiểu bài Nghị luận về tác phẩm truyện là làm sao hướng cho học sinh tìm ra cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm. 
 Dưới đây là kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 9 cách làm bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện có hiệu quả mà bản thân tôi - một giáo viên trực tiếp giảng dạy Ngữ văn 9, đã đúc kết được qua nhiều năm.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
 Kiểu bài Nghị luận về tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm truyện nói riêng là một kiểu bài nghị luận văn học có vị trí quan trọng trong chương trình Tập làm văn lớp 9. Thông qua việc đọc và học tác phẩm văn học, học sinh chẳng những đã có một vốn khá phong phú về kiến thức văn học về tác phẩm, thể loại và cũng đã được nâng cao dần về năng lực cảm thụ, phân tích, bình giá tác phẩm Đó là một thuận lợi. Nhưng mặt khác, cũng cần nắm vững yêu cầu và mức độ cần đạt của kiểu bài Nghị luận về tác phẩm trong chương trình Tập làm văn lớp 9 không đồng nhất yêu cầu và mức độ phân tích tác phẩm (Đọc -hiểu văn bản) trong chương trình văn học và khi làm bài Tập làm văn ở lớp 9.
Một tác phẩm văn học bao giờ cũng là một tổng thể hoàn chỉnh giữa nội dung và phương thức biểu đạt, tức là nghệ thuật. Nghị luận một tác phẩm truyện là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát. Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục. Bài nghị luận về tác phẩm truyện phải có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm. Như vậy,để đáp ứng yêu cầu làm một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện, người giáo viên cần cho học sinh hiểu rõ tính chất tổng hợp của kiểu bài nghị luận này. 
 II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
 1. Về phía giáo viên:
 không ít thầy cô còn e ngại khi dạy phân môn Tập làm văn. Qua nhiều năm theo dõi phong trào thi giáo viên giỏi các cấp và thao giảng ở trường, giáo viên thường chỉ đăng kí (tiết dạy tự chọn) dạy phân môn Đọc - hiểu văn bản và Tiếng Việt.
	 Về phía học sinh, các em thường dựa vào văn mẫu hoặc dựa vào các ý trong đề cương hay trong dàn ý thầy cô cho sẵn mà viết lại nên rất hạn chế về mạch cảm xúc (không chân thật, còn gượng ép). Rất ít học sinh chịu khó tìm tòi, khám phá ra các ý mới, ý riêng, ý sâu sắc, ý hay do chính bản thân các em cảm nhận, thật sự rung động với tác phẩm.
 Đa số các em học sinh thường không tìm hiểu kĩ đề bài và tìm ý, lập dàn ý trước khi bắt tay vào làm bài viết của mình nên thường lệch lạc kiểu bài, nhầm lẫn các dạng đề. Đề bài Nghị luận về tác phẩm truyện thường có các dạng đề mệnh lệnh và đề “mở”. Các mệnh lệnh thường gặp là “suy nghĩ” (về nhân vật, về tác phẩm), “cảm nhận của em” (về nhân vật, về tác phẩm). Các đề “mở” thường gặp là: “Chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ”; “Nguyên nhân cái chết của Vũ Nương” (Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ).
 Đối tượng nghị luận có thể là tác phẩm, nhân vật, tư tưởng, những đổi thay trong số phận nhân vật theo phạm vi vấn đề trong các bài Đọc - hiểu tác phẩm truyện ở SGK đòi hỏi các em phải có tư duy kiến thức, tích hợp, tổng hợp và phân tích mới đảm bảo được yêu cầu của từng đề bài văn.
 Từ đó dẫn đến học sinh khối lớp 9 viết bài tập làm văn kiểu bài Nghị luận về tác phẩm truyện thường khô cứng, sáo rỗng, lúng túng và máy móc
 Bài viết số 6 (Lớp 9A và 9B Năm học 2014-2015)
 Đề bài: Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà " của Nguyễn Quang Sáng. 
 	 Kết quả của thực trạng: Điểm TB trở lên là 75%, điểm yếu là 25%
Lớp
Sĩ số
HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
9A
31
1
3,2
5
16,1
17
54,9
8
25,8
9B
29
1
3,5
4
13,8
17
58,6
7
24,1
Cộng
60
2
3,3
9
15,0
34
56,7
15
25,0
Kết quả của thực trạng trên đã thôi thúc tôi đúc rút kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 9 cách làm bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện có hiệu quả.
 III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 III.1. GIẢI PHÁP
 Muốn khắc phục được thực trạng trên, người giáo viên dạy Ngữ văn cần phải tìm ra giải pháp tối ưu.
 Dạy phân môn Tập làm văn nhất là kiểu bài Nghị luận về tác phẩm truyện, giáo viên phải tìm tòi nghiên cứu kĩ về tác phẩm, phải thực sự nhập tâm vào cốt truyện, vào nhân vật, phải đặt mình trong hoàn cảnh nhân vật sống, nhân vật suy nghĩ và hành động đòi hỏi giáo viên phải vận dụng, tổng hợp nhiều kiến thức, kể cả vốn sống, vốn tư tưởng, tình cảm.
 Bản thân tôi là giáo viên nhiều năm dạy khối lớp 9 ở Trường THCS , trong quá trình giảng dạy, tôi luôn trân trọng, đánh giá cao những bài làm có nét riêng, thể hiện được những cảm xúc chân thật , sáng tạo của các em đối với một tác phẩm, một nhân vật, một vấn đề hay một khía cạnh của vấn đề thể hiện trong tác phẩm Đó cũng chính là nguồn động viên không nhỏ giúp tôi đầu tư và quyết định tổng kết kinh nghiệm này, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên - học sinh. Đồng thời qua đây, xin được góp một tiếng nói riêng, một ý kiến nho nhỏ cho phong trào “Dạy Tốt - Học Tốt” của Trường tôi nói riêng và cho ngành Giáo dục huyện Yên Định nói chung. 
 III.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
 III.2.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề
	 Tìm hiểu đề được xem là khâu đầu tiên, có vai trò quyết định hướng đi cho người làm bài. Nếu phân tích đúng yêu cầu của đề bài thì sẽ tìm ra được hướng đi đúng. Ngược lại, nếu phân tích sai thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu của đề, đôi khi còn bị lệch đề, lạc đề. Chính vì thế mà người giáo viên phải hướng dẫn học sinh phải biết phân tích kĩ đề. Một đề bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện không bao giờ đồng nhất một dạng đề đơn điệu. Trái lại, nó có rất nhiều dạng, nhưng chủ yếu ở lớp 9 thường gặp 3 dạng đề cơ bản sau đây:
 Dạng đề I: 
 Suy nghĩ về nhân vật, tác phẩm hoặc một khía cạnh nhân vật, tác phẩm. 
	Ví dụ như đề bài: Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn: “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. (SGK Ngữ văn 9, tập 1). 
 	Dạng đề II:
Phân tích đặc điểm nhân vật, tác phẩm hoặc một khía cạnh về nhân vật, tác phẩm. 
 Ví dụ như đề bài: Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. (SGK Ngữ văn 9, tập 2).
 	 Dạng đề III: 
	Phân tích để nêu ra nhận xét hoặc làm sáng tỏ một vấn đề
	Ví dụ như đề bài: Suy nghĩ về lí tưởng sống của thanh niên trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. (SGK Ngữ văn 9, tập 2).
	Tuỳ theo mỗi dạng đề bài, giáo viên hướng dẫn học sinh các thao tác làm bài khác nhau.
	* Đối với dạng đề I và dạng đề II học sinh thường hay nhầm lẫn, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh biết phân biệt rõ thế nào là suy nghĩ về nhân vật, về tác phẩm? Thế nào là phân tích nhân vật, tác phẩm? 
	Dạng đề I: Suy nghĩ về nhân vật, tác phẩm hoặc một khía cạnh về nhân vật, tác phẩm là nghiêng về cảm nhận chủ quan của người viết về nhân vật, tác phẩm hay một khía cạnh nào đó về nhân vật, tác phẩm (không nhất thiết phải phân tích đầy đủ từng đặc điểm của nhân vật hoặc đầy đủ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm), có thể chọn những gì mình cảm nhận sâu sắc nhất mà thôi.
	Ví dụ đề bài: Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. (SGK Ngữ văn 9, tập 1). Giáo viên có thể hướng học sinh cảm nhận, suy nghĩ về nét nổi bật của nhân vật này là sống có lí tưởng, yêu nghề, giỏi chuyên môn, quan tâm chu đáo với mọi người, khiêm tốn... 
	Dạng đề II: Phân tích nhân vật, tác phẩm hay một khía cạnh về nhân vật, tác phẩm là yêu cầu người viết tìm hiểu, đánh giá và nhận xét đầy đủ từng đặc điểm nhân vật, từng giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
 Ví dụ đề bài sau: Phân tích diễn biến tâm trạng của bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. (SGK Ngữ văn 9, tập 2). Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu diễn biến tâm trạng bé Thu lúc chưa nhận ra ba (Em lạnh lùng, xa lánh, cứng đầu... em không thể chấp nhận người không giống trong tấm hình chụp với má) và lúc nhận ra ba (Em đã hôn ba cùng khắp, hôn đầu, hôn cổ và hôn cả vết sẹo của ba...). Sự trái ngược, đối lập trong hành động của bé Thu chính là thống nhất trong tư tưởng, tình cảm của bé Thu đối với ba đó là tình yêu thương ba sâu sắc.
	* Đối với dạng đề III: Phân tích để nêu ra nhận xét hoặc làm sáng tỏ một vấn đề, người giáo viên phải biết tích hợp các kiến thức chương trình Tập làm văn ở các lớp dưới để nâng cao yêu cầu giải quyết đề bài văn dạng này. 
	Ví dụ đối với đề bài: Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh qua tuyện ngắn “Chiếc lược ngà " của Nguyễn Quang Sáng. (SGK Ngữ văn 9, tập 2). Học sinh không phải đơn thuần tập trung phân tích những biểu hiện cụ thể tình cảm cha con của hai nhân vật ông Sáu và bé Thu mà còn phải trình bày những cảm nhận của mình về tình cảm cha con hết sức cảm động trong hoàn cảnh éo le của thời chiến tranh: chịu đựng nhiều thiệt thòi mất mát; khơi gợi nhiều xúc cảm cho người đọc niềm cảm động, khâm phục, quý mến Từ đó suy nghĩ về tình cảm cha con, tình cảm gia đình trong hoàn cảnh hiện tại: phải biết trân trọng, giữ gìn, vun đắp
	Qua việc phân tích ba dạng đề nêu trên, giáo viên giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích, tìm hiểu đề và biết vận dụng thành thạo, linh hoạt để hình thành những thao tác và kĩ năng phân tích đề chính xác, làm cơ sở cho việc tìm ý. Tuỳ theo yêu cầu của mỗi dạng đề như: nghị luận toàn bộ tác phẩm, nghị luận một vấn đề trong tác phẩm hay nghị luận có kết hợp giải quyết một vấn đề có liên quan, mà xác định nội dung và trình tự phân tích. 
 III.2.2. Hướng dẫn học sinh tìm ý
 	Một bài Nghị luận tác phẩm văn học nói chung và Nghị luận về tác phẩm truyện nói riêng muốn hay, trước hết phải có ý hay. Vậy ý hay là gì? và thế nào là ý hay? Làm thế nào để tìm ra được những ý hay cho bài.
 Ý hay trước hết phải là ý đúng, ý sâu, ý mới, ý riêng. Ý đúng, ý sâu phải là ý của mình khám phá mới hay. Cho nên tìm ra ý mới, ý riêng, ý đúng, ý sâu là công việc quyết định nhất và tất nhiên cũng là khó khăn nhất.
	Muốn tìm được ý đúng, ý hay, ý sâu sắc, người giáo viên phải hướng học sinh Đọc - hiểu tác phẩm truyện. Đọc - hiểu trước hết là phải đọc kĩ tác phẩm để nắm cốt truyện, chủ đề, các ý chính, các chi tiết tiêu biểu của từng ý, các dẫn chứng thuyết phục Không đọc kĩ tác phẩm, học sinh khó lòng nắm được ý đồ của tác giả, dễ dàng bỏ qua những điểm đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm; từ đó phân tích hời hợt, đánh giá chung chung. Bởi để viết ra được một tác phẩm, người nghệ sĩ đã phải trải qua những trăn trở, họ tự đặt ra những yêu cầu, những định hướng khắt khe: Viết về vấn đề gì? Viết về đối tượng nào? Viết cho ai? Viết như thế nào? Họ đã phải thai nghén tác phẩm truyện - đứa con tinh thần của họ - suốt bao tháng, bao năm. 
 Ví dụ đề bài: Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn: “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. (SGK Ngữ văn 9, tập 1).
* Bài viết phải đảm bảo các ý sau:
Tìm ý cho phần Mở bài:
 Giới thiệu chung về tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm:
- Tác giả: 
+ Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp.
+ Ông là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Ông là một cây bút cần mẫn và nghiêm túc trong lao động nghệ thuật, lại rất coi trọng thâm nhập thực tế đời sống. Sáng tác của Nguyễn Thành Long hầu như chỉ viết về những vẻ đẹp bình dị của con người và thiên nhiên đất nước.
- Tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa":
+ Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả. Truyện rút từ tập “Giữa trong xanh” in năm 1972.
+ Suy nghĩ chung về nhân vật anh thanh niên.
b. Tìm ý cho phần Thân bài:
- Anh thanh niên là nhân vật trung tâm của truyện, chỉ xuất hiện trong giây lát nhưng vẫn là điểm sáng nổi bật nhất trong bức tranh mà tác giả thể hiện.
- Hoàn cảnh sống và làm việc: một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, với công việc “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày”. Công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.
- Gian khổ nhất đối với anh là phải sống trong hoàn cảnh cô độc, một mình trên đỉnh núi cao hàng tháng hàng năm. Điều ấy khiến anh trở thành một trong những người “cô độc nhất thế gian” và “thèm người” đến nỗi thỉnh thoảng phải ngăn cây chặn đường dừng xe khách qua núi để gặp người trò chuyện.
- Ý thức công việc và lòng yêu nghề của mình. Thấy được công việc lặng thầm này là có ích cho cuộc sống và cho mọi người (cụ thể khi ấy là phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mĩ; Góp phần bắn rơi nhiều máy bay Mĩ trên cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa). Anh thấy cuộc sống và công việc của mình thật có ‎ ý nghĩa, thật hạnh phúc.
- Yêu sách và rất ham đọc sách – những người thầy, người bạn tốt lúc nào cũng sẵn sàng bên anh.
- Anh không cảm thấy cô đơn vì biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn nắp, chủ động, ngoài công việc anh còn chăm hoa, nuôi gà, nhà cửa và nơi làm việc nhỏ nhắn, xinh xắn, gọn gàng và khá đẹp.
- Ở người thanh niên ấy còn có những nét tính cách và phẩm chất rất đáng quí: sự cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm con người, khao khát gặp gỡ mọi người.
- Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực. Cảm thấy công việc và những lời giới thiệu nhiệt tình của bác lái xe về mình là chưa xứng đáng, đóng góp của mình chỉ là bình thường nhỏ bé so với bao nhiêu người khác. Khi ông họa sĩ muốn kí họa chân dung, anh từ chối, e ngại và giới thiệu những người khác cho ông vẽ.
- Anh còn là người rất ân cần chu đáo, hiếu khách: Trao gói tam thất cho bác lái xe, tiếp đón nồng nhiệt, chân thành tự nhiên với ông học sĩ và cô kĩ sư, tặng hoa, tặng làn trứng tươi cho hai vị khách quí
c. Tìm ý cho phần Kết bài:
- Chân dung tinh thần của người thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu đã hiện lên rõ nét và đầy sức thuyết phục với những phẩm chất tốt đẹp, trong sáng về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về nghề nghiệp, cuộc sống.
- Đó là một trong những con người lao động trẻ tuổi, làm công việc lặng lẽ mà vô cùng cần thiết, có ích cho nhân dân, đất nước.
Sau đây là các dạng câu hỏi gợi ý, giúp học sinh tìm ý: 
 * Câu hỏi tìm hiểu tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
 Hỏi: Tác giả của tác phẩm truyện sẽ nghị luận là ai? Có những nét gì nổi bật trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác? Sống trong thời kì nào? Có nét riêng, nét độc đáo gì về phong cách cá nhân? (Chuyên sáng tác về mảng đề tài nào? Sự nghiệp sáng tác ra sao?) 
Hỏi: Tác phẩm truyện trên được trích từ đâu? Được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Tác phẩm được đánh giá như thế nào? Có phải là tác phẩm tiêu biểu cho sự sáng tác văn chương của tác giả không? 
* Câu hỏi tìm hiểu giá trị nội dung
Hỏi: Đề bài gồm mấy ý? Ý nghĩa cụ thể, ý nghĩa khái quát là gì? Những ý nào tập trung biểu hiện chủ đề, tư tưởng của truyện? Nội dung có thể hiện được những vấn đề lớn, bức xúc mà xã hội quan tâm hay không? Có giá trị nhân văn như thế nào? 
Hỏi: Nhân vật chính của truyện là ai? Đại diện cho từng lớp con người nào trong xã hội? Có những nét tính cách như thế nào? Nét tính cách nào là tiêu biểu nhất? Nét tính cách đó được thể hiện qua những chi tiết nào? (diện mạo, cử chỉ, lời nói, hành động, tư tưởng, tình cảm, nội tâm?) 
* Câu hỏi tìm hiểu giá trị nghệ thuật
Hỏi: Tác phẩm truyện được viết theo phong cách nào? có nét gì sáng tạo riêng trong nghệ thuật tạo tình huống? có hình tượng nghệ thuật nào độc đáo? ngôn ngữ diễn đạt, cấu trúc bố cục của truyện có đặc sắc?
Hỏi: Tác phẩm truyện trên có tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của tác giả không? Có thể hiện được bản lĩnh sáng tạo của một nhà văn đầy tài năng và tâm huyết cho một thời đại, một trào lưu văn học không?
* Câu hỏi gợi mở những hướng xem xét mới
Hỏi: Có thể so sánh, đối chiếu với những tác giả, tác phẩm nào để phân tích tác phẩm được sâu rộng, toàn diện hơn? 
Hỏi: Tác phẩm truyện có ảnh hưởng gì trong thời đại tác giả đương sống và đối với các thời đại sau này? Tại sao tác phẩm được mọi người yêu thích?
Với ngần ấy câu hỏi, không thể nào giáo viên giảng giải một cách cặn kẽ, tỉ mỉ trong quá trình phân tích một đề bài trên lớp. Do đó đòi hỏi người giáo viên phải biết chọn lựa nhưng câu hỏi tìm ý cho phù hợp, có tác dụng khơi nguồn cảm xúc cho các em học sinh. Hay nói cách khác, người giáo viên phải biết chọn điểm đột phá. Bởi mỗi tác phẩm truyện (dù là ngắn hay dài) đều là một kho báu vừa lộ thiên vừa bí mật về nội dung và nghệ thuật. Nhiệm vụ của người giáo viên là giúp cho các em học sinh biết cách khám phá kho báu ấy, nhất là phần sáng tạo kì công của tác giả.
Nhưng bắt đầu từ đâu và như thế nào? đây là vấn đề nghệ thuật giảng dạy. Nếu khéo léo khám phá sẽ có được nhiều cảm xúc, hứng thú gợi mở cho các em học sinh niềm yêu thích, tích cực tư duy làm bài. Bài nghị luận của các em sẽ sâu sắc, tinh tế và chân thật. Nếu không khéo sẽ làm cho các em nhàm chán và bài viết của các em trở nên lạc lỏng, hời hợt, tẻ nhạt.
 III.2.3. Hướng dẫn Học sinh Lập dàn ý
	Muốn có một bài văn nghị luận hay, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của đề bài một cách rõ ràng, chặt chẽ, có hệ thống, mạch lạc, lập luận thuyết phục người giáo viên phải hướng dẫn học sinh làm tốt bước lập dàn ý này. Có thể hướng dẫn học sinh sắp xếp các ý theo trình tự nội dung, nghệ thuật, rồi đến nhận xét, đánh giá, suy nghĩ của bản thân, nhưng có thể sắp xếp đan xen giữa nội dung, nghệ thuật và nhận xét, đánh giá, suy nghĩ của bản thân. Cũng có khi việc sắp xếp không bị gò bó theo một trật tự cố định nào. Trong trường hợp này, đòi hỏi học sinh phải có bản lĩnh viết văn, phải có dụng ý nghệ thuật trong cách sắp xếp trình bày lập luận để đạt được mục đích yêu cấu của đề bài, làm sáng tỏ vấn đề. Có thể nói một bài văn hoàn chỉnh được ví như một ngôi nhà thì dàn ý là cái sườn thiết kế nên ngôi nhà ấy. Viết một bài văn nghị luận cũng thế. Thông thường dàn bài chung cho bài văn nghị luận về tác phẩm truyện theo một trình tự như sau:
	1. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm truyện hay một đoạn trích (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài)và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
	2. Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích,chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
	3. Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
	 	Điểm lưu ý trong cách làm bài văn nghị luận là trong bài văn không phải bao giờ các ý cũng được trình bày dàn đều nhau mà nên có chỗ đậm, chỗ nhạt, chỗ nói kĩ, chỗ nói lướt qua. Cho nên, ngay ở khâu lập dàn ý, sau khi sắp xếp ý, ta nên cân nhắc, định trước tỉ lệ dành cho mỗi ý trong bài để chủ động xây dựng một bài văn cân đối, có chiều sâu, tạo được điểm nhấn hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Thông thường ý được nói kĩ là trọng tâm. 
	Ví dụ với đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà’’ của Nguyễn Quang Sáng. (Ngữ văn 9 – Tập 1).
	A. Mở bài:
- Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và nhân vật bé Thu với tài năng miêu tả tâm lý nhân vật.
- Cảm nhận chung về nhân vật bé Thu.
B. Thân bài:
1. Khái quát cảnh ngộ gia đình và tính cách nổi bật của bé Thu:
- Đất nước có chiến tranh, cha đi công tác khi Thu chưa đầy

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_9_cach_lam_bai.doc